Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì

06/05/201316:28(Xem: 11104)
Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì

Khi chết không mang theo được gì

Khi chết, không ai đem theo được bất cứ gì

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông





Tải MP3

“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hữu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi. Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh)

Bà Dianne Perry, sinh trưởng tại Anh quốc (người mà sau này trở thành Nữ tu Phật giáo nổi tiếng thế giới, người đã trải qua 12 năm tu khổ hạnh nơi rặng tuyết sơn của Hymalaya) lúc mới 12 tuổi đã có lần thấy một người vô gia cư chết bên gầm cầu. Cảnh sát lục lọi cái xách rách nát của người chết ấy chỉ thấy một cái bát một cái muống và vài đồng xu. Hôm đó trở về nhà, tuy nhỏ tuổi mà cô bé Diane Perry đã hỏi mẹ một câu đầy vẻ triết lý:

“Mẹ ơi! Tại sao người ta chết đi không đem theo được gì cả? Hôm qua con thấy một người chết bên gầm cầu, người ấy rất nghèo, chỉ có cái bát, cái muống và mấy đồng xu. Chỉ chừng ấy thôi mà khi chết người ấy vẫn để lại không mang theo sao?”

Bà mẹ của Diane ngạc nhiên vì câu hỏi lạ lùng ấy và đã trả lời con:

“Không con à! Khi chết không ai đem theo được bất cứ cái gì. Dù Vua chúa, người giàu sang hay kẻ nghèo hèn... một khi đã chết thì không đem theo của cải vật chất nào cả.”

Qua câu chuyện trên ta thấy rõ ràng trong thực tế có vô số người giàu có sống trên của cải nhưng khi họ chết đi, hai tay buông xuôi thì họ trở thành tay trắng vì không mang theo được dù một chút của cải vật chất nào. Sự kiện thực tế ấy từ lúc con người xuất hiện trên quả đất cho đến nay đều thấy rõ không ai chối cải. Ấy vậy mà từ xưa tới nay có biết bao người quyết chí làm giàu, lúc nào cũng mong tiền bạc đến với mình không dứt. Họ sống vì tiền, vui thú vì lo thu nhặt tiền bạc vào cho đầy túi nhưng không bao giờ chấm dứt được cái ham muốn ấy vì lòng tham quá mức. Đến khi xuôi tay thì tất cả tiền bạc của cải ấy đều để lại thế gian còn họ thì nằm dưới lòng đất lạnh. Có biết bao nhà triệu phú, tỷ phú sống trên của cải, có người hằng chục tỷ mỹ Kim, khi chết không mang theo được một cent nhỏ. Ngay khi đang làm giàu họ luôn luôn phải phấn đấu tranh dành, mưu lược để chống chọi lại với những gì bất lợi đến với mình. Do đó tâm hồn những người giàu có thường bất an hồi hộp, lo lắng mệt trí vì tính toán... không những thế họ thường keo kiệt không dám giúp đỡ ai vì sợ số tiền có được của mình hao hụt đi. Có người, ngay chính bản thân họ cũng không dám ăn tiêu huống hồ là nói đến chuyện giúp đỡ kẻ khác. Ngày nay cũng có nhiều đại phú gia, nhiều người giàu có, tất cả đều bị như thế nhưng không ai chịu tìm hiểu xem mình PHẢI LÀM GÌ LÚC ÐANG CÒN SỐNG TRÊN ÐỜI?

Vậy khi đang còn sống nên cõi đời nay thì ta nên làm gì?

Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành nhưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Trước hết là cố gắng bỏ bớt dần “cái Ta” của mình đi. Vì cái Ta mà mình khổ, mà mình Tự ái, lo toan, ích kỷ, tự phụ, sân si, sầu hận. Cái Ta càng giảm thì tình thương bao la dễ nẩy nở. Tình thương đây không phải là tình thương đầy vị kỷ mà rộng rãi hơn, vị tha hơn. Đó là tình thương đồng loại thương người. Vì mỗi con người “đều là những kẻ đáng thương” - mà có khi còn đáng thương hơn mình nữa. Kinh Unanda có ghi câu “Ví dầu ai có đi khắp bốn phương trời cũng không thấy ai là kẻ đáng thương hơn mình. Ấy vậy là mình thương mình. Mình đã thương mình thì cũng đừng nên làm phiền người.” Ta không những không làm phiền người mà còn phải thương người nữa.

Nhờ “tình thương” mà thân tâm con người được an lạc. Khi ta mang tình thương đến cho người khác thì chính là tự mình mang “hạnh phúc” đến cho chính mình. Có thể lúc đầu vì “cái Ta” quá lớn nên ta không thể thực hiện và cảm nhận được điều đó vì khi cho, khi mang tình thương hổ trợ người khác ta thường hay nghĩ lại, hay tiếc rẽ, ân hận nên không cảm thấy được sự hạnh phúc vui sướng đến với mình. Chúng ta hãy theo dõi bài thuyết giảng dưới đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Tình Thương:

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2011(Xem: 9127)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
06/01/2011(Xem: 6009)
Cái chết là một sự khởi đầu mới. Nó là con đường đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội mới để cho chúng ta hưởng được những thành quả mà chúng ta đã vun trồng...
05/01/2011(Xem: 10406)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
04/01/2011(Xem: 5945)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
03/01/2011(Xem: 19731)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
29/12/2010(Xem: 3713)
Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.
28/12/2010(Xem: 14547)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
21/12/2010(Xem: 4198)
Những vần kệ về Bardo từ Sáu Phương pháp Kỳ diệu để đạt được Giác ngộ mà Không cần Tu tập Ở đây ta sẽ giải thích ý nghĩa sâu xa về sự giải thoát nhờ việc lắng nghe cho người đã tới giờ chết. Trong ba loại bardo, loại thứ nhất là thời gian bardo của sự chết.
19/12/2010(Xem: 9924)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".
17/12/2010(Xem: 23380)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]