Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Các hiện tượng người chết không siêu thoát, phải sanh vào các ác đạo

07/05/201318:01(Xem: 3000)
V. Các hiện tượng người chết không siêu thoát, phải sanh vào các ác đạo

Bộ Phim: Trợ Niệm Và Chuẩn Bị Khi Lâm Chung

V. Các Hiện Tượng Người Chết Không Siêu Thoát, Phải Sanh Vào Các Ác Đạo

Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn

Nguồn:Tỳ kheo Thích Nhuận Nghi biên soạn


V.1. Thân Trung Ấm



Sau khi tắt thở, thần thức (còn gọi là linh hồn) người chết, nếu chưa được giải thoát, phần nhiều trải qua giai đoạn tối tắm mờ mịt, đến ba ngày sau sau mới biết mình đã chết. Khi đó, người chết bắt đầu đi vào thân trung ấm, thấy được những kẻ thân thuộc của mình, nên đắn đo tự hỏi không biết ta đã chết chưa. Vì thế, hơn lúc nào hết, con cháu người thân nên luân phiên niệm Phật, để nhờ oai lực Phật dắt dìu người thân đã chết về cõi Tịnh độ.

Khi con người bỏ thân xác này, chuyển qua một thế giới mới, chính họ đang ngơ ngác không biết đi đường nào cho phải, thế nên phải nhờ vào phương pháp niệm Phật để cứu độ cho họ. Việc gia đình mời được những bậc thiện tri thức khai thị cho họ biết đường vãng sanh về cõi Phật là điều vô cùng trọng yếu. Lúc này người vừa chết chưa được giải thoát, nên quanh quẩn trong gia đình và người thân. Họ cũng kể lể khóc than, nhưng những người thân trong gia đình hoàn toàn không hiểu được. Rồi người chết buồn rầu giận dữ, khóc lóc, thấy người thân con cháu gọi đến tên mình rồi than khóc, thấy hình ảnh mình cùng các phẩm vật bày trên bàn thờ, họ tự nhủ “Ta đã chết rồi sao?”. Lúc ấy họ hết sức đau khổ, muốn đến nói với gia đình rằng “Tôi còn sống đây!”, nhưng không ai thấy nghe cả. Việc này khiến người chết giận dữ, bỏ đi, không nghĩ đến cảnh giới lành dữ thế nào. Đây là tình trạng những hương linh đang sống trong cảnh khổ bơ vơ không nơi nương tựa, sắp đi vào các đường ác. Lúc này thân trung ấm, hay linh hồn có yêu mến người thân gia đình bao nhiêu đi nữa, nhưng vì âm dương cách trở cũng không thể đến với nhau được. Vì thế, để tránh đi vào đường ác, thân trung ấm nên yên lòng niệm Phật A-di-đà hay bồ tát Quan Thế Âm, cầu xin các Ngài cứu độ. Đây cũng là lúc gia đình phải hết lòng niệm Phật để cứu độ người thân đang ở thân trung ấm bơ vơ.

Lúc đó có trận cuồng phong dữ dội thổi đến, nào đá lỡ sấm dậy, có những hạng người mặt mày hung dữ làm cho thân trung ấm khiếp sợ, thân này bèn chạy khắp nơi tìm nơi ẩn nấp như cầu cống, miếu, các lăng tháp… Khi đó thân trung ấm cực kỳ buồn khổ, sợ hãi, không có nơi nương tựa, rất muốn làm lại thân người nhưng không được, vì thi thể của mình trước kia bị gia đình người thân bỏ vào hòm, hay chôn xuống đất, hoặc đã hỏa táng rồi, không có thân xác nào nhập vào được. Đang lúc khiếp sợ đó, thân trung ấm thấy có những luồng ánh sáng yếu ớt của lục phàm hiện ra: ánh sáng cõi Người, Trời, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Các luồng ánh sáng đó chiếu đến, người chết cảm với luồng ánh sáng nào thì luồng ánh sáng đó sẽ sáng lên. Ánh sáng cõi Trời màu hơi trắng. Ánh sáng cõi Người màu hơi vàng. Ánh sáng cõi A tu la màu hơi lục. Ánh sáng địa ngục màu khói đen. Ánh sáng ngạ quỷ màu đỏ. Ánh sáng súc sanh màu hơi xanh. Ánh sáng hào quang của các cõi Phật thì sáng rực rỡ. Nhưng vì nghiệp lực nặng nề, người chết khi thấy các hào quang sáng chói của cõi Phật thì sợ hãi, chỉ ưa thích các ánh sáng yếu ớt dễ chịu trong lục đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trời, Người, A-tu-la chiếu đến, nên tham đắm liền đầu thai vào lục đạo chịu khổ mãi trong vòng luân hồi. Vì thế, nếu đã biết được, ta cần phải tránh xa lục đạo ra. Khi thấy hào quang sáng chói mãnh liệt thì biết đó là hào quang của chư Phật, không nên sợ hãi, không khiếp nhược, lập tức niệm Phật A-di-đà, bồ tát Quán Thế Âm, đem toàn thân nương vào đó, tức khắc sẽ được sanh về cõi Phật an vui, xa lìa khổ não trong sáu đường khổ.

Có khi người chết vì nghiệp duyên quá nặng nên lang thang trong cõi âm, thấy nhiều cảnh tượng rất ghê sợ như: tối tăm, bão táp, sấm sét, sương mù v.v… thì khiếp sợ quá đỗi, phải tìm phương trốn tránh, bỏ cả thân mạng mà tuôn chạy. Khi ấy họ lại thấy ở trước mắt có núi đèo, hang hố, cây cối, bụi rừng. Vì muốn vội vàng tránh thoát, nên họ không kịp lựa chọn phải vào chỗ nào, chỉ cần biết phải nấp vào một nơi nào đó. Khi có chỗ nấp thì không muốn ra khỏi nữa, sợ rằng nếu ra khỏi sẽ bị khổ sở. Rốt cuộc họ không ngờ mình đã trở lại thọ thân hèn hạ và chịu thêm nhiều đau khổ!

Nay xin lược thuật nghiệp thức của kẻ chết, nếu sắp sanh vào đường A-tu-la, sẽ có các hiện tượng như sau: thấy những vườn cây khả ái và những vầng lửa lẫn lộn chuyển xoay. Nếu người chết thấy những cảnh tượng ấy mà sanh lòng vui vẻ đi đến đó, tức là đầu thai vào đạo A-tu-la.

Nếu nghiệp cảm của kẻ chết sắp sanh vào đường súc sinh, thì họ tự cảm thấy có núi non, hang hố, vực sâu hiện ra trước mắt, nếu muốn vào trong đó tức là đầu thai vào đường súc sinh.

Nghiệp cảm của kẻ chết nếu sắp sanh vào đường ngạ quỷ thì họ sẽ tự thấy có một bãi sa mạc không cây cối, hoặc có những hang hố, cỏ cây khô héo… Đó là cảnh tượng của ngạ quỷ, nếu sanh vào trong đó thì luôn luôn chịu đói khát và hết sức khổ sở.

Nếu nghiệp cảm của người chết sắp sanh vào địa ngục, thì họ cảm thấy trong thân mình như bị gió lạnh áp bức. Rồi họ lại tự thấy những ngọn lửa của địa ngục bốc lên, vì ưa sự ấm áp, nên vội đi vào trong đó. Nếu kẻ chết sanh vào địa ngục Đại hàn, thì trước hết cảm thấy trong thân mình như bị chạm phải luồng gió nóng, hay bị lửa đỏ nung đốt, cho nên khi hơi mát trong địa ngục đại hàn bốc lên, họ cảm thấy sảng khoái dễ chịu. Vì ưa mát mẻ nên vội vàng đi vào trong cảnh ấy, lập tức họ sẽ bị bó buộc không thể nào tránh thoát được nữa.

Hơn nữa, nếu lúc còn sống, trong khi gây nghiệp, thường có bạn bè hùa nhau giúp đỡ, thì khi lâm chung người chết sẽ thấy bạn bè đồng nghiệp với mình ngày trước hiện ra trước mắt. Khi đó vì xúc động, nhớ đến tình cảm ngày xưa, người chết vội vàng chạy đến với bạn. Nhưng khi đã đến rồi, thì cảnh ấy hoàn toàn thay đổi, người chết phải chịu mọi điều khổ sở.

Nếu biết được thế, khi thấy những cảnh tượng trên, ta phải giữ vững tâm chí, chớ nên vội vàng đi đến, cần phải nên chăm lòng cung kính niệm danh hiệu Phật A-di-đà, để cầu Ngài đến cứu độ cho mình là tốt nhất.

V.2. Chuyển sanh vào loài bàng sanh



Theo nghiệp cảm, người chết nếu sanh vào bàng sanh thì có thể thành một trong bốn loài: Thai, noãn, thấp, hóa.

V.2.1. Đọa vào loài thai sinh và noãn sinh

Nếu người nào lòng xan tham tật đố nặng nề, thì sẽ đầu thai làm các loài như: chó, mèo... (thai sinh). Còn ai lòng sân hận quá nặng, thì đọa làm loài rắn rết, bò cạp... (noãn sinh). Còn người nào lòng dâm dục nặng nề, thì đọa làm loài uyên ương, chim tước, chim cáp v.v... (vì những loài này dục tình lắm nặng nề). Người nào ưa chơi bời trụy lạc, thì đọa làm loài vượn, khỉ v.v... (thai sinh).

Tóm lại, cội gốc của tội lỗi là do ở ngu si mà ra.

Có khi người chết bỗng thấy những loài hữu tình đồng loại vừa ý, nên vội vàng chạy đến. Tuy các loài này cũng nương theo nhân duyên hòa hợp của cha mẹ mà đầu thai, nhưng những điều kiện trói buộc của thế giới này đơn giản hơn so với đường vào cõi Người, cho nên rất dễ bị đọa vào.

V.2.2. Đọa vào loài thấp sinh

Loài thấp sinh là loài nương vào chỗ ẩm thấp mà sinh sống. Người chết có khi vì ngửi được mùi vị của chỗ mình sắp đến thọ sanh, sanh lòng ưa đắm, liền đến đó nương vào. Chỗ thấp sinh là những nơi ẩm thấp, bùn lầy nhơ nhớp, người chết lấy đó làm tự thể, chứ nơi đó không có tinh huyết của cha mẹ hòa hợp. Khi đi đến nương vào chỗ ẩm thấp để thác sanh, người chết bạ vào vật gì mục nát, hoặc là phân bón v.v... tùy theo nghiệp lực của mình mà đến gần gũi ưa đắm thác sanh.

V.2.3. Đọa vào loài hóa sinh

Hóa sinh là những loài rồng, loài chim kim sí. Cũng là gốc ở trong bốn loài: thai, noãn, thấp, hóa mà ra, nhưng nó là loài hóa sinh đặc biệt, được hưởng thọ sự sung sướng như các cõi Trời. Tuy nhiên, những loài này thuộc về súc sanh, một trong ba ác đạo, chúng vẫn không thoát khỏi sanh tử luân hồi và phải chịu nhiều khổ não khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/12/2010(Xem: 8035)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
06/12/2010(Xem: 3955)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3168)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 3986)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 5773)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 18195)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 7426)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 6501)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5012)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
21/10/2010(Xem: 4945)
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết. Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giới sanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567