Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thể Hiện Bi Mẫn Với Người Sắp Qua Đời Bằng Cách Nào?

13/10/201021:31(Xem: 4188)
Thể Hiện Bi Mẫn Với Người Sắp Qua Đời Bằng Cách Nào?
THỂ HIỆN BI MẪN
VỚI NGƯỜI SẮP QUA ĐỜI BẰNG CÁCH NÀO?

Tỳ-kheo Thanissaro - Nguyên Hiệp dịch

Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.

Với chúng ta, những người đang cố vượt qua ranh giới mịt mờ giữa hai thái cực này, không có nhiều sự hướng dẫn đáng tin cậy. Văn hoá của chúng ta là văn hoá không thích nghĩ về bệnh tật và chết chóc. Kết quả là, khi đối mặt với một người nào đó lâm trọng bệnh hay sắp qua đời, chúng ta thường lúng tùng về những gì phải nên làm. Có người khuyên bạn một cách đơn giản rằng là bạn nên làm những gì cảm thấy đúng. Nhưng thế nào là cảm thấy đúng khi cảm giác vốn không dễ nắm giữ và luôn rắc rối. Có những điều ta cảm thấy đúng đơn giản bởi vì chúng khiến ta cảm thấy tốt, bất kể là chúng có thật đúng với người khác hay không. Một ước muốn kéo dài đời sống có thể che dấu nỗi sợ hãi sâu sắc hơn về cái chết của chính bạn; một mong muốn chấm dứt một căn bệnh đau đớn cùng cực có thể tương hợp với nỗi đau đớn của bạn tại lúc phải chứng kiến khổ đau.

Đây là tại sao lời giáo huấn đơn giản rằng phải từ bi hay chánh niệm khi diện kiến một người lâm trọng bệnh hay sắp qua đời là không đủ. Chúng ta cần sự trợ giúp trong việc rèn luyện lòng bi mẫn của mình. Đó là những chỉ bảo cụ thể về cách suy xét rốt ráo những hành động của chúng ta trong việc đối diện với đời sống và cái chết, và những trường hợp cụ thể về việc người xưa đã quán chiếu những vấn đề này như thế.

Với suy nghĩ này, tôi đã tìm kiếm khắp kinh tạng Pali, xem có thể rút ra được những bài học gì từ trường hợp của đức Phật. Trước hết, đức Phật thường bảo rằng Ngài giống như một vị lương y, và Pháp của Ngài như là thuốc cho những khổ đau của cuộc đời. Theo cái nhìn của Ngài, tất cả chúng ta đều đang bệnh và sắp chết ở một mức độ nào đó, vì thế tất cả chúng ta đáng được thương xót. Nhưng lời khuyên mà vị lương y (đức Phật) đưa ra cho những người đang đối mặt với khổ đau bởi bệnh tật và cái chết là gì? Ngài đã chữa trị cho người trần chịu khổ đau bệnh tật vật lý và cái chết như thế nào?

Có thể các bạn đã biết câu chuyện này. Một lần, cùng với tôn giả Ananda, đức Phật trông thấy một thầy tỳ-kheo bị bệnh không người chăm sóc đang nằm co ro trong dơ bẩn. Sau khi tắm rửa cho thầy này, Ngài tập họp các tỳ-kheo khác lại, khiển trách họ về việc bỏ rời pháp hữu, và khuyên họ bằng việc nhấn mạnh rằng: “Những ai chăm sóc ta thì nên chăm sóc người bệnh.” Và Ngài quy định rằng những thầy đang chăm sóc những pháp hữu bị bệnh được phép nhận những phần ăn đặc biệt, để khuyến khích họ trong công việc và giúp họ bớt đi khó khăn. Luật tạng định ra một xử phạt nhỏ cho vị tăng nào từ chối chăm sóc pháp hữu của mình bị bệnh hay sắp qua đời, hay người bỏ mặc một vị tăng bị bệnh trước khi người bệnh này hồi phục hay mệnh chung. Tuy nhiên, không thấy có xử phạt nào dành cho việc từ chối hay bỏ đi việc điều trị y khoa cho người bệnh. Như vậy, giới luật không chuyển tải thông điệp rằng không giữ lấy mạng sống là đang phạm phải một tội lỗi nào đó. Tuy nhiên, một vị tăng cố tình kết thúc mạng sống của một người bệnh, cho dù là vì lòng bi mẫn, sẽ bị trục xuất khỏi tăng đoàn và không bao giờ được phép quay lại đời sống này; vì vậy việc trợ tử hay giúp người bệnh chết không đau là không có mặt trong Phật giáo.

Điều này có nghĩa rằng, điểm trọng tâm là lòng bi mẫn chân thực có thể được sử dụng ở đâu. Đức Phật đưa ra một vài hướng dẫn cho trường hợp này bằng việc xác định thế nào một vị lương y lý tưởng. Bạn có đủ tư cách để chăm sóc người bệnh nếu: (1) bạn biết cách chuẩn bị thuốc men; (2) bạn biết những gì có thể sử dụng được cho việc điều trị bệnh nhân; (3) bạn nhiệt tình vì lòng bi mẫn chứ không phải vì lợi ích vật chất; (4) bạn không bực bội với việc lau dọn đồ dơ bẩn do đại tiểu tiện gây ra, hay đàm giãi và đồ nôn mửa; và (5) bạn khéo léo trong việc khuyến khích bệnh nhận nghe pháp vào những thời điểm thích hợp.

Trong năm phẩm chất này, điều được thảo luận trong kinh tạng Pali là điều thứ năm. Vậy những phẩm chất gì được xem là một bài nói Pháp hữu ích và từ bi đối với một người đang lâm bệnh hay sắp qua đời? Còn những gì thì không?

Lại ở đây, những điều “không nên” tách ra khỏi những điều “nên”. Luật tạng thuật lại trường hợp rằng, có vài thầy tỳ-kheo, khuyên một người đang bệnh nên tập trung tư tưởng vào cái chết đang đến gần, với niềm tin rằng cái chết thì tốt hơn trạng thái đau đớn của đời sống bệnh tật. Làm y theo lời khuyên của các thầy này, người bệnh ấy đã qua đời; và đức Phật đã tẩn xuất các thầy này ra khỏi tăng đoàn. Như vậy, theo cái nhìn của đức Phật, khuyến khích một người bệnh buông bỏ đi đời sống, hay từ bỏ ý chí muốn sống thì không được coi là một hành động từ bi. Thay vì cố gắng làm ngắn giai đoạn chuyển tiếp đến cái chết của người bệnh, đức Phật tập trung vào việc giúp vị ấy thấu hiểu khổ đau và sự kết thúc khổ đau.

Điều này là bởi Ngài xem mỗi khoảnh khắc của đời sống là một cơ hội để thực hành và nhận lợi ích từ Pháp. Có một nguyên tắc được nhiều người biết đến trong mọi truyền thống thực hành thiền, rằng một thoáng quán chiếu về khổ đau của hiện tại thì ích lợi hơn việc xem giây phút hiện tại với sự chán ghét và hy vọng về một tương lai tốt hơn. Nguyên tắc này áp dụng vào lúc kết thúc đời sống, cũng như vào bất cứ giai đoạn nào của đời sống. Thực tế, đức Phật khuyến khích các tỳ-kheo cần luôn quán chiếu về cái chết như là điều có thể xảy ra bất cứ lúc nào, cho dù khi sức khoẻ còn bình thường, để họ có một ý thức về tính cấp bất trong việc thực hành của họ, và để họ giữ chánh niệm với giây phút hiện tại. Nếu bạn biết xem mọi khoảnh khắc có thể là giây phút sau cùng của bạn, thì khi giây phút sau cùng đến, bạn sẽ đối diện với nó có sự chuẩn bị.

Thường nhất, tuy nhiên, một người bệnh hay sắp chết thì không sống được với sự tỉnh thức cần thiết này, vì vậy điều trước hết trong việc khuyên bảo một người như vậy là hãy từ bỏ đi mọi chướng ngại cảm xúc để quay về hiện tại. Kinh điển Pali nói đến hai sự chướng ngại: lo lắng về những trách nhiệm mà mình để lại, và sợ hãi về cái chết. Có một bài kinh cảm động, kể về một người đàn ông sắp qua đời, và vợ của ông đã an ủi ông là không nên lo lắng. Bà nói rằng bà có thể chu toàn cho bản thân và con cái của họ khi vắng mặt ông; bà sẽ không tái hôn với người đàn ông khác; và bà sẽ tiếp tục tu tập theo Pháp. Với mỗi lời hứa, bà lập lại đoạn, “Vì vậy chớ lo lắng gì khi ông qua đời. Cái chết là khổ đau đối với ai lo lắng. Đức Thế Tôn từng nhắc nhở rằng chớ có lo âu tại thời điểm sắp chết.” Thật bất ngờ, người đàn ông này đã bình phục. Và trong khi vẫn còn rất yếu, ông đã đi đến đảnh lễ đức Phật, thuật lại với Ngài những lời hứa của vợ ông. Đức Phật nhân đó giải thích nhân duyên tại sao người đàn ông ấy có được sự may mắn như vậy, khi gặp một người vợ khôn ngoan và đầy lòng từ mẫn.

Về nỗi sợ hãi cái chết, đức Phật lưu ý rằng một trong những lý do chính của nỗi sợ này là ký ức về những điều gây tổn hại hay xấu ác mà bạn đã tạo ra trong quá khứ. Vì vậy Luật tạng cho thấy rằng, các thầy tỳ-kheo thường an ủi một thầy đồng tu sắp qua đời bằng việc yêu cầu vị ấy nhớ lại điều tích cực nhất - việc chứng đạt thiền cao nhất của vị ấy – và tập trung suy nghĩ của vị ấy vào đó. Theo cách tương tự, sự thực hành phổ biến ở những quốc gia Phật giáo ở châu Á là nhắc nhở người sắp chết nhớ lại những việc làm bố thí hay những hạnh lành mà vị ấy đã thực hiện trong đời sống này. Cho dù người ta không thể tập trung chánh niệm và tỉnh giác cần thiết để đạt lấy một tuệ quán sâu hơn về hiện tại, thì bất kỳ bài giảng Pháp nào mà nó giúp làm giảm đi những lo lắng và ngăn chặn những nỗi sợ hãi là một hành động của lòng bi mẫn chân thực.

Tuy nhiên, đức Phật giảng giải rằng có thêm ba lý do khiến người ta sợ hãi cái chết: chấp thủ vào thân xác, chấp thủ vào những lạc thú giác quan, và thiếu một tuệ quán trực tiếp về Pháp không sinh diệt. Những chỉ dẫn của Ngài dành cho người bệnh và sắp qua đời như vậy tập trung vào việc cắt bỏ những nguyên do sợ hãi này tại căn gốc. Ngài đã từng viếng thăm một người bệnh và bảo các tỳ-kheo ở đó hãy tiếp cận với niệm tử bằng sự chánh niệm và tỉnh giác. Thay vì tập trung vào việc họ có bình phục hay không, họ nên quán sát những trạng thái cảm thọ mà họ đang kinh nghiệm: đau khổ, dễ chịu, hay trung tính. Ví dụ, quán sát một cảm giác khổ đau họ nên chú ý về tính không lâu bền của nó, và rồi tập trung vào tiến trình tan biến liên tục của những cảm thọ khổ đau đó. Sau đó họ có thể áp dụng sự tỉnh giác như vậy vào những cảm thọ dễ chịu hay trung tính. Kiên định trong việc tập trung sẽ làm sanh khởi một tri giác thoát khỏi những cảm thọ giác quan, và từ đây họ có thể phát triển sự tự tại và buông xả, đối với cả thân thể và những cảm thọ. Vì rằng sự buông xả sẽ đưa đến một sự quán sát chân thực vào Pháp mà nó sẽ chấm dứt tất cả những sợ hãi về cái chết.

Có một lần, Tôn giả Xá-lợi-phất viếng thăm vị thí chủ nỗi tiếng của đức Phật là trưởng giả Cấp Cô Độc, khi ông sắp qua đời. Khi nhận thấy bệnh tình của trưởng giả Cấp Cô Độc đang trở nên tồi tệ, tôn giả khuyên ông hãy tự kiềm chế, theo cách “tôi sẽ không chầp thủ vào mắt; thức của tôi sẽ không phụ thuộc vào mắt. Tôi sẽ không chấp thủ vào tai; thức của tôi sẽ không phụ thuộc vào tai,” và tương tự như vậy đối với sáu giác quan và đối tượng của chúng, và bất cứ trạng thái tâm nào tuỳ thuộc vào chúng. Mặc dù trưởng giả Cấp Cô Độ không thể phát triển được ý thức không tuỳ thuộc này theo những hướng dẫn của tôn giả Xá-lợi-phất, ông đề nghị rằng những chỉ dẫn này cũng cần trao cho những vị cư sĩ khác, vì sẽ có những người hiểu được và có lợi ích từ những chỉ dẫn này.

Hiển nhiên, những chỉ dẫn này được dựa trên lời dạy của đức Phật về việc trạng thái tâm của chúng ta ảnh hưởng đến tiến trình chết và tái sinh như thế nào, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng chỉ thích hợp cho những người tự nhận mình là Phật tử. Bất kể tín ngưỡng tôn giáo của bạn là gì, khi bạn đối diện với khổ đau bạn chắc chắn sẽ thấy giá trị của những lời chỉ dẫn mà chúng chỉ cho bạn cách làm vơi giảm khổ đau bằng việc khám phá khổ đau ở bên trong. Nếu bạn có khả năng thực hành những chỉ dẫn này, thì hãy thử thực hành theo. Và nếu bạn đạt được sự Bất tử ngang qua nỗ lực của mình, bạn sẽ không còn bận tâm đến việc mình là Phật tử hay không Phật tử.

Điều này được minh chứng bằng một câu chuyện khác cũng liên quan đến tôn giả Xá-lợi-phất. Khi viếng thăm một vị Bà-la-môn cao tuổi sắp qua đời, tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng các Bà-la-môn thường mong muốn được hợp nhất với Phạm thiên, vì vậy thầy dạy cho ông lão này cách phát triển bốn thái độ của một vị Phạm thiên - từ, bi, hỷ, xã vô lượng. Làm theo những chỉ dẫn này, vị Bà-la-môn đã tái sanh vào cõi Phạm thiên sau khi qua đời. Tuy nhiên, đức Phật sau đó đã khiển trách tôn giả vì thầy đã không dạy cho vị Bà-la-môn cách quán sát khổ đau, vì nếu làm như vậy, vị Bà-la-môn sẽ kinh nghiệm được niết-bàn và hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử.

Điều đáng chú ý về những chỉ dẫn này là rằng, từ cách nhìn của đức Phật, Pháp cho người sắp qua đời không khác với Pháp được dạy cho người đang có sức khoẻ bình thường. Nguyên nhân khổ đau ở trong mọi trường hợp là giống nhau, và con đường đưa đến sự kết thúc là cũng giống nhau: hiểu rõ khổ đau, đoạn trừ nguyên nhân, nhận ra sự chấm dứt của nó, và phát triển những đặc tính tâm mà chúng đưa đến sự chấm dứt đó. Khác nhau duy nhất là rằng trạng thái cận kề cái chết khiến cho việc giảng Pháp vừa dễ hơn lại vừa khó hơn. Dễ hơn bởi vì người bệnh đã thoát khỏi những trách nhiệm ngoại tại và có thể thấy rõ sự cấp thiết trong việc thấu hiểu và giải thoát khổ đau; khó hơn bởi vì bệnh nhân có thể quá suy yếu về cả thể lực và ý chí, do vì sợ hãi và lo âu, để áp dụng những chỉ dẫn vào trong thực hành.

Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi - cả nơi việc quán sát những vị thầy của tôi đã thực hiện những chỉ dẫn này và cả nơi việc nỗ lực thực hiện chúng cho bản thân – tôi đã học được hai bài học quan trọng. Thứ nhất, những bệnh nhân thích hợp nhất cho việc thực hiện Pháp khi lâm bệnh hay lúc sắp qua đời là những người không khổ đau với những ký ức về những điều gây hại và xấu ác mà họ đã làm trong quá khứ, và những người đã có tiến bộ trong thực hành thiền trước thời điểm họ bị bệnh. Cho dù người thực hành đó không phải là Phật tử, bằng trực giác họ cảm nhận được thông điệp của đức Phật về khổ và có thể sử dụng thông điệp đó làm giảm đi những khổ đau của chính họ. Bài học ở đây là rằng nếu bạn biết bạn sẽ chết vào một ngày nào đó, bạn sẽ tránh làm những điều xấu ác và bắt đầu thực hành thiền cho chính mình, để sẵn sàng đón nhận bệnh tật và cái chết khi chúng đến. Như vị thầy của tôi, ngài Ajaan Fuang, đã từng nói, khi bạn thực hành thiền là bạn đang thực hành cách để chết – cách giữ chánh niệm và tỉnh giác, cách làm giảm khổ đau, cách kiểm soát những suy nghĩ luôn thay đổi và có thể đạt đến sự Bất tử - để khi thời điểm cận kề cái chết, bạn sẽ có kinh nghiệm để thực hành nó.

Bài học thứ hai là rằng nếu bạn muốn giúp người khác vượt qua sự sợ hãi về cái chết, bạn cũng phải học cách vượt qua nỗi sợ hãi của bạn về cái chết, bằng việc từ bỏ sự thủ chấp vào thân xác, từ bỏ sự thủ chấp vào những thú vui giác quan, tránh làm những điều xấu ác, và có một tuệ quán về sự Bất tử. Với việc vượt qua nỗi sợ của chính mình, bạn sẽ có ảnh hưởng tích cực hơn trong việc giảng Pháp cho người sắp qua đời. Bạn sẽ không bối rối trước cái chết. Bạn có thể truyền đạt trực tiếp những điều cần thiết cho người sắp chết, và những lời của bạn sẽ có trọng lượng hơn, vì chúng đến từ kinh nghiệm trực tiếp. Lòng bi mẫn của bạn được huấn luyện không phải bằng sách vở hay cảm giác, mà bằng một tuệ quán sáng suốt về những gì chết và những gì không chết.

Cuối cùng, hai bài học này hợp lại thành một: hành thiền, như là một hành động bi mẫn đối với chính bạn và với cả người khác, dù khi cái chết dường như còn ở rất xa. Khi thời điểm chết cận kề, bạn sẽ giảm đi gánh nặng cho những người đang quan tâm đến bạn. Đồng thời, nếu bạn được mời đến trợ giúp những người lâm trọng bệnh hay sắp qua đời, lòng bi mẫn của bạn sẽ thật sự hữu ích hơn, và bạn sẽ có một thông điệp hữu hiệu hơn để truyền đạt.

Tỳ-kheo Thanissaro - Nguyên Hiệp dịch
Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2012(Xem: 10021)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4981)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9799)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
29/06/2012(Xem: 4361)
Khi chúng ta sinh ra, cha mẹ hoặc người thân phải đăng ký để chúng ta có được tấm giấy khai sinh, biết được ngày, nơi chốn mà mình ra đời. Khi lớn lên một chút ta đến trường đi học, rồi từng bưóc ta vào tiểu học trung học, đại học, dù đến đâu và làm gì, ta cũng đều ghi danh, nộp đơn, xin giấy tờ v.v... Ta lại phải đăng ký để có những giấy tờ cần thiết mà quốc gia xã hội đó yêu cầu. Khi đi làm ta cũng điền đơn, bằng cấp, giấy tờ, mới hy vọng có đưọc công việc vững vàng.
07/06/2012(Xem: 6197)
Những trường hợp “đầu thai” tại bản Chiềng Châu (Mai Châu, Hòa Bình) diễn ra từ hàng chục năm nay. Những đứa trẻ khi sinh ra hoàn toàn bình thường, đến khi 3-4 tuổi lại nhận mình là… con của những gia đình khác xa đến cả chục cây số.
02/05/2012(Xem: 6070)
Trong khi những tinh yếu của giáo lý Phật giáo như bất bạo động, duyên khởi (sinh môi), vô ngã (tâm lý học hiện đại), vô thường (Thuyết tương đối)… được Tây phương tiếp nhận niềm nở vì khế hợp với những khám phá khoa học hiện đại, những giải thích về nghiệp báo và tái sinh gây ra những khó khăn về nhận thức luận cho các Phật tử Tây phương. Trong Banguyên tắc để kiểm chứng ‘chánh pháp’, thường gọi là ‘Tam Pháp Ấn’ không có ‘nghiệp’ và ‘tái sinh’, tuy nhiên đối với Phật tử Á châu, nghiệp và tái sinh đồng nghĩa với ‘Phật giáo’. Không thể ‘có’ Phật giáo nếu không có ý niệm nghiệp. Nghĩa là không ai có thể tự gọi mình là Phật tử nếu không chấp nhận hay tin lý thuyết ‘Nghiệp’.
02/05/2012(Xem: 5054)
Lama Zopa Rinpoche là giám đốc đỡ đầu của FPMT (Trung tâm Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa), là một hệ thống các trung tâm, tự viện, trạm xá, trường học Phật giáo trên toàn thế giới. Ngài là tác giả của nhiều đầu sách như Làm thế nào để được Hạnh phúc; Chuyển hóa khổ đau thành hạnh phúc; và Sự Làm Lành Tối Thượng. Kathleen McDonald xuất gia theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng năm 1974. Bà cũng là tác giả của nhiều sách Phật giáo nổi tiếng như bộ sách Phương Cách Hành Thiền; Đánh Thức Tâm Từ Bi: Thiền quán về Tâm từ bi.
07/04/2012(Xem: 4433)
1. Bản thân của người vãng sanh phải hội đủ Tam Tư Lương (ba điều kiện) Tín Hạnh Nguyện, lúc bình thường phải dặn dò gia quyết chú ý những điều cần biết khi vãng sanh, Đại Sư Ngẫu Ích dạy: Có được vãng sanh toàn do tín nguyện có hay không, phẩm vị cao hay thấp đều do trì danh sâu hay cạn. 2. Con cái quyến thuộc phải phát đại hiếu tâm và từ bi ân huệ tâm, tuân theo lời Phật dạy như pháp hộ trì cha mẹ thân nhân vãng sanh tây phương, thì gọi là: Tự thoát khỏi trần lao, mới có thể thành tựu. 3. Các liên hữu chân thành hết lòng hộ niệm, thành tựu cho người khác vãng sanh, sẽ được quả báo người khác thành tựu cho mình vãng sanh. Tổ Ấn Quang nói: Khuyên bảo mọi người nên tu tịnh nghiệp, nguyện cho chúng sanh đó là bổn nguyện của Phật. 4. Nếu có thể y theo ba yếu tố như pháp hộ trì trợ niệm, thì nhất định vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh tây phương, viên thành Phật đạo, công đức không thể nghĩ bàn. Nếu vãng sanh có chướng ngại, thì phải chân thành cầu Phật gia t
03/03/2012(Xem: 3665)
Nhân mùa An cư tại Thiền viện Trúc Lâm, quý Phật tử trong đạo tràng về đây cúng dường, và tâm khao khát Phật pháp nên thỉnh quý thầy nói chuyện đạo lý để huân tập sâu chủng tử giác ngộ. Tinh thần khao khát đối với pháp của Phật là điều rất quý. Hôm nay, quý thầy nói về đề tài Chết Sống để nhắc nhở cho tất cả cùng ứng dụng tu tập. Lâu nay đa số người thường nói là sống rồi tới chết, con người có sanh ra rồi có tử, là có sống chết. Nhưng ở đây, quý thầy nói ngược lại là Chết Sống.
01/03/2012(Xem: 4032)
Cư Sĩ Nguyễn Hà Minh, bút hiệu Liên Hoa, Pháp danh Thiện Pháp, Chủ biên Trang Nhà Liên Hoa, Cộng tác viên www. thuvienhoasen.org và www.quangduc.com đã từ trần tại tư gia Houston, Hoa Kỳ lúc 8.45 sáng ngày thứ ba, 28/2/2012, nhằm ngày 7-2-Nhâm Thìn, hưởng thọ 62 tuổi.Anh đã được BS. cho biết trước chỉ còn có thể sống được từ 3 đến 6 tháng, nay sau gần một năm ở lại với gia đình, với bạn bè, với trần gian, anh đã từ giã cõi đời. Xin anh hãy thanh thản ra đi, thế gian này không có gì để lưu luyến và xin chân thành phân ưu cùng chị Diệu Tịnh, người bạn đạo và bạn đường thân thiết của anh cùng toàn thể tang quyến. Thành kính nguyện cầu: Hương Linh Thiện Pháp Nguyễn Hà Minh sớm tái sinh vào cõi giới an lành. Xin giới thiệu với quý độc giả bài viết của anh ghi lại ngày sinh nhật lần cuối:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]