Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Thành Thật

04/01/201909:09(Xem: 12114)
24. Thành Thật

Thành Thật

(giọng đọc Dương Yến Ngọc)

 

 

Thương nhau thì phải hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau. Mà muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.

 

 

 Thành thật với nhau

 

Con người ngày càng nghiêng về sự hưởng thụ, luôn đi tìm những cảm xúc tốt từ tiện nghi vật chất và sự ngưỡng mộ của những người xung quanh, nên chẳng còn mấy ai ý thức giữ gìn lòng thành thật. Mặc dù ai cũng biết rằng thành thật là một đức tính tốt và ai cũng trông mong người khác thành thật với mình, nhưng một khi bị cuốn vào vòng tranh chấp bất tận của cuộc sống thì người ta lại thấy lòng thành thật chính là trở ngại căn bản để vươn tới thành công. Nhiều người còn dám tuyên bố rằng, sống giữa xã hội bây giờ mà cố giữ lòng thành thật thì đó là thái độ sống rất ngây thơ. Theo họ, phải khôn khéo và đầy kỹ xảo trong từng hành động thì mới là kẻ thức thời và mới hy vọng thành công.

 

Thế rồi người ta đến với nhau bằng những màn trình diễn rất ngoạn mục, từ những lời nói trau chuốt bóng bẩy đến những hành động lịch lãm dễ thương. Chỉ cần thu phục được đối phương, dù phải nhồi nặn thêm những điều hoàn toàn trái ngược với sự thật thì ta cũng chẳng chút ngại ngần. Thật khôi hài khi khán giả trung thành nhất lại chính là người thân yêu nhất của ta. Một ngày nào đó, khi ta không còn đủ sức để diễn nữa, lớp phấn son kia sẽ tự rớt xuống thì niềm tin yêu của người ấy cũng sẽ rơi rụng theo. Dù ta cố gắng biện minh bằng tất cả lòng thành khẩn thì cũng rất khó để đưa tâm thức họ trở về vị trí cũ. Trừ phi đó là người có hiểu biết và tình thương lớn thì họ mới chấp nhận và tha thứ cho ta. Dù vậy, vết thương trong họ vẫn còn đó. Sau này, ta có muốn tuyên bố điều gì quan trọng thì họ cũng vẫn đề phòng và xét lại. Họ không dễ dàng trao trọn niềm tin cho ta như xưa nữa.


Đành rằng cuộc sống đôi khi cũng cần sự khôn khéo. Nhưng chút ít thôi. Ta chỉ nên dùng nó trong những trường hợp đối phương chưa sẵn sàng tiếp nhận sự thật, chứ không phải là thói quen để tạo thêm lớp phấn son giả tạo cho mình. Mà dù phải dùng tới chiêu thức kỹ xảo để giải quyết vấn đề cho trót lọt thì ta cũng phải có trách nhiệm tìm cơ hội khác để trình bày lại sự thật. Đừng đợi người kia phát hiện ra thì ta sẽ mang tội danh lừa dối. Một trong những lý do khiến ta có niềm tin vào cuộc sống, đó là mỗi lời ta thốt ra đều được người khác lắng nghe và tin tưởng. Và không gì thoải mái cho bằng được sống chung với những người mà ta không cần phải dò xét hay đối phó bằng bất cứ chiêu thức nào. Chỉ cần nhìn nhau là đã hiểu nhau rồi. Bởi lẽ, muốn thương nhau thì phải hiểu nhau. Muốn hiểu nhau thì phải tin tưởng nhau. Mà muốn tin tưởng nhau thì phải thật lòng với nhau.

 

Trong thực tế người thành thật rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng hay lấn lướt. Nhưng vũ trụ vốn rất công bằng. Những người thành thật cũng chính là những kẻ luôn gặp những điều may mắn nhất trong cuộc đời, và họ không bao giờ đi tới bước đường cùng vì bị kẻ khác hãm hại cả. Cho nên, ta đừng vì vài thất bại nho nhỏ khi đem lòng thành thật ra đối xử mà lại cố gắng tạo dựng cho mình thói quen đề phòng hay thiếu thành thật với mọi người. Mất đi quyền lợi thì ta vẫn còn vạn cách để khôi phục, nhưng lỡ mất đi sự hồn nhiên chân thật thì ta sẽ không biết tìm lại bằng cách nào. Không có sự hồn nhiên linh thiêng ấy, ta sẽ có cái nhìn sai lệch lên mọi đối tượng và hoàn cảnh, rồi ta lại đổ thừa cuộc đời này chỉ là những vở tuồng mộng ảo. Rõ ràng, mộng ảo là do chính tâm thức điên đảo của con người dệt lên chứ đó không phải là bản chất của cuộc đời. Vì cuộc đời vốn rất tươi đẹp.

 

 

 

Thành thật với chính mình

 

Không có một nguyên tắc chuẩn xác nào để giúp ta biết khi nào phải thành thật, hay phải thành thật tới mức độ nào. Bởi vì quan niệm về giá trị hạnh phúc của mỗi người mỗi khác nhau. Nếu ta cho rằng hạnh phúc là có được thật nhiều tiền bạc hay quyền lực, thì chắc chắn ta không thể nào đem lòng thành thật ra như một loại bảo bối để ứng phó giữa những cuộc cạnh tranh khốc liệt của cuộc sống. Chỉ có kẻ nào thấy được hạnh phúc chân thật từ chính cõi lòng bình yên, từ việc buông bỏ bớt những mong cầu hay chống đối không cần thiết thì họ mới kiên quyết bảo vệ tâm hồn mình. Họ thà chấp nhận để cho việc hư chứ nhất định không để cho tâm mình hư. Bởi tâm hư khó sửa gấp trăm ngàn lần so với việc hư. Và nếu việc thành mà tâm hư thì ta cũng chẳng thể nào hạnh phúc được.

 

Thế nhưng, lắm lúc ta lại hoang mang đứng trước sự chọn lựa nên giữ gìn lòng thành thật hay tiếp tục bước vào vai diễn để có thêm quyền lợi. Bởi vì không phải lúc nào nội lực của ta cũng đủ mạnh để chế ngự những lực hấp dẫn bên ngoài kích động vào hạt giống tham lam của mình. Đó thật sự là một cuộc tranh đấu rất cam go. Kẻ nào có

 

ý  chí mạnh mẽ hướng tới giá trị cao cả của cuộc sống thì mới hy vọng bảo vệ được lý trí sáng suốt của mình. Nhưng thực tế cho thấy không phải lúc nào sử dụng ý chí cũng thành công. Ta không thể gắng gượng áp đặt chân lý tốt đẹp vào nhận thức của mình khi nó đang rơi xuống một vị trí quá thấp. Cho dù ta đã quyết lòng muốn sống với tâm chân thật, thì năng lượng của thói quen sống che đậy và giả dối vẫn có thể hạ gục ý chí của ta như thường.

 

Vậy muốn làm chủ bản thân thì ta phải hiểu được chính mình. Muốn hiểu được chính mình thì ta không được dùng ý chí để nhồi nặn tâm mình thành ra một sản phẩm tốt đẹp để rồi tự lừa dối mình. Ta tức giận mà không chịu nhận là mình đang tức giận. Ta ganh tỵ mà cố nghĩ là mình đang phấn đấu thi đua. Ta hèn yếu mà lại cho rằng mình đang nhịn nhục. Lý do ta không thấy được chính mình đó là do sự can thiệp quá vội vàng của ý chí. Bởi ý chí là năng lực hướng tới sự tốt đẹp, nó được làm ra từ những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy. Trong khi thực tại lại là một cái gì đó rất khác với trình độ ý chí. Mà bản thân của ý chí cũng chỉ có thể kìm hãm sự phát triển của phiền não chứ không thể nào chuyển hóa được chúng. Cho nên, ý chí không những không giúp được ta trong trường hợp này mà còn khiến ta đánh giá sai lệch về trình độ của mình. Ta sẽ trở nên chủ quan và sẽ bất ngờ trước những phản ứng vụng về đến tệ lậu của mình mà không hiểu tại sao.

 

Vì thế, nhìn vào tâm thức của mình cũng cần có thái độ thành thật. Khi ta chưa biết cách tháo gỡ đúng đắn thì hãy quan sát nó như chính nó đang là. Đừng bắt ép nó phải thế này hay thế kia. Cái nhìn thành thật ấy thường được gọi là trực giác - nhìn như mới nhìn lần đầu tiên. Đó là cái nhìn chưa đi qua sự nhồi nặn của tâm tưởng, cái nhìn không mang theo thái độ bảo vệ cái tôi của mình. Loại trừ được thái độ yêu thích hay ghét bỏ trong khi quan sát tâm mình thì chắc chắn ta sẽ thấy rõ chân tướng của nó. Ta sẽ thấy rõ nguyên nhân sâu xa nào đã thúc đẩy và tạo nên những tâm lý mình đang có. Chỉ cần im lặng và thong thả quan sát như xem cuốn phim đang từ từ mở ra thì ta sẽ thấu hiểu được từng mảnh tâm lý từ thô lậu đến tinh tế. Điều này phải cần đến quá trình luyện tập kiên trì chứ không thể nào thành công mau chóng được. Tuy nhiên, khi ta bắt đầu thành thật với chính mình, chấp nhận những gì mình đang có rồi mới tìm cách tháo gỡ thay vì phủ nhận hay đàn áp, thì đó đã là bước tiến cực kỳ quan trọng của công trình chuyển hóa tâm tính rồi.

 

Trong quá khứ, ta cũng đã từng quyết tâm cải thiện mình. Nhưng trải qua nhiều năm tháng mà ta chẳng tiến được bước nào, đôi khi lại còn bị lui sụt. Nguyên nhân lớn nhất là do ta chỉ dùng toàn ý chí, không chấp nhận trình độ mình đang có. Thậm chí, ta còn khinh ghét bản thân mình, luôn mặc cảm khi nhìn thấy những năng lượng xấu xuất hiện trong tâm. Nên nhớ, đó là kết quả của lối sống thiếu tỉnh thức của chính ta. Ta không thể ra lệnh nó phải thay đổi ngay khi ta chưa thật sự tập luyện với công phu và thời gian đủ lâu, để tạo dựng cho mình một thói quen mới bền vững. Cho nên, điều kiện quan trọng nhất để chuyển hóa những thói hư tật xấu trong chính mình là ta cần phải thấu hiểu và chấp nhận chúng như một phần của con người mình. Mà muốn thấu hiểu chúng, cách hay nhất là ta phải nhẹ nhàng và thân thiện với chúng. Thậm chí phải xem chúng là bạn.

 

Những người được nhân danh là đạo đức hay tu hành lâu năm thường dễ mắc vào cái bẫy này. Họ đem hết sức bình sinh ra để cố gắng trở thành thánh thiện, trong khi khoảng cách giữa sự thánh thiện và trình độ hiện tại của họ còn khá xa. Đôi khi, chính lòng háo hức muốn trở thành thánh thiện đã che khuất tâm thức có thật của họ. Họ ngưỡng mộ rồi tiêm nhiễm sâu sắc những kinh nghiệm quý báu của những bậc tiền bối, vô tình họ lại ngỡ đó là trình độ của mình. Họ đang không thể tha thứ vì lòng dạ còn hẹp hòi và cố chấp, mà cứ phấn đấu dán vào tâm thức mình nhãn hiệu từ bi. Nên bề ngoài tuy đã tha thứ nhưng trong lòng họ vẫn còn đầy sân hận. Thái độ "tự kỷ ám thị" này là bức tường trở ngại rất lớn cho công trình khám phá chân lý. Muốn tới được chân lý thì phải sống thật với chân lý ấy chứ không thể dùng sự thông minh để nắm bắt, tưởng tượng, hay cố uốn nắn tâm mình.

 

Dĩ nhiên, không phải lúc nào ta cũng có cơ hội để quan sát tâm mình một cách thành thật. Ta còn phải ứng phó giao tế với mọi người, còn phải tranh đấu để có thêm tiện nghi hưởng thụ, nên có lúc ta phải dùng đến ý chí để tạm thời vượt qua hoặc che đậy phiền não của mình. Được cái này ta phải đành mất cái khác, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống. Song, ta vẫn còn kịp cứu chữa tâm mình nếu sau buổi trình diễn bất đắc dĩ ấy ta biết nhìn lại và tự nhắc nhở mình sẽ cố gắng để không lặp lại lần nữa. Đến khi nào ta ý thức mạnh mẽ đâu là giá trị hạnh phúc chân thật, đâu là mục đích cao cả của cuộc sống, thì chắc chắn ta sẽ dành nhiều cơ hội hơn để sống với cái tâm chân thật của mình. Ta sẽ sẵn sàng từ khước những gì làm phương hại đến những hạt giống quý báu trong tâm hồn mình. Bởi ta biết rất rõ những gì được tạo dựng trên nền tảng không chân thật sẽ không thể tồn tại lâu bền. Và nó chính là chướng ngại lớn lao khiến ta không thể đến gần với nhau được.

 

Như vậy, nghệ thuật sống cao cấp nhất không phải là trình độ kỹ xảo uốn nắn tâm mình thành một kiểu mẫu tốt đẹp nào đó mà không có nền tảng của sự chuyển hóa thật sự. Từ bây giờ, ta hãy cố gắng luyện tập thuần thục kỹ năng thấy rõ tâm mình ở mọi lúc mọi nơi. Nhớ kiên trì quan sát nó nhiều lần bằng thái độ nhẹ nhàng và từ tốn mà đừng nhồi nặn hay đàn áp. Luyện tập được như thế thì cơ hội làm chủ được bản thân mình rất cao. Khi làm chủ được bản thân, ta sẽ có nhiều cơ hội để nắm giữ hạnh phúc trong tầm tay. Ta sẽ không còn than oán cuộc đời này sao có quá nhiều điều phiền toái hay mau chóng đổi thay. Sống được với cái tâm hồn nhiên chân thật là ta đã chính thức hòa điệu với sự vận hành của vũ trụ. Đó là lối sống của bậc trí thức, là ước mơ của biết bao người đã không tìm thấy giá trị hạnh phúc chân thật từ những tấn tuồng đầy kịch tính của cuộc đời.

 

Dù chưa tìm thấy được con người hồn nhiên chân thật, nhưng ta tin chắc rằng nó vẫn còn nguyên vẹn đó chứ không hề tan biến đi đâu. Vì có nhiều khi tâm hồn ta thật sự vắng lặng, không còn bóng dáng của những tham cầu và chống đối, thì ta bỗng nhìn thấy nó hiện về tựa chừng chưa bao giờ xa cách - "Có nhiều khi từ vườn khuya bước về, bàn chân ai rất nhẹ, tựa hồn những năm xưa" (Phôi pha - Trịnh Công Sơn).

 

 

Xin cảm ơn đất trời

Cho tôi được về tôi

Bao năm làm lữ khách

Thấm thía nỗi đau đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2016(Xem: 10982)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
28/05/2016(Xem: 11914)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 15659)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 31655)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
14/03/2016(Xem: 20510)
Đạo đức kinh được coi là do Lão Tử viết vào thế kỉ 4-6 Tr Tây lịch, thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, cách đây khoảng 2400 năm. Theo người dịch, Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện từ thời Chiến Quốc, một thời kỳ ly loạn, đến nay đã trải qua hơn 2000 năm e rằng nội dung đã bị nghiêm trọng biến dạng. Theo nhận xét của cá nhân tôi, Bản chữ Hán đang lưu hành hiện nay, nội dung của từng chương rất là khập khểnh, thiếu sự chặc chẻ không mạch lạc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần của Đạo đức kinh là “vô vi”, “vô dục”, “vô tranh”và “hợp đạo” vì các từ này thường được lập đi lập lại trong suốt 81 chương kinh. Dựa trên tinh thần này, người dịch đã chọn ra 48 chương trong 81 chương để phỏng dịch và phóng tác. Tất nhiên đã là phỏng dịch thì không theo sát văn; phóng tác thì có sự tư duy sáng tạo của cá nhân. Chùa Hội Phước, Nha Trang 14/6/2012 Thích Chúc Thông
04/03/2016(Xem: 15088)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 11572)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
02/03/2016(Xem: 7632)
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
29/02/2016(Xem: 5170)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…
21/02/2016(Xem: 5919)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567