Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương bảy: Kết luận

07/05/201317:44(Xem: 4309)
Chương bảy: Kết luận

Thuyết Luân Hồi Và Phật Giáo Tây Phương
(Rebirth And The Western Buddhist)

Chương Bảy: Kết Luận

Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch

Nguồn:Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch


Chúng ta đã chứng minh rằng người thực hành Giáo Pháp cần phải nhận biết luân hồi là điều có thật, rằng quả thật Đức Phật đã có dạy về luân hồi, và rằng đã có những bằng chứng, trong số đó là những bằng chứng có tính chất khoa học ở mức độ cao. Khi xét lý luận chứng minh luân hồi của các học giả Phật giáo, chúng ta thấy có những ý kiến dựa trên những điều mê tín mà ngày nay khoa học thực nghiệm đã bác bỏ, và những ý kiến khác thì dựa trên những suy luận có tính cách giáo điều, đáng nghi ngờ đối với nhiều người, và bị những người duy vật bác bỏ.

Ngày nay chủ nghĩa duy vật rất mạnh, không dễ bị phản bác. Nền móng của chủ nghĩa duy vật hiện đại là thuyết cơ học của Khoa Học thế kỷ mười chín, mà dù đã bị đẩy lui ở ngành khoa học căn bản nhất, tức vật lý, nhưng vẫn giữ ưu thế ở môn sinh học và cũng vẫn còn trong những ý thức hệ khoa học như chủ nghĩa Marx. Phật giáo Tây Phương không cần biết đến khoa học mà cũng không nên rút lui trước khoa học. Họ cần phải đi đến những sự tổng hợp mới. Trong quá khứ, mỗi khi được du nhập vào một xứ nào, Phật giáo lại được hòa trộn một cách hợp lý vào tập tục của bản địa. Thí dụ, ở Tây Tạng một số thành phần của đạo Bon bản địa đã được đưa vào Phật giáo, và ngược lại đạo Bon cũng được chuyển hóa do ảnh hưởng của Đạo Phật. Người ta không thể nói rằng Phật giáo đã được thiết lập ở Tây Phương, cho đến khi nào mọi người đều có thể chấp nhận giáo lý Phật giáo mà không cảm thấy những giáo lý này mâu thuẫn với sự thật khoa học. Hiện tại, một số người có học thức ở Tây Phương cũng tự nhiên xem nhiều giáo lý truyền thống của Phật giáo là mê tín. Tất cả đều bác bỏ những giáo thuyết như “đất phẳng” và sự sinh ra tự nhiên của loài côn trùng, nhưng cũng có những người không chỉ chối bỏ tất cả những hình thức lễ nghi, chủ nghĩa tu viện, và những pháp tu tập với các vị thần, mà lại còn bác bỏ cả thuyết luân hồi, và như vậy họ chỉ có thể chấp nhận đa số giáo lý Phật giáo với lối diễn dịch tượng trưng, yếu ớt. Vì vậy, cần phải đưa phương pháp nghiên cứu khoa học vào Phật giáo, và các giáo thuyết Phật giáo cần phải được trắc nghiệm một cách khoa học, nếu có thể. Như vậy kết quả sẽ là nhiều giáo thuyết huyền hoặc hoặc bị loại bỏ hay được sửa đổi, nhưng trong khi đó Phật giáo sẽ đạt được sức mạnh và sự phổ quát bằng cách nghiên cứu với sự vô tư và rộng mở, không dễ tin mà cũng không đa nghi.

Chúng ta đã thấy rằng luân hồi là một sự thật được chứng nghiệm và đang được khảo sát một cách khoa học. Chương Sáu đã nói sơ lược về việc khảo sát này, và cho thấy rằng chúng ta không nên bác bỏ thẳng thừng khả năng người ta có thể tái sinh trong những cõi phi nhân, dù sự kiện này hiếm có hơn là như giáo lý truyền thống đã dạy, và cũng cho thấy rằng khi dùng phương pháp lùi lại quá khứ bằng thôi miên, chúng ta sẽ có thể dựng lên hình ảnh xác thực hơn về những gì người ta trải qua trong cõi trung gian giữa hai kiếp. Chắc chắn Phật giáo không thể bỏ qua kỹ thuật này, vì đây là một phương tiện nghiên cứu giá trị trong những lãnh vực mà trước đây chỉ thuộc về những hành giả thành tựu, và thêm nữa đây là một sự phụ trợ trực tiếp cho việc thực hành tu tập của cá nhân.

Dù Phật giáo có tham dự hay không, việc nghiên cứu một cách khoa học về luân hồi và những lãnh vực liên quan như siêu tâm lý học, chứng nghiệm tôn giáo, kinh nghiệm ngoài thể xác, và kinh nghiệm cận tử cũng sẽ tiếp tục phát triển thành một khoa học tôn giáo có thể chấp nhận được đối với mọi người trên thế giới, giống như môn vật lý và môn hóa học đã được chấp nhận ngày nay. Sự nghiên cứu này chắc chắn sẽ cống hiến cho sự thăng hoa của ý thức tâm linh vốn đang dần dần có đà tiến lên. Nguyện những trang sách này cũng đóng góp vai trò của mình trong sự tỉnh thức tâm linh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2011(Xem: 3615)
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cõi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng...
31/08/2011(Xem: 7992)
Đối diện với cái chết trong một trạng thái an bình là một vấn đề khó. Theo ý nghĩa thông thường, dường như có hai cung cách để đối phó với rắc rối và khổ đau. Thứ nhất, đơn giản là cố gắng tránh rắc rối, đặt nó ngoài tâm thức chúng ta, mặc dù thực tế vấn đề vẫn ở đấy và không giảm thiểu. Một cung cách khác để đối phó với vấn đề này là nhìn một cách trực tiếp vào rắc rối và phân tích nó, làm cho nó quen thuộc với chúng ta và làm cho rõ ràng rằng nó là một phần trong đời sống của tất cả chúng ta... Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
22/08/2011(Xem: 5179)
Tất cả chúng ta đều ít nhiều ray rứt về vấn đề: làm thế nào để tìm thấy sự thanh thản trong lúc sống cũng như khi cái chết xảy đến? Chết là một hình thức của khổ đau, một thứ kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều tìm cách tránh né, thế nhưng sớm hay muộn thì cái chết cũng sẽ đến với mỗi người trong chúng ta... Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thản và điềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
21/08/2011(Xem: 2883)
Rõ ràng, mình chính là vị cứu rỗi cho chính mình, chứ không hề có một năng lực nào khác nữa. Vậy thì, tại sao trong sinh hoạt của đạo Phật lại có mặt lễ cầu an và cầu siêu? Có phải điều đó đi trái lại với tinh thần đức Phật đã chỉ dạy? Có phải ta đang giao phó toàn bộ cuộc đời cho một đấng khuất mặt nào đó?
12/08/2011(Xem: 3138)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời. Sự nhất tâm của người trợ niệm cùng với công năng của sự niệm Phật sẽ gia hộ cho người bệnh sớm chấm dứt đoạn hành trình cuối cùng trong cuộc đời mình. Nhờ vậy, người bệnh sẽ được tự do, thanh thản và được vãng sanh về cảnh giới của chư Phật. Không có gì hạnh phúc hơn được sống và chết như thế.
03/08/2011(Xem: 10270)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
02/08/2011(Xem: 5343)
Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
31/07/2011(Xem: 5283)
Cái chết theo Tan-tra thừa là một quá trình tan biến tuần tự của thân xác vật chất và tâm thức, các hiện tượng tan biến này được phân loại thành nhiều cấp bậc...
19/07/2011(Xem: 3550)
Khi tôi ở trong trung hữu của sinh tới chết, tôi nguyện không uổng phí thời gian; Buông bỏ lười biếng, tôi nguyện chăm chú học, thấm nhập và thiền định về giáo pháp. Tôi nguyện thực hành thiền quán, hội nhập trên đạo lộ Hiện tướng và tâm. Liên Hoa Sinh . Tử thư Tây Tạng.
13/07/2011(Xem: 4180)
Người mới tắt hơi, điều thiết yếu là không nên vội di động. Hoặc kẻ chết thân mình dính chất dơ cũng không nên gấp lau rửa, phải đợi qua tám tiếng đồng hồ, hay ít nhứt cũng ba giờ, mới được tắm rửa thay đổi y phục. Trước và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có hại, vì làm cho kẻ mạng chung sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát. Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong nhơn. Nếu muốn khóc lóc, phải đợi tám giờ sau. Tại sao thế? Vì bịnh nhơn tuy tắt hơi nhưng thức A Lại Da còn chưa đi. Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa. Điều này rất quan hệ, rất cần yếu, nên để ý ghi nhớ kỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567