Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán chiếu cùng lúc tâm an tịnh và tâm dao động

18/01/201111:43(Xem: 11943)
Quán chiếu cùng lúc tâm an tịnh và tâm dao động

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương III
Thiền Quán

Quán chiếu cùng lúc tâm an tịnh và tâm dao động

Hãy đặt tâm trở lại trạng thái trong sáng, rỗng lặng, và quán sát tánh của nó. Sau đó khởi lên một ý niệm và cũng quán sát tánh của nó. Nhìn kỹ xem hai tánh này là một hay khác? Nếu bảo là khác thì khác chỗ nào? Tâm an tịnh và tâm dao động xuất hiện cùng một lúc hay luân phiên nhau, cái này trước, cái kia sau? Tâm an tịnh có giống như một cánh đồng trong đó tâm dao động khởi lên như những cây lúa chăng? Hoặc giả cả hai đều giống nhau tựa như một cuộn dây và những sợi chỉ dệt nên nó? Khi tâm an tịnh, không mảy may vọng niệm, nó có di chuyển không? Khi tâm dao động (khởi niệm), nó có cùng lúc an tịnh không? Chắc chắn phải có sự khác biệt giữa hai tâm, vì tâm dao động hay suy nghĩ, khái niệm sự vật, trong khi đó tâm an tịnh lại không mảy may vọng động, rỗng lặng như như. Nhưng nếu cho rằng hai tâm này tánh khác nhau, vậy khác nhau ở màu sắc, hình dáng chăng? Khác nhau ở sinh, trụ, diệt hoặc ở quá khứ, hiện tại, vị lai, hoặc ở thường, vô thường? Hãy quán chiếu kỹ lưỡng xem sự khác biệt nằm ở đâu?

Kiên nhẫn tu tập, quán chiếu về sinh khởi của ý niệm, ta sẽ hiểu tánh của tâm an tịnh và tâm dao động chỉ là một, nó thay phiên nhau hiện khởi. Khi tâm đứng lặng thì không có gì di động; khi tâm di động thì không có gì đứng yên cả, như nước và sóng. Hiểu rõ tánh không hai của tâm, đó là đã giác ngộ được một phần nhỏ.

Tâm tựa như một tấm gương sáng, luôn luôn chiếu soi dù có hay không có cảnh vật.

Từ nay mỗi lần thiền quán, ta phải quán chiếu tiếp tục những ý niệm, xem nó có phải là một phần của "tánh rỗng lặng" [1], hay nó tan biến rồi nhường chỗ lại cho "tánh rỗng lặng"?

Nói một cách khác, phải chăng khi mặt trời ló rạng, ta mở cửa sổ, tức thì bóng tối tan hoà vào ánh sáng? hay bóng tối chạy đi nơi khác nhường chỗ lại cho ánh sáng?

Hoặc giả chính ý niệm tự thân nó cũng là rỗng lặng? Nếu cho rằng một trong hai giả thuyết trên là đúng, ta phải thành khẩn tham vấn vị Thầy cầu gia hộ, và sau đó trở về cố gắng quán chiếu một lần nữa để thấu hiểu thế nào là thực tánh của các pháp.

Cách thức quán chiếu (thực) tánh của tâm có thể chia làm 3 loại tùy theo căn tánh của hành giả:

1) Tu tập Thiền Quán trước rồi đến Thiền Định.
2) Tu tập cùng lúc Thiền Quán và Thiền Định.
3) Tu tập Thiền Định trước rồi đến Thiền Quán

Loại 1) và 2) thường thích hợp với người nghiệp nhẹ, căn tánh lanh lợi. Người căn tánh trung bình nên tu tập theo loại 3) với sự chỉ dẫn thứ tự mạch lạc như đã trình bày ở các chương trước.

Hãy tinh tấn tu tập, không nên giải đãi, tăng trưởng lòng tin và kính trọng đối với vị Thầy. Củng cố sự tập trung tâm ý không để xao lãng, không mong cầu cũng không lo sợ.

Nếu cố gắng tu tập quán chiếu tâm (cộng thêm chí nguyện Bồ Đề), chắc chắn sẽ trực ngộ nhanh chóng tánh giác nguyên thỉ (bổn tánh). Đến đây, hãy dứt bặt các ý niệm nghi vấn về tâm an tịnh và tâm dao động. Đây là điểm thứ tư.

Chú thích:

[1] Vacuité thường được dịch là tánh Không, nhưng ở đây tôi dịch là "tánh rỗng lặng" vì tánh Không trừu tượng và hay gây nhiều hiểu lầm

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 9075)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
06/01/2011(Xem: 5942)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng...
05/01/2011(Xem: 10342)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
04/01/2011(Xem: 5898)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
03/01/2011(Xem: 19407)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
29/12/2010(Xem: 3681)
Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.
28/12/2010(Xem: 14424)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
21/12/2010(Xem: 4175)
Những vần kệ về Bardo từ Sáu Phương pháp Kỳ diệu để đạt được Giác ngộ mà Không cần Tu tập Ở đây ta sẽ giải thích ý nghĩa sâu xa về sự giải thoát nhờ việc lắng nghe cho người đã tới giờ chết. Trong ba loại bardo, loại thứ nhất là thời gian bardo của sự chết.
19/12/2010(Xem: 9879)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".
17/12/2010(Xem: 23292)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]