Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết Có Thật Đáng Sợ Không?

07/01/201109:01(Xem: 9089)
Chết Có Thật Đáng Sợ Không?
chetcothatdangsokhong_thichtamquang
CHẾT CÓ THẬT ĐÁNG SỢ KHÔNG?

Hòa thượng K. S. Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt
Nguyên tác: "Is death really frightening?"
none
none
MỤC LỤC
Lời Giới Thiệu
Lời Người Dịch

Tiểu Sử Tác Giả
PHẦN I
Chết Có Thật Đáng Sợ Không?
Sợ Chết
Bệnh Và Chết
Danh Thơm Còn Mãi
Triết Lý Đạo Phật
Nguyên Nhân Của Khổ Đau
Ai Cũng Phải Chết
Năm Uẩn.
Tái Sanh.
Nguyên Nhân Cái Chết
Đương Đầu với Biến Cố
Chết Không Tránh Được
Bổn Phận và Trách Nhiệm
Ái Dục và Vô Minh
Suy Gẫm về Cái Chết
Chết Là Một Phần Của Đời Sống.
Sống Có Ý Thức
Chết Xứng Đáng.
Chết Nhẹ Nhàng
Ngày Hôm Nay Tôi Chết
PHẦN II
Người Phật Tử Nên Làm Gì?
Bổn Phận Cha Mẹ
Khóa Lễ Cầu Phước Cho Các Em
Tại Sao Nương Tựa Nơi Phật
Giáo Dục Và Văn Hóa Người Phật Tử
Hôn Nhân.
Nghi Thức Tôn Giáo.
Những Điều Cấm Kỵ
Bùa Chú Và Ma Thuật
Hình Ảnh, Nước Thánh, Xâu Chuỗi.
Ốm Đau.
Chết
Trước Tang Lễ
Tang Lễ
Chôn Và Hỏa Táng
Lưu Giữ Tro Cốt
Thời Gian Để Tang.
Nghi Thức Sau Tang Lễ.
Bố Thí Cúng Dường.
Kết Luận

LỜI GIỚI THIỆU

Nếu quý vị vượt qua sự sợ hãi thì có thể vượt qua tất cả. Nếu quý vị không sợ chết thì sẽ đối diện với cái chết một cách bình tĩnh. Cuốn sách: "Chết Có Thật Đáng Sợ Không?"của Hòa-Thượng Tiến-Sĩ K. Sri Dhammananda do Thầy Thích Tâm Quang chuyển ngữ với lời văn trong sáng, nhẹ nhàng, giản dị, dễ hiểu và thu hút người đọc từ trang đầu đến trang cuối, sẽ đem lại cho quý độc giả những điều cần biết khi từ giã cõi đời này.

Quyển sách nhỏ này sẽ dẫn dắt người đọc đi một hành trình thật xa từ sự sống để chuẩn bị cho sự chết nhẹ nhàng, bình tĩnh không than van không khóc lóc. Chúng ta đến cuộc đời này một cách hồn nhiên thì chúng ta ra đi một cách bình thản. Người ỏ lại cũng phải đối diện với sự thật của cuộc đời rồi cũng sẽ lần lượt tới phiên mình. Biết về sự chết không phải để bi quan, nhưng để chúng ta làm điều thiện, tránh điều ác bởi vì sau khi chết chúng ta chỉ mang theo hành vi thiện ác mà chúng ta đã làm.

Chết không phải là hết mà chỉ là sự thay đổi; vậy thì tại sao chúng ta lại sợ chết? Chắc chắn quyển sách này sẽ đem lại cho quý độc giả một chút suy tư. Thần chết không từ chối một ai, không phân biệt tuổi tác, nam hay nữ, vậy thì tại sao chúng ta không chuẩn bị cuộc hành trình ra đi vĩnh viễn ngay từ bây giờ?

Đọc "Chết Có Thật Đáng Sợ Không?" và chuyển quyển sách này đến những người thân của chúng ta để cùng đọc, để cùng có thái độ bình thản lúc ra đi không sợ hãi, không lo âu, và người ỏ lại không đau đớn vì chết là sự hiển nhiên không ai tránh khỏi.

Chúng tôi chân thành cầu nguyện Chư Phật Mười Phương gia hộ cho Thầy Thích Tâm Quang mọi điều tốt đẹp, sức khỏe đầy đủ để tiếp tục sứ mạng hoằng pháp lợi sanh và hy vọng cuốn sách nhỏ này sẽ được hưởng ứng nồng nhiệt của các Phật Tử khắp nơi trên thế giới.

Mùa Xuân Năm Đinh Sửu 1997
KIỀU MỸ DUYÊN
-ooOoo-

LỜI NGƯỜI DỊCH

Cái chết có thật đáng sợ không? Thông thường con người chúng ta, ai cũng sợ chết. Nhưng thực ra cái chết không đáng sợ như chúng ta tưởng. Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa, muốn tránh khỏi sợ hãi cái chết chúng ta phải làm gì vân vân ..

Ngoài phần nói về cái chết, phần hai của cuốn sách này Hòa Thượng Tiến Sĩ K Sri Dhammanda hướng dẫn người Phật Tử chúng ta phải làm gì trong những trường hợp vui như sanh con, cưới hỏi và những trường hợp buồn như đau yếu và tang lễ. Vì người Phật Tử chúng ta còn cố chấp, còn giữ nhiều những tập tục truyền thống trái với giáo lý của Đức Phật và làm các tôn giáo khác hiểu lầm nên những nhận xét cùng những phương pháp rất thực tiễn và cần thiết nêu lên tại đây giúp chúng ta củng cố nền móng của Phật Giáo và tránh được sự ngộ nhận.

Nhận thấy cuốn sách mang nhiều lợi ích thiết thực, tuy tự biết khả năng yếu kém, nhưng với tấm lòng nhiệt thành, chúng tôi cố gắng dịch ra Việt Ngữ, hy vọng đóng góp một phần nhỏ nhoi trong kho tàng Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Chư Tôn Đức đã khích lệ, góp nhiều ý kiến bổ ích. Đặc biệt các Đạo Hữu đã góp phần công đức trong việc ấn hành dịch phẩm này.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên ngôi Tam Bảo và cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Quý Vị cùng Bửu Quyến thân tâm thường an lạc và hạnh phúc.

Sau cùng chúng tôi kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để cuốn sách được hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.

Ngày 9 Tháng 03 Năm 1997
Tỳ Kheo THÍCH TÂM QUANG
-ooOoo-

TIỂU SỬ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG TIẾN SĨ K. SRI DHAMMANANDA MAHA NAYAKA THERA

Đại Lão Hòa-Thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, phục vụ Phật Giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và một thiện hữu. Ngài sanh ngày 18 Tháng Ba Năm 1919 tại làng Kirinde, Tỉnh Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan).

Ngài khởi đầu việc học hành theo nền giáo dục thế tục khi Ngài được 7 tuổi và tuy còn nhỏ Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Được sự giúp đỡ của một người cậu là Sư Trưởng tại ngôi chùa địa phương và người mẹ tận tâm của Ngài, Ngài thọ Sa Di giới vào năm 12 tuổi. Ngài được đặt pháp danh là "Dhammananda"có nghĩa là "Người chứng nghiệm hạnh phúc qua Phật Pháp".

Sau mười năm tu học chuyên về giáo lý Đức Phật, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn Ngữ Học, Triết Lý, và Quy Tắc Pali Viện Đại Học Vidyalankara Pirivena.Ngài tốt nghiệp Cao Học Triết Lý Ấn Độ năm 1949 tại Viện Đại Học Beneres (Ba-Lã-Nại).Sau khi phục vụ 3 năm tại Sri Lanka, Ngài được tuyển chọn đi hoằng Pháp tại Mã Lai.

Vào các thập niên 50 và 60, Phật Giáo bị giới trí thức Trung Hoa tại Mã Lai coi rẻ và nghĩ rằng Đạo Phật chỉ là mê tín dị đoan. Qua Hội Truyền Bá Giáo Lý Phật Đà, Ngài đã phát hành các tài liệu, các loại sách về mọi phương diện của Phật Giáo và kết quả một số đông đã nhận thức được giáo lý chân chính của Đức Phật. Ngài đã phát hành các cuốn sách rất phổ thông như " Người Phật Tử Tin Gì", "Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi và Lo Lắng", "Hạnh Phúc Lứa Đôi", "Nhân Loại Tiến Về Đâu" và "Thiền Định-Con Đường Duy nhất".

Tuy không phải là một nhà truyền giáo hùng biện, nhưng Ngài đã thành công cảm hóa tư tưởng của cả giới thanh niên lẫn trí thức với một lối trình bầy Giáo Pháp của Đức Phật một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Ngài nhận được các Văn Bằng Tiến Sĩ Danh Dự của nhiều Đại Học trên thế giới và cũng được ân thưởng Tước Vị Johan Setia Mahkota bởi Hoàng Đế Mã Lai. Ngài cũng có, như Đức Phật mô tả, Bẩy Đức hạnh cao quý của một Đại nhân trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31): Ngài là người đáng yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận, và không bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ.

BENNY LIOW WOON KHIN
-ooOoo-



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2012(Xem: 6006)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
27/01/2012(Xem: 4325)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
25/10/2011(Xem: 4007)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 8790)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5744)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 3357)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3501)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 12203)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5869)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5898)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]