Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quán chiếu tâm an tịnh

18/01/201111:43(Xem: 11446)
Quán chiếu tâm an tịnh

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương III
Thiền Quán

Quán chiếu tâm an tịnh

Phần hai của sự tu tập (chính yếu) là Thiền Quán hay quán chiếu thâm sâu. Cũng như trước, ta phải ngồi trong tư thế vững chắc (Kim Cang tọa), nhưng lần này cách nhìn rất ư là quan trọng. Hai mắt không còn khép hờ, nửa nhắm nửa mở, không được liếc ngó lung tung hay thay đổi điểm tựa. Ngược lại, với sự tập trung sắc bén, mãnh liệt, ngó thẳng đằng trước, tầm mắt hướng nhẹ lên khoảng trống hư không trước mặt.

Trong phần tu Thiền Định, tâm dần dần trở nên vắng lặng tựa như một tấm gương sáng. Tiếp theo, với Thiền Quán, ta quán sát thể tánh của tấm gương cùng những hình ảnh trên đó. Cách quán sát (tầm mắt) cũng thay đổi. Trong lúc tu Thiền Định, hai mắt thả nhẹ và nhìn xuống phía trước. Nay tu Thiền Quán, hai mắt chú ý nhìn kỹ hướng nhẹ lên trên phía trước mặt, điều này sẽ khiến tâm tỉnh giác và bén nhạy.

Bây giờ hãy đặt tâm trong trạng thái yên tịnh, buông thả tự nhiên, không khởi niệm hay ý thức về một cái "Ta", không lo nghĩ. Sau đó gia tăng từ từ sự tập trung tâm ý khiến nó trở nên sáng suốt và bén nhạy.

Đến đây bắt đầu quán sát kỹ lưỡng thể tánh của tâm trong lúc nó đang ở trạng thái hoàn toàn vắng lặng. Thể tánh của tâm ra sao? Có hình tướng, màu sắc hay kích thước không? Có khởi điểm, kết thúc hay tồn tại không? Nó ở trong, ở ngoài hay ở đâu? Ngoài trạng thái an tịnh này ra, còn một ý thức nào khác không? Chả còn gì khác hơn sự rỗng lặng không thể định nghĩa chăng? Hoặc giả trong trạng thái an tịnh này, có một ý thức hay một "cái biết" mặc dù không thể định nghĩa (là cái này hay cái kia) trong sáng, thanh tịnh không thể diễn tả bằng lời (như một người câm không thể diễn tả vị ngọt của đường)? Tánh của tâm an tịnh này phải chăng là một vùng u tối vô tận? Hay một trạng thái sáng suốt bén nhạy?

Tất cả những nghi vấn quan trọng trên đều liên quan mật thiết đến cái mà ta thường gọi là "bổn tánh" (nature primordiale) hay thực tánh của tâm.

Nhận ra được thực tánh của tâm (còn gọi là Phật tánh) đó là giác ngộ. Ngược lại, nếu chìm đắm trong lầm lẫn, bao phủ bởi bóng tối và vô minh, đó là luân hồi và tự tạo khổ đau.

Bởi vậy, khi vị Thầy (Lama) thăm hỏi về diễn tiến của sự tu tập, nếu ta trả lời bằng khái niệm trí thức hoặc lập lại như một con vẹt những gì đã được nghe như thuật ngữ Pháp thoại (kỳ quặc mà ta không hiểu nghĩa) hoặc tệ hơn nữa, với tâm còn nô lệ tám tình đời [1] muốn làm cho Thầy mình kinh ngạc, ta trả lời rằng đã chứng nghiệm được nhiều điều đặc biệt, kỳ bí mà chính bản thân chưa hề đạt đến. Nếu trả lời như vậy, vô tình ta đã tự đắp lên mắt một màn lưới đục và tự lừa dối mình mà thôi. Hơn nữa nếu đã thọ giới thì ta lại phạm vào giới cố nói dối về sự chứng đắc (vọng ngôn). Do đó, ta không nên bịa đặt hay tưởng tượng mà cần phải thành thật trình bày những kinh nghiệm thực có trong lúc tu tập.

Không nên mắc cở hay ngại rằng kinh nghiệm của ta tồi tệ, không có gì đặc sắc. Thí dụ sau khi quán sát tâm, nếu cảm thấy nó màu trắng, ta hãy thưa thật như vậy. Có thể vị Thầy sẽ bảo ta nhìn kỹ lại xem nó có phải màu vàng không? Sau một thời gian, nếu ta trở lại đáp rằng: "nó màu vàng", vị Thầy sẽ trả lời ta: "Không, nó không vàng cũng không trắng". Qua sự thưa hỏi, vấn đáp thành thật như trên, vị Thầy ấy sẽ hướng dẫn ta nhận ra thực Tánh của tâm. Nếu tu tập hay quán chiếu một mình, nhiều khi bổn tánh có thể hiện bày mà ta vẫn không hay biết. Do đó cần phải nương tựa một vị Thầy và phải hết sức thành thật; nếu không, vị Thầy ấy cũng không thể giúp gì được cho ta cả. Vấn đề quan trọng cần được ý thức ở đây là sự mong cầu giác ngộ, giải thoát khổ đau của chính ta, chứ không phải là một trò giải trí.

Hãy chăm chú quán sát tâm. Sau đó ngưng một chút rồi trở lại quán sát tiếp. Muốn cho sự quán sát được dễ dàng, ta cần để tâm an trụ trong trạng thái tĩnh lặng, trong sáng tựa như bầu trời không một chút mây. Tiếp theo chăm chú, dùng hết sức bình sinh nhìn kỹ xem tánh của tâm (nature de l’esprit) ra sao? Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự nhận diện nó. Thêm vào đó, vị Thầy cần phải thăm hỏi các đệ tử, hướng dẫn họ tùy theo cá tính và trình độ. Nếu cần, vị Thầy có thể thúc giục hoặc lập lại nhiều lần một câu hỏi để xem câu trả lời của đệ tử phải chăng do hiểu biết trí thức, tưởng tưởng phù du hay trực nghiệm vững chắc. Về phần đệ tử, cũng phải thành thật trình bày. Đây là điểm thứ nhất của Thiền Quán: quán chiếu tâm an tịnh.

Chú thích:
[1] Huit attitudes mondaines: Hán Việt thường dịch là "bát phong".

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2012(Xem: 6004)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
27/01/2012(Xem: 4324)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
25/10/2011(Xem: 4007)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 8789)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5744)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 3356)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3501)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 12148)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5869)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5897)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]