Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu của Làng Đậu

15/12/201015:17(Xem: 14365)
Lời Giới Thiệu của Làng Đậu

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

LỜI GIỚI THIỆU

Bài giảng Tổng Quan Về Những Con Đường Của Phật GiáoTây Tạng, được đức Dalai Lama truyền dạy vào năm 1988 tại Luân-đôn, thủ đônước Anh, nhằm giúp cho các Phật tử và các thiện tri thức có thêm một tầm nhìnrõ ràng và đầy đủ hơn về giáo pháp Mật thừa và các phương tiện tu học chính yếucủa nó mà đạo hữu Tuệ Uyển, đã hoan hỉ vượt qua nhiều khó khăn về ngôn từ, chuyểndịch sang Việt ngữ nhằm cống hiến cho quý độc giả tài liệu vô cùng quan trọngnày.

Tuy là một bài tổng quan, nộidung được đưa vào thật sâu sắc và bao quát trong hầu hết các lãnh vực từ các vấnđề chung về giai trình tu tập, về các truyền thừa, các hệ kinh điển mật điểnquan trọng, các hình thức thực hành, tu tập, sự phân lớp bên trong các truyềnthừa và mật điển cũng như những phần không thể thiếu về đặc điểm của một bậc đạosư và phẩm chất của người học trò khi tu học cho đến những vấn đề tinh tế nhạycảm như vai trò của nữ tu và vấn đề dùng tính dục làm phương tiện.

Với nội dung uyên bác phongphú như vậy, người đọc lần lượt tiếp nhận các tri kiến tương đối cụ thể mà quađó có thể tự biết rằng căn cơ mình thích hợp đến mức độ nào và nếu quyết địnhtu tập Mật tông thì những đòi hỏi nào mà một hành giả muốn đi trên con đường Mậttông cần có, cần biết, cần tu tập, cũng như điều kiện hầu như tất yếu tìm đến mộtvị thầy giác ngộ để có thể thực hành tinh tấn vững vàng.

Về cách trình bày, chúng tôiđã cố gắng hết sức dùng ngôn ngữ thông thường và bình dân nhất ngỏ hầu giúp ngườisơ cơ dể nắm bắt hơn. Ngoài ra, để giúp độc giả có thêm phương tiện tra cứu vàđào sâu hơn kiến thức liên quan, chúng tôi đã hết sức nổ lực tìm tòi và đưa vàophần chú dẫn bao gồm các giải thích ngắn gọn và các nguồn tài liệu chính đángtin cậy về Mật tông có thể tìm kiếm được bằng Anh ngữ hay Việt ngữ.

Về cách dịch các thuật ngữchuyên môn, để giữ được mức chính xác, chúng tôi đã hết sức kiểm tra lại cácthuật ngữ này qua việc tra cứu nghĩa trực tiếp các từ nguyên gốc Phạn hay Tạngcủa chúng nếu khả dĩ. Tản mạn trong bài dịch, nhiều từ vựng Việt ngữ được dùngtrong sách này như là tương đương thì chúng tôi để vào dấu ngoặc [ ], để tiệnsau đó dùng lại và xem là các từ cùng nghĩa. Các dấu ngoặc [ ] này đôi khi cũngđược dùng cho các giải thích ngắn gọn. Các chữ La-tinh có gốc Phạn thường đượcđưa vào trong các ngoặc đơn ( ) nhằm tiện lợi cho việc tra cứu xa hơn quaphương tiện của máy vi tính bằng thủ thuật “cut” và “past” vào trong các“search engine” [máy truy tìm dữ liệu] như Google chẳng hạn.

Cuối cùng vì sức hiểu biếtcó hạn chúng tôi hết sức trân trọng cảm tạ mọi chỉ giáo của các bậc thiện trithức và xin nhận về các lỗi lầm nếu có của bản dịch này. Xin chân thành cảm tạsự hỗ trợ của ngài Rajiv Mehrotra thư ký danh dự và quản trị viên của tổ chức FoundationFor Universal Responsibility of HH The Dalai Lama đã cho phép chúng tôi chuyểndịch tài liệu này. Mọi công đức xin hồi hướng lên đức Dalai Lama và tất cảchúng sinh hữu tình. Đương nguyện cho toàn thể chúng sinh sớm an lạc giảithoát.

Nam-mô chư Tam Bảo
Ngày 11 tháng 11 năm 2010, Phật tử Làng Đậu kính bút.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2010(Xem: 5536)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 5982)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5003)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9936)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4161)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4962)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8466)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4357)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5646)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7059)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]