Tư tưởng Duy-ma-cật từ một góc nhìn_HT_Thích Thái Hòa
Bố thí là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào có khả năng thí xả, có thể sinh vào cõi ấy. Trì giới là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh tu hành mãn nguyện mười thiện nghiệp sẽ sinh về cõi ấy. Nhẫn nhục là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh nào trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt sẽ sinh về cõi ấy. Tinh tấn là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào cần mẫn, thực hành mọi công đức sẽ sinh về cõi ấy. Thiền định là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào nhiếp tâm không tán loạn sẽ sinh về cõi ấy. Trí tuệ là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh có chánh định sẽ sinh về cõi ấy.
Bốn vô lượng tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào thành tựu từ, bi, hỷ, xả, sẽ sinh về cõi ấy...”.
Bấy giờ Hòa thượng dạy: “Đại thừa hay Tiểu thừa, Thiền tông hay Tịnh độ không nằm ở nơi chiếc áo, trú xứ chùa tháp, Tông phái, hệ phái hay chữ nghĩa, mà nằm ngay ở nơi tâm của chúng ta. Nếu chúng ta có trực tâm, có thâm tâm, có Bồ đề tâm, nguyện sống và hành hoạt theo tâm ấy là chúng ta có ngay Tịnh độ của chư Phật. Nếu chúng ta không có tâm ấy, thì ngay ở nơi cõi người, chúng ta đã đi bị hỏng đất, nói gì đến Đại thừa, Tiểu thừa, Nguyên thủy, Hệ phái, Tông phái, Tịnh độ hay Thiền tông!”.
“Muốn xây dựng tịnh độ thì phải có tâm tịnh, không có tâm tịnh thì nỗ lực xây dựng tịnh độ đến mấy cũng không thành. Muốn xây dựng tịnh độ thì phải tịnh hóa tự tâm bằng trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm qua hạnh và nguyện. Không phát nguyện, không lập hạnh, thì tịnh độ chỉ là tịnh độ tự tâm mà tịnh độ không bao giờ trở thành hiện thực”.
Hơn bốn mươi năm qua, lời dạy của Người mãi còn vang vọng trong tâm tôi, chỉ đường cho tôi đi, mở mắt cho tôi thấy, trao cho tôi phương pháp hành đạo, đưa tôi vượt qua bao thác ghềnh, giông bão.
Nay, hội đủ duyên lành, tôi viết cuốn Tư tưởng Duy Ma Cật Từ một góc nhìn, để kính tạ ơn thâm của Người và của những bậc cao đức, những bậc Giáo thọ ân sư, và hồi hướng công đức cho cha mẹ, thiện hữu tri thức, ác hữu tri thức, cùng hết thảy muôn loài. Nguyện xin tất cả đều hội nhập pháp tính chân thật và đồng vào biển cả trí tuệ của Phật.
Với tác phẩm này, ai có duyên thì đọc, không có duyên thì thôi, chẳng có chi nhọc lòng!
Tàng Kinh Các-Huế, mùa nhập thất 2018
Thích Thái Hòa
Bố thí là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào có khả năng thí xả, có thể sinh vào cõi ấy. Trì giới là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh tu hành mãn nguyện mười thiện nghiệp sẽ sinh về cõi ấy. Nhẫn nhục là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh nào trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt sẽ sinh về cõi ấy. Tinh tấn là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào cần mẫn, thực hành mọi công đức sẽ sinh về cõi ấy. Thiền định là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào nhiếp tâm không tán loạn sẽ sinh về cõi ấy. Trí tuệ là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh có chánh định sẽ sinh về cõi ấy.
Bốn vô lượng tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, chúng sinh nào thành tựu từ, bi, hỷ, xả, sẽ sinh về cõi ấy...”.
Bấy giờ Hòa thượng dạy: “Đại thừa hay Tiểu thừa, Thiền tông hay Tịnh độ không nằm ở nơi chiếc áo, trú xứ chùa tháp, Tông phái, hệ phái hay chữ nghĩa, mà nằm ngay ở nơi tâm của chúng ta. Nếu chúng ta có trực tâm, có thâm tâm, có Bồ đề tâm, nguyện sống và hành hoạt theo tâm ấy là chúng ta có ngay Tịnh độ của chư Phật. Nếu chúng ta không có tâm ấy, thì ngay ở nơi cõi người, chúng ta đã đi bị hỏng đất, nói gì đến Đại thừa, Tiểu thừa, Nguyên thủy, Hệ phái, Tông phái, Tịnh độ hay Thiền tông!”.
“Muốn xây dựng tịnh độ thì phải có tâm tịnh, không có tâm tịnh thì nỗ lực xây dựng tịnh độ đến mấy cũng không thành. Muốn xây dựng tịnh độ thì phải tịnh hóa tự tâm bằng trực tâm, thâm tâm, bồ đề tâm qua hạnh và nguyện. Không phát nguyện, không lập hạnh, thì tịnh độ chỉ là tịnh độ tự tâm mà tịnh độ không bao giờ trở thành hiện thực”.
Hơn bốn mươi năm qua, lời dạy của Người mãi còn vang vọng trong tâm tôi, chỉ đường cho tôi đi, mở mắt cho tôi thấy, trao cho tôi phương pháp hành đạo, đưa tôi vượt qua bao thác ghềnh, giông bão.
Nay, hội đủ duyên lành, tôi viết cuốn Tư tưởng Duy Ma Cật Từ một góc nhìn, để kính tạ ơn thâm của Người và của những bậc cao đức, những bậc Giáo thọ ân sư, và hồi hướng công đức cho cha mẹ, thiện hữu tri thức, ác hữu tri thức, cùng hết thảy muôn loài. Nguyện xin tất cả đều hội nhập pháp tính chân thật và đồng vào biển cả trí tuệ của Phật.
Với tác phẩm này, ai có duyên thì đọc, không có duyên thì thôi, chẳng có chi nhọc lòng!
Tàng Kinh Các-Huế, mùa nhập thất 2018
Thích Thái Hòa
Về Hành ( thực hành ) hỹ và xã trong cuộc sống bình thường , ai cũng vậy khi thực tâm XÃ( cho mà không nghĩ về việc mình xẽ nhận lại bất cứ điều gì ) giúp đỡ được một người vượt qua khó khăn mình xẽ cảm thấy hạnh phúc đó là HỸ
Nhưng vì sao phải hành cái hạnh hỹ xã ấy
Vd1: một người có thể HỸ XÃ giúp 10% tài sản mình có cho người khác nhưng khi gặp một trường hợp người cần giúp đỡ 20% 50% tài sản mình có thì họ lại cảm thấy phân vân khó khăn trong quyết định có XÃ hay không
Bất cứ một việc gì trong cuộc sống cũng vậy khi ta chưa từng làm điều ấy thì mình xẽ không biết , có thể thấy khó , hoặc không thể nhưng khi làm quen rồi thì ai cũng cảm thấy bình thường. Một đứa bé không biết dùng đũa để ăn thì đối với nó xẽ khó nhưng người sử dụng nhiều xẽ cảm thấy quen và bình thường
Quay lại từ đầu vd1 khi 1 người hành HỸ XÃ 10% tất cả những gì mình có thì khi duyên đến 1 trường hợp 11% 12% họ xẽ dễ dàng xã hơn 1 người chưa từng xã vì khoản cách bình thường của họ là từ 10%( bình thường ) đến 11% là ít hành càng nhiều thì họ xẽ xã được càng nhiều đến khi tu sĩ ấy hành đến 100% ( có thể xã tất cả những gì mình có thì tu sĩ ấy đã đạt được Hạnh HỸ Xã của bồ tát rồi đúng không ạ.
Con mong hồi âm của chư thầy ạ
Mail : [email protected]