Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

21/02/201114:48(Xem: 8590)
Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm

PHÓNG SINH - CHUYỆN NHỎ KHÓ LÀM
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tôn giáo
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang


777

LỜI NÓI ĐẦU

Một buổi tối trăng tròn, dưới ánh trăng dìu dịu xuyên qua những kẽ lá của một tán cây rộng trước sân nhà, tôi và mấy người bạn cùng ngồi trò chuyện ở một góc sân.

Tưởng không còn gì có thể thú vị và êm ả hơn một không khí yên bình và thanh thản đến thế, nếu như không phải là một trong những người bạn tôi hôm ấy vừa đi dự một buổi lễ phóng sinh về. Lòng anh nặng trĩu những nghi vấn: những nghi vấn của chính anh và của nhiều người khác đã đặt ra với anh. Mặc dù là một Phật tử thuần thành nhưng anh đã không tự lý giải được những vấn đề đó. Và anh đã không bỏ qua cơ hội gặp gỡ đêm hôm ấy để mang ra thảo luận cùng tất cả chúng tôi. Vì thế, không gian êm ả của đêm trăng nơi làng quê tĩnh mịch này đã trở nên sôi động với những ý kiến và nhận thức trái ngược nhau. Đôi khi, chúng tôi phải hoang mang vì tính chất hợp lý của cả hai vấn đề tưởng như không thể đi đến chỗ dung hòa.

Thường thì những buổi gặp gỡ như thế này của nhóm bạn chúng tôi đều có một chủ đề nhất định nào đó, và mỗi chúng tôi đều cố gắng trong phạm vi nhận thức của mình để cùng nhau góp phần vào cuộc thảo luận, sao cho đến lúc chia tay thì mỗi người đều có thể cảm thấy đã phần nào được hoàn thiện hơn trong tâm hồn cũng như trong cách nhìn về cuộc sống. Từ lâu, tất cả chúng tôi đều đã xem những buổi gặp gỡ như thế này là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống. Và chúng tôi duy trì việc này một cách tự nhiên cũng như sự hít thở, ăn uống mỗi ngày.

Và chủ đề đêm ấy đã là những vấn đề liên quan đến việc phóng sinh. Bản thân tôi cũng không ngờ là có quá nhiều điều để nói về một sự việc tưởng như rất đơn giản và dễ hiểu như thế. Chúng tôi đã chia tay nhau rất khuya, nhưng mỗi người đều có cảm giác là vẫn chưa nói hết được vấn đề, và hẹn nhau sẽ tiếp tục đặt lại vấn đề vào lần sau.

Tập sách nhỏ này được hình thành từ sau đêm trăng ấy, với sự gợi mở từ những vấn đề mà chúng tôi đã cùng nhau thảo luận. Bởi vì, kể từ sau đêm ấy, tôi đã không ngừng trăn trở với những vấn đề đã đặt ra, để rồi chợt nhận biết được một điều là: Trong cuộc sống không bao giờ có thể tìm thấy một vấn đề tách biệt, mà mỗi một vấn đề đều liên quan, bao hàm tất cả những vấn đề khác. Và câu chuyện nhỏ về phóng sinh cũng không ra ngoài quy luật ấy.

Vào thuở xa xưa, con người biết thực hiện việc phóng sinh từ lúc nào? Câu trả lời có thể là không dễ đưa ra, nhưng có một điều chắc chắn là con người hẳn phải làm việc này sau khi đã nhúng tay vào việc sát sinh. Bởi nếu không có ai làm việc sát sinh, thì cần gì phải có người làm việc phóng sinh? Mâu thuẫn về ý nghĩa của việc phóng sinh nảy sinh từ đây, và một số người phản đối hoặc xem thường, không ủng hộ việc phóng sinh không phải là không có những lý lẽ riêng của họ.

Nếu chúng ta thực hiện hành động phóng sinh chỉ đơn giản như một việc làm xuất phát từ tâm từ bi, chúng ta sẽ không có gì phải suy nghĩ, bàn luận nhiều về việc nên hay không nên, có lợi hay không có lợi, bởi vì tất cả những ý tưởng ấy đều không phải là động lực thúc đẩy hành động của chúng ta.

Tuy nhiên, với những ai làm việc phóng sinh theo lời khuyên dạy hay chỉ dẫn của người khác, hoặc xuất phát từ những động cơ nào đó khác hơn là tâm từ bi, những người ấy có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều nghi vấn và ý kiến phản bác. Một số người đã thối lui, từ bỏ việc phóng sinh chỉ vì nhận rằng những ý kiến phản bác ấy là hợp lý.

Mỗi ngày có hàng triệu sinh linh trên trái đất này bị con người giết hại, lại cũng có rất nhiều con vật được con người bảo vệ, giải thoát, cứu sống... Nhưng số sinh mạng được cứu sống “rất nhiều” này e là cũng không đến số hàng triệu như số bị giết hại. Đó là một sự thật! Và còn một sự thật khác nữa là người ta thường giết hại loài vật mà không hề đắn đo, do dự, nhưng lại “ra tay cứu giúp” với rất nhiều sự hoài nghi và phân vân, lưỡng lự.

Tôi đã gặp không ít người chưa từng tự mình làm việc phóng sinh, nhưng lại có thể đưa ra rất nhiều lý lẽ để phản bác, công kích những người làm việc này. Thật ra, họ cũng giống như những người chưa từng ăn phở, không nên đưa ra những lời khen, chê, bình phẩm về món ăn này. Tuy nhiên, họ vẫn làm điều đó một cách rất tự nhiên. Điều đáng buồn là lại cũng có không ít người vì nghe những lời chê bai, phản bác của họ mà đã bỏ lỡ đi nhiều cơ hội để thực hiện một công việc rất tốt đẹp, đó là việc phóng sinh.

Trong tập sách này có nêu lên một số lập luận của những người “chưa từng ăn phở” như tôi vừa nói. Và mục đích của người viết chỉ đơn giản là muốn giúp cho những người khác có thể hiểu đúng hơn về vấn đề, để không đến nỗi phải từ chối “ăn phở” chỉ vì nghe theo những lời bình phẩm của người ngoại cuộc.

Ngoài ra, người viết cũng mở rộng quan điểm về việc phóng sinh trên cơ sở là một vấn đề luôn có liên quan và bao hàm tất cả các vấn đề khác. Cách nhìn nhận này có thể là hơi xa lạ với một số người, nhưng thật ra là hoàn toàn dựa trên những gì đã được đức Phật giảng giải trong rất nhiều kinh điển. Vì thế, người viết hy vọng rằng cách nhìn nhận này có thể giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về ý nghĩa của việc phóng sinh và sẽ không bỏ qua bất cứ cơ hội nào có thể thực hiện được việc làm tốt đẹp này.

Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu mà những người “chưa từng ăn phở” không thể nào hiểu nổi. Tuy nhiên, chỉ cần bạn tiếp nhận vấn đề với một tâm hồn rộng mở, tôi tin chắc là bạn sẽ có thể tự mình cảm nhận được những gì trình bày trong sách này mà không cho rằng đó là những vấn đề quá siêu hình hay phức tạp.

Cuối cùng, tính chất chủ quan dựa theo nhận thức và kinh nghiệm sống của bản thân người viết luôn chi phối tất cả những gì trình bày trong sách này, vì thế chắc chắn không thể tránh khỏi có những phần sai sót nhất định. Người viết chân thành đón nhận và biết ơn đối với mọi sự góp ý từ bạn đọc gần xa. Và nếu như tập sách này có thể mang lại được đôi chút lợi lạc cho người đọc thì đó chính là niềm vui lớn nhất mà người viết luôn mong đợi.

Mùa Vu Lan 2005
Nguyên Minh

Source: rongmotamhon


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6787)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7149)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 7711)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 6241)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4082)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 7446)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 7242)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 9183)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 9124)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4406)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567