Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Câu chuyện tái sinh của mẫu thân Lạt Ma Zopa

09/11/201018:37(Xem: 9935)
18. Câu chuyện tái sinh của mẫu thân Lạt Ma Zopa


Lama Zopa va meCÂU CHUYỆN TÁI SINH

CỦA MẪU THÂN LẠT MA ZOPA

 

Lạt Ma Thubten Zopa Rinpoche, là đồng sáng lập viên "Hội bảo vệ truyền thống Phật giáo Đại thừa" (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong cho một chú bé bốn tuổi mà giới Phật giáo Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (mẫu thân của Lạt Ma Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, đúc kết lại những gì đã nghe thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này. 

"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Lạt Ma Zopa, reo lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony vào tháng 8 năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal. 

Cụ bà Amala, bà thân sinh của Lạt Ma Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala.

Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa Lawudo. Cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng. 

"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi Sangye còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi". 

"Và bà thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối đem về bán cho người trong làng - Merry nói - Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng Đức Bồ tát Quán Thế AÂm và siêng năng thọ trì câu thần chú : "OM MANI PADME HUM" trong mọi lúc, mọi thời. Bà cụ rất tận tụy với các tăng ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đèn lên các bàn thờ". 


lawudo-lama
lawuduChùa Lawudo và ngôi làng nơi Lạt Ma Zopa chào đời


Gần đây, Lạt Ma Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng: "Sau khi làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cụ cầu nguyện cho tôi ba lần trong một ngày, sáng, trưa và buổi tối".  

"Mẹ cầu nguyện những gì ?", tôi hỏi bà cụ, "Bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình". 

Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm Đức Dalai Lama (ở Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến tỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten. 

"Đó là ngày trăng tròn tháng giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu Mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của Đức Dalai Lama. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo: "Mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ".  Chúng tôi linh cảm có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi ngồi quanh giường của cụ, khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi mất tại đó. Khuôn mặt bà như đang ngủ". 

"Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong ba ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng Ni và Phật tử đến dự. 

Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng đông Tây Tạng. Sau này họ nói cho tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên". 


Ngawang Samten
Lama Zopa Rinpoche và chị gái Ani Ngawang Samten đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma
vào ngày 2 tháng 1 năm 2014.
Rinpoche và Ani Samten đang tham dự Khóa Tu Jangchup Lamrim
tại Tu viện Sera, Miền Nam Ấn Độ.



Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng 8 năm 1993. 

Vào đầu tháng 7 năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ. 

Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm, cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. 

Lhakpa có bốn đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đứa trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho chị và cả gia đình rất kinh ngạc. 

Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo - nhắc đến tên của ba con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó: "Đó là nơi cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên, chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luôn tìm thấy những điều tương tự. Chú yêu cầu chị: "Hãy đưa cháu về Lawudo đi". 

Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Lạt Ma Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Lạt Ma Zopa và Sangye sẽ đến thăm cháu", chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn: "Con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nó". Rõ ràng đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình. 

Một ý tưởng nảy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten. Chị nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này; chị quyết định trắc nghiệm chú bé. 

Cuối cùng, chị đưa bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại, "Chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, lò sưởi; điều đáng chú ý là chú chạy lên chánh điện và đi kinh hành mấy vòng - giống như cụ Amala đã từng làm. Dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá". 

Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một người địa phương  lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế, và ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala. 

Ngawang Samten cũng viết thư cho Lạt Ma Trulshig và Lạt Ma Nyingma thuộc tu viện Thubten Choeling ở Jumberi. Hai ngài đã trả lời thư, chứng nhận rằng chú là một hình dạng khác của cụ Amala và khuyên chị phải làm lễ cầu an cho chú cũng như chăm sóc chú một cách cẩn thận. Ngài Trulshig đã đặt tên cho chú là Ngawang Jigme. 

Ngawang Samten rất sung sướng. Chị quyết định tổ chức lễ cầu an cho Ngawang Jigme, mời tăng ni và bà con trong làng đến dự.  

Trong buổi lễ ở chùa Lawudo, chú bé lại một lần nữa làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi việc đi kinh hành ba vòng trong chánh điện và sau đó chú lễ Phật giống như cụ Amala đã làm trước đây. 

Ngawang Samten may cho chú mấy bộ đồ và trong số đó có cả chiếc mũ len của cụ Amala. Giật lấy chiếc mũ một cách vui mừng, chú reo lên "đây là cái mũ của cháu", và lập tức chú nhận ra một số nút áo cũ mà cụ Amala đã để dành trước kia, nay được khâu vào chiếc áo ấm mới: "Cái nút này của cháu", chú la lên một cách sung sướng. 

Sangye đã nhớ lại trong buổi lễ hôm đó mọi người đều tặng khăn trắng Khatas cho chú, chú đều biếu lại họ theo truyền thống như một cử chỉ ban phước. Điều này không có ai dạy cho chú biết trước đó. 

Kể từ hôm đó, chú thường xuyên đến chùa Lawudo, và chú tiếp tục làm cho mọi người phải chú ý về sự hiển lộ trí nhớ của mình. Chú chỉ ra mọi việc trong chùa, trong nhà bếp, trong hang động. Chú biết rõ những thứ đó là gì và dùng để làm gì. Chú cũng hỏi thăm các đồ vật thuộc về cụ Amala mà chú không thấy ở chỗ cũ. 

"Cây đèn của cháu ở đâu". Chú hỏi. Cụ Amala gìn giữ các đồ dùng riêng trên một chiếc kệ trong phòng ngủ của cụ: Một cái kính đeo mắt, một bánh xe pháp luân nhỏ (dùng để cầu nguyện), một xâu chuỗi, một cây đèn dầu... 

Chú bé dường như quyết định tìm các đồ vật và chú tỏ ra bực mình khi không tìm thấy chúng. Cầm tay Ngawang Samten, chú chỉ về phía chiếc kệ: "Cháu muốn lấy cây đèn của cháu về nhà, cháu sẽ mang nó trở lại vào ngày mai". 

"Chú bé rất kỳ lạ", Sangye cảm nhận, "và mọi người gặp chú cũng đều cảm thấy như thế". Cách cư xử của chú quá lạ lùng so với các đứa trẻ khác. Chú hành xử và nói năng như người lớn một cách tự nhiên. Về trí nhớ của chú cũng hoàn toàn chính xác. 

Vào tháng 5 năm 1994, bố mẹ của Ngawang Jigme cảm thấy đã đến lúc đưa đứa con của họ đến tu viện Kopan. Buổi lễ thụ phong được tổ chức để chính thức xác nhận chú là tái sinh của cụ Amala, một nữ tu người Tây Tạng, bởi 250 Tăng ni và Phật tử.  

Cuối cùng, chú cũng đã bước vào tu viện như là một tu sĩ thực thụ và chú sẽ được giáo dục theo một phương pháp dành riêng cho người được xem là tái sinh. Tu viện và các bậc cao đức sẽ tạo cho chú có cơ hội để tiếp tục công việc tu tập, hóa giải nghiệp lực, phát triển tâm linh và hoằng pháp lợi sinh sau này. 

Khi Đức Dala Lama lần đầu tiên gặp chú bé tái sinh người Tây Ban Nha, Tenzin Osel Rinpoche (1), và Ngài đã thừa nhận chú ấy là hóa thân của cố Lama Thubten Yeshe. Ngài nói: "Tất nhiên, khi chú lớn hơn một chút, tự chú sẽ để lộ ra những chứng cứ cho người ta biết chú thật sự là ai". Và trường hợp của Ngawang Jigme ở đây cũng tương tự như vậy. 

Nhưng nếu bằng chứng đã có giá trị bề mặt thì chú là một minh chứng hùng hồn nhất về công hiệu của luật nhân quả. Đó là suốt một quãng đời cống hiến và tận tụy mà cụ Amala đã đặt trọng niềm chánh tín của mình cho Chánh pháp để cuối cùng đổi lấy một kết quả thấy rõ, đó chính là sự "quay lại" của mình trong một dáng hình nam tử mà trước đây cụ đã hằng mong ước.

 
Lama OselLama Osel-2a

Ghi chú:

1. Tenzin Osel Hita, sinh ngày 12/02/1985 tại Tây Ban Nha, được xem là hậu thân  của cố Lama Thubten Yeshe (một pháp sư nổi tiếng của Phật giáo Tây  Tạng ở phương Tây, là thầy của Lạt Ma Zopa Rinpoche).  Xem bài này

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 4511)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 9275)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 3783)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 4451)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 7291)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 3973)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5242)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 6392)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7356)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
05/05/2010(Xem: 11832)
Đại lễ Kỳ Siêu ngày 18 tháng hai năm Giáp Ngọ tại chùa Phật Ân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567