Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Viên Ngọc Trai của Andrew

02/12/201807:48(Xem: 8620)
Những Viên Ngọc Trai của Andrew

phatngoc (183)dharma teacher_Andrew
Những Viên Ngọc Trai của Andrew

Nguyên bản Anh Ngữ: Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  
Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương

***


Hồi Hướng Công Đức

Nhờ công đức tích tụ được từ cuốn sách này cùng với công đức của chúng ta và chúng sanh trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh thoát khỏi đau khổ và mãi mãi sống trong an lành.

Cầu nguyện vô minh được thay thế bằng trí tuệ và hiểu biết. Lòng oán ghét và giận dữ bằng lòng tốt và từ bi. Tham lam và nghèo khổ bằng sự rộng lượng hào phóng.

Cầu nguyện cho tất cả chúng ta luôn khiêm hạ, thân thiện, đức hạnh và kiên nhẫn với lòng nhiệt thành, đầy năng lượng, tập trung và an vui.

Cầu nguyện cho tất cả mọi bệnh tật, nghèo đói, chiến tranh, xung đột được bình yên. Tất cả mọi bất công, tàn bạo, đói khổ và người vô gia cư được sớm khắc phục. Cầu nguyện mọi bất an, lo âu, đau khổ về tinh thần và trầm cảm được sớm tiêu trừ.

Cầu nguyện cho những thiên tai giảm bớt và môi trường thiên nhiên cân bằng và điều hòa.

Cầu nguyện cho Phật pháp và tất cả mọi điều lành thăng hoa khắp thế giới nơi chúng ta và tất cả chúng sanh sinh sống.

Cầu nguyện cho Chánh Pháp đánh thức trí huệ thượng thừa và lòng từ bi rộng lớn của tất cả chúng sanh. Qua việc học hỏi, tư duy, thiền định và thực hành giáo pháp, cầu nguyên tất cả chúng sanh đạt đến giác ngô vô thượng.

 




dharma teacher_Andrew-2

Lời Ngỏ



Thời gian gần đây nhiều Phật tử đã yêu cầu tôi giải thích những lời dạy vô giá của Đức Thế Tôn theo phương cách hiện đại, xử dụng thuật ngữ và diễn giải thực tế, có hiệu quả, thực tiễn và không quá cao siêu. Theo phương cách dễ hiểu và thực tế để áp dụng trong đời sống hằng ngày.

Đây là tập sách đầu tiên của một chuỗi những tập sách nhằm mục đích đáp ứng những thỉnh cầu trên. Đây là tập sách sưu tập gồm 50 lời dạy ngắn kèm theo chú giải chi tiết dài ngắn khác nhau, mục đích để khuyến khích tất cả những vị đã dành thời gian để đọc và thực hành những lời dạy này để phát triển sự hiểu biết chân thật và lòng từ bi.

Những lời dạy trong cuốn sách này đã được chọn lọc ngẫu hứng, như là một cái nhìn tổng quát, trong khi đó những quyển sách trong tương lai sẽ được phân loại theo từng đề tài để dễ dàng tham khảo và trao đổi quan điểm. Tựa chính của những tập sách này, 'Những lời vàng ngọc của Andrew', bắt nguồn từ những tiêu đề dẫn tới một danh sách những ghi chú của học viên Phật tử trong những buổi học Pháp trong những năm gần đây.

Tôi có ý định chia sẻ Phật pháp với hết khả năng và hiểu biết của mình theo nhiều cách, bao gồm qua tập sách này và những ấn bản trong tương lai. Với ước nguyện bất cứ ai dành thời gian đọc và nhận thấy được lợi lạc cho mình, và tập sách giúp người đọc có niềm tin và tự tin cho chính mình trên con đường khám phá và phát triển trí tuệ và lòng từ chân thật.

Mục đích của những ấn bản này là phương tiện để chia sẻ Giáo Pháp thanh tịnh và truyền cảm hứng cho tất cả mọi người mọi lứa tuổi và tầng lớp thắp sáng ngọn đèn bên trong của mình để lợi lạc chúng sanh. Tập sách này không đơn thuần chỉ cho mục đích thương mại hay lợi nhuận. Tôi hy vọng rằng tập sách này có thể vừa là một món quà vô giá cũng như tập sách hướng dẫn tu tập trong đời sống.

Tôi thành kính tri ân cảm hứng và hướng dẫn của Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng, những vị Thầy từ bi và trí tuệ, Ba Mẹ và gia đình yêu quý, học sinh, bạn bè, những ủng hộ viên, nhà ấn bản và quý độc giả và tất cả chúng sanh, đã là nguồn động lực cho phép tôi tận tâm tu học, sưu tập và thực hành Pháp bảo vô giá và thuyết phục tôi viết những tập sách này.

Nguyện cầu những ấn bản hiện tại và tương lai sẽ mở rộng hơn nữa những cánh cửa kho tàng vô giá của Pháp Bảo sống động, ấn tượng và thắp sáng ngọn đèn giúp các bạn khai mở bản tâm giác ngộ chân thật. Cầu nguyện tập sách sẽ cổ vũ, thúc liễm phẩm hạnh, sự thanh tịnh và đóng vai trò như là nguồn hy vọng, sức mạnh và lời cầu nguyện trong thời đại phức tạp và biến động này.

Nam Mô Tam Bảo, Nam Mô Phật
Giảng viên Giáo Lý,
Andrew.J. Williams
26//9/2017

 



Andrew Williams in Malaysia 2017 (18)
LỜI NGỎ CỦA NHÀ XUẤT BẢN 



Trong thế giới công nghiệp, các công ty luôn không ngừng chú ý đến cải cách, phát triển và và cải thiện tiềm năng và hiệu quả của công ty của mình. Về khía cạnh sản phẩm và dịch vụ, chúng ta thường thấy qua truyền thông, các công ty đã làm việc như thế nào để cải thiện và mở rộng các tổ chức, cách tân, thái độ làm việc và các dịch vụ, cả về cải tiến những sản phẩm và dịch vụ hiện tại cũng như giới thiệu những sản phẩm và dịch vụ mới.

Trong thế giới đọc sách, trong khi kỹ nghệ phân phối và xuất bản sách tự nó có thể thích ứng với những tấn tiến và xu hướng hiện hành trong sự phát triển kỹ thuật, mà có sẵn cho chúng ta qua những tiến bộ trong thời đaị kỹ thuật số, những khả năng đổi mới sáng tạo rất hạn chế. Đó đơn thuần là "dụng cụ" để trình bày và phân phối để mang đến nội dung của cuốn sách cho người đọc mà chúng ta có thể làm một cách sáng tạo.

Vì vậy sự sáng tạo thật sự bên trong kỹ nghệ sách không chi là 'những dụng cụ' hay 'hình thức cuốn sách', mà là ý tưởng của tác giả bên trong quyển sách. Bởi vì thước đo của sự thành công của cuốn sách được quyết định nếu như mục đích có chủ ý của tác giả để viết quyển sách, cũng nhứ ý nghĩa của thông điệp bên trong cuốn sách, có dễ dàng tiếp cận cho độc giả, cho phép họ đọc, thấm nhuần, thấu hiểu dễ dàng ý nghĩa của nội dung cuốn sách, để độc giả có lợi thực sự từ trải nghiệm đọc sách.

Sự sáng tạo là đặc điểm chính cho phép quyển sách giống như quyển sách 'Những Lời Vàng Ngọc của Andrew' thật đặc biệt và khác biệt lớn đối với những quyển sách khác cũng là những câu trích dẫn và những lời dạy ngắn. Tác giả không những diễn đạt một cách chính xác và rõ ràng kiến thức Phật học qua những lời dạy ngắn và trung bình dễ hiểu, hấp dẫn và gây cảm hứng, tác giả cũng trình bày giải thích chi tiết cho mỗi câu trích, giúp người đọc hiểu dể dàng vấn đề. Ý định của tác giả giúp gây cảm hứng cho người đọc nâng cao nhận thức của họ và tinh thần đạo lý làm người, bằng cách cho họ những lời dạy có thể áp dụng trong đời sống hằng ngày cho mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp và tín ngưỡng.

Một vị nào đó có kiến thức Phật Pháp sâu rộng thì vị đó hiểu thông suốt những lời dạy uyên thâm về truyền thống Phật giáo Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa, và có thể diễn đạt cốt lõi của những lời dạy này một cách sâu sắc và rõ ràng, có lẽ sẽ không quá khó khăn để tìm thấy ở phương Đông, nơi mà Đạo Phật đã tồn tại trong thời gian dài. Nhưng ở phương Tây, nơi mà việc hành trì Đạo Phật còn khá mới mẻ, thì điều đó cực kỳ hiếm. Một vị như thế nên được tán thán về sự kiên trì nhiệt tình, sáng suốt và từ bi của họ. Chúng tôi tin rằng tác giả của cuốn sách quý giá này là một vị như thế. Những nữ trang quý giá, như kim cương và hạt trai, quý hiếm và có giá trị trong thế giới này. Những lời dạy của một vị như thế, một vị có thể thắp sáng ngọn đèn những lời dạy giá trị vô lượng của Bậc Đại Giác Ngộ. Tập sách như một ngọn đèn cho phép chúng ta thắp sáng ngọn đèn trí tuệ và từ bi bên trong để lợi lạc chúng sanh.

Chúng tôi hy vọng rằng "Viên Ngọc Trai" xinh đẹp này sẽ hữu ích và có giá trị cho tất cả chúng ta, những vị đã dành thời gian đọc và thấu hiểu quyển sách, và điều đó sẽ truyền cảm hứng cho độc giả sống một cuộc sống thanh tịnh và có ý nghĩa để lợi lạc tất cả chúng sanh.

 







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 12339)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
07/10/2015(Xem: 19597)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
04/09/2015(Xem: 10980)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
26/07/2015(Xem: 10306)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ? I . Triết học là gì? Triết học (philosophy) là một từ có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ đại: philosophia ( tiếng phiên âm theo Anh văn), có nghĩa là lòng yêu mến sự hiểu biết. Nói rộng hơn, triết học là những quan niệm, tư tưởng, thái độ của một cá nhân hay một nhóm người siêu việt.
19/07/2015(Xem: 9710)
Khi còn trong phiền não trói buộc thì Chơn Như là Như Lai Tạng. Khi ra khỏi phiền não thì Chơn Như là Pháp Thân. Trong Phật Tánh Luận chữ Tạng có 3 nghĩa như sau: 1/- Chân Như lập ra 2 nghĩa: - Hòa Hiệp: sanh ra tất cả các Pháp “nhiễm”. (2)- Không Hòa Hiệp: Sanh ra tất cả Pháp “thanh tịnh”. Tất cả các Pháp Nhiễm và Thanh Tịnh đều thuộc Như Lai Tạng, tức là Thâu Nhiếp Chơn Như, gọi là Như Lai Tạng. Tức là Chân Như thâu nhiếp tất cả Pháp. Hay gọi Như Lai Tạng là tất cả Pháp cũng cùng ý nghĩa đó.
02/07/2015(Xem: 13721)
Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi. Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian - môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.
01/07/2015(Xem: 21754)
Trong sinh hoạt thường nhật ở Chùa ai ai cũng từng nghe qua câu “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già “, do đó mà nhiều người thắc mắc “Thuyền Bát Nhã” là loại thuyền như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp đôi điều về nghi vấn ấy. Nói theo Thập Nhị Bộ Kinh, Thuyền Bát Nhã là pháp dụ, tức lấy thí dụ trong thực tế đời thường để hiển bày pháp bí yếu của Phật. Thuyền là chỉ cho các loại thuyền, bè, ghe đi lại trên sông, trên biển. Còn Bát Nhã là trí tuệ, một loại trí tuệ thấu triệt cùng tận chân tướng của vạn pháp trên thế gian là không thật có, là huyền ảo không có thực thể, mà nói theo Đại Trí Độ Luận thì mọi thứ trên thế gian này như bóng trong gương, như trăng dưới nước, như mộng, như sóng nắng… để từ đó hành giả đi đến sự giác ngộ giải thoát vì giác ngộ được chân lý “Nhất thiết pháp vô ngã”. Do vậy, Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tử để đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui.
01/07/2015(Xem: 9264)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ. Tiếng nói của người thương kẻ nhớ kẻ đợi người mong, âm thanh của những ngọt ngào êm dịu, lời ru miên man đưa ta về miền gợi nhớ, những yêu thương da diết chôn dấu trong từng góc khuất, những trăn trở buồn vui có dịp đi qua. Và còn nữa, những thứ mà lúc nào ta cũng trông mong, lời khen tán thưởng tiếng vỗ tay tung hô của thiên hạ.
24/06/2015(Xem: 26947)
Lời vàng của Thầy tôi, một Hướng dẫn vào các sự Chuẩn bị cho Tâm-yếu của Phạm Vi Bao La từ Đại Viên Mãn, trình bày các con đường của bốn trường phái chính của Phật Giáo Tây Tạng mà không có bất kỳ mâu thuẫn nào giữa chúng.
18/06/2015(Xem: 8657)
Bài Tâm Kinh Bát Nhã có tất cả 7 chữ 'Không" trong đó chữ "Không Tướng" đã được đề cập, ngay ở câu văn thứ ba: "Xá Lợi Tử! Thị chư pháp Không Tướng..."(Xá Lợi Tử ! Tướng Không của các pháp...). Nếu hiểu 'chư pháp' (các pháp) ở đây chính là các pháp đã vừa được nêu ra ở câu văn thứ nhì ("Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị") thì các pháp này chính là Ngũ Uẩn pháp và chính câu văn kinh thứ nhì này đã khai thị về Không Tướng (và cả Không Thể) của Ngũ Uẩn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567