Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tam Chủng Ma

29/11/202014:03(Xem: 14743)
Tam Chủng Ma

duc the ton-11

Tam Chủng Ma

 

“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma.

 

(I) Phiền Não Ma

 

    a) Phiền não ma chỉ cho các phiền não tham nhiễm, hờn giận, si mê, khinh mạn, nghi ngờ ác kiến; cho đến các thứ ma ngũ ấm, lục nhập, mười hai xứ, mười tám giới. Loại ma nầy cũng gọi là Nội ma, do lòng mê muội điên đảo sanh ra, nên phải dùng tâm chân chánh sáng suốt giác ngộ mà giải trừ. Phàm phu tự mình đã có những nghiệp riêng, lại do cộng nghiệp sống chung trong khung cảnh mà người xung quanh phần nhiều tánh tình hiểm ác, nghiệp chướng sâu dầy, nên dễ động tâm sanh phiền não. Có kẻ không chịu đựng nổi sự lôi cuốn của Ngũ trần nên bị sa ngã. Có người vì nghịch cảnh, khiến cho bi thương sầu não, chí cầu tiến tiêu tan. Những sự việc nầy xui khiến người tu nhẹ thì ưu sầu, uất ức sanh bệnh; nặng thì chán nản bỏ đạo, hoặc phẫn chí tự tận; nguy hại hơn nữa, tất đến chỗ đối với hàng xuất gia tại gia đều mất hết mỹ cảm, tránh xa chán ghét, sanh việc khinh rẽ chê bai, không tin nhân quả, làm điều ác, rồi phải đọa Tam đồ.

 

    b) Muốn đối trị thứ ma nầy, hành giả phải quán xét phiền não là hư huyễn, xao động, nóng bức, trói buộc, tối tăm, chỉ làm khổ cho người và mình. Dứt phiền não, ta sẽ trở về chân tâm tự tại giải thoát, mát lặng sáng trong, an vui mầu nhiệm. Đối với sự mê chấp từ Năm ấm cho đến Mười tám giới, cũng nên quán như thế. 

    

        1- Trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật bảo: “Các ngươi chớ nên tham đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, dù thô hay dù tế. Nếu mê đắm tham trước, tất bị nó thiêu đốt.

 

       2- Khi xưa Đức Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-Tát hỏi một vị Thiên nữ: “Ngươi xem Mười tám giới như thế nào?” Thiên nữ đáp: “Như thấy kiếp lửa đốt thế gian!” Đây là những lời cảnh giác để phá trừ loại ma phiền não.

 

       3- Phiền não ma hay Nội ma, nếu không chế phục được, tất sẽ chiêu cảm đến Ngoại ma.ở ngoài đến phá. Lời xưa nói: “Trong cửa có tiểu nhơn, ngoài cửa tiểu nhơn đến. Trong cửa có quân tử, ngoài cửa quân tử đến.” Lại như khi ăn trộm đào ngách muốn vào nhà, gia chủ hay được tỏ ra bình tỉnh răn trách, tất nó phải sợ hãi bỏ đi. Nếu chủ nhà kinh sợ rối rít năn nỉ, đó chính là thái độ khuyên rước trộm vào nhà vậy.

 

(II) Ngoại Ma

 

Ngoại ma là những loài ma quỷ thần yêu mị bên ngoài. Người tu khi có đôi chút công phu, liền bị nó đến thử thách phá khuấy. Loài nầy có thể chia thành Ba hạng là Bố ma, Ái ma và Não ma:   

 

         a) Bố Ma: Bố ma là loài ma ưa khủng bố làm cho người kinh sợ. Thứ ma nầy thường hóa hình cọp, sói, rắn, rít, hoặc các loài thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát các người tu. Những hình tướng nầy biến huyễn vô cùng, hoặc không đầu, nhiều đầu, nhiều tay, nhiều mắt; hoặc mình người đầu thú, mình thú đầu người, hoặc cầm khí giới, hoặc phung lửa đỏ. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá làm mất chánh niệm, lắm khi sanh điên cuồng. Gặp cảnh nầy, nên nghĩ các tướng đều giả dối, ma chỉ có thể hủy diệt huyễn thân chớ không thể phá hoại được chân tâm. Suy xét như thế rồi bình tĩnh không sợ chết, an nhiên chuyên tâm niệm Phật hoặc trì chú, nó sẽ tự rút lui.         

 

         b) Ái Ma: Ái ma là loài ma khích động lòng ái dục cho đến tâm tham nhiễm cảnh Ngũ trần. Chúng hóa hình nam, nữ lõa lồ xinh đẹp; hoặc hình cha mẹ anh em, kẻ thân mến, cho đến thân Phật, Bồ-Tát tướng tốt trang nghiêm để khuyến dụ. Nếu người thích ăn ngon, chúng hóa sơn hào hải vị, hương thơm ngào ngạt đem dâng; người ưa bảo vật, chúng hiện hình thú lạ ngậm châu ngọc đến hiến tặng. Tùy tâm niệm hành giả ưa thích điều chi, chúng liền hiện ra thứ ấy. Chúng có thể dùng ma lực khiến cho người tu được tà định, tà trí, tài biện thuyết, phép thần thông biết quá khứ vị lai. Những kẻ không hiểu cho là đã chứng đạo quả, thảy đều tin phục; song kỳ thật người đó trong tâm điên đảo, chuyên làm phép quỷ mê hoặc thế gian.

 

       1-  Có một nhà sư Việt Nam tu tại một ngôi chùa bỏ hoang bên Lào. Trong khi thiền định, ông thấy một nhóm mỹ nhân lõa lồ, nắm tay nhau nhảy múa. Sư trấn định tâm không nổi, bèn thành khẩn niệm Phật, tướng ấy liền tan.      

 

       2- Một câu chuyện khác: Khi xưa bên Trung Quốc có một vị sư đang tham thiền, nhân khi trời lạnh bụng đói, động niệm tưởng ăn; sư liền thấy một thiếu phụ bưng thức ăn đến cúng dường. Thiếu phụ quỳ xuống sớt đồ ăn vào bát, thỉnh sư nên dùng liền kẻo nguội  mất ngon. Sư vì đói muốn thọ dụng ngay, nhưng nghĩ chưa đến giờ thọ trai, nên nhẫn nại bảo hãy tạm để một bên, chờ đúng giờ sẽ ăn. Thiếu phụ nghe nói, có vẻ hờn giận bỏ đi. Giây lâu sau đúng ngọ, sư giở bát ra thấy trong ấy toàn là dòi bò lúc nhúc. Chừng ấy ông mới tỉnh ngộ, biết vừa ộng sanh vọng niệm, liền rước lấy cảnh ma; may nhờ có chút định lực mới khỏi ăn đồ dơ và phạm giới sát.

 

       3- Lại cũng một vị sư tu thiền trong núi, thấy mình lẻ loi cô quạnh, nên sanh vọng tưởng muốn được một ít người cùng ở chung cho vui. Vừa đâu có bà lão dẫn hai cô gái trẻ đẹp, bảo nhà ở dưới làng chân núi, tìm đến am tranh cầu xin dạy đạo. Vị Tăng ban đầu không nghi ngờ, liền thuyết pháp khai thị. Tới lui như thế lâu ngày, một hôm bà lão bạch sư xin cho hai cô gái làm thị giả lo việc giặt giũ cơm nước cho sư đỡ cực nhọc. Sư nghe nói thoáng sanh lòng nghi, liền nghiêm trách từ chối. Ba người tỏ vẻ hờn thẹn bỏ đi. Sư lén theo dõi qua một khúc quanh bỗng chợt mất bóng, sư đến xem thì đã cùng đường, lại không có nhà cửa chi cả, chỉ thấy ba gốc cổ thụ, một to hai nhỏ. Sư suy nghĩ biết đây là yêu tinh cổ thụ, muốn đem búa chặt đốn hoặc nổi lửa thiêu đốt để dứt trừ hậu hoạn. Vừa nghĩ đến đó bỗng thấy ba người hiện ra cầu sám hối và xin tha mạng. Thế mới biết tâm yên cảnh lặng, vọng khởi ma sanh, người tu phải ghi nhớ điều nầy.

 

     c) Não Ma      

 

         1- Não ma là loại ma chuyên phá rối, làm não loạn người tu. Có giống tinh mị mỗi loài đến theo giờ của nó, đại khái mỗi giờ có ba loài, mười hai giờ thành ba mươi sáu loài tinh thú. Như giờ Dần đến, tất là loài cọp, beo, gấu; giờ Mẹo đến là loài mèo, thỏ, cáo; giờ Thìn là loài, rồng, cá, thuồng luồng…Theo trong Tọa Thiền Chỉ Quán có thứ quỷ Du-Lạp Kiết-Chi, Tàu gọi là Đôi Dịch, đầu mặt như cây đàn tỳ-bà, bốn mắt hai miệng, thường ưa khuấy động phá rối người tu. Chúng chờ khi người tu đang tụng niệm, hóa ra sâu trùng, hoặc bò lên khắp đầu mặt, hoặc chun vào miệng, lỗ mũi, mắt, lỗ tai; hoặc chui vào nách, bụng của hành giả mà cắn chích. Đôi khi chúng kêu vang vào lỗ tai, làm thành tiếng ồn ào, nhức óc; hoặc chợt ôm giữ người, quơ tìm thì không đụng thấy. Chúng còn hóa ra cảnh Ngũ trần hoặc thuận, hoặc nghịch, hoặc không thuận nghịch, biến huyễn khôn lường, làm cho hành giả loạn động chẳng biết đâu mà nhận thức, dễ mất định tâm. Muốn đối trị với Ba mươi sáu loài tinh thú, cứ theo giờ kêu tên của nó mà quở trách; với ma Đôi Dịch, nên tụng Tam quy Ngũ giới hoặc Giới bổn, bởi chúng là thứ quỷ phạm tội phá giới. Làm như thế chúng liền ẩn mất. Hoặc cách đối trị tổng quát là nên nhiếp tâm vào chánh định, hay chuyên chỉ trì chú niệm Phật, chúng sẽ tan biến.

 

         2- Ngoại ma còn là những ma bàng môn tả đạo. Những vị kiếp trước hoặc kiếp nầy đã từng tu theo ngoại đạo, sau trở lại qui y Phật pháp; hoặc những vị tuy chỉ nương về Tam Bảo, nhưng xưa kia ông bà cha mẹ đều theo bàng môn tả đạo, thường hay bị ngoại ma phá rối.  Bởi lối tu của ngoại đạo đều không rời phiền não hữu lậu, còn trong vòng tự cao chấp ngã, tham đắm quyền danh, nên hàng ngoại đạo hay quy tụ bè phái, không muốn cho người có ít nhiều liên hệ với phe mình tu theo đạo khác.

 

III) Thiên Ma

 

     a) Thiên ma là loại ma ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại, thuộc tầng thứ Sáu của trời Lục Dục. Loại ma nầy có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của Ngũ trần, cho đó là cảnh khoái lạc  tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục nhiễm, không muốn ai thoát khỏi phạm vi ấy. Khi hành giả đạt đến mức tu khá cao, tâm quang phát lộ, ánh sáng chiếu thấu lên cõi trời Tha Hóa làm cho cung điện ma rung động, chúng liền phát giác và vì sợ e có người giải thoát, làm quyến thuộc mình sẽ giảm bớt đi, nên tìm cách phá hoại. Chúng hiện ra nhiều cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc khuyến dụ, hoặc giúp sức cho tà định tà trí cùng thần thông cốt để gạt gẫm; lại thay phiên nhau rình rập không giây phút nào rời  để chờ cơ hội thuận tiện. Nếu hành giả có một  niệm sơ hở, liền bị chúng ám nhập, xúi dục làm những điều trái đạo đức, đời tu kể như đã hư tàn.

 

 

       b) Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ Tát đã từng khuyên dạy: “Trong khi hành giả tịnh tu, thường bị các thiên ma, ngoại đạo, hoặc quỷ thần làm não loạn. Chúng hiện các hình  tướng ghê rợn để khủng bố, hoặc tướng nam nữ xinh đẹp để quyến rũ. Có khi chúng hiện thân Phật, Bồ-Tát hay chư Thiên với các tướng trang nghiêm; hoặc nói các môn đà-la-ni; hoặc nói pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; hoặc nói các pháp bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, khen ngợi cảnh không oán không thân, không nhân không quả, cứu cánh rỗng không vắng lặng, bảo đó là chân Niết-bàn. Hoặc chúng làm cho hành giả biết đời trước của mình, suốt việc quá khứ vị lai, thấu rõ tâm niệm của mọi người, cho đến được biện tài vô ngại. Chúng khiến người tu tham luyến danh lợi thế gian, tánh tình thất thường, hay giận, hay cười, ưa ngủ, nhiều bệnh, dễ xót thương xúc cảm, có khi rất tinh tấn, lắm lúc lại trễ nải biếng nhác. Hoặc chúng xui hành giả sanh tâm nghi ngờ, không tin, nhiều lo nghĩ, bỏ pháp tu căn bản trở lại tu các tạp hạnh, đắm nhiễm những việc triền phược ở thế gian. Hoặc chúng làm cho hành giả được một ít phần tương tợ như tam-muội, có thể ở trong định từ một ngày cho tới bảy ngày, thân tâm an vui không biết đói khát; song đó là do sức tà chứng của ngoại đạo gia bị, không phải chân tam-muội. Hoặc lại khiến cho hành giả ăn uống không chừng độ, khi nhiều khi ít, sắc mặt biến đổi luôn. Khi gặp những cảnh như trên, người tu phải dùng trí tuệ quán sát, gắng giữ chánh niệm, đừng sanh tâm chấp trước mà lạc vào lưới tà. Phải kiên trì như thế mới xa lìa được ma chướng.”

 

     c) Kết lại, chỉ có hai loại ma là Nội ma và Ngoại ma; Thiên ma cũng thuộc về loài ngoại ma. Nhưng sở dĩ lập Thiên ma thành một loại riêng, là vì muốn cho hành giả lưu ý đến sự phá hoại nguy hiểm tinh vi của nó. Ngoài Phiền não ma, Ngoại ma, Thiên ma như trên, trong  kinh còn nói đến Bệnh ma và Tử ma. Bởi cơn đau bệnh thường làm cho hành giả tiêu giảm công phu, lại tu chưa đến đâu rồi chết có thể khiến người thối thất đạo quả, nên mới gọi là ma. Nhưng Bệnh ma và Tử ma đại ý chỉ sự chướng ngại của bệnh và chết thuộc về thân Tứ đại trên đường tu, không có tính cách phá hoại khuấy rối để giết hại đạo tâm theo đúng nghĩa của ma.

 

     d) Sức tu của người thời nay phần nhiều bị Phiền não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma nầy chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi. Trong Kinh Lăng-Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, Đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì Mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định. Ấn Quang Đại Sư đã bảo: “Mới xem qua dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh nầy vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng Đệ tam Thánh quả A-Na-Hàm mà còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa, thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bậc thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của Đức A-Di-Đà không còn nạn ma nữa.”

 

     e) Xem  Năm Điều Kiện Cần Thiết Để Thành Công Của Người Tu Thiền.

 

f)     Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, Mã Minh Bồ-Tát sau khi kết hợp tổng quát về tinh yếu của pháp Đại Thừa, và trình bày xong đường lối tu tập, Ngài đã bảo: “Cõi Ta-Bà phiền não cang cường, chánh tín khó vững, không thường được gặp Phật nghe pháp, đường tu nhiều hiểm nạn chướng duyên. Nên biết Đức Như Lai có phương tiện thù thắng, dạy cầu sanh về cõi Tịnh Độ ở Tây Phương. Như trong khế kinh nói "Nếu chuyên tâm niệm Phật A-Di-Đà, đem công đức tu hồi hướng cầu sanh Tây Phương, thì sẽ được về thế giới Cực Lạc, thường thấy Phật nghe pháp, không còn thối chuyển." Nếu hành giả y theo đường lối tu nầy, quyết định sẽ được vào Chánh định tụ.”

 

Thích Phước Thiệt trích từ Từ Điển Phật Học Offline – Trang Nhà Quảng Đức – 29/11/20




***



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2010(Xem: 6508)
Vậy, những loại thực phẩm nào trưởng dưỡng, đưa đến trạng thái điều hòa giữa nội giới và ngoại giới, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển của sinh vật trong nấc thang tiến hóa? Khế kinh nói có bốn loại thực phẩm: 1. Đoàn thực hay đoạn thực 2. Xúc thực 3. Ý tư thực 4. Thức thực
28/11/2010(Xem: 4645)
Ngay từ thời khởi nguyên của lịch sử tư tưởng Ấn Độ, thời gian vốn đã là đề tài luôn kích thích mạnh mẽ óc suy tưởng của các triết gia Ấn và khiến họ đi đến nhận định rằng thời gian không những là tác nhân liện hệ đến sự hình thành của vũ trụ mà nó còn là một nhân tố phổ quát chi phối đến vạn vật trong cuộc sống. Dần dần với ảnh hưởng của những trào lưu tư tưởng mới người ta còn xem thời gian là một trong những yếu tố quyết định các hình thái đa dạng của mọi hiện tượng trong thiên nhiên, thậm chí Silanka, một tư tưởng gia của Kỳ Na giáo còn cho rằng thời gian có thể được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
24/11/2010(Xem: 4293)
Bài thơ vận nước có thể giải mã một cách đích xác và cụ thể những yếu tố gì có thể làm cho vận nước được dài lâu. Đó là sự đoàn kết của toàn dân và phẩm chất tài đức của người lãnh đạo. Tổ tiên ta hơn ngàn năm trước đã dùng hình ảnh cuộn mây (đằng lạc). Từng con người có thể yếu yếu ớt như từng chiếc đũa, từng sợi mây, nhưng biết kết hợp lại thì sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, không gì có thể phá vỡ được.
22/11/2010(Xem: 15906)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
16/11/2010(Xem: 8715)
Trướchết chúng ta phải hiểu Tâm là gì?Trong tiếng Hán,Tâm là trái tim. Từ cái nghĩa tâm là trái tim, rồi sau mớisuy diễn ra tâm là tấm lòng, cho rằng tâm là tấm lòng suynghĩ. Một bài thơ chữ Hán nói về tâm theo nghĩa này nhưsau:
16/11/2010(Xem: 11396)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
13/11/2010(Xem: 4146)
Phật giáo, trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình đã trải qua nhiều giai đoạn với sự phân hoá thành những bộ phái và giáo lý khác nhau. Tựu trung, có thể chia làm hai trường phái tư tưởng lớn là Tiểu thừa (Hīnayāna) và Đại thừa (Mahāyāna). Tư tưởng của Đại thừa chủ yếu có thể quy thành ba hệ chính là Tánh không (Śūnyatā), Duy thức (Vijñapti-mātratā) và Như Lai Tạng (Tathāgata-garbha).
13/11/2010(Xem: 4162)
Chúng ta thấy rằng sau khi tìm ra thuyết lan truyền nội tại Thế Thân đã tiếp tục tái khảo sát nhiều vấn đề khác nhau xoay quanh nhiều thuyết tri nhận đã được rất nhiều trường phái của thời ông đề ra. Những vấn đề này hình như đã không được giải quyết; và trong khi khảo sát chúng, ông đã nhận ra rằng nếu muốn giải quyết thì phải đưa ra một phương pháp hoàn toàn mới mà khái niệm cơ bản của nó chính là khái niệm về sự tự tri.
11/11/2010(Xem: 20353)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
09/11/2010(Xem: 8197)
Stephen William Hawking, sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1942 là một nhà Vật lý Lý thuyết người Anh, đồng thời cũng là một nhà Vũ trụ học nỗi tiếng nhờ các tác phẩm khoa học và các lần ông xuất hiện trước quần chúng.. Ông là Hội viên Danh dự của Hội Nghệ thuật Hoàng gia Anh (Royal Society of Arts), Hội viên vĩnh viễn của Viện Khoa học Giáo hoàng (Pontifical Academy of Sciences) và vào năm 2009, được trao tặng Huy chương Tổng thống về Tự Do là huy chương dân sự cao quý nhất của Mỹ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]