- Lời mở đầu
- Mọi người nên chuẩn bị cho chính mình
- Khi chết, không mang theo được bất cứ gì
- Cần biết trước cái chết sẽ đến
- Tâm tư nguyện vọng của người sắp lìa đời
- Nổi đau về thể xác của người sắp lìa đời
- Tâm tư tình cảm của người sắp lìa đời
- Cần tôn trọng ước nguyện của người sắp mất
- Nhận thức của ta sẽ thay đổi khi kề cận người sắp qua đời
- Ðiều nên tránh khi ở cạnh bên người sắp mất
- Sự bơ vơ đơn độc của người sắp qua đời
- Người sắp lìa đời với đức tin của họ
- Cầu siêu cho hương linh là điều cần thiết
- Những giai đoạn và diễn biến của sự chết
- Sự tan rã của tứ đại
- Người chết thường thấy lại bạn bè người thân đã qua đời trước đó như thế nào?
- Người mới qua đời có biết là họ đã chết rồi không
- Sáu cõi (lục đạo)
- Người vừa mới qua đời có thật là đã chết hẳn chưa?
- Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm
- Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm
- Ðầu thai khó khăn hay dễ dàng? Lâu hay mau?
- Khi chết, sinh mệnh kiếp đời trước sẽ chuyển qua sinh mệnh kiếp đời kế tiếp
- Sau khi chết, sự chuyển kiếp ra sao?
- Sự liên hệ giữa linh hồn và thể xác qua sợi dây liên kết
- Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?
- Những điều cần biết sau cõi chết
- Làm sao tránh được quả báo xấu xa về sau?
- Người trong gia đình nên làm gì khi người thân sắp mất
- Thân xác người mới mất nên giữ bao lâu
- Khi mất, thân xác nên chôn hay thiêu?
- Khi chết không mang theo được gì – khi chết, ta ra ði với 2 bàn tay trắng...
- Tài liệu tham khảo
Qua Cửa Chuyển Tiếp
Khi Chết Không Mang Theo Được Gì – Khi Chết, Ta Ra Đi Với 2 Bàn Tay Trắng...
Nguồn:Đoàn Văn Thông
Người giàu có, sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ, không ai chối cải, vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh.
Người giàu và người nghèo khi chết giống nhau
Người giàu cũng như người nghèo, khi chết hai tay buông xuôi, không mang theo được gì - Cái mang theo thật sự là cái Nghiệp - Vì thế đôi khi sau khi chết người giàu có không chắc gì sung sướng hơn người nghèo hèn -Lý do là có người lúc sống nghèo nàn vì họ sống với thiện tâm không làm sai quấy, gây điều tội lỗi. Có người lúc sống rất giàu có nhưng gian ác bất lương thì Nghiệp dữ đó sẽ làm họ khổ sở ở đời sau.
Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một câu nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu, tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó lâm hồn những người giàu có thường bất an, hồi hộp, lo lắng, mệt trí vì tính toán không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay càng có nhiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế, nhưng không biết mình như thế. Đôi khi họ còn chê cười phê bình chỉ trích người khác keo kiệt hà tiện. Cái mê mờ u tối ấy đã từng bao phủ biết bao người khiến họ không thoát ra được để thấy cái ánh sáng vi diệu của sự giúp đỡ bố thí kẻ khác.
Phần đông những người càng giàu có họ lại càng có cái Tâm Tiếc Rẽ. Lý do là vì lòng tham con người quá lớn, có rồi muốn có thêm nữa vì thế nếu đem cho, giúp đỡ bố thí thì tiền của sẽ hao hụt, làm sao lợi nhuận tăng thêm? Nhiều người lại nghĩ sai khi cho rằng bố thí là việc làm của kẻ giàu có. Họ bảo " tôi đâu phải là người giàu, tiền bạc ít ỏi, làm sao tôi có đủ để bố thí giúp đỡ ai?".. Nghĩ như vậy là sai. Bố thí không phải bắt buộc phải nhiều. "Của ít lòng nhiều ... là câu nói của cổ nhân ta từ lâu nhắc nhở cho thấy của cho quan trọng ở tấm lòng.
Những người hay gây hấn hay làm phiền kẻ khác luôn luôn bất an, không những lúc thức mà có khi ngũ và nằm mộng. Trái lại nếu bạn sống an hòa vui vẻ với mọi người thì bạn sẽ thảnh thơi hạnh phúc suốt đời... (Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14).