- Lời mở đầu
- Mọi người nên chuẩn bị cho chính mình
- Khi chết, không mang theo được bất cứ gì
- Cần biết trước cái chết sẽ đến
- Tâm tư nguyện vọng của người sắp lìa đời
- Nổi đau về thể xác của người sắp lìa đời
- Tâm tư tình cảm của người sắp lìa đời
- Cần tôn trọng ước nguyện của người sắp mất
- Nhận thức của ta sẽ thay đổi khi kề cận người sắp qua đời
- Ðiều nên tránh khi ở cạnh bên người sắp mất
- Sự bơ vơ đơn độc của người sắp qua đời
- Người sắp lìa đời với đức tin của họ
- Cầu siêu cho hương linh là điều cần thiết
- Những giai đoạn và diễn biến của sự chết
- Sự tan rã của tứ đại
- Người chết thường thấy lại bạn bè người thân đã qua đời trước đó như thế nào?
- Người mới qua đời có biết là họ đã chết rồi không
- Sáu cõi (lục đạo)
- Người vừa mới qua đời có thật là đã chết hẳn chưa?
- Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm
- Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm
- Ðầu thai khó khăn hay dễ dàng? Lâu hay mau?
- Khi chết, sinh mệnh kiếp đời trước sẽ chuyển qua sinh mệnh kiếp đời kế tiếp
- Sau khi chết, sự chuyển kiếp ra sao?
- Sự liên hệ giữa linh hồn và thể xác qua sợi dây liên kết
- Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?
- Những điều cần biết sau cõi chết
- Làm sao tránh được quả báo xấu xa về sau?
- Người trong gia đình nên làm gì khi người thân sắp mất
- Thân xác người mới mất nên giữ bao lâu
- Khi mất, thân xác nên chôn hay thiêu?
- Khi chết không mang theo được gì – khi chết, ta ra ði với 2 bàn tay trắng...
- Tài liệu tham khảo
Qua Cửa Chuyển Tiếp
Tâm Tư Nguyện Vọng Của Người Sắp Lìa Đời
Nguồn:Đoàn Văn Thông
Soyal Rinpoehe là một Đại đức lừng đanh của xứ Tây Tạng, là người am hiểu sâu xa về Sự chết đã cho biết rằng: Những người sắp chết thường giống nhau về tâm tư, nguyện vọng. Khi đang còn sống tự nhiên, khi mà cái sự chết chưa di chuyển dần đến với họ thì họ chưa cảm nhận được sự chết ra sao cả. Nhưng khi sự chết đến gần họ rồi, họ đã cảm nhận được rồi thì lúc đầu, họ cảm thấy dè đặt, bất an. Nhưng Rồi từ từ, tinh thần họ sẽ an bình kế cận với cái chết - Điều quan trọng lúc đó họ thích thổ lộ những điều liên quan tới cái chết và những điều mà họ mong mỏi ước ao.
Theo Đại đức Rinpoche thì nếu người sắp qua đời đã nói được những tâm tư nguyện vọng của họ một cách tự nhiên thoải mái thì điều ấy sẽ giúp họ thay đổi được quan niệm sống, thay đổi về cuộc đời mà họ đã từng trải qua để đi vào thế giới khác một cách bình an tốt đẹp - Khi bạn đến thăm người sắp chết, nếu họ nói ra những gì về cá nhân họ, cuộc đời họ, tình cảnh họ, bệnh.tình họ... thì đó là những cảm nghĩ riêng tư của họ. Hãy để cho họ thổ lộ những gì mà họ muốn nói, đừng cản lời họ vào lúc đó.
Không những là không cản trở mà còn khuyến khích, cảm thông với họ, hòa đồng vào với họ một cách ân cần đầy tình cảm ... khi họ nói ra: Có vậy họ sẽ có được cảm giác là khi ra đi họ không cô đơn. Lúc này rất quan trọng, vì người sắp qua đời đang ở vào giai đoạn dễ cảm xúc nhất, nhạy bén nhất. Khi tiếp xúc với người sắp qua đời, bạn nên tự đặt mình vào với hoàn cảnh của người sắp mất, đang kề cận với cái chết thì lúc đó tình cảm bạn đối với họ sẽ chân thật, sâu đậm hơn và lúc đó bạn sẽ hiểu thấu tâm can, ước vọng hay sự lo lắng của họ hơn - còn họ thì lại cảm thấy an bình thanh thản như trút được gánh: nặng và có người vào lúc đó cảm thấy như có được người cảm thônghòa điệu với mình khiến họ an bình can đảm hơn. Nói tóm lại bạn phải tỏ ra tự nhiên không hốt hoảng, lo sợ và tin tưởng là giây phút sắp tới là giây phút mà người sắp mất sẽ gặp đấng tối cao, họ sẽ được Chúa hay Phật dẫn đắt họ vào cõi tốt lành an lạc. Đáng ngại nhất và sai lầm nhất là vào giây phút đó người thân lại hay kêu gào than khóc níu kéo như sợ người mình thương ra đi - Phải nghĩ rằng mọi người ai rồi cũng phải chết, không đi trước rồi cũng sẽ đi sau - Có lẽ vì thế mà ông bà ta thường có câu an ủi rằng: Kẻ Chết trước được mồ được Mả, kẻ Chết sau mồ mả ngả nghiêng. Người đi trước vậy mà được may mắn..