Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối diện với cái chết và chết an lành

31/08/201113:20(Xem: 8710)
Đối diện với cái chết và chết an lành
ĐỐI DIỆN VỚI CÁI CHẾT VÀ CHẾT AN LÀNH
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 17/08/2011
artofliving_dalailama

Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thôngthường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối,đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảmthiểu. Một cung cách khác để đối phó vớivấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nóquen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta.

Tôiđã đề cập đến chủ đề thân thể và bệnh tật. Bệnh tật xảy ra. Đấy không phảilà điều gì đấy ngoại lệ; đấy là một phần của tự nhiên và sự thực của đờisống. Nó xảy ra vì thân thể ở đấy. Dĩ nhiên chúng ta có quyền để tránh bệnh tậtvà đớn đau, nhưng thay cho những nỗ lực ấy, khi bệnh tật xảy ra, tốt hơnlà chấpnhận nó. Trong khi chúng ta nên làm mọinổ lực để chữa trị một cách nhanh chóng như có thể, chúng ta không nên có thêmnhững sự đè nặng tinh thần. Như đại hànhgiả Ấn Độ, Tịch Thiên đã nói: "Nếucó một phương cách để vượt thắng khổ đau, thế thì không cần phải lo lắng; nếukhông có cách nào để chiến thắng đớn đau thế thì lo lắng không íchgì." Loại thái độ hợp lý ấy là lợiích vô cùng.

Bâygiờ tôi muốn nói về cái chết. Chết là mộtphần của đời sống chúng ta. Cho dù chúngta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra.Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa củanó. Trên tin tức, chúng ta thường thấynhững vụ ám sát và chết chóc, nhưng một số người dường như nghĩ rằng cáichếtchỉ xảy ra cho những người khác, không phải cho chính họ. Loại thái độ như thế là sai lầm. Tất cả chúng ta có cùng thân thể, cùng da thịtcon người, và vì thế chúng ta sẽ chết.Dĩ nhiên, có một sự khác biệt lớngiữa cái chết tự nhiên và cái chết do tai nạn, nhưng một cách căn bản cái chếtsẽ đến chẳng chóng thì chầy. Nếu ngay từđầu thái độ của chúng ta là, "Vâng, cái chết là một bộ phận của đời sốngchúng ta," sau đó có thể dễ dàng hơn để đối diện. Vì thế có hai loại tiếp cận khác nhau để đốidiện với một vấn đề. Một là chỉ đơn giảnné tránh nó bằng việc không nghĩ về nó.Thứ khác hiệu quả hơn là đối diện một cách trực tiếp vì thế chúng ta đãý thức về nó. Một cách tổng quát, có hailoại rắc rối hay khổ đau: với một loại,có thể là bằng việc tiếp nhận một loại thái độ nào đấy, người ta sẽ có thể thậtsự giảm thiểu sức mạnh và mức độ của khổ đau và băn khoăn. Tuy nhiên, có thể có những loại rắc rối và khổđau khác, những loại mà tiếp nhận một loại thái độ nào đấy và một cung cách suynghĩ có thể không nhất thiết giảm thiểu mức độ của khổ đau, nhưng điều ấy vẫnchuẩn bị cho chúng ta đối diện với chúng.

Khinhững điều bất hạnh xảy ra trong cuộc đờichúng ta có hai kết quả có thể. Một khảnăng là tinh thần bất ổn, băn khoăn, sợ hãi, nghi ngờ, chán nản, và cuối cùngsuy nhược, và, trong trường hợp tệ hại nhất, ngay cả tự tử. Đó là một cách. Một khả năng khác, là do bởi kinh nghiệm thảmhọa, chúng ta trở nên thực tiễn hơn, chúng ta trở nên gần với thực tế hơn. Với năng lực của khảo sát, kinh nghiệm bithương có thể làm chúng ta mạnh mẽ hơn và gia tăng sự tự tin và tự quả quyết. Sự kiện bất hạnh có thể là nguồn gốc của sứcmạnh nội tại.

Sựthành công của cuộc đời và tương lai của chúng ta, như tôi đã từng nói, tùy thuộctrên động cơ và quyết tâm hay lòng tự tin cá nhân của chúng ta. Qua những kinhnghiệm khó khăn, đời sống đôi khi trở nên đầy đủ ý nghĩa hơn. Nếu chúng ta nhìn vào những người từ lúc bắtđầu cuộc sống của họ, đã có mọi thứ, chúng ta có thể thấy rằng khi những sự việcnhỏ bé xảy ra, họ đã mau mắn đánh mất hy vọng hay tức tối. Những người khác, như thế hệ những người ởAnh Quốc, trải qua Thế Chiến Thứ Hai, đã phát triển những thái độ tinh thần mạnhmẽ hơn như một kết quả từ những khó khăn của họ. Tôi nghĩ, người đã có nhiều những kinh nghiệmkhốn khó có thể đứng trụ vững vàng hơn trong khuôn mặt của những rắc rối hơn lànhững người chưa bao giờ trải nghiệm khổ đau. Từ góc cạnh này, thế thì, một khó khăn nào đấy có thể là một bài học tốtcho cuộc đời của chúng ta.

Bâygiờ có phải thái độ này chỉ là một cách để lừa gạt chính mình? Một cáchcá nhân, tôi đã đánh mất quê hương và tệ hại hơn nữa, trong quêhương tôi có nhiều sự tàn phá, khổ đau, và bất hạnh. Tôi đã dành không chỉ phần lớn đời sống củatôi mà cũng là phần quan trọng nhất cuộc sống của tôi bên ngoài Tây Tạng. Nếu quý vị nghĩ về điều này từ góc cạnh đó màthôi, hiếm mà có điều gì là tích cực. Nhưng từ một khía cạnh khác, chúng ta có thể thấy rằng do bởi những bấthạnh này, tôi đã có một loại tự do khác, chẳng hạn như cơ hội để gặp gỡ nhữngngười khác nhau từ những truyền thống khác nhau, và cũng gặp gở những nhà khoahọc từ những lĩnh vực khác nhau. Từ những kinh nghiệm đó, đời sống củatôi đãđược làm phong phú thêm rất nhiều và tôi đã học nhiều thứ đáng giá khác. Do vậy những kinh nghiệm bi thương của tôicũng có những khía cạnh giá trị.

Nhìnvào những vấn nạn từ những khía cạnh khác nhau thật sự làm nhỏ đi những gánh nặngtinh thần hay những sự thất vọng. Theoquan điểm của nhà Phật, mọi sự kiện có thể được thấy từ nhiều, rất nhiều khía cạnhkhác nhau. Rất hiếm hay không thể có mộtsự kiện có thể là tiêu cực từ tất cả mọi quan điểm. Do thế, thật hữu ích khi điều gì đấy xảy ra đểcố gắng nhìn nó từ những khía cạnh khácnhau và rồi chúng ta có thể thấy những khía cạnh tích cực hay hữu ích. Hơn thế nữa, nếu điều gì đấy xảy ra, rất lợiích để thực hiện một sự so sánh ngay lập tức với một sự kiện nào khác hay với những sự kiện của người khác hay quốcgia khác. Điều này cũng rất lợi lạctrong việc duy trì sự hòa bình trong tâm hồn của chúng ta.

Bâygiờ tôi sẽ giải thích, như một thầy tu Đạo Phật, đối phó với cái chết như thếnào? Đức Phật đã dạy những nguyên tắc vềBốn Chân Lý Cao Quý, đầu tiên là Sự thật về Khổ đau. Sự thật về Khổ đau được dạy trong phạm vi củaba đặc trưng tồn tại, thứ nhất là vô thường. Khi nói về bản chất của vô thường, chúng ta phải hiểu trong tâm rằng cóhai trình độ. Một là trình độ thô, khárõ ràng và là sự chấm dứt việc tiếp tục một đời sống hay một sự kiện. Nhưng bản chất vô thường được dạy trong sựliên hệ với Bốn Chân Lý Cao Quý liên quan đến những khía cạnh vi tế hơn của vôthường, bản chất nhất thời của sự tồn tại.

Giáohuấn của Đức Phật về những khía cạnh vi tế hơn về bản chất vô thường của sựluân hồi hướng đến việc thiết lập một sự đánh giá về bản chất bất toại tự nhiêntrong sự hiện hữu của chúng ta. Nếuchúng ta thông hiểu bản chất của vô thường một cách đúng đắn, chúng ta sẽ thấuhiểu là nó bộc lộ rằng bất cứ sự tồn tạinào được sản sinh một cách ngẫu nhiên, đấy là, những thứ hình thành như một kếtquả của nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên), hoàn toàn tùy thuộc trên nguyênnhân và điều kiện cho sự tồn tại của chúng.

Khôngchỉ thế, mà ngay chính nguyên nhân và điều kiện sản xuất ra chúng cũng mang đếnsự tan rả và chấm dứt của chính những thực thể đó. Do vậy, trong những hạt giống nguyên nhân củanhững sự kiện là hạt giống của sự chấm dứt và tan rã của chúng. Khi điều này được liên hệ đến sự thấu hiểu vềbản chất vô thường của những tập hợp uẩn, thân thể và tâm thức, thế thì ở đây,nguyên nhân liên quan đến thể trạng si mê của tâm thức, mà đấy chính là gốc rễcủa sự tồn tại, và điều này biểu lộ rằng chính sự tồn tại vật lý của chúng ta,sự tồn tại thân thể của chúng ta, là bị khống chế rất nhiều bởi thể trạng si mêcủa tâm thức.

Nhưngđấy là bởi sự phản chiếu thứ nhất trên những trình độ thô thiển của vô thườngmà người ta cuối cùng đưa đến một sự đánh giá về những thể trạng vi tế của vôthường. Và bằng điều này, người ta sẽ cóthể đối diện và chinh phục sự chấp trước về tính thường còn hay sự hiện hữu ngoạitại của đặc tính chính mình hay tự ngã, bởi vì sự chấp trước này vào tính thườngcòn đã thúc đẩy chúng ta bám víu vàochính "đặc tính hiện tại" haynhững vấn đề của cả cuộc đời riêng ta mà thôi. Bằng việc giải tỏa sự kìm kẹp của chấp trước dai dẳng trong chúng ta,chúng ta sẽ ở trong một vị thế tốt đẹp hơn để nhận thức những giá trị của việclàm vì những đời sống tương lai của chúng ta.

Mộttrong những lý do tại sao mà tỉnh thức về cái chết và vô thường là rất thiết yếutrong sự thực hành của nhà Phật là việc quan tâm đến thể trạng tâm thức củachúng ta tại thời điểm lâm chung có một hệ quả rất lớn trong việc quyết địnhhình thức nào của tái sinh mà chúng ta có thể sẽ tiếp nhận. Cho dù nó là một thể trạng tích cực hay tiêucực của tâm thức, người ta sẽ có một tác động to lớn. Do vậy, sự thực hành của Đạo Phật nhấn mạnh tầmquan trọng vô cùng của sự tỉnh giác về cái chết và vô thường.

Mặcdù mục tiêu chính của một cấp bậc tỉnh giác cao độ về vô thường để rèn luyệnchính mình vì thế vào thời điểm lâm chung người ta sẽ ở trong một thể trạng tâmlinh đạo đức và tích cực, và sẽ bảo đảm cho một sự tái sinh tích cực, cũng cónhững lợi ích khác. Một trong những tácđộng phụ tích cực của việc duy trì một cấp bậc tỉnh thức cao độ về cái chết là nó sẽ chuẩn bị cho chúng ta đến một mức độtối đa như thế, khi người ta thật sự đối diện với cái chết, người ta sẽ ở trongmột vị thế tốt hơn để duy trì sự hiện diệntâm thức của người ấy. Đặc biệt trong mậttông tantra, hành giả quan tâm rằng thể trạng tâm linh mà người ta trải qua tạithời điểm lâm chung là cực kỳ vi tế, do bởi trình độ vi tế của thần thức, nócũng có một năng lực to lớn và tác động trên sự tương tục tinh thần của hành giả. Do vậy trong sự thực hành mật tông, chúng tathấy có nhiều nhấn mạnh đặt trong những thiền quán liên hệ cái chết và cũng nhưcá nhân tại thời điểm lâm chung không chỉ duy trì sự hiện diện tâm thức của ngườiấy, mà cũng là ở trong vị thế để sử dụng thể trạng vi tế ấy của thần thức mộtcách hiệu quả đối với việc nhận ra conđường [thực chứng con đường tu tập].

Đấylà bởi điều này, chúng ta thấy nhiều thiềnquán mật tông, một cách kỹ thuật được biết như "thiền quán bổn tôn du già[1]"bởi vì chúng là những thiền quán về những bổn tôn, liên hệ đến tiến trình hòatan, phản chiếu trên sự hòa tan của những yếu tố mà hành giả trải nghiệm vào thờiđiểm lâm chung. Trong thực tế, theo quanđiểm mật tông, toàn bộ tiến trình của tồn tại [luân hồi] được giải thích trongdạng thức của ba giai tầng được biết như "chết", "trung ấmthân", và "tái sinh". Tấtcả ba giai tầng tồn tại này được thấy như những thể trạng hay biểu hiện của thầnthức và những năng lượng phối hợp hay đẩy thần thức tới, vì thế thể trạng trungấm và tái sinh không gì khác hơn là nhữngcấp độ đa dạng của thần thức và năng lượng vi tế. Một thí dụ của những thể trạng dao động có thểđược thấy trong sự hiện hữu hằng ngày của chúng ta, khi mà suốt hai mươi bốn giờmột ngày chúng ta đi qua một chu kỳ của ngủ sâu, thời gian thức giấc và tình trạngmơ ngủ. Sự tồn tại hằng ngày của chúngta trong thực tế được đặc trưng bởi ba giai tầng này.

Khinói về những sự phân biệt được thực hiện trong mật điển Tantra giữa những trìnhđộ vi tế và thô thiển của thức và tâm, tôi nghĩ điều quan trọng để giữ trongtâm những gì chúng tôi muốn nói qua "thức tinh thần" một cách chínhxác. Thông thường người ta có ấn tượng rằngkhi chúng ta nói về 'thức tinh thần thứ sáu[2]'có một loại nào đó của loại thức tự trị mà nó hoàn toàn độc lập với thể trạng củathân thể và trong một cách nó là thứ tương đương với linh hồn. Nhưng đây là một sự thấu hiểu sai lầm. Cá nhân tôi nghĩ rằng nếu thẩm tra thếgiớitinh thần của chúng ta, chúng ta sẽ thấy rằng hầu hết các thể trạng tinhthầnvà chức năng tinh thần của chúng ta có những yếu tố vật lý tương liên trực tiếp. Không chỉ những 'thức cảm giác[3]',mà cũng nhiều những gì chúng ta gọi là thức tinh thần có những căn bản sinh họcvà là liên kết một cách mật thiết với những tình trạng của thân thể, giống nhưnhững nhà khoa học nói rằng não bộ và hệ thống thần kinh là những căn bản sinhhọc chính yếu của nhiều kinh nghiệm ý thức của chúng ta. Do thế, khi những tình trạng thân thể ngừng lại,những chức năng tinh thần này cũng chấm dứt.

Nhưngcâu hỏi thật sự là: điều gì làm cho nó có thể cho những căn bản vật lý hay nhữngtình trạng sinh học cho phát sinh một sự kiện tinh thần của tỉnh thức? Phật Giáo đặc biệt là mật tông tantric, sựgiảng giải hướng tới những gì được biết như là thể trạng Linh Quang[4]vi tế, là điểu có thể được xem như độc lậpvới căn bản sinh học. Và chính thể trạng Linh Quang này của tâm là trình độ vitế nhất của thức là điều khi nó tương tác với căn bản sinh học sẽ cho phát sinhtất cả ý thức và những sự kiện nhận thức của chúng ta.

Cónhững biểu hiện nào đấy của sự tồn tại về những gì được gọi là thể trạng LinhQuang của tâm. Có những dấu hiệu màthông thường có khuynh hướng có khả nănghơn cho những hành giả tôn giáo. Thí dụ,trong cộng đồng Tây Tạng lưu vong, có những trường hợp khi người ta được tuyênbố là chết lâm sàng, đó là, chức năng của não bộ đã ngừng và não bộ đã chếtnhưng sự phân hủy chưa bắt đầu, và họ duy trì trong tình trạng ấy nhiều ngàycho đến khi kết thúc. Thí dụ, ngài giáothọ quá cố của chính tôi, Kyabje Ling Rinpoche, đã duy trì trong tình trạng đóđến 13 ngày. Ngài được tuyên bố là chết lâm sàng và đã trải qua sự chết củanão bộ, nhưng thân thể của ngài tiếp tục duy trì tươi nhuận và không phân hủytrong 13 ngày.

Bâygiờ phải có một sự giải thích nào đấy cho điều này. Sự giải thích của Đạo Phật là trong tình trạngấy, cá nhân chưa thật sự chết mà đúng hơn là trong tiến trình của cái chết. Phật Giáo sẽ giải thích rằng mặc dù mối quanhệ thân-tâm có thể đã ngừng dứt hiển nhiên, ở trình độ thô, nhưng nó chưa chấmdứt ở cấp độ vi tế. Theo mật điển đặc biệtđược biết như Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja Tantra), khi một con người đi qua tiếntrình của cái chết, có một giai đoạn nào đó của hòa tan. Từ sự tan biến đó vào trong thể trạng LinhQuang có một chu trình đảo ngược và khi chu trình đó đạt đến một giai tầng nàođấy, một đời sống mới bắt đầu được gọi là tái sinh. Sau đó sự tái sinh duy trì và con người một lầnnữa đi qua một tiến trình của hòa tan. Có thể nói rằng, chết ở giai tầng trung gian khi những yếu tố tan biếnvào trong Linh Quang và từ đấy tái sinh khởi vào trong một hình sắc mới. Vì vậy, chết không gì khác hơn những điểmtrung gian này khi những yếu tố sinh học đa dạng của con người hòa tan vàotrong điểm Linh Quang.

Khiquan tâm đến tiến trình tan biến thật sự của những yếu tố đa dạng, mật điển đềcập những giai tầng khác nhau của hòa tan và những dấu hiệu phối hợp vớichúng. Thí dụ, trong trường hợp hòa tancủa những cấp độ thô hơn của những yếu tố, có cả hai dấu hiệu nội tại và ngoại tại và những biểu hiện đánh dấu sự hòatan. Khi đi đến những yếu tố vi tế, chỉcó những dấu hiệu nội tại chẳng hạn như ảo ảnh, v.v...

Đãcó một sự quan tâm lớn mạnh trong những nhà khoa học, những người đang thực hiệnnhững nghiên cứu về cái chết, đặc biệt những dấu hiệu nội tại và ngoại tại. Như một Phật tử, tôi nghĩ thật rất quan trọngcho chúng ta để cảnh giác về những khảo sát của những nhà khoa học đanglàm. Tuy nhiên, chúng ta phải có thểphân biệt giữa những hiện tượng vẫn tiếp tục vượt khỏi những phương pháp phântích khoa học hiện hữu và những hiện tượng có thể thấy như bị bác bỏ bởi nhữngphương pháp và sự khảo sát của khoa học hiện hữu. Tôi nói rằng nếu những hiện tượng nào đấy cóthể thấy như bị chứng tỏ là sai bởi khoa học qua sự khảo sát khoa học và phươngpháp khoa học, tôi nghĩ như những Phật tử chúng tôi phải quan tâm tôn trọng nhữngkết luận này.

Nhưcái chết trở nên điều gì đấy quen thuộc với chúng ta, khi chúng ta có một trithức nào đấy trong tiến trình của nó và có thể nhận ra những biểu hiện nội tạivà ngoại tại, chúng ta phải chuẩn bị cho nó.Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tôi vẫn không tin tưởng rằng tại thời điểmcủa cái chết tôi sẽ thật sự áp dụng tất cả những sự thực tập này đối vớinhữnggì tôi đã chuẩn bị. Tôi không bảo đảm! Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi tôinghĩ về cáichết, tôi có một sự sôi nổi nào đấy.Thay vì sợ hãi, tôi có một cảm nhận về sự tò mò và điều này làm nó dễdàng hơn cho tôi chấp nhận cái chết. Tôitự hỏi tôi có thể áp dụng những sự thực tập này đến mức độ này.Dĩ nhiên, sự băn khoăn duy nhất của tôi nếu tôi chết ngày hôm nay là,"Ô, những gì sẽ xảy ra ở Tây Tạng? Nền văn hóa Tây Tạng sẽ ra sao? Thực trạng của sáu triệu người Tây Tạngsẽ ra sao? Đây là sự quan tâm chính của tôi. Về mặt khác, tôi không cảmthấy sợ hãi cái chết. Có lẽ, tôi có một loại tin tưởng mù quáng nàođấy! Vì thế, thật là tốt lành để giảm thiểu sự sợhãi cái chết. Trong sự thực tập cầu nguyệnhằng ngày, tôi quán tưởng mười tám bổn tôn du già khác nhau và mười tám cái chếtkhác nhau. Có lẽ khi cái chết đến tất cảnhững sự chuẩn bị của tôi có thể thất bại. Tôi hy vọng là không!

Thếnào đi nữa, tôi nghĩ rằng phương pháp đó rất hữu ích tinh thần trong việc đốiphó với cái chết. Ngay cả nếu không có đờisống tương lai, cũng có một số lợi ích nào đấy nếu nó làm nhẹ bớt sự sợhãi. Và bởi vì ít sợ hãi hơn, người tacó thể chuẩn bị một cách đầy đủ. Giốngnhư cho chiến trận, không có chuẩn bị sẽ tạo cơ hội tốt cho thất bại, nhưng nếuchúng ta chuẩn bị đầy đủ, thì sẽ có cơ hội phòng thủ. Nếu chúng ta chuẩn bị một cách trọn vẹn, rồithì tại giờ phút lâm chung, chúng ta vẫn có thể duy trì sự hòa bình của tâm thức. Chính sự hòa bình của tâm vào thời điểm lâmchung là nền tảng cho việc trau dồi một động cơ thích đáng và đấy là mộtsự bảođảm tức thời cho một sự tái sinh thánh thiện, của một đời sống tốt đẹp hơn sắp tới. Đặc biệt đối với những hành giả của Đại tốithượng Mật thừa, chết là một trong những cơ hội hiếm hoi để chuyển hóa tâm vi tếhành tuệ trí.

Nhưđến những gì trong kho tàng cho chúng ta sau khi chết, Phật Giáo nói về ba cõiluân hồi, một cách kỹ thuật được biết như "vô sắc giới", "sắc giới",và "dục giới". Cả sắc giới vàdục giới có một tầng trung gian trước khi người ta có sự tai sinh, được biếtnhư "trung ấm thân". Tất cả nhữnggì của điều này hướng tới là mặc dù sự kiện 'chết' cung cấp cho chúng ta cơ hộitốt nhất để sử dụng cấp độ vi tế nhất của ý thức, chuyển hóa nó thành một conđường của tuệ trí, ngay cả nếu chúng ta không thể tận dụng cơ hội ấy một cáchcó hiệu quả, thì có một tầng trung ấm mà nó mặc dù thô thiển hơn thời điểm lâmchung, cũng vi tế hơn nhiều thần thức lúc tái sinh. Do vậy, có một cơ hội khác. Và ngay cả nếu chúng ta có thể nắm lấy cơ hộinày, thì có một sự tái sinh và một vòng luân hồi tiếp tục.

Vìthế nhằm để nắm lấy cơ hội kỳ diệu phù hợp tại thời điểm lâm chung, sau đó,trong tầng trung ấm thân, chúng ta trước nhất cần tự rèn luyện mình để có thể sửdụng những thời điểm ấy. Cho điều ấy, ĐạoPhật đã dạy những kỷ năng đa dạng để có thể cho phép chúng ta áp dụng những kỹnăng thiền quán nào đấy trong mỗi giấc ngủ, giấc ngủ sâu, và những tình trạng tỉnhthức.

Kếtluận, tôi nghĩ rằng tại thời điểm lâm chung, một tâm hòa bĩnh tĩnh lặng là thiếtyếu bất kể chúng ta tin tưởng trong điều gì, cho dù là Đạo Phật hay tôn giáonào đấy. Tại thời điểm lâm chung, conngười không nên tìm kiếm sự giận dữ, thù hận, v.v... Điều này là rất quan trọngở trình độ thế đế của tập quán trần gian.Tôi nghĩ ngay cả người vô tín ngưỡng cũng thấy rằng tốt hơn là qua đờitrong một tình trạng hòa bình tĩnh lặng. Như vậy thật là hạnh phúc hơn.Cũng thế, đối với những ai tin tưởng thiên đàng hay những khái niệmkhác, tốt nhất cũng là giả biệt thế gian một cách yên bình với tư tưởng thượngđế của họ hay tin tưởng trong những năng lực cao thượng. Đối với người Phật tử cũng như những truyềnthống cổ xưa của Ấn Độ thừa nhận sự tái sinh hay thuyết nhân duyên nghiệp quả,tự nhiên trong thời điểm lâm chung, một thể trạng đạo đức của tâm thức là lợi lạcvô cùng.

Facing Death andDying Well trích trong the Art of Living

ẨnTâm Lộ ngày 23/08/2011

Bàiliên hệ

1-SỐNG VUI, SỐNGKHỎE VÀ TOẠI NGUYỆN



[1] Guru yoga(bổn tôn du già)

Guru yoga là mộtthực hành chính yếu trong mọi trường phái Phật giáo Tây Tạng và đạo Bošn. Điềunày chứng tỏ trong kinh tantra, và Đại Toàn Thiện. Nó phát triển sự nối kếttrong lòng với vị thầy. Bằng cách liên tục làm mạnh lòng sùng mộ, chúng ta đếnchỗ sùng mộ thuần túy, không lay chuyển, căn cứ thần lực của sự thực hành. Tinhtúy của guru yoga là hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư.

Đạo sư chân thậtlà gì ? Đó là bản tánh nền tảng, vô tướng của tâm, tánh giác bổn nguyên nềntảng của mọi sự, nhưng vì chúng ta sống trong nhị nguyên, sẽ ích lợi cho chúngta quán tưởng cái ấy trong một hình tướng. Làm như vậy là sử dụng một cáchthiện xảo những nhị nguyên của tâm thức ý niệm để làm mạnh thêm lòng sùng mộ vàgiúp chúng ta nhắm đến thực hành và sự phát sanh những phẩm tính tích cực.

Trong truyền thốngBošn, chúng tôi thường dùng hoặc Tapihritsa như là đạo sư, hoặc Phật ShenlaOdker*, ngài đại diện sự hợp nhất của tất cả chư đạo sư. Nếu bạn đã là một hànhgiả, bạn có thể có một bổn tôn khác để quán tưởng, như Guru Rinpoche hay mộtyidam hay dakini. Trong khi điều quan trọng là làm việc với một dòng phái màbạn có một mối liên kết, bạn cần hiểu rằng đạo sư bạn đang quán tưởng là hiệnthân của tất cả các đạo sư bạn đã liên kết, tất cả các vị thầy đã theo học, tấtcả các bổn tôn bạn đã có những cam kết. Đạo sư trong guru yoga không chỉ là mộtcá nhân, mà là tinh túy của giác ngộ, tánh giác bổn nguyên nó là bản tánh chânthật của bạn.

Đạo sư cũng làvị thầy mà bạn nhận những giáo lý từ ngài. Trong truyền thống Tây Tạng, chúngta nói rằng đạo sư còn quan trọng hơn đức Phật. Vì sao? Bởi vì đạo sư là sứ giảtrực tiếp của những giáo lý, người đem trí huệ của Phật đến cho đệ tử. Không cóđạo sư chúng ta không tìm ra con đường của chúng ta đến với Phật. Thế nên chúngta cần cảm thấy sùng mộ với đạo sư như đối với Phật nếu thình lình Phật xuấthiện trước mặt chúng ta.

Guru yoga khôngchỉ là phát sinh một cảm giác nào đó đối với một hình ảnh được quán tưởng. Nóđược làm để tìm thấy tâm nền tảng trong chính bạn, tâm đó là nhất như với tâmnền tảng của tất cả các vị thầy của bạn, và của tất cả chư Phật và những bậcchứng ngộ đã từng sống ở đời. Khi bạn hòa nhập với vị guru, bạn hòa nhập vớithật tánh nguyên sơ của bạn, nó là người hướng dẫn và đạo sư đích thực. Nhưngđiều này không nên là một thực hành trừu tượng. Khi bạn làm guru yoga, hãy cốgắng cảm thấy lòng sùng mộ mãnh liệt đến độ tóc gáy dựng đứng, nước mắt bắt đầurơi trên mặt bạn, và lòng bạn mở ra và tràn đầy tình thương mến lớn lao. Hãy đểbạn hòa lẫn hợp nhất với tâm của guru, chính là Phật tánh giác ngộ của bạn. Đâylà cách thực hành guru yoga.

/D_1-2_2-241_4-13466_5-15_6-2_17-21_14-2_15-2/

[2] Ý thức

[3] Nhãn, nhĩ, tỉ,thiệt, thân thức

[4] Clear light: Tịnhquang hay ánh sáng trong suốt.

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 9904)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4931)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9753)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4310)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6123)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6010)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5019)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4388)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3631)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 3996)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]