Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vì sao phải siêu độ vong nhân

04/12/201204:07(Xem: 8134)
Vì sao phải siêu độ vong nhân

VÌ SAO PHẢI SIÊU ĐỘ VONG NHÂN

HT. Tịnh Không

ViSaoSieuDoVongNhan-tinhkhong

Nguồn gốc việc siêu độ

Trong nhà Phật, việc siêu độ vô cùng phổ biến. Có thể nói thời đại này, vong nhân là đối tượng chủ yếu của Phật sự. Trước đây Phật giáo dạy người sống, Phật giáo ngày nay lại độ cho người chết

Đó là lý do Phật giáo bị nhìn nhận dưới góc độ mê tín dị đoan. Nhiều người cho rằng Phật giáo là tôn giáo thấp kém, họ kịch liệt bài xích. Trong khi Phật giáo đích thực không phải để siêu độ người chết.

Lão pháp sư Đạo An đã từng giảng, nguồn gốc của việc siêu độ bắt đầu từ thời đại Đường Minh Hoàng. Thời đức Phật không có, Phật giáo truyền đến Trung Quốc thời kỳ đầu cũng không ghi chép sự việc này. Đến thời đại của Đường Minh Hoàng, vì vua Đường sủng ái Dương Quí Phi, khiến nhân dân và triều thần bất mãn, mới có loạn An Lộc Sơn nổi tiếng trong lịch sử suýt nguy cấp đến cả quốc gia dân tộc. Với sự đắc lực của Quách Tử Nghi, một vị đại tướng đương thời đã bình định cuộc nổi loạn, tuy nhiên, quân dân tử thương rất nhiều. Sau khi bình định cuộc nổi loạn, triều đình tại mỗi chiến trường chính, xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự, vì đúng vào niên hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng đại đức, tụng kinh, bái sám truy điệu cho quân dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành, gọi là pháp hội siêu độ. Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời, người dân cũng thỉnh pháp sư đến làm Phật sự siêu độ, tạo phong tục cho đến ngày nay.

Tuy nhiên pháp hội siêu độ vào thời đó cũng không nhiều, một năm chỉ có đôi ba lần, công việc chủ yếu của tự viện am đường vẫn là giảng kinh thuyết pháp. Chúng ta cần hiểu rõ đạo lý này. Chúng tôi đã xây dựng đạo tràng ở Đài Bắc, thư viện nghe nhìn Phật giáo, mỗi năm cũng chỉ có ba lần pháp hội siêu độ: Thanh Minh, Trung Nguyên, Đông Chí. Phương thức chủ yếu là mở khoá Phật thất, dùng công đức niệm Phật hồi hướng cho người mất. Ngày cuối cùng Phật thất, tổ chức tam thời hệ niệm. Hiện tại, rất nhiều nơi cũng dùng phương cách này. Ấn Quang đại sư năm xưa còn sống, niệm Phật đường của chùa Linh Nham Sơn không có Phật sự. Phật tử yêu cầu siêu độ tổ tiên, người thân quyến thuộc thì đều để bài vị ở niệm Phật đường, chùa không làm riêng lẻ cho bất cứ ai mà lấy công đức niệm Phật của đại chúng ở niệm Phật đường hồi hướng. Cách làm này rất đáng được học tập và nhân rộng.

Vì sao phải tụng kinh siêu độ?

Ý nghĩa của tụng kinh siêu độ so với hình thức truy điệu của thế gian hẳn nhiên là sâu hơn. Truy điệu thế gian chỉ mang mục đích kỷ niệm, tưởng nhớ, tuyên dương những cống hiến lúc người đó còn sống, xong rồi quên lãng. Nhưng ý nghĩa tưởng nhớ trong Phật pháp thì sâu hơn. Tụng kinh, niệm danh hiệu Phật Bồ Tát là kiểu truy điệu có ý nghĩa thực chất nhất.

Người xưa có câu: “Thế gian hảo ngữ Phật thuyết tận”. Việc tốt ở thế gian đức Phật đều đã làm. Cho nên chúng ta hãy học theo lời đức Phật để truy điệu người quá cố bằng những việc tốt mà thuật ngữ nhà Phật gọi là công đức chân thực. Người mất nhìn thấy việc làm của chúng ta, họ vô cùng hoan hỷ. Người sống thực tập như lý như pháp thì lợi ích người mất nhận được một phần. Đạo lý này người bình thường khó có thể hiểu được, đôi khi còn cho là hoang đường. Chỉ khi tu học, chúng ta mới liễu ngộ, mới hiểu được chân tướng sự thật. Ngày nay ít người hiểu hoặc hiểu sai quá nhiều. Cho nên cần phải nâng cao cảnh giới của mình thì mới có thể có nhận thức chân thực triệt để.

Kinh Địa Tạng đưa ra hình ảnh nữ Bà la môn siêu độ mẹ mình, không thỉnh pháp sư đến làm Phật sự, không hề mời người đến tụng kinh, mà cô dùng phương pháp tu học. Dùng bản thân đích thực quay đầu, đoạn ác tu thiện, sửa chữa lỗi lầm, chân thành sám hối. Sau đó lấy công đức này để tưởng nhớ mẹ. Mẹ cô nhờ đó mới triệt để đoạn ác tu thiện, đích thực phá mê khai ngộ, bà từ địa ngục liền được sinh thiên. Thế nhưng nếu tư duy và quan sát tỉ mỉ, chúng ta sẽ thấy nữ Bà la môn nhờ mẹ tạo ác, đọa địa ngục, nên cô mới có động lực quyết tâm tu hành nghiêm túc. Công phu của cô là cảnh giới A La Hán, thật sự chuyển phàm thành thánh. Người giúp cô đạt đến cảnh giới này chính là mẹ cô. Nhờ duyên của mẹ thúc đẩy cô tu hành chứng quả. Khi đã chứng quả, công đức đạt được lại làm vẻ vang cho mẹ mình. Mẹ cô siêu sinh từ địa ngục lên cung trời Đao Lợi. Chúng sinh ngày nay chỉ biết làm theo hình tướng mà không hiểu nội dung thực chất cho nên không đạt hiệu quả lớn.

Vì sao phải tạo nhiều tượng Phật? Số tiền này đem cứu giúp người nghèo khổ bị nạn không tốt hơn sao?

Không thể nói không có lý, cũng không thể nói hoàn toàn có lý. Vì sao? Chúng ta chỉ thấy gần mà không thấy xa. Cứu giúp người nghèo khổ là giải pháp nhất thời, còn tạo nhiều tượng Phật là việc cứu người dài lâu. Nhà Phật tạo tượng không phải vì niềm tin mê tín. Ông Dương, trưởng ban tôn giáo nhà nước Trung Quốc, thời gian qua tiếp xúc với chúng tôi đã nói đến ý nghĩa giáo dục của tượng Phật. Chúng tôi cũng đã bày tỏ, nhà Phật đem giáo dục và nghệ thuật hợp lại thành một thể. Giáo dục đạt đến nghệ thuật hóa tối cao, nhà trường và bảo tàng cùng kết hợp, không những tạo tượng mà tất cả các thiết chế đều là công cụ dạy học, từ tượng Phật đến kiến trúc của nhà Phật. Đời sống cũng là công cụ dạy học, thậm chí tham gia sự kiện, chúng tôi ăn mặc không khác người bình thường. Chúng tôi đặc biệt tìm bộ áo tràng lam màu cà phê vì màu này tượng trưng của nền văn hoá đa nguyên. Các loại màu sắc trộn lẫn với nhau, gồm đỏ, vàng, lam, trắng, đen, mà người Trung Quốc thường gọi là ngũ sắc tượng trưng cho năm chủng tộc thống nhất thành một. Màu sắc này là màu của hợp nhất. Thân thể này của chúng tôi là tổng hợp của tất cả tôn giáo, tất cả các chủng tộc, tất cả chúng sinh tận hư không khắp pháp giới.

Theo kinh Hoa Nghiêm, “một chính là tất cả, tất cả chính là một”. Một màu áo này của chúng tôi chính là các loại màu khác nhau của mọi người. Chúng ta ngày nay cần phải đoàn kết tôn giáo, hòa hợp chủng tộc, đó là giáo học của nhà Phật. Đại kinh thường nói “tâm bao thái hư, lượng chu sa giới”, màu này là màu tâm bao thái hư, lượng khắp pháp giới. Chúng ta ăn cơm, dùng bát, thức ăn mỗi nhà cho đều đựng chung một bát, ẩm thực khác nhau hợp lại thành một. Cũng vậy, chúng ta hoà trộn các chủng tộc khác nhau, tôn giáo khác nhau, hợp lại thành một. Đời sống đều là biểu pháp, mỗi niệm không quên.

Từ đó mà đạo tràng của nhà Phật có hình thức thống nhất. Ở Trung Quốc, bước vào trước tiên phải từ tam môn, tam môn Thiên Vương Điện, thấy được bồ tát Di Lặc với hình ảnh hòa thượng Bố Đại, bụng rất to bao dung khắp cả pháp giới, mỉm cười đón mọi người, tâm thường hoan hỷ, điều gì cũng có thể chịu đựng. Tứ Đại Thiên Vương biểu tượng hộ pháp cho chính mình. Ở phương Đông, Trì Quốc Thiên Vương biểu trưng cho chức trách. Dù địa vị là gì, trong ngành nào, chúng ta phải nỗ lực làm tốt. Cống hiến cho xã hội, cho chúng sinh không phải vì bản thân. Tạo phước cho chúng sinh, nhất định phải làm hết chức trách.

Trên tay cầm đàn tỳ bà, không phải vì vị đó thích ca hát. Tỳ bà là biểu pháp, đại biểu cho trung đạo, nhà Nho gọi là trung dung. Có nghĩa là làm việc phải đến nơi đến chốn, vừa đủ, không nên quá mức. Chúng ta đối với người, với việc, với vật cũng vậy, đều phải vừa chừng, giữ nề nếp và tròn bổn phận. Chẳng hạn, hiện nay trên thế giới lễ tiết của mỗi nước khác nhau. Lễ kính nhất là ba lần cúi chào, dành cho tình huống gặp người tôn kính. Hai lần cúi chào chứng tỏ người ngạo mạn. Bốn lần cúi chào chứng tỏ người đó nịnh bợ.
Phương nam có Tăng Trưởng Thiên Vương, “tăng trưởng” là cầu tiến, mỗi ngày mỗi mới, quyết không dừng ở hiện tại, cầu trí tuệ, trí tuệ phẩm đức phải tiến bộ, sự nghiệp thăng hoa, đời sống ngày càng viên mãn.

Cho nên tạo tượng có ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc, giúp chúng ta hiểu và sửa sai. Nhìn thấy bồ tát Di Lặc bao dung, chúng ta liền nghĩ mình chưa bao dung, sinh tâm hổ thẹn mà quyết tâm học tập theo ngài. Ý nghĩa của công đức tạo tượng so với cứu giúp người nghèo khổ sâu xa vô cùng. Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên, tướng tốt vô lượng vô biên. Ý nghĩa giáo dục là như vậy
Phật giáo là trường đại học đầy đủ các khoa, nhưng chỉ dùng danh hiệu Phật Bồ Tát làm đại diện. Nó là giáo dục mà không phải là tôn giáo, là trí tuệ, nghệ thuật mà không phải là mê tín. Nơi nào phổ biến giáo dục Phật pháp, nơi đó không có người nghèo khổ. Phương cách cứu giúp này mới triệt để. Vì mỗi người đều có tâm thiện, nghĩ thiện, làm việc thiện, mỗi người đều có thể hiến dâng mình, vì xã hội, vì chúng sinh, tạo phước thì thế giới này là thế giới của hạnh phúc.

Đem tiền đi cứu giúp người nghèo khổ là việc tạm thời, còn dùng tiền để tạo tượng, hoằng dương giáo dục của Phật Đà mới là cách cứu giúp lâu dài, triệt để, và viên mãn nhất. Kinh Phật nói, dùng bảy báu của đại thiên thế giới đem cứu khổ cứu nạn, công đức đó không bằng người có tâm vì tất cả chúng sinh nói chỉ vỏn vẹn bốn câu kệ khiến người khai ngộ. Cứu tế không thể giải quyết vấn đề vì đời sống dựa vào cứu giúp. Phật không dùng cách cứu tế để giúp đỡ người, ngài dạy chúng ta mở trí tuệ, có năng lực, dạy chúng ta tự sản xuất không những có thể nuôi sống mình mà còn có thể giúp ích xã hội. Vì vậy lợi ích công đức thù thắng của Phật pháp là vô lượng vô biên. Tiếc là ngày nay rất ít người giảng giải, rất ít người phát huy rộng rãi nên khiến mọi người trong xã hội hiểu lầm. Đây cũng là lỗi của bốn chúng đệ tử Phật môn chúng ta do chưa làm hết trách nhiệm.


Pháp Sư Tịnh Không Giảng tại Báo Ân Đường
Tịnh tông học hội Singapore ngày 04 - 01 - 2000
Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ
Biên Tập: PT. Giác Minh Duyên

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 35607)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8670)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
11/11/2014(Xem: 9200)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5903)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 18783)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 7306)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 7292)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7647)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 12498)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 16754)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]