Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự khác biệt giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo (Differences between Buddhism and Christianity)

24/04/202316:55(Xem: 3895)
Sự khác biệt giữa Phật giáo và Cơ đốc giáo (Differences between Buddhism and Christianity)


dao phat-dao co doc-2

Sự khác biệt giữa Phật giáo và
Cơ đốc giáo

(Differences between Buddhism and Christianity)

 

Đạo Phật và Cơ đốc giáo đều được khai sáng bởi những bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, những người đã tìm cách đưa ra con đường dẫn đến sự giải thoát và cứu rỗi. Thuật ngữ các Ngài sử dụng thường khá khác nhau. Ngoài ra, đo hoàn cảnh khác nhau mà các Ngài hóa thân, giáo lý của các Ngài đã dạy những con đường khác nhau và đối với tâm kinh nhấn mạnh những cách tiếp cận khác nhau.  

 

Đức Phật hay Đức Chúa Giê Su Ky Tô đều không tự viết ra những lời dạy của riêng các Ngài. Trong cả hai trường hợp, những giáo lý của các Ngài đã được kết tập nhiều năm, sau khi các Ngài xả báo thân rời khỏi trần gian. Khoảng cách này giữa giáo lý của các Ngài và có nghĩa là phiên bản kết tập, luôn có khả năng xảy ra lỗi và hiểu sai giáo lý của các Ngài. Ngoài ra, khi các tôn giáo mới phát triển, chúng đã phát triển theo những cách khác nhau.

 

Một số khác biệt đáng kể giữa đạo Phật và Cơ đốc giáo

 

Đức Chúa Trời

 

Tín đồ Thiên Chúa giáo xem Đức Chúa Trời như đấng chúa tể và đấng sáng tạo ra  họ, trong khi Phật tử lại nhìn Đức Phật như kiểu mẫu và lý tưởng của mình. Phật giáo đồ không tin có một đấng Thượng đế sáng tạo. Trong khi Cơ đốc giáo, khái niệm về Đấng Thiên Chúa hiện ra rất lớn.

 

Trong Kinh Cựu Ước, Đức Chúa xuất hiện với tư cách là người ban phát Công lý thiêng liêng, đây là một khái niệm hầu như không có trong đạo Phật.

 

Cầu Nguyện – Thiền định

 

Thiền định và chánh niệm của đạo Phật đặt nền tảng trên đạo đức và giúp nảy nở lòng từ bi và trí tuệ. Cơ đốc giáo nhấn mạnh nhiều hơn về cầu nguyện.

 

Ân điển/Nỗ lực cá nhân

 

Đạo Phật chú trọng nỗ lực cá nhân nhiều hơn, Cơ đốc giáo chú trọng đến Ân điển nhiều hơn.

 

Luân hồi Chuyển kiếp Đạo Phật nhấn mạnh đến vòng sinh tử luân hồi bất tận và ý niệm chuyển kiếp. Cơ đốc giáo dạy chúng ta có một cơ hội trong cuộc sống.

 

Cứu  rỗi và Giải thoát

 

Cơ đốc giáo nhấn mạnh khái niệm ‘sự cứu rỗi’. Sự cứu rỗi đến từ việc chấp nhận đức Chúa Giêsu là vị cứu tinh. Đối với những người tin vào Chúa Giêsu Kitô, Kitô hữu tin rằng họ sẽ đạt được cuộc sống vĩnh cửu trên Thiên đàng. Phật tử có một sự nhấn mạnh khác, họ tin rằng một cá nhân phải tự nỗ lực thực hiện để giải thoát cho chính mình – một sự thực nghiệm có thể nhiều kiếp tu hành. Một Phật tử cho rằng niềm tin vào Đức Phật là chưa đủ, người tìm kiếm cõi Niết bàn hay Cực lạc phải tự nỗ lực trải nghiệm, thông qua chuyển hóa bản chất và tự chuyển hóa để thân tâm thanh tịnh.

 

Điểm tương đồng giữa đạo Phật và Cơ đốc giáo

 

1. Được thành lập bởi một bậc Đạo sư tâm linh người nhận đệ tử.

 

2. Giáo lý giảng dạy thông qua việc sử văn học như các câu chuyện ngụ ngôn đơn giản.

 

3. Cả Chúa Giêsu Kitô và Đức Phật đều tìm cách cải tạo tập tục lạc hậu trong xã hội/tôn giáo hiện có, đã bị bôi nhọ thành các hình thức nghi lễ không có ý nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu Kitô đã chỉ trích những người cho vay tiền trong các nơi thờ tự tín ngưỡng dân gian. Đức Phật chỉ trích chế độ đẳng cấp và thói đạo đức giả của Bà La môn giáo.

 

4. Cả hai đều là những người bình đẳng. Đức Phật chấp nhận tất cả giai cấp vào tăng đoàn của mình. Chúa Giêsu Kitô đã rao giảng triết lý không chỉ dành cho một chủng tộc nhỏ.

 

5. Các giá trị được chia sẻ. Ngũ giới của đạo Phật (Bảo Vệ Sự Sống, Hạnh Phúc Chân Thật, TNuôi Dưỡng và Trị Liệuình Thương Đích Thực, Ngữ và Lắng Nghe) hầu hết đều được Cơ đốc nhân hoan nghênh.

 

6. Cả hai tôn giáo đều nhấn mạnh lối sống có Đạo đức, Từ bi/Bác ái đối với người khác.

 

7. Cả hai đều dạy vượt qua nghiệp lực hận thù thông qua sự mầu nhiệm của Từ bi, Bác ái. Đức Phật dạy: “Chỉ có từ bi mới dập tắt được ngọn lửa hận thù. Không thể lấy đánh trả đánh, lấy chửi trả chửi, mà chỉ có thể dùng giọt nước nhành dương để xua tan thù hận, chỉ có vậy tâm chúng ta mới được bình an.” Chúa Kitô dạy: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em.”

 

8. Giống như đạo Phật,  Cơ đốc giáo cũng khuyến khích các đồ đệ thực hiện các bước để cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần họ.

 

9. Giống như Cơ đốc giáo, đạo Phật có một khía cạnh có một khía cạnh lòng mộ đạo mạnh mẽ. Điều này được đặc trưng bởi niềm tin vào Đức Phật. Điều này đặc biệt được đánh dấu trong các truyền  thống Phật giáo như Tịnh độ tông, vốn nhấn mạnh đến việc nguyện sinh về thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà, hay thế giới Tịnh Lưu Ly của Đức Phật Dược Sư.

 

10. Cả hai tôn giáo đều khuyến khích các tín đồ của họ khởi từ bi tâm, lòng bác ái, làm từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, người nghèo khó.

 

11. Cả hai tôn giáo đều có cách tiếp cận người tu sĩ sống độc thân và cư sĩ tại gia. Mặc dù yếu tố tu sĩ sống độc thân không có trong đạo Tin Lành ngày nay.

 

12. Cả hai đều khao khát sự hoàn thiện tinh thần lớn hơn. Mặc dù họ có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả hai đều đang tìm kiếm một sự hoàn hảo tâm linh cao hơn.

 

13. Cả hai đều tìm cách vượt qua thế giới cám dỗ của vật chất xa hoa. Họ tin rằng hạnh phúc thực sự có được từ các giá trị tinh thần và ý thức tâm linh.

 

13. Ý thức về Thần thánh. Đúng là Đức Phật không nói về Thượng đế. Phật giáo không cho rằng Thượng Đế có năng lực sáng tạo vạn vật, cũng không thừa nhận Thượng Đế có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh. Đức Phật xem Thượng đế cũng là một trong 6 loại chúng sinh; bất quá vì ở các đời trước, có tu phúc báo, cho nên ngày nay được sinh lên các cõi Trời để hưởng lạc. Đức Phật nói về sự bình an vô tận, ánh sáng vô biên và niềm hạnh phúc vô tận của Niết bàn. Thượng đế là gì nếu không phải là ý thức siêu việt này?

 

Trích dẫn: Pettinger, Tejvan. “Sự khác biệt giữa đạo Phật và Cơ đốc giáo”, Oxford, Vương quốc Anh – www.biographyonline.net. Xuất bản ngày 8 tháng 1 năm 2013. Cập nhật ngày 12 tháng 1 năm 2018.

 

Việt dịch Thích Vân Phong

Nguồn Biography Online

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 905)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 734)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
14/10/2024(Xem: 1654)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4306)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
27/05/2024(Xem: 1028)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế. Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.” Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.] Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ. Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.
30/04/2024(Xem: 3192)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3765)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3833)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7760)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]