Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự do khỏi tự ngã

29/02/201609:36(Xem: 5715)
Tự do khỏi tự ngã

phat thich ca 3
TỰ DO KHỎI TỰ NGÃ

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…

 

Người ta vẫn thường cho rằng văn minh là tiến bộ, là đi tới. Dừng lại hoặc đi lui thì không văn minh. Thực ra, càng tiến bộ, con người càng tăng thêm nhiều nhu cầu; càng nhiều nhu cầu, càng tăng thêm nhiều gánh nặng và trói buộc.

Hãy tạm gác qua một bên định nghĩa điển chương của chữ văn minh (civilization) như là đỉnh cao thành tựu của một nền văn hóa (dân tộc hay nhân loại) trong một giai kỳ nào đó. Hãy nói về nền văn minh của con người trong ý nghĩa là thành tựu mục tiêu (hay ước vọng) đem lại phúc lạc thực sự cho mình, cho người, một cách bình an.

Trong ý nghĩa đó, nhân loại ngày nay quả thực là không có văn minh: kêu gọi tự do cho mình mà lại tước đoạt tự do của người; xóa bỏ giai cấp bằng đấu tranh giai cấp; muốn bình đẳng nhưng lại đối xử phân biệt (giới tính, chủng tộc, tôn giáo, đảng phái); chống độc tài mà lại muốn độc quyền độc tôn; nâng đỡ, ủng hộ những người này bằng cách cướp đoạt, đày đọa những người khác; mưu cầu hòa bình bằng khởi động chiến tranh… Chúng ta, loài người tân tiến, loay hoay đi tìm sự bình an bằng những phương tiện bất an; tìm hạnh phúc bằng con đường đau khổ.

Cho nên, không phải cứ nhắm mắt bước tới, bước lên, là văn minh. Có khi cần phải dừng lại. Có khi cần phải bước lui.

Dừng lại những manh động của tự ngã: hành động, lời nói và ý nghĩ nào nhằm tư lợi, vinh danh cá nhân (dù bằng hình thức tinh vi nhẹ nhàng nhất), đều không phải văn minh; ngược lại, chúng là đầu mối cho những xung đột, mâu thuẫn, làm rối loạn xã hội.

Bước lui để tự kiểm và tránh xa sự nuôi lớn bản ngã: tự hào, tự mãn, tự cao, tự tôn… đều là những biểu hiện lộ liễu và lố bịch của con người trước những thành công lớn hay nhỏ trong cuộc sống; đặc biệt là đối với danh vọng—nó thường cho người ta ảo tưởng về sự vượt trội và vĩ đại. Hào quang danh vọng luôn làm mờ mắt và choáng ngộp những ai bước lên đỉnh cao (nơi họ nghĩ là tột cùng)—mà không tự biết rằng nơi ấy thường khi lại là chỗ xuất phát cho tiến trình sa đọa, đi xuống.

Có người sẽ hỏi, bằng hình ảnh cụ thể, một kẻ đã lên đến đỉnh đồi rồi thì đi đâu nữa? – Câu trả lời thông thường là người ta có khuynh hướng đi quanh, hoặc đi xuống.

Thực ra vẫn còn một lối đi cho kẻ chạm đến đỉnh đồi, đó là bước vào khoảng không. Có thể mượn lời của Thiền sư Cảnh Sầm mà nói rằng “Bách trượng can đầu tu tiến bộ,” nghĩa là đứng trên đầu sào trăm trượng, vẫn nên bước thêm bước nữa. Bước vào hư không.

Đó không phải là con đường của mọi người. Cũng không phải là con đường dẫn đến văn minh vật chất, hữu thể.

Đó là con đường của kẻ thiên lý độc hành; là con đường siêu tuyệt vượt lên tất cả mọi nền văn minh, vượt qua tất cả mọi trói buộc của tự ngã, vượt qua cả sự vượt qua, đạt đến tự do tuyệt đối (mà kỳ thực cũng chẳng có gì để vượt qua hay đạt đến).

 

Chỉ có những gì rất thực và rất thường ở nơi này. Bầu trời không mây, tím sẫm. Đêm bình yên trong tiếng gió, nhẹ khua chiếc phong linh, và những giò lan âm thầm tỏa hương. Trăng đầu mùa lừng lững lên cao. Lòng bình yên, thong thả châm trà.

 


California, ngày 27.02.2016

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)


52- bao chanh phap so 52




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/05/2015(Xem: 24688)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26289)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22524)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30656)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 14025)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
27/03/2015(Xem: 7661)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
16/03/2015(Xem: 8668)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
21/01/2015(Xem: 9763)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
15/01/2015(Xem: 13065)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 21516)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]