Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðịnh nghĩa cuối cùng

18/01/201111:43(Xem: 9021)
Ðịnh nghĩa cuối cùng

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương IV
Kết Luận

Định nghĩa cuối cùng

Tột cùng mà nói, mỗi người chúng ta, từ đời vô thỉ, đã có một tánh, thường được gọi là bổn tánh (của tâm), thực tánh của các Pháp hay Đại Thủ Ấn, và tánh này không khác với cái tánh đạt được sau khi hoàn toàn giác ngộ.

Đại Thủ Ấn căn là cái mà tất cả chúng sanh đều có, nó là nền tảng trên đó hành giả bắt đầu mọi sự tu tập thiền quán. Sau khi nhận ra thực tánh của tâm, tiếp tục cho đến Thập Địa Bồ Tát, gọi là Đại Thủ Ấn đạo. Sau cùng, khi hoàn toàn tỉnh thức thoát khỏi giấc ngủ triền miên của vô minh, tánh thanh tịnh tối hậu của thực tại được chứng đạt, gọi là Đại Thủ Ấn quả.

Đại Thủ Ấn căn, đạo và quả tương quan tương duyên, không thể hiện hữu riêng biệt, giống như trường hợp của một em bé, người lớn và ông lão. Ta không thể nào là một ông lão nếu chưa bao giờ đã là một em bé hay người lớn. Cũng vậy Đại Thủ Ấn quả tự nhiên đến, sau khi trải qua Đại Thủ Ấn căn và đạo.

Thấy được tánh thanh tịnh bất diệt của thực tại, thoát khỏi mọi khái niệm về vật sở quán và thức năng quán, gọi là Cái Thấy về Đại Thủ Ấn. Suy nghĩ quán chiếu về Cái Thấy này không xao lãng, gọi là Thiền Quán về Đại Thủ Ấn.

Tu tập cần phải phối hợp đầy đủ Cái Thấy (chánh kiến) và thiền tập (chánh định). Có thiền tập mà thiếu chánh kiến, chẳng khác người mù đi trên đồng trống. Có chánh kiến mà không thiền tập, chẳng khác người bần tiện, sự hiểu biết không đem lại ích lợi nào cho mình và cho người cả. Nếu đầy đủ cả hai, sẽ giống như chim đủ hai cánh bay nhanh đến giác ngộ.

Sau đó, hành giả được khuyến khích khai triển một trong bốn công việc, trong lúc làm không khởi khái niệm về việc được làm và người đang làm. Đây là Hoạt Động về Đại Thủ Ấn.

Bốn công việc này là: làm hạnh lành, mật hạnh, làm trong đám đông và đem lại thành công trong mọi ngành.

Hãy thành tâm tin tưởng, kính mến các vị Thầy (Lamas). Dứt bỏ và xa lìa những cám dỗ của cuộc đời. Luôn tập trung tâm ý không để xao lãng. Chặt đứt sợi dây ích kỷ chỉ muốn hưởng lợi cá nhân. Bất cứ dấu hiệu nào xảy đến trong thiền tập cũng không chán nản, phải tinh cần tiếp tục.

Hành giả cần nhận định rõ ràng sự khác biệt giữa kinh nghiệm nhất thời và kinh nghiệm thâm nhập. Nếu còn thấy đây là một tâm năng chiếu và kia là đối tượng quán chiếu, đó là kinh nghiệm nhất thời.

Những kinh nghiệm nhất thời và ba trạng thái an lạc vẫn còn đượm màu nhị nguyên (dualité).

Trực nhận được tánh bất nhị, trong đó không có người đang thiền và đối tượng thiền quán, đấy gọi là thâm nhập.

Tuy ba trạng thái (an lạc, sáng suốt, vô niệm) không phải là tối cao nhưng chúng là nền tảng của Thiền Quán. Nếu gia tăng, trau giồi chúng một cách không dính mắc, chắc chắn sự thâm nhập sẽ đến tự nhiên.

Trong bốn loại ấn, Hoạt Động Ấn thích hợp cho hàng độn căn. Qua ấn này, ta có thể chứng đạt những năng lực thần thông của Dục giới.

Có nhiều trình độ giải nghĩa về bốn ấn. Ở đây, Hoạt Động Ấn, Karmamudra, chiếu theo sự tu tập về các: 1) hoạt động an bình để giải trừ bịnh tật và trù ếm, 2) hoạt động làm gia tăng tuổi thọ, phẩm hạnh và phước đức, 3) hoạt động nhằm chứng đạt quyền năng sai khiển đồ vật, 4) hoạt động dữ dằn để giải trừ điều ác, chướng ngại.

Giới Ấn và Pháp Ấn là con đường thích hợp cho hàng trung căn. Với hai ấn này, ta có thể chứng đạt những thành tựu cao nhất của cảnh giới luân hồi, cõi trời Akanistha (Og-minn).

Giới Ấn, Samayamudra, là sự tôn trọng các giới luật đã thọ. Pháp Ấn, Dharmamudra, là quán tưởng tự thân dưới hình tướng của một Thần Linh Quán. Áp dụng hai ấn này, mà chưa thực hiện được Không tánh có thể dẫn tới đỉnh của tam giới nhưng không đến giác ngộ.

Đại Thủ Ấn (Mahamudra), con ấn lớn của Không tánh, là con đường của hàng lợi căn, dẫn đến sự thành tựu tối thượng của giác ngộ.

Đại Thủ Ấn là tánh bất nhị của cảnh vật và Không tánh, của an lạc và Không tánh, của Thức và Không tánh, của sáng suốt và rỗng lặng, vượt khỏi mọi đối đãi tâm linh về có và không. Nó không phải một vật có thể chỉ bày bởi một vị Thầy, không thể hiểu được bằng trí khôn của người đệ tử, không thể diễn tả được bằng lời. Nó cũng không phải cái này hay cái kia. Đó là một sự Đại An Lạc, chỉ có thể tự chứng nghiệm chứ không thể định nghĩa. Không có gì mà nó không thấu suốt, dù đó là cảnh vật, sinh tử hay Niết Bàn... Nó vừa là tâm vừa là ý niệm, vừa là Pháp thân, và đã có mặt từ đời vô thỉ.

Sự tan hòa, hợp nhất của tâm, ý niệm và Pháp thân không giống như trộn cát lẫn với xi măng, mà giống như hòa nước với nước vậy. Tánh của ý niệm (hiện khởi) chính là tánh của tâm: cả hai cùng là Pháp thân. Những ý niệm, mặc dù không thực và mê hoặc nhưng ta không cần xả bỏ hay ngăn chặn chúng; khi nhận ra được tánh thì tự chúng trở thành thanh tịnh.

Tâm, ý niệm và Pháp thân cả ba cùng có từ đời vô thỉ. Nếu đặt câu hỏi: "vô minh có trước hay giác ngộ có trước?" chẳng khác chi hỏi: "gà (con) có trước hay trứng có trước?". Không phải trước tiên có giác ngộ rồi sau đó thành vô minh, cũng không phải vô minh trước rồi sau mới giác ngộ. Song le, một đức Phật không còn vọng tưởng nữa, thế nghĩa là sao? Ý niệm (vọng tưởng) thấm nhuần trong Pháp thân, do đó không thể nói là đức Phật đã trừ bỏ ý niệm. Đức Phật đã nhận ra ý niệm chính là Pháp thân nên tất cả hành động tạo tác và hóa hiện của Phật hoàn toàn vô niệm, tự nhiên và lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Giòng truyền thừa của Đại Thủ Ấn bắt nguồn từ đức Phật Vajradhara xuống đến Tilopa, Naropa, Marpa, Milarépa, Gampopa và sau đó tỏa ra nhiều giòng truyền từ các đệ tử của Gampopa gồm giòng truyền Đại Thủ Ấn Shang, Barom, Drikhung Kagyu, Pagmo Drupa. Từ Pagmo Drupa lại chia ra các giòng Tag-Lung, Tchugna, Maryé, Shub-séoua, Tropu, Yazang và Drukpa Kagyu. Riêng ở đây, giòng Karma Kamtsang Kagyu đã được truyền từ Gampopa, rồi Tusum Khyenpa (Karmapa đệ I) xuống đến Bổn Sư của ta là Keuntchok Yenlag (Shamar Rinpoché đệ V). Nếu tu tập đứng đắn, chắc chắn sẽ chứng đạt nhiều kinh nghiệm và trí huệ.

Lời chú của tác giả

Trong tập sách này, tôi đã cố gắng giảng giải những cách thức nhận ra tánh của tâm và nhấn mạnh về phần tu tập nên không trích dẫn nhiều từ Kinh tạng. Dù bản thân chưa có được kinh nghiệm thâm sâu, tôi, Mipam Tcheu Ouang, Vajreshvara (Karmapa Ouang Tchuk Dorjé đệ IX, 1556-1603) đã biên soạn tập sách này, đúng theo lời của chư Tổ quá khứ, tại Tu viện của Sho-Ka-Ouor, thể theo lời thỉnh cầu của Samdé Lama Rabjam Mawa Samten Kunga.

Có chút công đức nào, tôi xin hồi hướng cầu cho tất cả chúng sanh - cha mẹ quá khứ nhiều đời - thảy đồng thoát ly khỏi mọi cám dỗ của dục lạc và trực kiến bổn tánh.

Shoubhamastou sarouadjagatam
Nguyện cho thế giới được thanh bình an lạc.




Lời phụ kết của dịch giả

Trước khi tu tập Đại Thủ Ấn, hành giả cần rõ ba điều: Yểm ly, Bồ Đề Tâm và Không tánh.

Yểm ly là chắc thực, thấy rõ sự vô thường đau khổ của cảnh đời, sanh tâm nhàm lìa, cầu giác ngộ giải thoát. Bồ Đề Tâm là chí nguyện thành Phật để cứu độ chúng sanh là cha mẹ anh em từ nhiều đời. Không tánh (Vacuité, Sunyata) tức tánh không thực của các pháp. Hãy cẩn thận, Không tánh ở đây không phải là cái chơn không chứng đạt sau khi tu tập Đại Thủ Ấn, mà là một khái niệm ý thức về Không tánh, nó có thể giúp hành giả thoát khỏi những khái niệm nhị biên. Để hiểu rõ Không tánh (trên phương diện ý thức), đọc giả có thể nghiên cứu học hỏi theo luận lý của Trung Quán (Madhyamika).

Về các pháp dự bị tu tập, có 4 pháp thuộc Mật giáo và 4 thuộc Hiển giáo. Nếu đọc giả chưa bao giờ thọ giáo với các vị Sư Lạt Ma Tây Tạng thì chỉ nên tu tập 4 pháp thuộc Hiển giáo. Trọng tâm của 4 pháp: Quy lạy, Kim Cang quán, cúng dường Mạn đà La, Bổn Sư Du Già, chính là vị Thầy Bổn Sư (Lama-racine, Root-Guru). Nếu chưa gặp hoặc chưa hoàn toàn tin tưởng một vị Thầy thì không nên tu tập 4 pháp này. Về phần tu tập chính yếu, tức Chỉ Quán (Shiné-Lhaktong), đọc giả có thể nương theo sách mà tu tập, nhưng chắc đọc giả cũng đã để ý, và trong nguyên bản cũng nhấn mạnh rằng sự chỉ đạo trực tiếp của một vị Thầy rất quan trọng và cần thiết.

Tu thiền không phải chỉ ngồi thiền không là đủ, cần phải đọc sách nghe Kinh, tham vấn học hỏi bậc Thầy, thiện tri thức. Bồ Tát Sơ Địa còn phải học với Bồ Tát Nhị Địa, Bồ Tát Thập Địa còn phải học với Đẳng Giác. Ngày nào chưa giác ngộ, ngày đó còn phải tìm Thầy học đạo cho khai ngộ, được khai ngộ rồi cần phải tiếp tục nương tựa vị Thầy đó cho đến ngày chứng đạo. Được vậy mới sớm giải thoát, sớm phá trừ ngã chấp cho là mình đã hiểu thiền rồi tự mãn ngâm thơ vịnh khúc. Tuy nhiên, trong việc tìm Thầy cũng phải cẩn thận, dùng trí huệ xét soi, không nên nghe nói ai hay, nổi tiếng, có thế lực là vội vàng tin theo.

Vài lời nhắn nhủ bạn đạo, nếu không hợp xin vui lòng bỏ qua, tiếp tục sống đời của mình. Dù có hận thù hay yêu thương, ưa thích hay chán ghét thì nước kia vẫn chảy, mây kia vẫn trôi ...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2017(Xem: 5628)
Chuyển Hóa Tương Lai của đời mình - Tulku Thondup Rinpoche - Thích Nguyên Tạng dịch
01/11/2017(Xem: 6123)
Thiền Quán về Sống và Chết, Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
26/10/2017(Xem: 6591)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì. Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời. “Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”
24/10/2017(Xem: 5657)
Cái Chết không phải là sự chấm dứt, Nguyên tác:Tulku Thondup , Thích Nguyên Tạng dịch, Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất. Dù là người Đông Phương hay là người Tây Phương, dù là Phật tử hay tín đồ của một tôn giáo nào khác, dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người ta cũng đều giống nhau ở điểm này. Khi thần thức rời khỏi thể xác vốn thường được quý trọng của mình, thì đó là khúc quanh quan trọng nhất của đời người, vì cái chết sẽ đưa người ta đi tới một cõi giới bí ẩn.
15/10/2017(Xem: 4807)
Đối Diện Với Cái Chết - Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
07/10/2017(Xem: 5060)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm qua (3-10) trong khi cầu nguyện và chia buồn với các nạn nhân bị bắn chết ở thành phố Las Vegas (tiểu bang Nevada) của Hoa Kỳ, cho biết đó là một bi kịch không thể tưởng tượng được do thiếu sự tôn trọng đối với mạng sống và lòng trắc ẩn đối với đồng loại.
27/06/2017(Xem: 5968)
Khoảng 2.500 thành viên gia đình, bạn bè và người dân bang Ohio đã đến cầu nguyện trong đám tang Otto Warmbier, sinh viên Mỹ tử vong sau khi bị hôn mê trong nhà tù ở Triều Tiên. Hàng ngàn người tham dự đã xếp thành 2 hàng khi quan tài của Otto được đưa vào Trường Trung học Wyoming làm lễ tang. Đây là ngôi trường học cũ của Otto Warmbier hồi trung học.
07/06/2017(Xem: 9147)
Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đangsắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ, dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
01/06/2017(Xem: 4238)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567