Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?

06/05/201316:46(Xem: 9396)
Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?

Khi chết không mang theo được gì

Sự nhận thức của người chết kéo dài được bao lâu?

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Các kinh sách Phật giáo đều cho biết là thời gian ấy là 49 ngày. Một thời gian vô cùng quan trọng đối với người chết. Vì người ấy tuy đã chết rồi nhưng nhờ hai thức quan trọng là Mạt Na Thức và A Lại Da Thức còn tồn tại nên người chết vẫn còn hiểu biết rất rõ những sự việc chung quanh. Khi sắp chết, tim đập yếu dần, nhiệt lượng cơ thể giảm. Trong khi các giác quan bình thường sắp sửa biến mất thì hai thức Mạt Na và A Lại Da lại đảm trách công việc vào lúc này. Ta có thể nhận biết điều này khi thấy phần nhiều những người chết rất tỉnh táo vào giờ phút cuối cùng sắp từ giả cõi đời. Có người chuẩn bị tắm rửa sạch sẽ trước khi chết hay dặn dò vợ con điều này điều kia. Âý là do thức Mạt Na của người ấy phát động vào lúc người ấy sắp lìa đời. Thức Mạt Na là phần ghi nhận tất cả những gì liên quan tới cảm nghĩ, nhận thức hành động của người ấy nên thức này khi mở ra chẳng khác nào mở cuốn tự điển của cuộc đời nên không quên bất cứ điều gì trước đây dù xa xưa tới mấy. Cái nhớ, biết rõ ràng như thế nên trước khi lìa đời người chết nói năng rất tỉnh táo sáng suốt. Trong khoảng thời gian 49 ngày, thức A Lợi Da trước đây im lìm khi người còn sống thì nay hoạt động . Vì là nơi tích trữ các dữ kiện về tâm thức hành động bản năng, tư tưởng, tình cảm, ý muốn của người ấy lúc còn sống do Mạt Na Thức chuyển tới nên vào giai đoạn này, nếu vì lý do nào đó mà A Lợi D2a Thức bị kích động mạnh bởi những tác động ảnh hưởng bên ngoài như sự kêu gào thãm thương, đau đớn của thân nhân người chết hay bản thân người sắp chết căm hờn, tức tối, oán thù thì những tác động âý sẽ khiến người chết không nguôi và ảnh hưởng tới cuộc đời kế tiếp khi tái sanh khó mà vào được hoàn cảnh thanh lành.

Như vậy khi một người chết, ta nên nghĩ là người ấy chết về phần xác thân mà thôi còn một phần thuộc tâm linh vẫn còn ràng buộc với thân xác, chưa hẳn rời ra ngay nên người chết ấy chưa hẳn là đã chết một cách tuyệt đối. Tình trạng này có khi lâu đến mấy ngày. Trong thời gian đó phần cảm nhận mà người chết có được là nhờ thức gọi là Thần Thức. Chính Thần Thức này là do Mạt Na Thức và A Lại Da Thức kết hợp lại mà thành.

Khi chết Mạt Na Thức và A Lại Da Thức liên kết nhau tạo nên một thân mới khác, nhưng thân mới này không có hình hài gọi là Thân Trung ấm. Mặc dầu Thân Trung ấm vô hình vô tướng nhưng lại có sự thông hiểu tinh tường hơn cả người sống. Thân Trung ấm chính là cái thân chuẩn bị của tương lai khi xác thân cũ sẽ tan rã, hủy hoại. Khi chuyển biến từ kiếp này qua kiếp khác, thức A Lại Da đóng vai trò quan trọng vì nó chứa đựng một năng lực vô song.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2017(Xem: 5611)
Chuyển Hóa Tương Lai của đời mình - Tulku Thondup Rinpoche - Thích Nguyên Tạng dịch
01/11/2017(Xem: 6118)
Thiền Quán về Sống và Chết, Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
26/10/2017(Xem: 6580)
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì. Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời. “Ta còn để lại gì không? Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”
24/10/2017(Xem: 5646)
Cái Chết không phải là sự chấm dứt, Nguyên tác:Tulku Thondup , Thích Nguyên Tạng dịch, Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất. Dù là người Đông Phương hay là người Tây Phương, dù là Phật tử hay tín đồ của một tôn giáo nào khác, dù là người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, người ta cũng đều giống nhau ở điểm này. Khi thần thức rời khỏi thể xác vốn thường được quý trọng của mình, thì đó là khúc quanh quan trọng nhất của đời người, vì cái chết sẽ đưa người ta đi tới một cõi giới bí ẩn.
15/10/2017(Xem: 4794)
Đối Diện Với Cái Chết - Đại Sư Philip Kapleau Việt dịch: TT. Thích Nguyên Tạng
07/10/2017(Xem: 5055)
Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm qua (3-10) trong khi cầu nguyện và chia buồn với các nạn nhân bị bắn chết ở thành phố Las Vegas (tiểu bang Nevada) của Hoa Kỳ, cho biết đó là một bi kịch không thể tưởng tượng được do thiếu sự tôn trọng đối với mạng sống và lòng trắc ẩn đối với đồng loại.
27/06/2017(Xem: 5954)
Khoảng 2.500 thành viên gia đình, bạn bè và người dân bang Ohio đã đến cầu nguyện trong đám tang Otto Warmbier, sinh viên Mỹ tử vong sau khi bị hôn mê trong nhà tù ở Triều Tiên. Hàng ngàn người tham dự đã xếp thành 2 hàng khi quan tài của Otto được đưa vào Trường Trung học Wyoming làm lễ tang. Đây là ngôi trường học cũ của Otto Warmbier hồi trung học.
07/06/2017(Xem: 9138)
Trong bài này Đaị sư Ajahn Chah, có lối giảng dậy thật giản dị, chân thực đã nói chuyện với một nữ đệ tử già yếu đangsắp chết.Bằng một giọng trầm tĩnh sâu xa, đại sư nhắc lại cho bà nghe về lý vô thường, và dạy những phương tiện để đối phó với những đau khổ, dùng những câu nói có năng lực tốt lành diệu dụng để bảo vệ tâm trí khỏi những khởi niệm về trạng thái đau khổ của một người đang nằm trên giường bệnh.
01/06/2017(Xem: 4229)
Kyle Huỳnh, 15 tuổi, chọn cái chết làm lời cảnh tỉnh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567