Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư tưởng Duy-ma-cật từ một góc nhìn

08/01/201918:12(Xem: 6680)
Tư tưởng Duy-ma-cật từ một góc nhìn
Tư tưởng Duy-ma-cật từ một góc nhìn

Tu Tuong Duy Ma Cat_HT Thich Thai Hoa
bia-tutuongduymacat
Ngỏ

 Tư tưởng Duy-ma-cật từ một góc nhìn_HT_Thích Thái Hòa

      Bố thí là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào có khả năng thí xả, có thể sinh vào cõi ấy. Trì giới là Tịnh độ của Bồ tát.  Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh tu hành mãn nguyện mười thiện nghiệp sẽ sinh về cõi ấy. Nhẫn nhục là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh nào trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt sẽ sinh về cõi ấy. Tinh tấn là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào cần mẫn, thực hành mọi công đức sẽ sinh về cõi ấy. Thiền định là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào nhiếp tâm không tán loạn sẽ sinh về cõi ấy. Trí tuệ là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh có chánh định sẽ sinh về cõi ấy.

     Bốn vô lượng tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào thành tựu từ, bi, hỷ, xả, sẽ sinh về cõi ấy...”.

     Bấy giờ Hòa thượng dạy: “Đại thừa hay Tiểu thừa, Thiền tông hay Tịnh độ không nằm ở nơi chiếc áo, trú xứ chùa tháp, Tông phái, hệ phái hay chữ nghĩa, mà nằm ngay ở nơi tâm của chúng ta. Nếu chúng ta có trực tâm, có thâm tâm, có Bồ đề tâm, nguyện sống và hành hoạt theo tâm ấy là chúng ta có ngay Tịnh độ của chư Phật. Nếu chúng ta không có tâm ấy, thì ngay ở nơi cõi người, chúng ta đã đi bị hỏng đất, nói gì đến Đại thừa, Tiểu thừa, Nguyên thủy, Hệ phái, Tông phái, Tịnh độ hay Thiền tông!”.

       “Muốn xây dựng tịnh độ thì phải có tâm tịnh, không có tâm tịnh thì nỗ lực xây dựng tịnh độ đến mấy cũng không thành. Muốn xây dựng tịnh độ thì phải tịnh hóa tự tâm bằng trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm qua hạnh và nguyện. Không phát nguyện, không lập hạnh, thì tịnh độ chỉ là tịnh độ tự tâm mà tịnh độ không bao giờ trở thành hiện thực”.

        Hơn bốn mươi năm qua, lời dạy của Người mãi còn vang vọng trong tâm tôi, chỉ đường cho tôi đi, mở mắt cho tôi thấy, trao cho tôi phương pháp hành đạo, đưa tôi vượt qua bao thác ghềnh, giông bão.

        Nay, hội đủ duyên lành, tôi viết cuốn Tư tưởng Duy Ma Cật Từ một góc nhìn, để kính tạ ơn thâm của Người và của những bậc cao đức, những bậc Giáo thọ ân sư, và hồi hướng công đức cho cha mẹ, thiện hữu tri thức, ác hữu tri thức, cùng hết thảy muôn loài. Nguyện xin tất cả đều hội nhập pháp tính chân thật và đồng vào biển cả trí tuệ của Phật.

        Với tác phẩm này, ai có duyên thì đọc, không có duyên thì thôi, chẳng có chi nhọc lòng!

Tàng Kinh Các-Huế, mùa nhập thất 2018
Thích Thái Hòa
  pdf-icon
Ý kiến bạn đọc
15/01/201903:19
Khách
Nam mô a di đà phật . quan niệm của con về từ , bi , hỹ ,xã trong việc hành và hạnh ở cuộc sống như phần xẽ nêu dưới đây như sau mong chư thầy xem xét và đánh giá giúp con
Về Hành ( thực hành ) hỹ và xã trong cuộc sống bình thường , ai cũng vậy khi thực tâm XÃ( cho mà không nghĩ về việc mình xẽ nhận lại bất cứ điều gì ) giúp đỡ được một người vượt qua khó khăn mình xẽ cảm thấy hạnh phúc đó là HỸ
Nhưng vì sao phải hành cái hạnh hỹ xã ấy
Vd1: một người có thể HỸ XÃ giúp 10% tài sản mình có cho người khác nhưng khi gặp một trường hợp người cần giúp đỡ 20% 50% tài sản mình có thì họ lại cảm thấy phân vân khó khăn trong quyết định có XÃ hay không
Bất cứ một việc gì trong cuộc sống cũng vậy khi ta chưa từng làm điều ấy thì mình xẽ không biết , có thể thấy khó , hoặc không thể nhưng khi làm quen rồi thì ai cũng cảm thấy bình thường. Một đứa bé không biết dùng đũa để ăn thì đối với nó xẽ khó nhưng người sử dụng nhiều xẽ cảm thấy quen và bình thường
Quay lại từ đầu vd1 khi 1 người hành HỸ XÃ 10% tất cả những gì mình có thì khi duyên đến 1 trường hợp 11% 12% họ xẽ dễ dàng xã hơn 1 người chưa từng xã vì khoản cách bình thường của họ là từ 10%( bình thường ) đến 11% là ít hành càng nhiều thì họ xẽ xã được càng nhiều đến khi tu sĩ ấy hành đến 100% ( có thể xã tất cả những gì mình có thì tu sĩ ấy đã đạt được Hạnh HỸ Xã của bồ tát rồi đúng không ạ.
Con mong hồi âm của chư thầy ạ
Mail : [email protected]
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4228)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 6268)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 7276)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5793)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 15171)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4647)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 11752)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 4484)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 6405)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 10048)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]