Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diệu Lạc Và Tính Không

15/12/201015:35(Xem: 11497)
Diệu Lạc Và Tính Không

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Diệu Lạc Và Tính Không

Có hai ý nghĩa rộng rãi khác nhau về thuật ngữ ‘hợp nhất’. Một làsự hợp nhất của tính Không và diệu lạc và sự hợpnhất kia là hợp nhất củachân lý quy ước và tối hậu [nhị đếdung thông]. Khi chúng ta nói về sự hợp nhất trong ý nghĩa của chân lý quy ướcvà tối hậu, thì sự hợp nhất củatính Không và diệu lạc là một phần của cặp, kế đến thân ảo huyển là phần còn lại. Khi hai điều này được hợp nhất hayphối hợp không thể tách rời, chúnghình thành sự hợp nhất của hai chân lý.

Một ý nghĩa của sự hợp nhất tính Không và diệu lạc là, trí huệ thựcchứng tính Không được kết nối với diệu lạc – trí huệ thực chứng tính Không đượcphát sinh trong khía cạnh của diệu lạc, như thế chúng là một thực thể. Một sựdiễn giải khác về sự kết hợp diệu lạc và tính Không là quý vị sử dụng một trạng thái đầy diệu lạc củatâm thức để giác ngộ tính Không; và một sự thực chứng như thế về tính Không quatrạng thái diệu lạc của tâm thức được gọi là sự hợp nhất của diệu lạc và tínhKhông.

Như là một hệ quả của việc thành tựudiệu lạc và thực chứng tính Không có hai kiểu thức. Trong một số trường hợp, trải nghiệm về trạng thái diệu lạc của tâm thứcđến trước tiên, tiếp theo bởisự thực chứng tính Không. Tuy thế, đối với hầu hết những hành giả của Mật thừaDu-già Tối Thượng, sự thực chứng tính Không đến trước kinh nghiệm thực sự củadiệu lạc.

Sự thực chứng tính Không của một số hànhgiả có thể không hoàn toàn như của trường phái Trung Quán Cụ Duyên. Họ có thểtrung thành triệt để một quan điểm về tính Không như được đề xuất bởi Du-giàHành tông hay Trung Quán Y Tự Khởi tông,nhưng bằng sự kích khởi của nhữngkỹ năng thiền tập mật điển nào đấy,chẳng hạn như kích khởi sức nóngnội tại, hay khai mở những huyệt quantrọng của thân thể qua Du-già khí lực,quý vị có thể phát sinh mộtkinh nghiệm về diệu lạc. Điều này có thể cuối cùng đưa đến một trạng thái nơimà quý vị có thể rút ra haytan rã các cấp độ thô thiển củatâm thức hay của năng lượng.

Ở cấp độ kinh nghiệm sâunhư thế, khi kết hợp với một ít thấu hiểu về tính Không, có thể đưa đến sựthông hiểu vi tế hơn về tính Không, một sự thông hiểu mà tất cả mọi hiện tượngchỉ đơn thuần là tâm quy ghép, chỉ đơnthuần là các danh định, bị quy gán lên căn bản, thiếu vắng sự tồntại tự tính và v.v… Đối với loại người ấy diệu lạc được đạt đến một cách sớm sủahơn và sự thực chứng về tính Không đến trể hơn.

Hành giả với những khả năng sắc bén, là thực tập sinh chính của Mậtthừa Du-già Tối Thượng phải được trang bị với một sự thực chứng về tính Khôngtrước khi tiếp nhận một lễ quán đảnh khai tâm Mật thừa Du-già Tối Thượng. Đối vớimột hành giả như thế, vì vậy, trí huệ thực chứng tính Không được đạt đến sớmhơn kinh nghiệm về diệu lạc.

Trong một buổi thiền tập mậttông thật sự, một hành giả với những khả năng sắc bén cao độ sử dụngnhững phương tiện như kích khởi sức nóng nội tại, hay bổn tônDu-già, hay khai mở những huyệt quantrọng của thân thể qua Du-già khí lực và v.v… Qua sức mạnh của khát vọng mà ngườiấy đã từng phát sinh, người ấy có thể hòa tan tâm thức giác ngộ hay những yếu tốtrong thân thể của người ấy và trảinghiệm trạng thái của đại lạc. Tại thời điểm này, kinh nghiệm làgiống nhau cho dù người ấy là nam hay nữ. Người ấy tập trung lại sự thực chứng tính Không và phốihợp nó với kinh nghiệm của đại lạc.

Phương cách đại lạc được trải nghiệm là khi tâm thức giác ngộ haynhững yếu tố trong thân thể được hòa tan, quý vịtrải nghiệm một cảm giác thể chất trong kinhmạch trung tâm mà nó cho sinh khởi một kinh nghiệm vô cùng mạnh mẽ của diệu lạc. Điều này lần lượt đem lạidiệu lạc tinh thần vi tế. Khi thiền tậptrung lại sự thông hiểu về tính Không, kinh nghiệm của diệu lạctinh thần được kết hợp với nó. Điều ấy là sự kết hợp của diệu lạc và tính Không.

Theo sự giải thích Mật thừa, khi chúng ta nói về kinh nghiệm diệulạc ở đây, chúng ta chỉ đến diệu lạc xuấtphát từ sự tỏa ra của yếu tố chất lỏng [thủy tố] tái phát khởi, và một loại khác của diệu lạc dẫn xuất từ sự vận hành của yếu tố ấy trong nhữngkinh mạch, vàloại diệu lạc thứ ba được dẫn xuất quatrạng thái diệu lạc bất biến. Trong sự thực hành mật thừa,hai loại diệu lạc sau cùng được sử dụng cho sự thực chứng tính Không.

Do bởi tầm quan trọng to lớn của việc sử dụng diệu lạc trong sự thựcchứng tính Không, chúng ta thấy rằng nhiều giác thểthiền trong Mật thừa Du-già Tối Thượng ở trong sự hợp nhất với mộtđối ngẫu. Như tôi đã giảithích ở phía trước, kinh nghiệm này về diệu lạc là rất khác biệt với khoái lạcthông thường của kinh nghiệm dục tình.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2011(Xem: 3594)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 7918)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5105)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 2813)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3106)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 10171)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5303)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5213)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
19/07/2011(Xem: 3506)
Khi tôi ở trong trung hữu của sinh tới chết, tôi nguyện không uổng phí thời gian; Buông bỏ lười biếng, tôi nguyện chăm chú học, thấm nhập và thiền định về giáo pháp. Tôi nguyện thực hành thiền quán, hội nhập trên đạo lộ Hiện tướng và tâm. Liên Hoa Sinh . Tử thư Tây Tạng.
13/07/2011(Xem: 4138)
Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, hay ít nhứt cũng ba giờ, mới được tắm rửa thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có hại, vì làm cho kẻ mạng chung sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát. Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong nhơn. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567