Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Cô Đơn

03/01/201915:53(Xem: 12659)
11. Cô Đơn

Đơn

(giọng đọc Nguyễn Thị Huyền)

 

Bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan tới cuộc đời mình.

 

 

 

Những bức tường vô hình

 

Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người, đó là không tìm ra được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thông với mình trong bất cứ lúc nào, về những điều thầm kín hay cả những cảm xúc vui buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách biệt ấy gọi là nỗi cô đơn.

 

Dù ta đang sống chung với những người thân trong gia đình hay không thiếu những người bạn tốt xung quanh, nhưng dường như giữa họ và ta luôn có những bức tường vô hình ngăn cách. Nó khiến cho đôi bên không thể hết lòng khi đến với nhau nên không thể hiểu thấu nhau được. Bức tường ấy có thể là tính cách, sở thích, kiến thức, quan điểm sống hay cả vị trí trong xã hội. Nhưng đôi khi chính ta là chủ nhân của bức tường ngăn cách ấy, vì ta đã không dễ dàng tin tưởng để chấp nhận một người mà ta chưa thấy hết sự chân tình của họ. Ta đã tự làm khó mình bằng cách tự ban cho mình một vị trí đặc biệt, mà phải một người bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua nổi bức tường kiên cố ấy.

 

Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế mà ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ. Theo ta, người nào càng thân thiết thì càng có nhiều khả năng lợi dụng hay triệt tiêu mình. Từ đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và cởi mở cũng bị giới hạn và ý niệm về tình thâm hay tinh thần tương trợ đã trở thành thứ lỗi thời, xa xỉ. Cho nên, chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạt và vô vị như bây giờ. Càng tiến tới đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi người; càng sở hữu được nhiều thứ thì càng xa lạ với mọi thứ. Thật nghịch lý, trong khi ta luôn tìm cách sống tách biệt với mọi người hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với mình, nhưng ta lại luôn than van sao không ai chịu thấu hiểu hay thân thiết với mình.

 

Nhưng ai sẽ hiểu ta đây khi ta vẫn còn quá nâng niu bảo vệ cái tôi của mình, nhất là ta vẫn chưa sẵn lòng để hiểu kẻ khác? Muốn người khác đến với mình và hiểu mình thì mình phải mở rộng dung lượng trái tim ra để có chỗ cho họ tham dự vào. Dù ta rất cố gắng yêu thương cho thật lòng, nhưng nếu ta vẫn khư khư giữ nguyên thái độ bảo thủ của mình, vẫn không sẵn lòng chia sẻ và nhiệt tình nâng đỡ, vẫn dễ bị tự ái tổn thương, thì ta vẫn chưa phá vỡ được những bức tường kiên cố ích kỷ của mình. Ngay cả khi ta thấy tình yêu đang rất mặn nồng, ai cũng hết lòng với nhau, nhưng khi vừa tách ra khỏi nhau vài giờ là ta lập tức rơi vào những khoảng trống chơi vơi, lạc lõng. Tình yêu như thế thực chất chỉ là sự trao đổi cảm xúc, tìm đến nhau cũng chỉ để giúp bản thân xoa dịu bớt nỗi cô đơn mà thôi. Khi ta chưa thấy được giá trị đích thực của nhau, càng quấn vào nhau sẽ làm cho khoảng trống tâm hồn càng lớn thêm. Cho nên, càng yêu ta lại càng thấy cô đơn.

 

Người ta hay nói: "Cô đơn là quê hương của thiên tài". Đó là vì thiên tài thường hay sống trong âm thầm lặng lẽ để khám phá, sáng tạo. Nhưng lý do chính là vì họ không tìm được đối tượng có cùng tầng nhận thức để chia sẻ và cảm thông. Tuy nhiên, sự nổi trội đặc biệt ấy chỉ thể hiện ở một lĩnh vực nào đó thôi, còn những lĩnh vực khác thì thiên tài vẫn cần phải tiếp cận và học hỏi thêm với mọi người xung quanh. Thiên tài đâu hẳn là người hoàn hảo hay không cần tình cảm. Cho nên, thiên tài chỉ thật sự cô đơn khi họ thấy mình thật phi thường còn mọi người thì quá tầm thường.

 

Đối với những người trải qua nhiều phen thất bại, họ rất dễ mất niềm tin vào cuộc sống và cả chính bản thân mình. Lúc nào họ cũng cảm thấy như mình chẳng có chút giá trị nào trong mắt người khác.

 

Thái độ tự ti mặc cảm cũng khiến họ tách biệt với mọi người, làm bạn với nỗi cô đơn. Nói chung, khi vướng vào tâm lý tự tôn hay tự ti thì ta đều cảm thấy mình không thể hòa nhập một cách bình đẳng với mọi người. Nhưng ta lại nghĩ tại số phận mình vốn phải chịu cô đơn.


Người biết sống một mình

 

Thật khó tin rằng nguyên nhân đưa tới sự cô đơn chính là do thái độ sống của ta. Suy gẫm kỹ ta sẽ thấy đó là sự thật. Ta hãy thử mở lòng ra làm quen với một người. Dù họ không thể đem tới cho ta niềm an ủi nào, nhưng ít ra họ cũng cho ta ít nhiều kinh nghiệm để ta xây dựng tốt hơn những mối quan hệ sau này. Muốn có một người bạn tốt thì ta hãy là người bạn tốt trước đã. Đừng trông chờ vào vận may hay ngồi đó gặm nhấm nỗi cô đơn bất hạnh của mình một cách đáng tội nghiệp. Đó là thái độ yếu đuối và thất bại không nên có. Ta có thể vượt qua nó bằng cách thu lại bớt những bức tường ngăn cách không cần thiết, để tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi cho mọi người xung quanh. Hãy mở lòng ra một cách không phân biệt. Trong một ngàn người thế nào ta cũng tìm được một người.

 

Ta cũng đừng quá vội vã tìm kiếm cho mình một đối tượng ưng ý khác ngay khi mình vừa mới thất bại tình cảm. Một con thú khi bị trúng thương thì nó phải lập tức rút về hang để tự chữa trị. Có khi nó phải chấp nhận ngưng săn mồi cả tháng trời để nằm yên và tự liếm vết thương của mình. Nếu nó không thể kiềm chế được sự thèm khát thì chắc chắn nó sẽ bị con thú khác tấn công, hay chính vết thương đang mang sẽ hủy diệt nó. Trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cũng chính là thái độ từ khước chữa trị vết thương lòng của mình. Dù ta chẳng có mang vết thương nào lớn lao từ sự thất bại, nhưng nếu ta cảm thấy cô đơn lạc lõng mà không thể đứng vững được thì đó cũng đã là một bệnh trạng tâm lý rồi. Nó khiến ta không thể sống sâu sắc và an ổn trong thực tại. Do đó, muốn trở thành một con người vững chãi thì ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình. Ta cần thấu hiểu nó như thế nào và thật sự muốn gì. Thật ra, chính sự cô đơn đã mang lại cho ta một cơ hội quý giá để tìm về chính mình. Vì khi ngồi đối diện mãi với chính mình bằng tâm trạng bình yên và thái độ khám phá, thế nào ta cũng tìm thấy sự thật sâu xa về con người của mình.

 

Cụ Nguyễn Du đã khuyên rằng: "Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?" (Truyện Kiều). Muốn có người tri kỷ thì không thể "chọn" trong một thời gian ngắn ngủi được. Phải gần gũi, va chạm, chia sẻ, cảm thông, chấp nhận, nhường nhịn, buông bỏ những cố chấp hay thành kiến, rồi phải kính trọng và thương mến nhau nữa, thì mới trở thành tri kỷ của nhau được. Tuy nói "chọn" mà kỳ thực không phải chọn, vì tri kỷ không bao giờ là đối tượng có sẵn cho ta.


Thỉnh thoảng, ta cũng gặp vài người ra vẻ rất hiểu ta ngay từ buổi đầu. Họ nắm bắt những suy nghĩ hay ước vọng của ta rất nhanh, gây cho ta cảm giác như là đã từng thân quen nhau lâu lắm rồi. Nhưng thật ra, chỉ vì người ấy khá thông minh nhạy bén, hoặc do ta đã phơi bày tâm ý của mình quá rõ ràng, hay do ta và họ có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, còn rất nhiều lớp tâm lý phức tạp sâu kín bên trong nữa mà phải đợi đủ điều kiện nó mới hiển hiện ra. Vì vậy, dù ta tài năng cỡ nào thì cũng phải nhường cho sức mạnh thời gian. Nó sẽ tháo xuống những bức màn bí mật của nhau.

 

Khi đã là tri kỷ của nhau thì ta phải thấy được người kia luôn có mặt trong ta và ta cũng luôn có mặt trong họ. Bởi tất cả những ân tình ta đã trao cho nhau cũng chính là một phần thân thể của nhau. Đạo Phật thường gọi đó là hóa thân. Nếu ta không thấy được hóa thân của nhau thì ta vẫn chưa tiếp xúc được cái tổng thể - tức con người chân thật của nhau.

 

Cũng như trong bài thơ Thề non nước của Tản Đà, non hờn trách nước đã quên lời thề ước nên cứ bỏ non mà đi mãi, làm cho non phải chịu cảnh mòn mỏi trong cô đơn: "Nhớ lời nguyện nước thề non/ Nước đi chưa lại, non còn đứng không/ Non cao những ngóng cùng trông/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày". Nhưng tại non không chịu nhìn kỹ, nhìn bằng con mắt vô tướng để vượt qua cái hình hài cũ kỹ của nước. Vì bây giờ nước đã biến thành mây bao phủ quanh non mỗi ngày mà non không hề hay biết. Và đám mây kia dẫu có tan biến đi thì nó cũng sẽ hóa thành mưa để làm xanh tốt những nương dâu dưới chân non - "Non cao đã biết hay chưa?/ Nước đi ra bể lại mưa về nguồn", "Nước kia dù hãy còn đi/ Ngàn dâu xanh tốt non thì cứ vui". Nương dâu ấy cũng chính là một phần thân của nước, non không nhìn thấy đó là lỗi của non. Nước không thể giữ nguyên trạng thái cho non mãi được. Bởi bản chất của nước là vô thường - không ngừng biến đổi.

 

Cho nên, bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan tới cuộc đời mình. Càng mở lòng ra để chia sẻ và nâng đỡ mọi người một cách không điều kiện thì ta sẽ càng thấy con người mình rộng lớn hơn. Cô đơn có thể là quê hương của thiên tài, nhưng cũng có thể là ngục thất của những kẻ chưa định vị được mình trong cuộc sống và luôn trông chờ vào sự nâng đỡ của cuộc sống. Khi nào ta vẫn chưa hóa giải được nỗi cô đơn thì ta vẫn chưa tìm thấy những tháng ngày bình yên và hạnh phúc thật sự. Bởi người hạnh phúc là người không cô đơn. Dù đang sống một mình, nhưng họ luôn thấy tất cả đều là bạn bè thân thiết.

 

Cô đơn trong phút giây

Thấy núi sông cách biệt

Giọt sương trên lá cây

Bóng hình ai tiền kiếp?

Tất cả cùng tàn phai

Chỉ tình thương ở lại

Những gì trao hôm nay

Sẽ theo nhau mãi mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2011(Xem: 3113)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 14895)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 8455)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3293)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 8494)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 12654)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 3989)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3268)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
05/01/2011(Xem: 31921)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
05/01/2011(Xem: 10443)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567