Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kết luận

03/05/201319:31(Xem: 10237)
Kết luận

Bí ẩn về tiền kiếp hậu kiếp

Kết luận

Đoàn Văn Thông

Nguồn: Đoàn Văn Thông


Nhà triết học nổi danh Schopenhauer đã có một suy nghĩ về số kiếp sinh vật khi ông bàn về vấn đề siêu hình của sự chết: "Nếu ta nghĩ lại một cách khách quan và vô tư rằng khi ta giết một sinh vật nào đó, hoặc là con chó, con chim, con ếch hay là một con côn trùng nhỏ nhoi... thì quả thật ta không thể nào tưởng tượng được sinh vật ấy mà trước đây đầy sinh lực và kỳ diệu đến thế bỗng nhiên lại bị giết đi một cách tức tưởi vì một hành động tàn ác dửng dưng hay xuẩn ngốc của ta và trước mắt ta hàng triệu sinh linh khác đủ cỡ đủ loại đầy sức sống và đầy ham muốn, chúng được sinh ra và trước khi sinh, không thể là một cái gì cả và từ không ấy lại khởi đầu mọi thứ. Như thế ta không thể không ngạc nhiên tự hỏi rằng: "cái gì biến đi và cái gì lại thay thế chúng khi ta mãi thấy chung quanh mình sinh vật này mất đi thì sinh vật khác xuất hiện cũng như phải thắc mắc về điều sinh vật ấy từ đâu đến nhất là những sinh vật cùng hình dạng, cùng đời sống và tập tính, chỉ khác ở thể chất mà thôi?"

Đại Đức Dhammananda đã có lần phát biểu như sau: "Nếu trong vũ trụ hay trong đời này chỉ có một kiếp sống độc nhất thì tại sao Thượng Đế nhân từ bác ái vô biên lại dửng dưng trước đau khổ trước sự sống chết, thọ yểu của con người. Tại sao lại có sự bất công vô lý khi người này mới ra đời đã chết còn người khác lại sống thọ? Hay người này bệnh hoạn khổ đau, nghèo nàn, còn người kia lại mạnh khỏe, giàu sang, hạnh phúc? Làm sao Ngài lại bất công đến như vậy được? Hay phải chăng tất cả đều có nguyên nhân và nguyên nhân đó có phải phát sinh từ những hành động xấu xa tội lỗi hoặc tốt lành của con người đã tạo ra hay không? Nói khác đi họ đã tạo nhân thì nhân sẽ phát sinh quả? Nếu thế thì những gì xảy ra trong cuộc đời người này hoặc người kia đều không phải do sự tình cờ ngẫu nhiên mà chính là do hậu quả của mọi hành động và sự bất đồng đều, bất tương xứng hay bất công trong cuộc sống giữa kẻ này, người kia, giữa người giàu, người nghèo, người sung sướng người đau khổ, người cô đơn, người hạnh phúc, người bệnh nan y tật nguyền người mạnh khỏe... đều do nghiệp báo, tái sinh mới giải thích được một cách hợp lý đối với sự bất công vô lý trong cuộc sống của mỗi con người mà thôi."

Rõ ràng hiện tượng tái sinh đã mở ra cho con người chúng ta những cánh cửa mới khác để từ đó giúp ta hiểu rõ hơn về cuộc đời, về cuộc sống của con người và đặc biệt nhất là ngay chính bản thân mình về những gì từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. Trong cuốn Life After Life của Raymond A. Moondy có một đoạn nói đến sự hiểu biết về sống chết, về luân hồi tái sinh đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống trong hiên tại của mỗi con người chúng ta. Dịch giả Hoàng Phi Lưu Hoàng Nguyên đã dịch lại đoạn ấy như sau: (trong Giai Phẩm Pháp Duyên Bộ mới số 3)

"Ảnh hưởng của kinh nghiệm túc lâm chung đối với đời họ dường như hiện ra dưới dạng những dạng tế nhị, thầm lặng hơn. Nhiều người cho tôi biết nhờ kinh nghiệm đó, đời họ trở thành sâu rộng hơn, họ trở nên trầm tư hơn và quan tâm nhiều đến những vấn đề triết lý cơ bản.

"Lúc đó trước khi lên học trường cao đẳng tôi sống tại một tỉnh nhỏ với những người trí óc hẹp hòi, những người mà dù muốn dù không tôi cũng từng cộng tác. Tôi là một thằng nhóc điển hình của hội học sinh trung học. Bạn sẽ không giống như thế, trừ phi bạn gia nhập hội chúng tôi.

Nhưng sau khi chuyện đó xảy ra, tôi muốn biết nhiều hơn nữa. Song lúc ấy tôi nghĩ chắc không ai biết rành chuyện này bởi lẽ tôi chưa ra khỏi thế giới nhỏ bé của mình. Tôi nào biết chi về tâm lý học hoặc những gì tương tự. Tôi nào biết chi về tâm lý học hoặc những gì tương tự. Tôi chỉ biết đã cảm thấy bỗng chốc trở nên già dặn sau khi chết hụt, vì nó đã mở ngõ cho tôi cả một thế giới mới mà tôi đâu ngờ nó có thể hiện hữu. Tôi cứ mãi băn khoăn: "Quả có nhiều điều mình cần khám phá." Nói cách khác, cuộc sống phong phú hơn là việc xem chiếu bóng tối thứ sáu và chơi đá banh. Tôi thấy có nhiều cái mình mù tịt. Rồi tôi bắt đầu suy nghĩ: "Đâu là giới hạn của con người, của tâm thức?" Nó chỉ hé mở ngõ cho tôi thấy một thế giới mới mà thôi"

Có người lại nhận định:

"Từ đó, lúc nào tôi cũng nghĩ đến những gì mình đã làm trong đời và những gì mình sẽ làm. Tôi tự mãn với quá khứ. Tôi không nghĩ là cõi đời có nợ tôi chi, vì tôi đã làm tất cả những điều mình muốn, tôi đã làm theo ý mình, và tôi hiện còn sống, còn có thể làm thêm nữa. Nhưng từ khi chết hụt, bỗng nhiên ngay sau lúc hồi sinh, tôi bắt đầu hỏi mình đã làm những điều trước kia từng làm vì chúng là điều thiện, hay vì chúng ích lợi cho tôi.

Xưa kia tôi phản ứng khi có sự xúc động, nay thì tôi suy nghĩ chậm rãi, kỹ lưỡng trước đã. Mọi việc dường như phải qua tâm trí tôi và được tiêu hóa cái đã.

Tôi cố gắng làm những việc có nhiều ý nghĩa hơn, điều này làm hôn tôi thoải mái hơn. Tôi có gắng không có thành kiến, tránh phê phán người khác. Tôi muốn làm những việc thiện chứ chẳng phải những việc ích kỷ. Và dường như tôi trở nên lịch lãm hơn. Tôi cảm thấy thế vì những gì đã xảy ra cho tôi, và những nơi tôi đã đến và những điều mình thấy trong cơn thập tử nhất sinh."

Những người khác cho biết có sự thay đổi thái đô đối với cuộc sống dương trần mà họ đã trở lại. Chẳng hạn một bà đã nói thật đơn giản: "Nó làm đời tôi trở nên quý báu hơn nhiều đối với tôi."

Người khác kể:

"Về phương diện nào đó, nó đã rất hữu ích trước khi bị cơn đứng tim, tôi quá quân rộn hoạch định tương lai cho lũ con và lo nghĩ chuyên đã qua, nên lỡ dịp vui sống những giây phút hiện tại. Giờ tôi có thái độ khác biệt nhiều."

Nhiều người cho rằng việc trải qua kinh nghiệm chết sống đã thay đổi quan niệm của họ về tâm thức, về tầm quan trọng tương đối của thể xác đối với tinh thần. Đoạn văn sau đây của một bà từng xuất hồn trong cơn thập tử nhất sinh minh họa khá rõ ràng điều này:

"Lúc tôi ý thức về tâm hồn mình nhiều hơn về thể xác. Tâm hồn là phần quan trọng nhất, thay vì hình dáng của cơ thể. Thế mà trước đây, trong suốt cuộc đời, nó hoàn toàn ngược lại. Tôi đã chủ yếu chú trọng đến thân thể, còn cái gì đang lướt qua trí chỉ là những điều đang lướt qua, thế thôi.

Nhưng sau khi sự việc xảy ra tâm hồn tôi là cái đáng chú ý, hình hài là thứ yếu. Hình hài chỉ có cái vỏ để bọc tâm hồn. Có hay không có thể xác tôi cóc cần, điều đó không thành vấn đề vì mới thái độ hoàn toàn dửng dưng, tâm hồn tôi vẫn là cái quan trọng."

Qua mấy trăm trang sách, tuy không đủ vào đâu so với vấn đề huyền vi rộng lớn vô cùng của hiện tượng được gọi là luân hồi, tái sinh, tiền kiếp, hậu kiếp nhưng một phần nào cũng giúp làm rõ nét những gì có liên quan đến vấn đề trọng đại của những kiếp người. Những kiếp người liên hệ nhân quả với nhau hay tổng quát hơn là sự luân hồi chuyển kiếp qua những đời sinh vật. Tuy nhiên có nhiều người đã nghĩ sai lạc về sự luân hồi chuyển kiếp. Chẳng hạn họ cho rằng ta cứ việc sát sinh càng nhiều càng tốt vì làm như thế là đã "hóa kiếp" cho các loài sinh vật. Đây là một sự hiểu lầm tai hại vì luân hồi được xem như một định luật tự nhiên, khi ta giết một con vật với ý nghĩ giúp hóa kiếp sớm cho nó thì chẳng khác nào hành động vặn kim đồng hồ hay xé từng xấp lịch cho thời gian, ngày tháng tới nhanh hơn.

Đã là sinh vật thì luôn luôn chịu ảnh hưởng của sự tái sinh mà nguyên do chính hành động, nó là nguyên lý tác động làm phát sinh sự luân hồi chuyển hóa tái sinh. Kinh Bhagavad Gita có câu:

"Nghiệp chính là lực sáng tạo, vì lực sáng tạo ấy mà vạn vật có được đời sống của chúng."

Sự luân hồi tái sinh thật sự không do ai gây ra ngoài chính bản thân sinh vật. Tại sao tôi lại sinh ra, tôi lại phải chịu nhiều trong cõi đời, đau khổ, bệnh tật, rồi chết? Khi chết lại không phải là chấm dứt đời đời? Cái nguyên nhân sâu xa ấy có thể thấy được hoặc qua giấc ngủ thôi miên, qua giấc mộng, tự nhiên thấy được hoặc sâu xa hơn có thể suy diễn từ những gì mà con người đang gánh lấy. Đọc qua các chương chúng ta có được một số khái niêm sơ lược về những giải thích vì sao xon người lại phải khổ đau? Tại sao có người giàu người nghèo, tại sao có người trường thọ có người chết yểu, tại sao có kẻ tài hoa có người đần độn, tại sao có người hạnh phúc?... Đi xa hơn nữa ta còn suy đoán được một sự kiện thường gây thắc mắc từ biết bao đời nay. Như nguyên nhân nào kẻ làm ác đôi khi lại được sống lâu còn được giàm sang phú quý còn kẻ hiền lương, thường làm việc thiện đôi khi lại chịu cảnh oan trái, nghèo khổ, đắng cay? Tất cả mọi sự kiện xảy ra ở mỗi đời người đều có nguyên nhân. Nguyên nhân này quả thật vô cùng sâu xa và thuộc về quá khứ xa xăm hay gọi là tiền kiếp. Biết được cái nguyên nhân phát sinh ấy khiến ta suy đoán thêm rằng ngay trong cuộc sống hiện tại, mình phải sống và hành động thế nào để tạo nhân cho quả của đời sau (hậu kiếp). Nhân tốt thì quả tốt và ngược lại. Có những việc mà lúc sống, chúng ta đã hăng say mong chu toàn vì lo sợ cái chết đến sẽ làm ta không hoàn tất được. Nhưng khi ta đã hy vọng có cuộc sống mai sau thì điều này sẽ giúp ta tiếp tục đạt sở nguyện.

Luân hồi là định luật tự nhiên, định luật này tác động lên mọi kiếp người nhưng kiếp người chuyển hóa tốt lành hạnh phúc, giàu sang hay nghèo hèn, bệnh tật hay mạnh khỏe đều có nguyên nhân và việc đinh số kiếp như thế rõ ràng là do chính ta. Định luật luân hồi cho thây có sự tự do của chính con người. Nếu con người biết mình khổ đau là do những hành động xấu xa tội lỗi của chính mình đã tạo ra từ tiền kiếp thì trong kiếp hiện tại ta có toàn quyền định đoạt phần nào số phận kế tiếp của mình.

Sự hiểu biết về định luật luân hồi nghiệp báo đã giúp con người tin tưởng và chịu đựng trong cuộc sống, cố gắng làm điều thiện, sẵn sàng quên mình và giúp đỡ người. Không còn tiếp nuối cho tuổi đời đi qua vì cuộc đời còn tiếp nối qua nhiều kiếp và con người có thể tạo được sự hạnh phúc tốt lành cho mình ở kiếp lại sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2014(Xem: 14075)
Vi Tâm xin gửi một bài rất hay, do John Phạm chuyển ngữ, ghi lại cuộc nói chuyện của Bác sĩ Richard Teo Keng Siang (Singapore) với một số sinh viên nha khoa về kinh nghiệm sống của mình. Richard Teo, sanh năm 1972, là một bác sĩ giải phẩu thẩm mỹ, rất ham sống, ham làm việc và …ham làm giầu. Năm 40 tuổi, anh đã
16/04/2014(Xem: 8367)
Không gian không ngằn mé gọi là vũ. Thời gian không cùng tận gọi là trụ. Ở trong khoảng không gian vô cùng và thời gian vô tận đó, theo quan điểm của Phật giáo có vô lượng vô biên các loài chúng sanh đang tồn tại. Mỗi loại đúng theo tâm thể nhiễm tịnh, nghiệp duyên thiện ác sai khác, khiến sự thọ dụng cảnh giới của họ cũng có khổ đau hay hạnh phúc bất đồng.
11/04/2014(Xem: 9279)
Ngày 11-4-2014, TT Phó Trụ Trì Thích Nguyên Tạng đã đến thuyết trình về truyền thống tang lễ của PG tại Hội Nghị Tang lễ của CCASA (Cemeteries & Crematoria Association of South Australia) tổ chức tại Victor Harbor, Nam Úc. Có trên 100 CEO và nhân viên của 4 nghĩa trang lớn Adelaide, Nam Úc đến tham dự.
21/03/2014(Xem: 10697)
Không lâu sau 1 bà mẹ trẻ – nhà ngay bên núi Cấm đã sinh đôi được một trai - một gái với những dấu hiệu kỳ lạ trên cơ thể. Nhiều người cho rằng, 2 đứa trẻ chính là đôi tình nhân kia đã chuyển thế đầu thai.
17/03/2014(Xem: 8730)
Chúng ta chết là chết như thế nào? Và sau khi chết, chúng ta đi về đâu? Đấy là những câu hỏi, những thắc mắc, những hoài nghi đeo bám tâm thức nhân loại từ xưa đến nay và dường như chúng vẫn đang còn treo lơ lửng ở đấy với những vấn nạn siêu hình nhức nhối và đầy bí ẩn.
28/02/2014(Xem: 6461)
Alexander Berzin, sinh năm 1944 ở Paterson, New Jersey, nhận bằng Cử nhân vào năm 1965 từ Sở Nghiên cứu phương Đông, ĐH Rutgers, kết hợp với Đại học Princeton và MA vào năm 1967 và bằng Tiến sĩ vào năm 1972 từ Sở Ngôn ngữ Viễn Đông (Trung Quốc) và nghiên cứu tiếng Phạn và Ấn Độ, Đại học Harvard. Từ 1969 đến 1998
18/02/2014(Xem: 10805)
Nghiệp của người sắp mất được gọi là cận tử nghiệp, là nghiệp lực quan trọng quyết định cảnh giới mà người sắp mất sẽ thọ báo. Trong một lần thuyết giảng tại Trường Trung Học McGarvin Westminster, CA 92683, Tỳ Kheo Thích Tâm Thiện khái niệm như sau:
18/02/2014(Xem: 9084)
Tôi sẽ diễn giải ba trình độ làm thế nào để sống và chết một cách vui vẻ. Đầu tiên, đối với những người không tôn giáo, sau đó đối với những người có tôn giáo một cách tổng quát, và cuối cùng đối với những hành giả Phật tử. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sống còn trên dự đoán và hy vọng của hạnh phúc.
18/02/2014(Xem: 10207)
Thỉnh thoảng tôi thường nghe những phê bình một số cá nhân trình bày giáo lý Đạo Phật. Người ta quán sát một vị thầy Phật Giáo và thường nhìn rất thất vọng nếu họ nghe điều gì đấy không phù hợp với những định kiến trước đây của họ. Chúng ta hãy cố gắng để thẩm tra phản ứng thông thường này.
21/12/2013(Xem: 6701)
Đạo Phật thường nói về nhân quả, luân hồi, tái sanh nhưng lại bác bỏ khái niệm linh hồn của các tôn giáo hữu thần. Vậy thì cái gì tái sanh luân hồi để lãnh lấy nhân quả. Trước hết chúng ta phải biết linh hồn là gì, hay linh hồn có những đặc tính nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]