Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Tự giải thoát khỏi sự sợ hãi

17/12/201016:17(Xem: 12931)
2. Tự giải thoát khỏi sự sợ hãi

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT

ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

2
TỰ GIẢI THOÁT KHỎI SỰSỢ HÃI

« Sự sống của ta khicưỡng lại những nguyên nhân đưa đến cái chết giống như một ngọn đèn cưỡng lạimột cơn gió mãnh liệt »
Bảo hành vương chínhluận (Bồ Tát Long Thọ)


Vị Ban thiền Lạt ma thứnhất có viết một bài thơ gồm mười bảy tiết (đoạn) mà nhiều người Tây tạngthường đọc đi đọc lại để tập trung sự suy tư hằng ngày về cái chết. Tựa bài thơlà: Ước vọng được giải thoát khỏi những hiểm nguy của Giai đoạn Chuyển tiếp, Ngườican trường thoát khỏi sự sợ hãi. Muốn thoát khỏi tình thế hiểm nguy, chẳng hạnnhư bị trộm cướp, đạo tặc, hay thú dữ, ta cần có một người hướng dẫn can đảm,thông minh để bảo vệ ta. Cũng thế, muốn được giải thoát khỏi sự sợ hãi do nhữngảo giác hiện ra lúc chết và trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống, tanên noi theo những lời khuyên trong bài thơ này, bài thơ sẽ chỉ cho ta những kỹthuật cần thiết. Khi nghiền ngẫm về bài thơ, ta sẽ học được phương cách pháthiện sự sáng suốt giúp ta vượt qua quá trình chuyển tiếp đó. Chết chính là lúctâm linh hiển hiện ở mức độ cao siêu nhất. Suy tư hằng ngày cũng có thể pháthiện được những trạng thái tâm linh như thế.

Bài thơ gồm một chuỗidài nguyện ước giúp cho mỗi người đem ra sử dụng khi cái chết xảy ra, trong mụcđích giúp tâm thức ứng phó một cách tích cực hơn. Một số người, trong lúc chết,tìm cách phát huy năng khiếu tốt lành sẳn có để tái sinh trong một kiếp sốngthuận lợi hơn. Mục đích của họ là đạt được sự tái sinh tốt đẹp trong kiếp sốngsau này để có thể tiếp tục tu học. Một số khác tìm cách dựa vào các cấp bậcthâm sâu của tâm linh hiển hiện trong khi chết để vượt lên những thể dạng tâmlinh cao thâm hơn nữa. Những người tu hành thì phát lộ lòng thiết tha phục vụkẻ khác.

Bài thơ của vị Ban-thiềnLat-ma thứ nhất đề cập đến ba cấp bậc tu tập khác nhau – những người tu tậpcao, những người đạo hạnh trung bình và những người còn thấp – cả ba cấp bậc tutập ấy đều hướng vào sự ước vọng giữ cho tâm thức vững vàng để vượt qua giaiđoạn chuyển tiếp trong khi chết, tức là khoảng thời gian tiềm ẩn giữa kiếp sốngnày và kiếp sống tương lai. Bài thơ còn chỉ dẫn chi tiết những gì nên làm trongtừng thời điểm một. Đạt được một mức độ tu tập nào đó trong những ngày còn lạitrong kiếp sống này quả là một điều cần thiết, đến khi chết ta có thể vượt quanhững giai đoạn trung gian hiệu quả hơn.

Khi cái chết bất thầnhiện ra, nếu ta không quen tu tập từ trước, thật khó cho ta ứng phó một cáchthuận lợi. Thời điểm hôm nay là lúc ta nên tu tập để chuẩn bị trước, vì lúc nàyđây ta đang hạnh phúc và có nhiều điều kiện thuận lợi. Nếu ta thực hiện được,đến khi cần đến trong lúc hiểm nguy thật sự, ta sẽ không gặp khó khăn gì cả.Nhưng nếu lúc ta còn đủ thì giờ để nghe, để suy tư, để nghiền ngẫm và thắc mắc,ta lại không chịu chuẩn bị cho giây phút hấp hối, đến khi đó mọi sự đã trễ rồi,ta sẽ không có gì che chở cho ta, chẳng có một điểm nương tựa nào, ta chỉ cònhai mắt để khóc. Tốt hơn là sớm tập suy tư thường xuyên về quá trình của cáichết trong giai đoạn trung gian giữa hai kiếp sống – để hình dung mọi biến cốsẽ xảy ra, giúp ta quen dần với chúng. Quả thật là hệ trọng, lúc này đây ta vẫncòn ngày giờ để tận dụng những khả năng tốt nhất của ta với mục đích sau này sẽgiúp ta vượt qua giai đoạn trung gian một cách hiệu quả.

Biết được quá trình củacái chết và các phương pháp tập luyện chưa đủ: phải thực tập hàng tháng hayhàng năm liền cho thật quen. Ngày hôm nay khi giác quan còn lanh lẹ, tri thứccòn tinh tấn, nhưng nếu tâm thức chưa quen với con đường đạo hạnh, khi chết tasẽ gặp nhiều bỡ ngỡ vì phải phiêu lưu trên những nẽo đường hoàn toàn xa lạ. Khichết, sức lực sẽ suy giảm vì bệnh tật, tinh thần sa sút vì lo âu. Bởi thế phảitập luyện để chuẩn bị cách đối phó trong khi chết. Không có gì thay thế được vàcũng chẳng có phương thuốc nào khác hơn.

Khả năng cần thiết đểhiểu được những điều ấy là tùy nơi quyết tâm của ta, quyết tâm tin rằng nhữngcảm nhận về hạnh phúc hay đớn đau đều trực tiếp lệ thuộc vào những hành vi đạohạnh hay tệ hại của chính ta. Trước hết, cần phải hiểu rõ quá trình của luậtnhân quả, hay nghiệp (karma), tức những hành động tốt phát xuất từ một tâm thứchiền hòa, những hành động xấu phát xuất từ một tâm thức hổn loạn. Tuy rằngthiện, ác, đều do thân, khẩu và ý tạo ra nhưng chính tâm thức dẫn đầu. Cộinguồn của sự tu học Phật giáo là hướng vào việc cải thiện tâm thức. Giáo huấnnhà Phật đòi hỏi ở ta một tâm thức kỷ cương giúp ta nhận biết chính ta lànguyên nhân đem đến an vui hay khổ đau cho chính ta. Phật đã từng nói như sau:

Chư Phật không tẩy sạchđược những hành động xấu bằng nước,
Cũng không xóa hết đượcnhững khổ đau do chính tay mình đã tự hoán chuyển cho mình,
Cũng không chuyển nhữngkhổ đau đó sang cho kẻ khác được.
Chúng sinh chỉ có thể tựgiải thoát bằng những lời giáo huấn liên quan đến thực thể và bản chất của vạnvật.
Chính ta là người tự chechở cho bản thân ta. An vui hay đau buồn nằm trong tay của chính ta.

NHÌN TỔNG QUÁT VỀ BÀITHƠ

Bài thơ của Ban-thiềnLạt-ma gồm mười bảy tiết, trình bày các kỹ thuật đặc biệt của Phật giáo giúp tavượt khỏi sự sợ hãi phát sinh từ cái chết và lợi dụng những chuyển biến của cáichết để thăng tiến trên mặt tâm linh. Tôi hy vọng việc mô tả các kinh nghiệm vàcác giai đoạn biến thể trên mặt vật chất sẽ giúp cho những ai cảm thấy cần hiểubiết về cái chết và các cấp bậc thâm sâu nhất của tâm linh có thể suy nghiệmmột cách hữu ích. Đó cũng là một nguồn dữ kiện giúp khoa học quan tâm hơn đếnsự hợp tác chung giữa các khoa học gia và những người luyện tập du-già trongmục đích tìm hiểu về những hiện tượng liên quan đến cái chết. Trong khi phầnđông các học giả cho rằng tâm thức phát khởi từ thân xác, thì một vài chuyêngia lại hình dung tâm thức là một thực thể riêng biệt có thể ảnh hưởng đến thânxác. Nếu những xúc động mạnh, chẳng hạn như hận thù, có thể gây ra ảnh hưởngtrên thân xác, thì cũng có những phương cách luyện tập chuyên biệt giúp rènluyện tâm thức, chẳng hạn như niềm tin, lòng từ bi, thiền định sâu xa về mộtđối tượng, suy tư về Tánh không của vạn vật, hoặc do các phương pháp thiền địnhđặc biệt của Ninh-mã phái[3] thuộc Phật giáo Tây tạng. Các kinh nghiệm đóchứng minh cho thấy sự luyện tập tinh thần đưa đến một chức năng độc lập có thểảnh hưởng đến thân xác, đi đến chỗ có thể làm cho thân xác hoàn toàn tự chủ.Tôi nghĩ rằng tham khảo các y tá trong các nhà dưỡng lão chẳng hạn về nhữngtriệu chứng khi sắp chết có lẽ rất hữu ích.

Bảy tiết đầu trong bàithơ của Ban-thiền Lạt-ma giúp ta phải chuẩn bị cái chết như thế nào. Tiết mộtnói về quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng (tức chương này), hai tiết tiếptheo (chương 3) đề cập đến việc rèn luyện tâm linh để ý thức được giá trị củasự sống. Hai chương này chỉ dẫn các phương pháp tốt nhất để suy tư về vô thườngtrong hiện tại, tính cách phù du của nó, mục đích giúp ta bớt bám víu quá đáng vàonhững những cảm nhận tạm bợ. Hai tiết bốn và năm (chương 4) khuyên ta phải tựđặt mình trong một phối cảnh như thế nào để có thể chủ động những khổ đau tộtcùng, chẳng hạn như những ảo giác vào giờ phút lâm chung. Hai tiết sáu và bảy(chương 5) chỉ cho ta biết cách kiểm soát cái chết dựa vào những điều đã tu tậptừ trước, đồng thời vẫn bảo toàn được sự trầm tĩnh. Ba tiết tiếp theo (chương6) mô tả chi tiết những biểu hiện trong bốn giai đoạn đầu tiên khi cái chết xảyra, cũng như các phương pháp chú tâm phải thực thi trong bốn giai đoạn ấy. Đoạnnày đòi hỏi ta phải hiểu rõ cách tan rã của các thành phần vật chất cấu tạo rathân xác, tức cơ sở nương tựa của tri thức và các cảm nhận liên đới với trithức. Các cảm nhận này sẽ mở đường đưa đến ba cấp bậc tâm thức tinh tế và thâmsâu hơn. Các biểu hiện của những cấp bậc tâm thức tinh tế sẽ được mô tả trongtiết tiếp theo (chương 7). Chương này cũng nói đến cấu trúc giữa tâm thức vàthân xác dựa theo « Tối thượng Du-già Tan-tra » [4]. Các tiết mười hai và mười ba(chương 8) mô tả phương cách ánh sáng tâm thức trong suốt phát hiện từ nhữngcảm nhận nội tâm chính yếu và cao độ nhất. Cấp bậc thâm sâu tột cùng đó của tâmthức làm nền tảng cho toàn thể phần tri thức của sự sống.

Bốn tiết sau cùng(chương 9 và 10) vừa mô tả trạng thái trung gian (sau khi đã chết hẳn và trướckhi tái sinh trong kiếp sau) vừa chỉ dẫn ta cách phản ứng trước những biến cốthường rất kinh hãi có thể xảy ra trong giai đoạn này. Dù ta còn đang ở trìnhđộ tu tập tinh thần nào đi nữa, các tiết này cũng sẽ chỉ rõ cho ta cách thứchướng dẫn sự tái sinh của ta.

Toàn thể mười bảy tiếtgiúp người tu tập chuẩn bị trước, đến khi chết sẽ tránh khỏi các tình huống bấtlợi, và giúp họ biết xử lý giai đoạn trung gian một cách hiệu quả, vì điều nàysẽ ảnh hưởng đến sự tái sinh trong kiếp sau.

MỞ ĐẦU BÀI THƠ: QUYPHỤC VĂN-THÙ SƯ-LỴ[5]

Trước khi khởi đầu bàithơ, vị Ban-thiền Lạt-ma bày rỏ sự sùng kính của mình, quy phục Bồ tát Văn-thùSư-lỵ, hiện thân cho Trí tuệ của tất cả chư Phật. Tác giả xem Văn-thù Sư-lỵ làthầy mình. Sự quy phục đối với Văn-thù Sư-lỵ của Ngài là do các lý lẽ sau.

Căn nguyên của một cáichết tốt lành, một giai đoạn chuyển tiếp thành công, kể cả Phật tính của nhiềukiếp sống, đều liên hệ đến kết quả tu tập viên mãn về ánh sáng tinh khiết phátsinh từ cái chết. Có hai phương pháp khác nhau: từ bi và trí tuệ. Thực hiện tutập về ánh sáng trong suốt trong khi chết là do trí tuệ phát huy. Trí tuệ đượctuần tự trình bày qua các cấp bậc tu tập về thể dạng thâm sâu phát xuất từ sựđối chiếu giữa những biểu hiện bên ngoài và Tánh không của sự hiện hữu nội tại– những lời giảng huấn này do vị thầy tốt của chúng ta là Phật Thích-Ca Mâu-nitruyền lại qua ngài Văn-thù Sư-lỵ. (Các trình độ giáo huấn khác nhau về lòngquyết tâm và những hành vi thiết thực khác là do Đức Di-lặc và Quán-Thế-ÂmBồ-Tát truyền đạt). Một cái chết thanh thản và những thể dạng chuyển tiếp giữahai kiếp sống đều nhất thiết liên hệ đến trí tuệ, vì thế ngài Ban-thiền Lạt-mađã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với Văn-thù Sư-lỵ:

QUY PHỤC VỊ THẦYVĂN-THÙ SƯ-LỴ

Sau khi bày tỏlòng quy phục của mình đối với bậc trí tuệ, Ban-thiền Lạt-ma bắt đầu đọc thơ:

Tiết 1

Bản thân tôi và toàn thểkhông phân biệt bất cứ sinh linh nào trong không gian, xin qui y chư Phật củaquá khứ, của hiện tại, của tương lai, xin qui y Pháp, xin qui y Tăng,
Cho đến khi nào đượchoàn toàn giác ngộ.
Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự sợ hãi trong kiếp sống hiện tại, trong giai đoạn chuyển tiếp, vàcho cả về sau.

Người Phật tử noi theogiáo lý của Phật bằng sự cố gắng của chính mình và nượng tựa nơi Phật như mộtvị Thầy. Họ dựa vào giáo lý của Phật (những lời giáo huấn tùy theo các cấp bậcthực hiện) và đặt niềm tin nơi tập thể những người hướng dẫn tinh thần . Nhậptâm vào những lời giáo huấn ấy sẽ giúp ta tránh khỏi khổ đau. Người Phật tử xemTam Bảo (Phật, Giáo lý của Phật, Tăng đoàn) là nơi nương tựa tột cùng.

Nương tựa trong mục đíchlàm nhẹ bớt khổ đau và tránh khỏi luân hồi cho riêng ta sẽ không hội đủ sứcmạnh để đặt được sự an trú tối thượng. Cách nhìn ấy còn quá hạn hẹp. Muốn đạtđược Phật tính phải hướng vào sự an lành của tất cả các sinh linh có giác cảm,giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi khổ đau. Mục tiêu tiên khởi nhất về sựhiểu biết toàn năng của Phật tính là giúp đỡ kẻ khác.

Thật cần thiết phải nghĩđến tất cả mọi sinh linh trong không gian và phải hướng đến việc tu tập trongmục đích đạt được Giác ngộ tột cùng và tối thượng, thực hiện những nguyện vọngnhư thế sẽ giúp ta vượt xa hơn những người tu tập nhắm vào các mục đích hạn hẹp.Cách tu tập trên đây đòi hỏi phải loại trừ mọi chướng ngại, không những để giúpta thoát khỏi vòng luân hồi, mà còn đưa ta đến sự hiểu biết toàn năng. Sự tỉnhgiác cuối cùng, còn gọi là niết bàn tối thượng, vượt xa hơn hai cực đoan là chukỳ sinh, bệnh, tử (samsara), và thể dạng an lạc bất động, các thể dạng hạn hẹpấy chỉ để giúp ta tự giải thoát ra khỏi chu kỳ của khổ đau, nhưng thiếu hẳn khảnăng giúp đỡ kẻ khác.

Ngài Ban-thiền Lạt-mathứ Nhất khuyên ta nên nương tựa vào Phật, vào giáo lý của Phật và Tăng đoàn đểđạt đến Giác ngộ tột đỉnh trong mục đích đem đến sự an lạc cho tất cả chúngsinh. Điều này gọi là sự nương tựa vào nguyên nhân: ta quy y nơi Tam Bảo đanghiện hữu trong chính tâm linh của kẻ khác – quyết tâm làm chấm dứt mọi khổ đauvà phát huy những thể dạng tinh thần chế ngự những khổ đau đó. Khẩn cầu nhữngngười đã đạt được Tam Bảo là khơi động lòng từ bi của họ, lòng từ bi đó takhông đặt trở lại trong lòng họ mà chính để mở rộng lòng ta.

Hướng vào sự nương tựanguyên nhân chính là noi theo cách tu tập Đạo Pháp do chính vị Thầy là Đức Phậtthuyết giảng. Ngài xem Tăng đoàn là khuôn mẫu cao nhất trong sự thực hiện. Nếuta chọn con đường tu tập, sau khi đã vượt qua nhiều cấp bậc trên đường giảithoát khổ đau, đạt được một trình độ cao, có nghĩa là ta trở nên một thành viêncủa Tăng đoàn. Sau đó, trên đường giải thoát khỏi luân hồi mọi chướng ngại sẽbị loại bỏ dần dần, và rồi ta sẽ trở thành một vị Phật. Khi đã tự giải thoátkhỏi mọi sợ hãi, ta sẽ đạt được sự hiểu biết toàn năng giúp ta hiểu được bảnchất những người xung quanh và từ đó sẽ tìm được những phương cách thích nghiđể giúp họ. Để giúp thực hiện điều ấy, tiết đầu tiên của bài thơ khuyên ta hãynên cầu khẩn lòng từ bi của Tam Bảo.

Quy y là điểm khởi đầucho mọi việc tu tập, vì thế bài giảng của Ban-Thiền Lạt-ma đã nhắc đến điều nàynhư một ước nguyện tiên khởi. Không quy y khó thành công trong sự tu tập. Tháiđộ hoàn toàn tin tưởng nơi Tam Bảo cũng chưa đủ. Phật từng nói: « Ta thuyếtgiảng con đường Giải Thoát cho các con, nhưng phải hiểu rằng sự giải thoát làdo chính nơi các con ». Phật chỉ là người Thầy thuyết giảng, Phật không đemtặng cho ta sự giải thoát: chính mỗi người trong chúng ta phải tự trau dồi phẩmhạnh, thiền định và sáng suốt.

Chẳng hạn như câu thầnchú Om Mani Padme Hum[6] , mà người ta thường đọc lên để đánh thức lòng từ bicủa chính họ hướng vào tất cả muôn loài sinh vật. Sau khi dứt một loạt niệm chú– hai mươi mốt, một trăm lẽ tám lần, hay nhiều hơn nữa –, hiệu quả của nó sẽhiển lộ minh bạch hơn trong bài tụng niệm tiếp theo đây, hướng đến Quán-Thế-ÂmBồ-Tát, tượng trưng cụ thể cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Bài tụng niệmnhư sau:

Nhờ vào đức hạnh tu tập
Tôi ước mong đạt đếntrạng thái
Ngang với trạng thái củaQuán Thế Âm Bồ Tát
Để giúp đỡ tất cả muônloài sinh linh đều được ngang hàng như vậy.

Không thể nào đạt đượcPhật tính bằng cách chỉ niệm câu Om Mani Padme Hum, nhưng nếu sự tụng niệm điđôi với lòng thương người thật sự, ta có thể đạt được Phật tính. Cũng giống nhưthế, khi ta thụ giáo, gặp gỡ, hoặc đi nghe một vị thầy giỏi thuyết giảng, sẽảnh hưởng đến ta một cách tích cực và giúp ta đạt được những kinh nghiệm tâmlinh sâu xa hơn. Lúc khai mạc những buổi hội chính thức, người thầy giám hộ lớntuổi nhất của tôi là Ling Rinpoché và tôi đều cuối đầu trước mặt nhau đưa tráncủa chúng tôi chạm vào nhau, hoặc trong những dịp gặp gỡ khác, tôi cầm lấy tayông đặt lên trán tôi, cử chỉ này truyền sang cho tôi một sức mạnh thật sâu kínlàm gia tăng niềm tin tưởng và sự tự tin của tôi. Vào thời Đức Phật, người nàokính trọng và yêu mến thật sự thì ôm lấy chân của Phật, điều đó mang đến điềulành cho họ. Nhưng nếu kẻ nào không có một chút tin tưởng hay kính trọng nàothì dù có ôm lấy chân Phật và đặt trán mình lên chân Phật cũng chẳng có mộthiệu quả nào. Nếu người thầy cho nhiều thì người đồ đệ còn phải cho nhiều hơnnữa.

Có một vị Lạt-ma rấttuyệt diệu trong tỉnh Amdo, khi có người nào xin ông đặt tay lên đầu để truyềncho mình điều lành, thì ông vẫn thường nói với họ: « Tôi không phải là một vịLạt-ma có thể ban bố sự giải thoát bằng cách đặt bàn tay lên đầu của bất cứ ai,vì bản chất của bàn tay đã là đau khổ rồi ».

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Điểm khởi đầucủa việc tu tập là sự an lành của tất cả mọi sinh linh – tức là sự giải thoátkhổ đau cho tất cả muôn loài để đạt đến sự toàn thiện. Hãy trau dồi chủ đích đótrong trong mục tiêu giúp đỡ kẻ khác nhiều chừng nào hay chừng ấy.

2- Chư Phật thuyết giảngcon đường tu học, nhưng không đem tặng ta một kết quả sẵn có nào cả. Mỗi ngày,chính ta phải tự tu tập về đức hạnh, thiền định và nâng cao sự sáng suốt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 9992)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4973)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9798)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4356)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6191)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6062)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5050)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4428)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3665)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 4026)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]