Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xây lăng mộ hoành tráng cho cả người sống và chết ở An Bằng, Huế

02/08/201115:11(Xem: 5856)
Xây lăng mộ hoành tráng cho cả người sống và chết ở An Bằng, Huế

Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.

 
Làng An Bằng, xã Vinh An, Phú Vang, Thừa Thiên- Huế là một làng chài mà người dân chủ yếu đánh bắt gần bờ. An Bằng trở nên nổi tiếng từ thập kỷ 90 thế kỷ trước bởi khu nghĩa trang của làng được thân nhân từ nước ngoài gửi tiền về xây lăng mộ cho ông bà, cha mẹ. Những lăng mộ này hoàn toàn đối lập với cuộc sống, nhà cửa của cư dân khiến nó được mệnh danh là: Thành phố chết, thành phố tâm linh...
Làng chài nghèo nơi người dân chủ yếu đánh bắt hải sản gần bờ thuộc thôn An Bằng, xã Vinh An, Phú Vang (Thừa Thiên Huế). An Bằng trở nên nổi tiếng từ những năm 90 bởi khu nghĩa trang của làng được thân nhân từ nước ngoài gửi tiền về xây lăng mộ.
Người dân An Bằng nói riêng cũng như người Huế nói chung là những người có một đời sống tâm linh rất phong phú, sâu sắc. Quan niệm
Người dân An Bằng có một đời sống tâm linh khá sâu sắc. Quan niệm "sống gửi thác về" hay "hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ" là một trong những lý do khiến mồ mả được xây dựng hoành tráng.
Việc xây dựng lăng mộ dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ đây ( trừ những tháng mưa gió)
Việc xây dựng "nhà" cho người chết diễn ra quanh năm, chỉ trừ những tháng mưa gió.
Các lăng mộ được xây dựng hoành tráng, lộng lẫy với giá từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Người dân ở đây
Chi phí xây dựng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/ngôi. Người dân cho biết, các công trình này càng ngày càng to lớn và công phu hơn trước đây.
Việc xây dựng lăng mộ ở An Bằng tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong xã Vinh An và các xã khác. Một trong những nghề làm ăn phát đạt là nghề kép- chuyên đắp nổi và khảm sành. thuỷ tinh lên các chi tiết của đình chùa, miếu, nhà thờ ở Huế.
Nhờ đó cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở xã Vinh An và các địa phương khác trong huyện. Điển hình là nghề kép (chuyên đắp nổi và khảm sành, thuỷ tinh lên các chi tiết của đình chùa, miếu, nhà thờ ở Huế) làm ăn phát đạt nhất huyện.
Nghề kép là một nghề truyền thống, lâu đời ở vùng Thuận Hoá- Phú Xuân xưa và Thừa Thiên- Huế nay. Nghề này sống nhờ các công trình xây dựng đền chúa, miếu, nhà thờ và từ khi phong trào xây dựng lăng mộ nở rộ, nghề kép càng có thêm nhiều đất dụng võ.
Nghề kép có truyền thống từ lâu đời ở vùng Thuận Hoá, Phú Xuân, Thừa Thiên Huế. Nghề này sống nhờ vào việc làm đẹp cho các công trình xây dựng đền, chùa, miếu, nhà thờ. Đặc biệt, kể từ khi phong trào xây dựng lăng mộ nở rộ, cánh thợ kép càng có thêm nhiều đất dụng võ.
Anh Trần Bảo, một thợ kép có hơn 20 năm trong nghề ở xã Vinh Thanh cho biết: Ở đây không lúc nào hết việc để làm. Trong 20 năm nay, anh Bảo đã nhận thầu gần 300 công trình lăng mộ, nhà thờ họ ở An Bằng và các xã trong vùng.
Anh Trần Bảo, một thợ kép đã có hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết, ở đây không lúc nào hết việc để làm. Trong suốt những năm tháng theo nghề, anh Bảo đã nhận thầu gần 300 công trình lăng mộ, nhà thờ họ ở An Bằng và các xã trong vùng.
Những lăng mộ có giá trị từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng đòi hỏi rất cao về mặt thẩm mỹ mà nghề kép chính là chìa khoá để tạo nên sự khác biệt. Ông Hồ Khinh, 83 tuổi đang trông coi công trình lăng mộ của gia tộc trị giá 600 triệu đồng cho biêt:
Những lăng mộ có giá trị từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng đòi hỏi rất cao về mặt thẩm mỹ, do đó nghề kép đóng vai trò quan trọng nhất để tạo nên sự khác biệt. Ông Hồ Khinh (83 tuổi), người trông coi công trình lăng mộ của gia tộc trị giá 600 triệu đồng cho biết, các tốp thợ kép cạnh tranh nhau rất gay gắt, ai có tay nghề cao, lâu năm kinh nghiệm không bao giờ hết việc làm.
Một lăng mộ được đầu tư lớn đang trong quá trình làm móng. Theo các thợ xây, chỉ riêng tiền công trả cho thợ đã ngốn hết 300 triệu đồng. Móng của lăng mộ này cao hơn 4 mét tính cả phần âm dưới mặt đất.
Một lăng mộ được đầu tư lớn đang trong quá trình làm móng. Theo các thợ xây, chỉ riêng tiền công trả cho thợ đã ngốn hết 300 triệu đồng. Móng của lăng mộ này cao hơn 4 mét tính cả phần âm dưới mặt đất.
Những lăng mộ có thể được xây dựng riêng cho 1 hoặc 2 người nhưng cũng có những lăng mộ được xây dựng chung cho cả dòng họ.
Lăng mộ có thể được xây dựng riêng cho 1 hoặc 2 người, cũng có những gia đình đầu tư xây dựng chung cho cả dòng họ.
Điều đáng kinh ngạc là có cả những lăng mộ xây dành cho người còn sống. trên tấm bia này, người ta chỉ thấy năm sinh của chủ nhân và để trống năm mất bởi chủ nhân của nó hiện vẫn đang sống khoẻ mạnh ở nước ngoài.
Trong ảnh là lăng mộ dành cho người còn sống. Trên tấm bia này, chỉ có năm sinh của chủ nhân và để trống năm qua đời. Được biết, chủ nhân của nó hiện vẫn đang sống khoẻ mạnh ở nước ngoài.
Một ông lão nghỉ trưa trên phần mộ chưa có hài cốt của lăng mộ dành cho người sống. Theo những thợ xây dựng, gia đình đã chi gần 1,7 tỷ đồng cho lăng này.
Một ông lão nghỉ trưa ở lăng mộ dành cho người chưa qua đời. Theo những thợ xây dựng, gia đình đã chi gần 1,7 tỷ đồng để xây dựng công trình này.
Người dân làng An Bằng rất tự hào về khi nghĩa trang của làng. Cuộc tranh đua xây dựng lăng mộ diễn ra gay gắt giữa các gia đình, dòng họ. Một người dân khẳng định có lăng mộ đang xây với kinh phí dự trù lên đến hơn 3 tỷ đồng. Nhiều lăng mộ cũ được phá bỏ để xây lại cho hoành tráng, đẹp đẽ hơn.
Dân An Bằng rất tự hào về khi nghĩa trang của làng. Cuộc tranh đua xây dựng lăng mộ diễn ra gay gắt giữa các gia đình, dòng họ. Một người đàn ông trong làng tiết lộ, có lăng mộ đang xây với kinh phí dự trù lên đến hơn 3 tỷ đồng, có cả lăng mộ cũ được phá bỏ để làm lại cho hoành tráng, đẹp đẽ hơn.
Ở An Bằng, đã có nhiều biệt thự, nhà vườn xây dựng hoành tráng dành cho người sống tuy nhiên phần lớn người dân vẫn còn rất vất vả. Nhiều người nói tếu táo:
Tuy nhiên, phần lớn người dân nơi đây vẫn còn rất vất vả. Nhiều người nói tếu táo: "Kêu gọi đóng góp xây lăng mộ thì dễ, chứ góp tiền xây nhà cửa thì nhà nào nhà ấy lo".
Các mỹ từ dùng để nói về nghĩa trang làng An Bằng như: Thành phố lăng mộ, thành phố tâm linh...không khiến cho nơi đây trở nên bớt u ám, lạnh lẽo. Việc xây dựng các lăng mộ không ngừng nghỉ khiến nó hợp với danh hiệu

Người trong huyện thường dùng các mỹ từ dùng để nói về nghĩa trang An Bằng như "thành phố lăng mộ", "thành phố tâm linh"... vẫn không làm cho nơi đây bớt u ám, lạnh lẽo. Thậm chí nó còn được gọi là "làng người chết nuôi người sống".


HUY TRẦN-TỔNG HỢP
http://news.zing.vn/Xay-lang-mo-hoanh-trang-cho-ca-nguoi-song-va-chet-post543226.html


Chuyện lạ ở Huế: Thi nhau xây mộ phần bạc tỉ vì quá giàu có

blank In trang

Nhờ có nhiều thân nhân đi Mỹ, người dân ở làng An Bằng (Thừa Thiên Huế) trở nên giàu có. Sự giàu có đó thể hiện rõ nhất qua những lăng mộ dòng họ được xây nguy nga với mức tiền tỉ.

 

 

blank

Cổng làng An Bằng

Làng An Bằng nằm ven biển, xung quanh được bao phủ bởi những đồi cát trắng xóa. Xưa người An Bằng sống tương đối nghèo khó bằng nghề chài lưới nhưng từ những năm 90, khi kiều bào bắt đầu gửi tiền về thì An Bằng nhanh chóng thay da đổi thịt. Khác với những vùng quê nghèo khó của dải đất miền Trung, An Bằng như một đô thị nhỏ với những ngôi biệt thự kiểu cách, những chiếc ô tô, xe máy đắt tiền.

 

blank

Hầu hết nhà trong làng đều mang dáng dấp của biệt thự tiền tỉ

Nhưng một điều kì lạ là nhiều ngôi nhà trong số đó lại cửa đóng then cài, vắng bóng gia chủ. Hỏi người dân ở đây thì chúng tôi mới vỡ lẽ: Các ngôi nhà đó là của những người đi định cư ở nước ngoài, người ta xây xong đóng cửa để đấy chứ chẳng ai ở. Hào phóng hơn nữa, nếu ai muốn ở thì những người định cư tại nước ngoài sẽ... chu cấp tiền bạc, điện nước để nhờ họ giữ nhà giúp.

blank

Những mộ phần ở trong làng nhìn xa cứ ngỡ chốn cung điện 

Bên cạnh những ngôi biệt thự kiểu cách, là những mộ phần cũng ra dáng nguy nga như cung điện.Từ cổng làng men theo một con đường nhỏ được đổ bê tông phẳng lì, chúng tôi như lạc vào một mê cung với tầng tầng lớp lớp những khu cung điện của những người chết.

blank

blank

Những ngôi mộ nằm san sát nhau đến tận cuối làng. Hiện “thành phố cõi âm” chiếm diện tích trên 40ha, với hơn 3000 ngôi mộ lớn bé. Diện tích trung bình cho mỗi ngôi mộ từ 30 - 400m vuông. Cá biệt có những ngôi mộ tộc rộng cả nghìn mét vuông.

Những ngôi mộ được chạm trổ tinh xảo hình rồng phượng, được khảm sành sứ công phu, các cột đá cao gần 6m.

Ông Văn Diệm (người gốc làng An Bằng) chia sẻ: “Mấy cái lăng dạng trung trung có giá xây dựng khoảng 50.000 đô (USD) (Khoảng hơn 1 tỉ VNĐ). Nếu chú đi sâu vào bên trong nữa, là những cái lăng lớn, giá khoảng 150.000 đô (khoảng 3,2 tỉ VNĐ). Khách phương xa đến thì phải đi cẩn thận chứ không là bị lạc. Đi cả ngày chưa chắc đã thăm quan hết mấy ngôi mộ mô”. 

Nghe đến đây chúng tôi thật sự choáng ngợp trước độ chịu chơi của dân làng An Bằng.

blank

Ông Diệm còn kể thêm: “Làng có cái tục xây mộ, xây lăng to từ lâu rồi, những cái xây sau phải to và đẹp hơn cái xây trước. Như rứa mới báo hiếu được với ông bà tổ tiên”.

Khi chúng tôi nhắc đến chuyện tiền đâu mà dân làng An Bằng xây mộ to như vậy thì ông Diệm khoe: “Cả làng hơn 95% hộ có người đi Mỹ, có nhà 16 người thì hết 14 người đi Mỹ rồi. Chỉ cần bên ni (này) thông báo có người đã mất thì bên nớ (bên Mỹ) sẽ gửi tiền về để xây.”

blank

Những ngôi mộ trung trung như lời ông Diệm nói cao hơn tòa nhà 2 tầng, được khảm sành sứ toàn bộ lăng với diện tích khoảng 50 - 100m vuông. Có những ngôi mộ chỉ vừa được xây xong 1 - 2 năm thì lại bị đập bỏ để xây mới, to hơn cho “bằng chị bằng em”.

 

blank

Một trong những cung điện "mộ" hoành tráng nhất làng An Bằng

blank

Nhiều người sống tranh thủ xây lăng trước khi mất

Tại “Vương quốc cõi âm” này thì chuyện người đang sống xí trước một phần đất để xây mộ cho mình là chuyện bình thường. Ở An Bằng cũng có một tục, đó là sau khi một người mất, nếu trong vòng 50 ngày không xây được lăng thì phải sau 3 năm mới được phép xây. Bởi vậy nhà nhà thi nhau xây mộ xí đất trước cho bản thân mình và cho cả những người khác trong tộc.
Những ngôi mộ mở rộng, lan sát ra cả những con đường dọc làng. Cái tầm giàu sang của lăng mộ dường như trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn những vấn đề của người sống. Cụ Ngà - một bậc cao niên ở đây chia sẻ với chúng tôi: “Nhiều lăng ở đây còn được thắp điện chiếu sáng ban đêm, chuyện xây một cái lăng vài tỉ là chuyện bình thường lắm rồi. Mà không chỉ xây lăng vài tỉ, nhà cửa cũng phải khang trang cho xứng với mấy cái mộ nữa.” Thấy chúng tôi bán tin bán nghi, cụ dẫn chúng tôi về nhà cụ để mục sở thị.

Đến nơi, chúng tôi lại thêm ngỡ ngàng trước sự giàu có của con người nơi đây. Nhà cụ Ngà rộng chừng 400m vuông, tất cả các cột trụ đều làm bằng đá nguyên khối, toàn bộ trần nhà đều được ốp bằng gỗ tự nhiên. Theo lời cụ Ngà thì tổng chi phí ngôi nhà này ngót ngét khoảng 4 tỉ đồng. Nhưng ngôi nhà cũng sắp cho người ta ở bởi cụ sẽ đi nước ngoài. “Chừng cuối năm nhà ni cũng cho người ta tiền để họ ở chứ nhà tui cũng đi nước ngoài hết rồi.”

Dọc ra cuối làng chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe trâu (do đường làng nhỏ) chở vật liệu vào để xây tiếp những ngôi mộ mới. Một phu xe chia sẻ: “Tụi tui đang xây một ngôi mộ mới. Chủ nhà đã đập bỏ mộ cũ mới xây được 2 năm để xây mộ khác to hơn. Mộ cũ còn mới lắm nhưng họ có tiền thuê thì tụi tui làm thôi”

Cũng theo các thợ hồ nơi đây thì hiện nay để xây mới một ngôi mộ, chi phí phải không dưới 30.000 đô (Khoảng hơn 900 triệu VNĐ).

blank

Nghề chài lưới nơi đây giờ chỉ còn là câu chuyện của quá khứ

Cũng theo những người dân nơi đây thì thanh niên làng này đa phần không phải lao động, và cứ chiều chiều thì lại tập trung ăn nhậu, rượu chè.

blank

Những người dân nơi đây có cuộc sống an nhàn, không lo lao động


Việc chài lưới có lẽ giờ đã là quá khứ, những chiếc ghe, tàu giờ cũng xếp xó nằm lạc lõng bên bờ biển trắng xóa cạnh những ngôi mộ nguy nga.


http://www.vietnamtoday.net/Print.aspx?Culture=vi-VN&q=268172


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/05/2011(Xem: 10243)
Khi truyền bá rộng rãi sang châu Á, Phật giáo thành công khi vượt qua một số vấn đề nổi bật từ những giới hạn về ngôn ngữ trong một số trường hợp phải phiên chuyển thành một ngôn ngữ rất khác với ngôn ngữ nói của Ấn Độ. Giáo lý đạo Phật được truyền đạt bằng lời nói qua vô số ngôn ngữ và tiếng nói địa phương. Còn Kinh tạng, khi đã được viết ra, lại được phiên dịch thành hàng tá ngôn ngữ ngay cả trước thời kỳ hiện đại. Do vì nguồn gốc lịch sử không cho phép các học giả dùng ngôn ngữ nói trong việc giảng dạy, bài viết này sẽ tập trung vào những ý tưởng được viết ra, nhằm khảo sát việc truyền dạy qua lời nói chỉ trong thời kỳ Phật giáo Ấn Độ.
05/05/2011(Xem: 7789)
Cuối cùng thì một con đường vô thường này mỗi người chúng ta đều phải đối diện! Tuy nhiên, Phật A-di-đà đã từng phát đại nguyện muốn cứu độ tất cả chúng sanh niệm Phật.
27/04/2011(Xem: 17945)
Để có một đời sống hạnh phúc an lạc – những ngày hạnh phúc và những đêm an lạc – điều cực kỳ quan trọng là phối hợp sự thông tuệ của con người với những giá trị căn bản của nhân loại.
24/04/2011(Xem: 4690)
Một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào hôm Chủ nhật ngày 22 tháng 3 sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi, Kishi Ryoichi, đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người tán dương lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu theo tên ông.
11/04/2011(Xem: 9118)
Video: Truyền thống an táng rùng rợn của người Tây Tạng
03/04/2011(Xem: 4088)
Hình Ảnh Con Người Qua Bài Phổ Thuyết Sắc Thân Của Trần Thái Tông, Sắc thân con người là hữu hạn vì bị giới hạn bởi hai đầu: Sanh và tử, có và không, đến và đi, một và khác. Con người có vượt qua được những giới hạn của những cặp phạm trù đối đãi kia hay không là ở chỗ con người có chịu thanh lọc tâm thức để thăng hoa đời sống hay không. Nếu con người mải mê chạy theo những dục vọng thấp hèn thì con người sẽ tha hoá và phải bị đọa lạc, phải chuốt lấy những khổ đau và hệ lụy.
22/03/2011(Xem: 3735)
Ai chết ? Ai được sinh ra ? Chúng ta hãy xem xét một cách chuyên biệt hơn chết là gì và, trong tiến trình chết, aichết. Luôn luôn, trải nghiệm của chúng ta về chính chúng ta là của một cá thể hiện hữu với một thân và một tâm: Chúng ta đồng nhất với những cái này và nói, “ thân của tôi”, “tâm của tôi”.
22/03/2011(Xem: 3346)
Nếu tôi nói có một ngã, Ông sẽ nghĩ nó thường hằng Nếu tôi nói không có một ngã Ông sẽ nghĩ rằng vào lúc chết Nó sẽ biến mất hoàn toàn. Kinh Tương Ưng Bộ ( Samyuttanikaya)
20/03/2011(Xem: 4758)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
18/03/2011(Xem: 7842)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]