Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời của người dịch

07/05/201317:32(Xem: 4640)
Lời của người dịch

Thuyết Luân Hồi Và Phật Giáo Tây Phương
(Rebirth And The Western Buddhist)

Lời Của Người Dịch

Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch

Nguồn:Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch


Người Tây Phương thường được nuôi dạy với ý tưởng cho rằng không có sự thật về thuyết luân hồi, nhưng khi tiếp xúc với Phật Giáo (PG) họ nhận thấy rằng truyền thống PG luôn xem sự thật của luân hồi là điều tất nhiên, và thường xem thuyết luân hồi là một trong những giáo lý căn bản. Sự bất đồng ý kiến này là một vấn đề đối với nhiều người mà vì lý do này hay lý do khác đã cảm thấy sự hấp dẫn của PG. Ít có người Tây Phương nào có thể chấp nhận mà không thắc mắc về những giáo lý của một tông phái PG nào đó, nhưng ngược lại sự cực lực bác bỏ thuyết luân hồi sẽ làm cho một pháp tu nào đó trở nên vụn vặt, không còn là một pháp môn trọn vẹn có hiệu quả.

Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay sẽ trình bày khá khúc chiết về tất cả những luận cứ xoay quanh thuyết luân hồi tái sinh theo cái nhìn của một tăng sĩ PG người Tây Phương, người đã được huấn luyện về khoa học thực nghiệm để tìm ra một con đường trung dung thích hợp nhất giữa hai thái cực chấp nhận không thắc mắc và cực lực bác bỏ.

Vị tăng sĩ tác giả sách này chính là Martin Willson, sinh năm 1946 tại Anh quốc. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Vật lý ở Đại học Cambridge năm 1973 về môn Phóng xạ thiên văn học, ông đến Úc để nghiên cứu Vật lý học thêm vài năm nữa, lần này về môn Khí hậu học. Sau đó ông nhận thấy việc nghiên cứu khoa học không thể giải quyết được những vấn nạn của thế gian, ông quay sang tìm hiểu về đạo học. Ông đến cư trú tại Học Viện Văn Thù (Chenrezig) một Trung Tâm Phật Giáo Tây Tạng ở vùng rừng núi thuộc tiểu bang Queensland. Chính tại nơi này, vào năm 1997 ông xuất gia và được cho thọ giới Sa Di. Trong ba năm, ông theo học với Lạt Ma Tiến sĩ Thubten Lodan và Lạt Ma Zasep Tulku, và với sự khuyến tấn của hai vị này ông bắt đầu phiên dịch những kinh sách cần thiết cho các chương trình giảng dạy. Năm 1980, Ngài chuyển đến Trung Phật Giáo Tharpa Choeling của Lạt Ma Tiến Sĩ Rabten, một nơi đào tạo tăng tài cho Tây phương ở Thụy Sỹ. Hiện nay Ngài chỉ đạo Ban Phiên Dịch cho Nhà Xuất Bản PG Wisdom ở Anh quốc.

Tập sách này Ngài viết ở Tharpa Choeling, Thụy Sỹ trong khoảng năm 1981-1982 cho một tạp chí PG và sau đó được góp lại để in thành sách vào năm 1986.

Nhận thấy tài liệu này có nhiều điều mới mẻ đối với đề tài Luân hồi và tái sinh nên chúng tôi chuyển ngữ sang tiếng Việt để cung cấp thêm một tài liệu nghiên cứu cho nền Phật học VN.

Chúng con xin chân thành cảm tạ TT Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc đã hoan hỷ dành thời giờ đọc bản dịch và viết lời giới thiệu cho tập sách này. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Đạo hữu Gia Khánh, Diệu Mỹ, Cao Thân, Tâm Lạc, Trọng Khương, Nhị Tường, Nguyên Thiện Bảo đã giúp nhiều việc khác nhau để hoàn tất dịch phẩm này trên máy vi tính trước khi gởi đến nhà in. Cuối cùng, chúng tôi cũng không quên tán thán công đức của gia đình Đạo hữu Nguyên Từ đã phát tâm ấn tống tập sách song ngữ Việt-Anh này để làm quà tặng cho quý đồng hương Phật tử và bè bạn xa gần nhân lễ Tiểu Tường Thân phụ của chị.

Xin chắp tay nguyện cầu cho Chánh Pháp được trường tồn , chúng sanh được an lạc. Và cũng xin nguyện cầu cho Cữu Huyền Thất Tổ, Cha Mẹ nhiều đời của chúng ta sớm tái sinh về cõi giới an lành.

Nam Mô A Di Đà Phật
Melbourne, Xuân Di Lặc, Bính Tuất - 2006
Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 9136)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
06/01/2011(Xem: 6018)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng...
05/01/2011(Xem: 10412)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
04/01/2011(Xem: 5951)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
03/01/2011(Xem: 19810)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
29/12/2010(Xem: 3717)
Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.
28/12/2010(Xem: 14572)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
21/12/2010(Xem: 4207)
Những vần kệ về Bardo từ Sáu Phương pháp Kỳ diệu để đạt được Giác ngộ mà Không cần Tu tập Ở đây ta sẽ giải thích ý nghĩa sâu xa về sự giải thoát nhờ việc lắng nghe cho người đã tới giờ chết. Trong ba loại bardo, loại thứ nhất là thời gian bardo của sự chết.
19/12/2010(Xem: 9937)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".
17/12/2010(Xem: 23415)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]