Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Sám Hối

04/01/201909:32(Xem: 11396)
38. Sám Hối

Sám Hối

(giọng đọc Hồng Hạnh)

 

Lầm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được.

 

 

 

Nhìn lại lỗi lầm

 

Khi ta vẫn còn mải mê đuổi theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài thì chắc chắn tâm ta sẽ còn bị chi phối và điều khiển. Vì thế cơ hội sống trong tỉnh thức để luôn làm chủ mọi hành vi của mình cũng sẽ bị giới hạn, và việc gây ra những vụng về lầm lỗi cũng là điều khó tránh. Dĩ nhiên, nếu chưa phải là bậc thánh thì không ai mà không có những lầm lỗi. Nhưng cũng đừng vì thế mà ta ban cho mình cái quyền tự tiện gây ra mọi lầm lỗi, bất chấp hậu quả cho bản thân hay ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khắc phục và chịu trách nhiệm về những gì mình đã gây ra vốn là điều cần phải làm. Tuy nhiên, chính thái độ ăn năn hối cải về những lầm lỗi ấy và quyết tâm chuyển hóa để không lặp lại mới đích thực là việc làm quan trọng hàng đầu của kẻ phạm lỗi. Thái độ ấy chính là sám hối.

 

Thông thường, mỗi khi nhận ra mình vừa mới gây ra lầm lỗi, ta vội vàng tìm tới nạn nhân của mình để phân trần hay làm một điều gì đó để chuộc lỗi. Ta cho rằng đó là thái độ lịch sự hay có ý thức trách nhiệm. Nhưng ta làm như vậy với mục đích gì? Dường như ta chỉ đang khẩn trương tìm cách bù đắp cảm xúc tốt cho người kia, vì ta đã lỡ mang đến cho họ cảm xúc xấu, với mong muốn họ đừng giận mà đánh giá thấp hay giảm đi thiện cảm đối với ta mà thôi. Ta mang đến người kia một cảm xúc tốt đồng thời lại mong muốn được nhận lại một cảm xúc tốt thì đó chỉ là một sự trao đổi. Hành động xin lỗi như thế cũng vì bản thân mình chứ không thật sự muốn chữa lành vết thương trong tâm người kia. Chính vì thế mà những người tinh ý thường không dễ dàng chấp nhận những lời xin lỗi thiếu thành khẩn, hay cốt ý chỉ làm cho họ vui lòng. Thái độ xin lỗi ấy đôi khi còn khiến cho vết thương trong họ sâu đậm thêm. Bởi chiếu theo quy luật cân bằng cảm xúc, họ mới vừa đón nhận một cảm xúc xấu do ta đem đến, bây giờ họ phải cố gắng tạo ra cho ta một cảm xúc tốt bằng thái độ tha thứ và vui vẻ, thì rõ ràng họ đã quá thiệt thòi.

 

Trước khi muốn thể hiện sự ăn năn hối cải, ta hãy nên tự hỏi mình đã thật sự nhìn ra lầm lỗi chưa và tại sao mình lại hành xử tệ lậu như vậy? Ta đừng cố gắng trình diễn bằng những màn thật cảm động để mong khôi phục giá trị cao đẹp của mình trong mắt người kia, vì như thế ta chỉ tiếp tục làm hư tâm mình. "Xin lỗi" không có nghĩa là xin người kia đừng giận hay đừng ghét bỏ mình. Nó phải là thái độ cải hối - xin thu lại những lời nói hay hành động sai trái của mình và xin chịu hết trách nhiệm về chúng. Cho nên, khi ta chưa thật sự thấy mình sai trái, chưa muốn nhận lấy trách nhiệm, thì không nên vội vàng xin lỗi. Tệ hại nhất là ta cố gắng xin lỗi chỉ vì được ai đó khuyên bảo, hay vì biết người kia đang rất mong đợi lời xin lỗi của ta. Trừ trường hợp biết họ đang rất giận dữ và đau khổ thì ta đành vì họ mà chấp nhận mở lời xin lỗi trước. Tuy nhiên, ta cũng nên thành thật cho họ biết ngay bây giờ ta vẫn chưa thấy được chỗ sai trái của mình. Xin họ hãy chỉ lỗi giúp ta, hoặc ta hứa sẽ nhìn kỹ lại mình rồi sẽ trao đổi với họ trong thời gian sớm nhất.

 

Nếu như xin lỗi là hành động hướng tới đối tượng để hàn gắn vết thương trong tâm người khác thì sám hối là thái độ quay trở về chữa trị tì vết lỗi lầm trong tâm mình. Tất nhiên, tùy theo tình huống mà ta nên thể hiện hành động nào trước, nhưng quay về sám hối với chính mình rồi mới xin lỗi kẻ khác vẫn là giải pháp đúng đắn nhất. Sám hối phải mang hai đặc tính: ăn năn về lỗi lầm đã gây ra và quyết tâm không lặp lại lần nữa. Cả hai yếu tố này đều rất quan trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu ta không thật sự ăn năn hối cải thì ta sẽ không bao giờ có quyết tâm thay đổi; và nếu ta không có quyết tâm thay đổi thì sự ăn năn hối cải kia cũng chỉ là cảm xúc nhất thời để xoa dịu vết thương trong ta mà thôi. Thay đổi chính mình để không lặp lại lỗi lầm khó hơn rất nhiều so với thể hiện sự ăn năn hối cải, bởi thay đổi chính mình tức là phải phá vỡ những cố tật phiền não.

 

Nên nhớ, chuyển hóa phiền não khác với ngăn chặn phiền não. Muốn ngăn chặn phiền não thì ta chỉ cần luôn tự nhắc nhở mình, rồi dùng ý chí mạnh mẽ để sẵn sàng đàn áp mỗi khi nó xuất hiện. Đây chỉ là cách giải quyết tạm thời, vì khi ta lơ là hay năng lực trong ta yếu kém thì nó sẽ quay trở lại ngay. Còn muốn chuyển hóa phiền não, ta cần phải hội đủ ba điều kiện. Thứ nhất, phải nhận diện rõ ràng mặt mũi của phiền não nào đã khiến ta gây ra lầm lỗi. Thứ hai, phải có phương pháp đúng đắn và cụ thể để chữa trị. Thứ ba, phải có quyết tâm mạnh mẽ để sẵn sàng dành mọi ưu tiên cho việc chuyển hóa này. Ngoài ra, còn một điều kiện nữa cũng khá quan trọng trong quá trình sám hối, đó là không được nôn nóng chuyển hóa sớm để trình diện trước người kia sự mới mẻ của mình. Thái độ này sẽ khiến ta tự gây thêm áp lực và đánh giá không chính xác mức độ chuyển hóa của mình. Người kia chắc chắn sẽ không trách giận khi biết ta đang cố gắng sửa đổi chính mình. Vì sự hoàn thiện bản thân chính là hành động xin lỗi giá trị nhất để cứu chuộc mọi lỗi lầm.

 

 

 

Chuyển hóa lỗi lầm

 

Tâm lý chung của hầu hết mọi người khi lỡ gây ra lầm lỗi là luôn muốn tìm cách cứu vãn tình thế. Mặc dù ta cố gắng nghĩ rằng mình đang gánh chịu trách nhiệm cho những sai trái do mình gây ra, nhưng sự thật trong thâm tâm ta đang mong muốn khẳng định lại cái tôi giá trị của mình. Ta muốn loan báo cho người kia biết rằng ta không phải tệ lậu như thế, hành động nông nổi vừa qua chỉ là một sai lầm nhất thời. Cho dù hành động chịu trách nhiệm ấy đã thật sự hàn gắn được vết thương trong tâm người kia, hay đã giúp ta lấy lại phong độ của mình trong mắt họ, thì tì vết lầm lỗi trong tâm ta vẫn còn nguyên vẹn đó. Đáng lẽ, ta phải lo thay đổi phần "gốc" hơn là khẩn trương giải quyết phần "ngọn". Vì nếu ta vẫn chưa nhìn ra phiền não của mình để thật sự chuyển hóa thì trước sau gì ta cũng lặp lại lỗi lầm kia với người ấy, hay gây ra những lỗi lầm khác với đối tượng khác.

 

Đạo Phật luôn khẳng định rằng: "Quay đầu là bờ". Khi ta đã thật sự từ bỏ con đường tăm tối để bước lên con đường tươi sáng thì sự chuyển hóa đã bắt đầu xảy ra. Nếu ta cứ giữ mức tinh tiến trên hành trình ấy thì thế nào ta cũng đi tới sự giác ngộ. Vì thế "quay đầu là bờ" không có nghĩa là vừa mới hồi tâm phản tỉnh là ta sẽ giác ngộ ngay lập tức. Mà đó chỉ là lời động viên khích lệ cho những ai khi đã quay đầu rồi thì một ngày nào đó cũng sẽ về tới bờ. Dù ta đã vụng dại gây ra những lầm lỗi tày trời, nhưng với quyết tâm thay đổi và có một con đường thật sự đúng đắn thì những tì vết phiền não ấy cũng sẽ được gội rửa và tan biến. Ta vẫn có thể trở về với con người lành lặn và trong sáng năm xưa. Dĩ nhiên, những năng lượng độc hại mà ta đã lỡ tạo ra quá nhiều thì không dễ dàng xóa sạch ngay được, nhất là khi nó đã để lại vết thương sâu đậm trong tâm người kia. Nhưng với năng lượng an lành sinh ra từ sự thành tâm hối cải và hành động chuyển hóa tích cực mỗi ngày, ta vẫn có thể hóa giải dần những năng lượng độc hại ấy. Cho dù phải nhận chịu quả báo, tức phải trả món nợ cảm xúc, thì ta vẫn đủ sức và vui vẻ chấp nhận. Vì nó đã không còn quá nặng nề như lúc đầu, nhất là nhờ vào thái độ hướng thiện lớn mạnh trong ta.

 

Điều đáng sợ nhất là ta không bao giờ biết ăn năn hối cải. Thái độ ấy sẽ mở ra cho ta rất nhiều cơ hội để tàn phá hay hủy diệt chính mình và những người xung quanh. Những người trẻ bây giờ thường hay tuyên bố rất hùng hồn: "Tôi không bao giờ ân hận về những gì mình đã làm". Nghe rất tự tin và bản lĩnh. Làm như thể ân hận là một thái độ xấu xa, vì ta đã tự công nhận sự thiếu chín chắn và bộc lộ sự hèn yếu của mình vậy. Sự thật là càng vô tâm hay càng cố tình lẩn tránh trách nhiệm thì ta càng làm cho tình trạng tồi tệ và khiến ta hèn yếu thêm. Không ai dám xây dựng mối quan hệ nghiêm túc hay lâu dài với một kẻ chẳng biết chịu trách nhiệm cho chính mình. Nhưng quan trọng hơn hết là khi ta đã gây ra lầm lỗi tức là cơ chế tâm lý của ta đã bị sai sót ở chỗ nào đó. Có thể nhận thức của ta đã sai lầm, hoặc những hạt giống phiền não trong ta đã bị kích động và đang hình thành nên một thói quen hay tính cách. Vết thương ấy sẽ không ngừng hành hạ ta. Nó cũng sẽ biến thành trở lực lớn lao khiến cho các năng lượng tốt lành không thể phát sinh.

 

Mặc dù sám hối là hành động quay về điều chỉnh lại tâm mình, nhưng nó cũng cần thực hiện như một nghi lễ. Hình thức trang nghiêm sẽ khiến cho ta dễ dàng chú tâm và thể hiện đúng mức thái độ muốn quay về sửa đổi. Ta nên chọn một không gian thật yên tĩnh và dành nhiều thời giờ để nhìn lại mình. Hãy cố gắng nhìn lại toàn vẹn thân tâm mình bằng thái độ không thành kiến, để thấu hiểu tận tường rồi mới tìm cách chuyển hóa. Đừng quá nhiều cảm xúc rồi trách móc hay tức giận bản thân. Giày vò bản thân đôi khi cũng là hình thức đề cao cái tôi của mình, vì ta không muốn chấp nhận những yếu kém ấy thuộc về mình. Và nếu ta cứ xa lánh ghét bỏ bản thân thì làm sao có thể thấu hiểu hết những yếu kém hay những ngõ ngách sâu kín của tâm ý. Mà chưa thấu hiểu thì chưa thể chuyển hóa.

 

Ta cũng có thể sám hối bằng cách tự viết thư cho mình. Cách này tuy đơn giản nhưng mang lại kết quả rất bất ngờ. Đầu tiên, ta nên ngồi xuống thật yên, theo dõi hơi thở chừng 15 phút để tâm tư lắng đọng. Ta cũng nên chọn một không gian yên tĩnh và dành nhiều thời giờ để viết một bức thư cho thật giá trị như ta đang viết cho một đối tượng đáng quý nào đó. Ta cứ gọi ngay cái tên thân mật nhất của mình. Tự đặt ra câu hỏi tại sao thời gian qua ta đã sống, đã hành xử với mọi người như thế? Hãy suy gẫm để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất và viết xuống một cách thành thật. Sau đó, ta cũng ghi ra lời hứa sẽ cố gắng sống sâu sắc hơn để không lặp lại những lỗi lầm đáng tiếc ấy nữa. Bức thư này nên đặt ở một chỗ gần gũi để ta thường xuyên lấy ra đọc lại. Mỗi lần đọc thư là mỗi lần ta soi lại lòng mình. Cách viết thư như thế sẽ giúp ta liệt kê một cách cụ thể và phân tích một cách sâu sắc thái độ sống của mình. Bức thư ấy cũng có thể xem là tâm kinh của mình.

 

Trong truyền thống văn hóa Việt Nam có một phương pháp sám hối rất thông dụng, đó là tìm tới một đối tượng mà mình tin tưởng và kính trọng nhất để bày tỏ sự ăn năn. Họ có thể là những người thân đang sống bên cạnh, hay cũng có thể là những bậc tiền nhân đã khuất. Mỗi khi bị cảm xúc ăn năn quá mạnh khiến ta không thể đứng vững, hoặc những lúc ta đang cần có sự yểm trợ tinh thần trong giờ phút chính thức quay về chuyển hóa, thì ta cũng nên có một đối tượng để nương tựa và chứng minh. Đây là thái độ biết giải cứu tâm lý của mình, không để nó rơi vào tình trạng bế tắc chứ không phải là thái độ lẩn tránh thực tại. Trong trường hợp đối tượng nương tựa là tổ tiên tâm linh hay tổ tiên huyết thống, ta cũng có thể đến trước bàn thờ thành tâm thắp hương, giãi bày tâm sự và quỳ lạy.

 

Khi lạy ta phải để cho toàn thân và nhất là đầu của ta cúi rạp sát xuống đất thật lâu để thể hiện sự phủ phục trước những tấm gương tuyệt vời của tổ tiên, đặc biệt là với đất. Đất cũng là tổ tiên của ta, là bà mẹ nhân từ luôn ôm ấp bao dung mọi thứ nhơ bẩn trên đời này.

 

Buông mình vào lòng đất để ta học hạnh của đất, để ta tập mở lòng ra tùy thuận với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng mà không còn so đo hay kỳ thị nữa. Bởi bao lầm lỗi hay khổ đau cũng từ cái tôi quá lớn gây ra. Cho nên, hướng đến đối tượng khác cũng chỉ để phản chiếu lại tâm mình chứ không phải dựa dẫm hay van xin. Vì lầm lỗi do tâm ta gây ra thì phải từ nơi chính tâm ta thay đổi mà không có bất cứ năng lực tối cao nào từ bên ngoài có thể giúp ta thay đổi được. Nên ý thức rằng, lỗi lầm dù to tát đến đâu cũng chỉ là những hiện tượng tâm lý nhất thời, đó không phải là toàn vẹn con người của ta. Ta đừng tự đồng hóa mình với những yếu kém ấy mà đánh mất niềm tin vào bản thân hay mặc cảm. Tuy nhiên, nếu ta không quyết lòng chuyển hóa hết những lầm lỗi ấy, vẫn để nó thao túng mọi suy tư và hành động thì ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy được con người thật của mình. Ta sẽ sống mãi với những vỏ bọc phiền não của mình. Đó là điều đáng tiếc nhất trong đời.

 

Gieo mình vào đại địa

Buông cái ngã điên cuồng

Xin học hạnh tùy thuận

Nâng đỡ mọi 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2019(Xem: 5620)
Kinh Duy Ma Cật, tôi đã có duyên được học với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tại Phật Học Viện Báo Quốc - Huế, sau năm 1975 Tôi rất thích tư tưởng “Tịnh Phật Quốc Độ” của kinh này, khi nghe đức Phật gọi Bồ tát Bảo-tích mà dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh không dua nịnh sẽ sinh về cõi ấy. Thâm tâm là Tịnh Độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào có đầy đủ công đức sẽ tái sinh về cõi ấy. Bồ đề tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, hết thảy chúng sinh tầm cầu Đại thừa sẽ sinh vào cõi ấy.
04/01/2019(Xem: 82400)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
10/12/2018(Xem: 9829)
Lời tác giả: Việc biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những chỗ sai sót, chúng tôi ước mong được sự lượng thứ của các bậc cao minh. Những sự sửa sai và bổ khuyết của quý vị độc giả sẽ giúp bài viết này được đầy đủ và hoàn hảo hơn trong lần viết lại; đó quả là niềm vinh hạnh cho chúng tôi. NVT
06/12/2018(Xem: 4026)
Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu không có từ bi thì không có đạo Phật. Đạo Phật là con đường diệt khổ, vậy thì từ là đem vui, bi là cứu khổ, còn gì đúng hơn nữa khi nói đạo Phật là đạo của từ bi ? Nhưng người ta cũng có thể tự hỏi : có thể nào thâu gồm lại đạo Phật trong hai chữ từ bi ? Liệu từ bi có đủ để định nghĩa đạo Phật, để phân biệt đạo Phật với các tôn giáo và triết thuyết khác ? Nói một cách khác, có thể nào xem từ bi như là một đặc điểm của đạo Phật ? Nhìn chung quanh, chúng ta thấy đạo giáo nào cũng chủ trương tình thương bao la, rộng lớn, như lòng bác ái của đức Ky Tô, thuyết kiêm ái của Mặc tử. Nhưng chỉ có đạo Phật mới nổi bật lên bằng sự đề cao trí tuệ. Có thể nói rằng trong suốt lịch sử tư tưởng nhân loại, không có một tôn giáo nào đặt trọng tâm vào vai trò của trí tuệ hơn là đạo Phật. Bởi vì Buddha (Phật) phát xuất từ chữ Phạn bud, có nghĩa là hiểu biết. Đức Phật là người đã hiểu biết trọn vẹn, đã tỉnh thức, đã giác ngộ, l
02/12/2018(Xem: 8562)
Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Phật theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày. Đây là tập sách đầu của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu này. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiếu biết chân thật và lòng từ bi.
26/11/2018(Xem: 11165)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
04/09/2018(Xem: 7269)
Tu Tứ Đế Pháp, Bốn Chân Lý Chắc Thật, Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật, sau khi Chứng Đạo dẹp tan sự quấy nhiễu của ma quân ở cõi Trời Tha hóa thứ sáu vào nửa đêm ngày mùng 8 tháng 2 năm Tân-Mùi. Việt lịch Năm 2256 HBK*. Tr.BC.596. Sau Thời Hoa Nghiêm Phật đến vườn Lộc Dã Uyển truyền dạy Bốn Pháp Tứ-Đế, độ cho năm vị từng theo Phật cùng tu thuở trước, thành bậc Tỳ Khưu đắc đạo. Năm vị đó là: 1/. A Nhã Kiều Trần Như, 2/. A-Thấp Bà, (Mã-thắng) , 3/ .Bạt-Đề, 4/. Ma-Ha-Nam, 5/. Thập-Lực-Ca-Diếp. Năm Vị nghe pháp Tứ Đế rồi, tu tập chứng A La Hớn Quả. Tứ Đế Pháp: 1. Khổ Đế. 2. Tập Đế. 3. Diệt Đế. 4. Đạo Đế. -Khổ Đế, là Ác quả của Tập Đế. -Tập Đế, là tạo Nhân xấu của Khổ Đế. -Diệt Đế, là Thiện quả của Đạo đế. -Đạo Đế, là Nhân tu của Diệt Đế.
13/08/2018(Xem: 6438)
Các Phân Khoa Phật Giáo Thích Thái Hòa Tôi viết bài này, xin chia sẻ đến những ai muốn quan tâm đến lãnh vực giáo dục trong Phật giáo, nhưng chưa có điều kiện để nghiên cứu. Trong Phật giáo có năm phân khoa như sau: 1/ Phật giáo Đại chúng Thời Phật, xã hội Ấn Độ phân chia thành bốn giai cấp, gồm: - Bà-la-môn (Brāhmaṇa): Giai cấp Tăng lữ, giai cấp học giả của xã hội Ấn Độ bấy giờ. Họ tự nhận sinh ra từ miệng Phạm-thiên. Giai cấp này làm mai mối giữa thần linh với con người. Họ có sáu quyền hạn: Tự ý làm đền thờ trời; làm thầy tế để tế trời; tự ý đọc Phệ đà (veda); dạy người khác đọc Phệ đà (veda); tự bố thí và tự nhận sự bố thí.
03/06/2018(Xem: 21697)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 10518)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567