Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thủy Giác

24/12/201308:39(Xem: 9093)
Thủy Giác

lephat


Thủy Giác

o0o

T/S Lâm Như Tạng





I-Khảo sát một

Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì :

“Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác (vốn tỉnh giác sẳn). Cái Bổn Gíac ấy do bề trong ung đúc và nhờ cái duyên ngoài thầy dạy, mới khởi ra cái lòng chán chuyện tham cứu thuận theo bổn giác lần lần sanh ra có trí giác ngộ kêu là Thủy Giác (sau mới tỉnh giác).

Bổn Giác đó tức là bốn đức (thường, lạc, ngã, tịnh) vốn thành sẵn vậy. Thủy Giác là bốn đức mới thành ra sau nầy vậy.” 

Trong từ điển A Dictionary of Chine Buddhist Terms có viết về Thủy Giác như sau:

“Thủy Giác: The initial functioning of mind or intelligence as a process of “becoming”, arising from Bổn Giác which is Mind or Intelligence, self-contained, unsullied, and considered as universal, the source of all enlightenment. The “initial intelligence” or enlightenment arises from the inner influence “Huân” of the Mind and from external teaching. In the “original intelligence” are the four values adopted and made transcendent by the Nirvãna-Sũtra, viz. (Thường, Lạc, Ngã, Tịnh) perpetuity, joy, personality, and purity; these are acquired through the Thủy Giác process of enlightenment. Cf. Khởi Tín Luận Awakening of Faith.”

Trong Từ Điển Phật Học Hán Việt (đã trích dẫn ở phần trước) thì:

“Thủy Giác: Tâm thanh tịnh, tự tính của bản tính của hết thảy chúng sinh vốn có đức sáng gọi là Bản Giác. Do sự hun đúc bên trong của Bản Giác ấy, cùng với sự truyền dạy của thầy làm nhân duyên bên ngoài mà bắt đầu khởi lòng chán nản đối với mọi tham cầu, từ đó dần dần nẩy sinh trí tuệ giác ngộ, gọi là Thủy Giác. Bốn đức (Thường, Lạc, Ngã , Tịnh) vốn có sẵn, gọi là Bản Giác: bốn đức mới hình thành gọi là Thủy Giác.

Luận Đại Thừa Khởi Tín viết: Vì nương theo Bản Giác mà còn có sự không tự giác, cho nên gọi là Thủy Giác (mới giác ngộ, mới tỉnh giấc)”. 

II - Khảo sát hai

Trong “Phật Quang Đại Từ Điển” viết về Thủy Giác như sau:

“Thủy Giác , đối lại với Bản Giác.

Sự giác ngộ do quá trình tu tập hậu thiên mà đạt được.

Luận Đại Thừa Khởi Tín cho rằng thức A Lại Da có hai nghĩa là Giác và Bất Giác. Giác lại có Thủy Giác và Bản Giác khác nhau.

Trong đó, trải qua quá trình tu tập hậu thiên, dần dần đoạn trừ vọng nhiễm từ vô thủy đến giờ mà biết được nguồn tâm tiên thiên, gọi là Thủy Giác cũng tức là phát tâm tu hành, lần lược sinh khởi trí đoạn hoặc, phá vô minh, trở về bản tính thanh tịnh của Bản Giác. Đại thừa cho rằng tâm người ta xưa nay vốn lặng lẽ bât động, không sinh không diệt, thanh tịnh vô nhiễm gọi là Bản Giác (tâm thể giác xưa nay vốn lìa niệm); sau vì gió vô minh dấy động, sinh ra các hoạt động ý thức thế tục, từ đó có các sự sai biệt ở thế gian, đó gọi là Bất Giác; cho đến khi được nghe Phật Pháp, mở ra Bản Giác, huân tập Bất Giác, đồng thời dung hợp Bất Giác và Bản Giác làm một, tức gọi là Thủy Giác.

Luận Đại Thừa Khởi Tín lại chia Thủy Giác làm 4 giai vị, đồng thời phối hợp 4 giai vị nầy với các giai đoạn tu hành của Bồ Tát Đại Thừa, đó là:

(4 giai vị dưới đây đã nêu ra trong phần nói về Bản Giác ở trên nhưng trong phần nầy xin ghi lại để độc giả có cái nhìn so sánh rỏ hơn về sự khát biệt giữ Bản Giác và Thủy Giác)

1- Bất Giác: Giai vị Thập Tín (ngoại phàm vị) tuy đã biết quả khổ là do các ác nghiệp mang lại, nên thân, khẩu không còn tạo tác các việc ác, nhưng vẫn chưa sinh khởi trí đoạn hoặc.

Thập Tín: mưòi đức tu hành mà tín tâm là đức đứng đầu, nên gọi là Thập Tín. Trong hàng 52 địa vị tu hành của Bồ Tát 10 địa vị hang thứ nhất gọi là Thập Tín. Vì muốn vào hang Giáo Pháp của Phật trước hết phải có lòng tin. Thập Tín được ghi như sau:

  • 1/Tín Tâm (lòng tin): diệt hết tất cả các mối vọng tưởng , ấy trung đạo thuần chơn.
  • 2/Niệm Tâm: Lòng chơn tín đã tỏ rõ rồi, tất cả viên thong, trải qua bao nhiêu cuộc sống thác chẳng sót quên cái tập khí hiện tiền.
  • 3/Tinh Tấn Tâm: diệu viên thuần chơn, đem sự tinh minh mà tu tiến tới cõi chơn tịnh.
  • 4/ Huệ Tâm: lòng tinh tấn đã hiện ra thì trí huệ thuần chơn tự nhiên phát khởi. 
  • 5/Định Tâm: chấp trì trí sáng thì lòng tịch tỉnh trong sáng bủa kháp cả, thường chú tâm vào một cảnh vật… 
  • 6/ Bất thối tâm: định quang phát minh thì tánh sang càng vô sâu, chỉ tiến mà chẳng thối lui.
  • 7/ Hộ pháp tâm: lòng tấn tới một cách an nhiên thì bảo trì được tất cả Phật Pháp mà chẳng bỏ rơi. Chư Phật Như Lai mười phương đều truyền cho mình phần khí giao thiệp…
  • 8/ Hồi hướng tâm: Giác và Minh đã được bảo trì, mình có thể đem diệu lực cảm được hào quang của Phật chiếu lại, hướng về Phật mà an trụ.
  • 9/ Giới Tâm: ánh sáng quay lại trong lòng, mình an trụ trong cảnh vô vi mà chẳng sai sót.)
  • 10/ Nguyện Tâm: Trụ ở giới hạnh thì được tự tại, mình có thể đi khắp mười phương, làm mọi công việc tùy theo sở nguyện của mình vậy. 

2-Tương tự giác: Hàng nhị thừa và Bồ Tát giai vị Tam Hiền tuy đã xa lìa ngã chấp, biết lý ngã không, đoạn trừ các phiền não tham, sân, kiến, ái…nhưng vẫn chưa lìa bỏ ý niệm phân biệt pháp chấp.

Tam Hiền , ba bực Hiền: đó là Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Hiện là bực phát khởi cái ý muốn giải thoát khỏi các điều mê lầm. Vì chưa chứng quả Thánh nên gọi là Hiền.

a Thập Trụ: Mười địa vị an trụ của Bồ Tát Đại Thừa.

Bồ Tát chứng được trụ vị thứ 10 là địa vị cao nhất tức Thập Trụ Bồ Tát Ma Ha Tát. Thập Trụ có giải rỏ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm quyển 8 như sau:

  • 1/ Phát Tâm Trụ: Đem cái phương tiện chơn thật mà phát khởi 10 mối lòng trụ. thiệp vào chổ dụng của 10 lòng tin (Thập Tín) viên thành địa vị nhất tâm vậy.
  • 2/ Trì Địa Trụ: tâm sáng trong như trong kiến pha lê hiện ra chất tinh kim, đem cái tâm mầu nhiệm trước mà quản trị nó, cho nên gọi là Trì Địa.
  • 3/ Tu hành Trụ: nhờ đã trải qua địa vị trước, sự hiểu biết trở nên minh bạch hiểu liễu bèn chu du mười phương mà chẳng lưu ngại.
  • 4/ Sanh Quí Trụ: nhận lấy phần khí lực của Phật, thông bề nầy và bỏ bề kia, bèn nhập dòng giống Như Lai.
  • 5/ Phương Tiện Cụ Túc Trụ: tự lợi và lợi tha, phương tiện đều đủ, tướng mạo chẳng khuyết lậu.
  • 6/ Chánh Tâm Trụ: chẳng những tướng mạo, tâm tướng cũng đồng với Phật.
  • 7/ Bất Thối Trụ: thân tâm hiệp thành, càng ngày càng tăng trưởng, không còn lui bước đối với Phật quả.
  • 8/ Đồng Chơn Trụ: cái tướng thiêng liêng của Mười Thân Phật đồng thời đủ hết.

(Mười Thân Phật có 2 loại:

(a) Một là mười thân dung thông ba thế gian: 1/ Thân chúng sanh. 2/ Thân quốc độ. 3/ Thân nghiệp báo. 4/ Thân Thanh Văn. 5/ Thân Độc Giác. 6/ Thân Bồ Tát. 7/ Thân Như Lai. 8/ Thân Trí : là thân đức Phật có đủ, chứng được cái thật trí. 9/ Thân Pháp: là thân Phật có đủ , chứng được chơn lý. 10/ Thân hư không: là thân lìa khỏi hai tướng Nhiễm và Tịnh nhưng theo hai phần nhiểm, tịnh ấy biến ra khắp pháp giới, là cái thật thể vô hình hư vậy.

(b) Hai là 10 thân mà Phật có đủ: 1/ Thân Bồ Đề. 2/ Thân nguyện. 3/ Thân hóa. 4/ Thân trụ trì. 5/ Thân tướng hảo trang nghiêm. 6/ Thân thế lực. 7/ Thân như ý. 8/ Thân phước đức. 9/ Thân trí. 10/ Thân pháp.)

  • 9/ Pháp Vương Tử Trụ: Bồ Tát thành bực Pháp Vương Tử (Kumara) , con tinh thần của bực Pháp Vương, làm tiếp công việc với bực Pháp Vương, làm nổi Phật sự.

Từ trụ vị thứ nhất là Phát Tâm Trụ đền trụ vị thứ tư là Sanh Quí Trụ , gọi là Nhập Thánh Thai.

Từ trụ vị thứ năm là Phương Tiện Cụ Túc Trụ đến trụ vị thứ tám là Đồng Chơn Trụ, gọi là Trưỡng Dưỡng Thánh Thai.

Ở trụ vị thứ chin nầy có hình tướng đều đủ gọi là Xuất Thánh Thai.

  • 10/ Quán Đảnh Trụ: Bồ Tát đã thành Pháp Vương Tử , đảm đương nổi Phật sự, Phật bèn đem nước trí tuệ mà rưới lên đỉnh đầu. Đó cũng như vị vương tử dòng Sát-Ly khi lên ngôi quốc vương thì thọ lễ quán đảnh nơi tay một vị sư Bà La Môn vậy.

Kinh Niết Bàn, quyển 27 viết: bực Bồ Tát còn trụ nơi Thập Trụ cho nên chẳng thấy rỏ Phật Tánh. Bậc Thế Tôn, bậc Như Lai vốn là bất trụ, bất khứ cho nên thấy rỏ Phật Tánh.

b-Thập Hạnh:Bồ Tát trong khi tu hành kể cả tự lợi và lợi tha. Về việc tự lợi thì tu theo Thập Tín, Thập Trụ. Về lợi tha cần tu Thập Hạnh như sau: 1/ Hoan hỷ hạnh. 2/ Nhiêu ích hạnh. 3/ Vô Sân Hạnh. 4/ Vô Tận Hạnh. 5/ Ly Si Loạn Hạnh. 6/ Thiện Hiện Hạnh. 7/ Vô Trước Hạnh. 8/ Tôn Trọng Hạnh. 9/ Thiện Pháp Hạnh. 10/ Chơn Thật Hạnh. (Tham khảo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 8)

c-Thập Hồi Hướng: hồi hướng là đem công đức tu hành của mình mà xây về cho chúng sinh, xây về quả Phật…:

1/ Cứu hộ chúng sinh, ly chúng sanh tướng hồi hướng.

2/ Bất hoại hồi hướng. 3/ Đẳng nhứt thiết chư Phật hồi hướng.

4/ Chí nhứt thiết xứ hồi hướng. 5/ Vô tận công đức tạng hồi hướng. 6/ Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng.

7/ Tùy thuận đẳng quán nhứt thiết chúng sanh hồi hướng.

8/ Chơn như tướng hồi hướng. 9/ Vô phược giải thoát hồi hướng. 10/ Pháp giới vô lượng hồi hướng.

3- Tùy phần giác: Hàng Bồ Tát từ sơ địa trở lên đến địa thứ 9 đã xa lìa niệm Pháp chấp, rõ biết tất cả pháp đều do tâm biến hiện, tức sự giác biết tùy theo cảnh giới tu chứng và địa vị chuyển lên mà ngộ một phần lý chân như pháp thân.

Thập Địa Bồ Tát: (Dasabhũmi) y cứ trong các kinh đại thừa như Hoa Nghiêm, Nhơn Vương có Đại Thừa Bồ Tát Thập Địa như sau:

1/ Hoan hỷ địa. 2/ Ly cấu địa. 3/ Phát quang điạ. 4/ Diễm huệ điạ. 5/ Cực nan thắng địa. 6/ Hiện tiền địa. 7/ Viễn hành địa. 8/ Bất động địa. 9/ Thiện huệ địa. 10/ Pháp vân địa.

4- Cứu Cánh Giác:Hàng Bồ Tát Địa thứ 10 đã đầy đủ nhân hạnh, dùng tuệ giác tương ứng với một niệm để giác biết chỗ sơ khởi của tâm, đồng thời xa lìa niệm vi tế, thấy suốt toàn bộ tâm tính.

Theo luận Thích Ma Ha Diễn thì giáo nghĩa của Mật Giáo cũng chia “Giác Tính” làm 4 thứ, trong đó hai thứ trước tức là Bản Giác và Thủy Giác , rồi lại y cứ theo sự Nhiễm và Tịnh khác nhau của mỗi thứ mà chia thành Thanh Tịnh Bản Giác, Nhiễm Tịnh Bản Giác, Thanh Tịnh Thủy Giác, Nhiễm Tịnh Thủy Giác …, đồng thời nói rõ về mỗi thứ mà luận chỉ ý thú khác với thuyết của luận Đại Thừa Khởi Tín được trình bày ở trên.

Mật Giáo lại gọi Hiển Giáo là Thủy Giác Tông và gọi tông mình là Bản Giác Tông. Vì Mật Giáo cho rằng Hiển Giáo phải tu hành trải qua nhiều kiếp mới giác ngộ được bản chân, trừ bỏ mê tình mà trở về chân lý vô tướng.

(Luận Thích Ma Ha Diễn q.3; Đại Thừa Khởi Tín Nghĩa Ký q. trung, phần đầu, xt Bản Giác). 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 14685)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 8384)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3221)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 8423)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 12545)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 3913)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3187)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
05/01/2011(Xem: 31545)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
05/01/2011(Xem: 10338)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
04/01/2011(Xem: 40764)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567