Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

02/11/202208:03(Xem: 19611)
Một Thời Làm Điệu (sách pdf của HT Thích Thái Hòa)

mot thoi lam dieu-ht thai hoa



MỤC LỤC

 

 

Chết trong sự sống. 5

Trò chơi và lời tiên tri 8

Quét và cỏ là lá 10

Tiếng chuông đã ngân tròn. 14

Thi kệ đầu tiên. 17

Phật tâm trên cát 21

Quán tâm Phật 25

Quán phật tâm.. 28

Quán tâm.. 32

Rau Rớn ven bờ. 37

Bây giờ chú ở đâu? 40

Từ thuở ấy. 42

Bao gạo Thầy tôi 44

Diệu pháp năm xưa 45

Thế trí biện thông. 48

Tâm ở đâu? 49

Trái mít ân tình. 50

Chiếc nón lá 51

Thi kệ năm xưa 53

Vị thầy như thế 58

Phật sự. 61

Ít bận tâm.. 64

Về một bài thơ. 66

Dư báo phải trả 71

Thi kệ cuối cùng. 73

Một thời lại được thăng hoa 75

Tâm và hình khác đời 79

Làm hưng vượng dòng dõi bậc thánh. 100

Nhiếp phục ma quân. 113

Nghĩ đến công ơn tương quan. 125

Phát khởi bản nguyện cứu giúp ba cõi 141

Không phải là phật giáo. 157

PHỤ MỤC. 170

Vị thầy của nhiều thế hệ 170

Giữ tâm bình thường. 175

Giây bìm bị cắt 177

Thầy Châu Lâm còn đó. 181

Tưởng Niệm Trưởng Lão Hòa Thượng 
Thích Lương Phương Viện Chủ  Tự Viện
Phước Duyên – Huế  (1933 - 2022) 189


 

Chết trong sự sống

 

Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.

Đến khi về nhà, tôi hỏi mẹ tôi rằng, mẹ có chết không? Mẹ tôi nói, mẹ rồi cũng chết, nhưng chừ thì chưa. Tôi lại hỏi tiếp, mẹ chết, còn ba có chết không? Mẹ tôi trả lời, ba cũng chết. Tôi hỏi ba mẹ chết hết, con sống với ai? Mẹ tôi có vẻ xúc động và im lặng. Tôi hỏi tiếp, thế thì mai mốt con lớn rồi, con cũng chết như ông Hờ phải không? Mẹ tôi nói, đâu có phải lớn mới chết, có khi nhỏ cũng chết. Tôi lại hỏi vì do đâu mà có chết mẹ? Mẹ tôi chỉ nhìn tôi rồi cười, mà không trả lời, sau đó mẹ tôi nói, trưa nay ba đi làm việc về, rồi con sẽ hỏi ba.

Ba tôi đi làm việc về, tôi hỏi ba tôi rằng, tại sao ông Hờ chết vậy ba? Ba tôi nói, ông già thì ông chết thôi, có gì đâu mà hỏi. Như vậy, ông Hờ chết là do già, vậy do đâu mà ông Hờ già hả ba? Ba tôi trả lời là do ông có sinh ra trên đời nầy. Rồi, ba tôi lại hỏi tôi, con còn nhỏ, hỏi mấy chuyện ấy để làm gì? Tôi trả lời là để biết. Ba tôi bảo tôi xuống hỏi mẹ, còn ba chỉ trả lời ngang đó thôi. Tôi thưa, con đã hỏi mẹ rồi, mẹ nói đâu có phải già mới chết, trẻ cũng chết mà, con hỏi tại sao? Mẹ bảo con chốc nữa, ba đi làm việc về thì hỏi ba, còn mẹ chỉ trả lời ngang đó thôi.

Như ba tôi trả lời, già mà chết, thì ai cũng dễ hiểu, nhưng “trẻ cũng chết”, câu nói ấy của mẹ tôi, đã đánh động cái tò mò của tôi, khi tôi mới chín tuổi. Và sau khi xuất gia làm chú điệu, nhờ Thầy tôi dạy, tôi mới nhận ra được điều nầy. Thầy dạy: “Cái chết có ngay trong cái sống, vậy mấy điệu phải siêng năng tu học, đừng để đời mình trôi qua trong từng giây phút của cái chết và cái sống một cách oan uổng”.

Lời Thầy dạy năm xưa, bây giờ mỗi khi ngồi ngẫm lại thấy thấm thía làm sao! Quả thật như vậy: “Nếu ta sống và chết trong ngũ dục, thì sự sống và cả sự chết của ta đều là oan uổng, chứ không phải chỉ có chết mới oan uổng, mà sống không oan uổng đâu nhé!”.

 

 

 

Trò chơi và lời tiên tri

 

Năm tôi học lớp nhì (nay là lớp bốn), trường làng, giờ giải lao, Thầy giáo bảo, trong lớp có em nào có khả năng ngồi yên để cho những người khác vọc mà không cười?

Nhiều học sinh giong tay, trong đó có tôi. Những người giong tay lần lượt lên ngồi ngay giữa lớp để cho những người có khả năng vọc cười, tìm đủ mọi cách làm cho người ngồi yên ấy phải bật cười.

Trong những người ngồi yên ấy, không ai là không bị bật cười, bởi những người có khả năng vọc người khác cười ấy họ có khả năng vọc cười một cách thiện xảo, chỉ có mình tôi là bất động từ đầu đến cuối.

 

Thầy giáo tuyên bố trong cuộc chơi này, em Trí (tên của tôi) thành công. Và Thầy giáo còn nói, em Trí có khả năng làm Thầy tu trong tương lai.

Như vậy, theo Thầy giáo tôi ngày ấy, cho rằng: Thầy tu phải là người có khả năng ngồi bất động trước những ồn ào và giễu cợt của  mọi người.


 

Quét và cỏ là lá

 

Học xong tiểu học, tôi xin cha mẹ xuất gia, cha mẹ tôi đồng ý và đưa tôi đến chùa Phước Duyên-Huế, xin Thầy trú trì cho tôi được xuất gia. Được Thầy tôi đồng ý mà không có điều kiện nào cả, bấy giờ tôi và cha mẹ tôi hết sức vui mừng.

Cha mẹ tôi ký thác tôi cho Thầy, rồi lạy Thầy, chào ra về và dặn tôi: "Tu là khó lắm, con đã ưa, thì phải cố gắng làm cho được, và ba mẹ cũng cố gắng tu để giúp con. Và con phải luôn luôn biết vâng lời Thầy dạy. Thầy là người cha tinh thần đó nghe không. Con hãy gắng lên, ba mẹ về nhé!".

Tôi rươm rướm nước mắt, chắp tay tiễn đưa cha mẹ ra khỏi cổng chùa và đứng yên lặng đưa mắt dõi nhìn theo cha mẹ với hai tâm trạng: một tâm trạng ưa tu, và một tâm trạng còn tiếc tiếc, cho đến khi cha mẹ đi khuất dạng, tôi từ cửa tam quan đi vào, Thầy bảo, Trí lấy chổi quét sân chùa đi con!

Như vậy, bước đầu hành điệu của tôi là quét lá sân chùa.

Ở nhà tôi chưa bao giờ cầm chổi và quét nhà và sân, kể cả giặt áo quần, vì tất cả việc ấy đều có các chị tôi, còn tôi chỉ biết ăn, học, chơi và nghịch.

Vì là chưa bao giờ cầm chổi để quét, nên từ cách cầm chổi đến cách quét rác đều là lúng túng, nên Thầy tôi đã dạy cho tôi bài học hành điệu đầu tiên là quét.

Thầy tôi dạy cho tôi cách cầm chổi và cách quét, phải đưa những lát chổi nhanh, mềm và nhẹ, không nên quét ngược gió, quét lá đến những chỗ thấp un lại và hốt đổ sau vườn chè để làm phân cho cây.

Lại nữa, mỗi khi quét là phải quét từ chỗ cao đến chỗ thấp, để những chỗ thấp ấy lâu ngày cũng biến thành chỗ cao, để sân chùa không còn có chỗ cao thấp, nhìn vào thấy đẹp nghe không Trí!

Nghe lời Thầy dạy, trong lòng rộn lên những nỗi vui mừng, vì ở nhà có khi nào mình được cha mẹ dạy cho mình cách quét rác này đâu, ngay cả năm năm học ở trường làng cũng không nghe Thầy cô nào dạy cho mình quét sân quét nhà kiểu này cả.

Tôi vui sướng và thực tập mỗi ngày, thỉnh thoảng nỗi nhớ nhà gợn lên trong tâm, tôi hát nghêu ngao, lát chổi không chủ động, Thầy tôi nhìn thấy vậy và hỏi: Trí, một tuần rồi con quét rác đã được chưa? Tôi bỏ chổi xuống, chắp hai tay, dạ bạch Thầy, tạm được.

Thầy cười và nói: "được đâu mà được, còn lâu lắm con ạ".

Một tuần sau nữa, Thầy lại hỏi tôi: Trí quét chùa đã sạch chưa con? Tôi chắp tay cúi đầu và thưa. Kính bạch Thầy, dạ sạch!

Thầy cười và nói: "sạch đâu mà sạch". Nghe Thầy dạy, tôi nhìn lui, nhìn tới, nhìn qua, nhìn về trên sân chùa không còn một chiếc lá nào, mà sao Thầy nói với mình sân chùa chưa sạch.

Biết ý tôi băn khoăn, Thầy dạy: "Trên sân chùa mới sạch lá, chứ đâu đã sạch cỏ. Sân chùa có cỏ làm sao gọi là sân chùa sạch được. Trước sân chùa, cỏ cũng là lá đó con à!".

Như vậy, mới ở chùa hành điệu một tuần, tôi đã học đến hai bài học-một là "quét"; và một bài học "cỏ là lá". Hai bài học thật hết sức thực tế và thâm trầm.

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 19005)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 11038)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
11/12/2014(Xem: 5925)
Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi.
27/11/2014(Xem: 12537)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
25/11/2014(Xem: 11030)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun.
19/11/2014(Xem: 10922)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13538)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
16/11/2014(Xem: 15411)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
15/11/2014(Xem: 20552)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
01/11/2014(Xem: 11271)
Trong các kinh tạng, Phật nói nhiều về ‘tam thiên, đại thiên’ thế giới và đa số chúng ta thường hình dung rằng những thế giới này nằm bên ngoài trái đất, thế giới của các vị trời, thần… Vì chưa chứng được thần thông nên chúng tôi không thể nhìn thấy được những thiên giới đó! Nhưng thật ra nếu quán chiếu cho sâu, chúng ta sẽ thấy rằng có những thế giới không đâu xa mà chính ngay bên trong cõi ta bà, nơi mình đang sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]