Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Giết Phật Bằng Cung Nỏ Và Lăn Đá

04/12/201320:13(Xem: 22148)
19. Giết Phật Bằng Cung Nỏ Và Lăn Đá
blank
Giết Phật
Bằng Cung Nỏ Và Lăn Đá


Sau khi cho người theo dõi, biết đức Phật vào khoảng buổi chiều thường hay tọa thiền nơi khu rừng yên vắng bên sau Trúc Lâm; Devadatta bèn nhờ tân quốc vương Ajātasattu tuyển chọn một số tay thiện xạ về cung nỏ rồi bí mật chia làm ba toán. Ông ra lệnh cho toán thứ nhất chuẩn bị cung nỏ tốt, vẽ bản đồ, lối đi, lối về, chỗ ẩn nấp, nơi đức Phật tọa thiền... rất tỉ mỉ, chu đáo; nghiêm lệnh là mỗi người một phát tên là phải trúng đích; được thì trọng thưởng, thất bại là bị chém đầu! Toán thứ hai ông cũng triệu tập bí mật, không cho toán thứ nhất biết rồi ông dặn bảo cách khác. Toán thứ ba cũng dặn riêng, không cho toán thứ hai biết.

Thế rồi, sau khi đã sắp xếp chu đáo, không còn một sơ hở nào, tuần tự ba toán thiện xạ tuân lệnh lên đường, theo bản đồ chỉ dẫn. Toán thứ nhất, đến nơi, họ hờm sẵn cung nỏ núp sau những lùm cây rậm. Sau khi đám lá được vẹt ra, họ nhìn thấy một sa-môn tướng hảo quang minh, đang ngồi tĩnh tại và uy nghiêm như một vị thần linh, khuôn mặt trong sáng, mát mẻ và từ hòa hết mực. Họ sợ hãi, nghĩ thầm: “Người này là sa-môn, có thể là đức Phật, đang được các đức vua, các vị đại bá hộ và dân chúng rất kính trọng và ngưỡng mộ. Rõ ông ta là người hiền chứ không phải kẻ ác. Làm sao chúng ta có đủ can đảm giết ông ta?”

Đức Phật biết chuyện, từ xa, ngài cất giọng dịu dàng:

- Các con đừng sợ, hãy đến đây với Như Lai, rồi Như Lai sẽ nói chuyện cho mà nghe!

Âm hưởng từ bi của tiếng nói ấy làm cho những tay xạ thủ, vốn không phải là kẻ ác, đồng buông thõng cung nỏ; chúng đến quỳ bên chân đức Phật, thú nhận và sám hối về ý định giết đức Đạo Sư. Dùng Phật nhãn, đức Thế Tôn thấy chúng có duyên lành nên ngài đã thuyết ngắn gọn một thời pháp tế độ. Nghe xong, toán cung thủ phát khởi đức tin trong sạch, chứng đắc Nhập Lưu thánh đạo và là những cận sự nam từ đây cho đến trọn đời.

Sau đó, đức Phật nói:

- Bây giờ, muốn an toàn sanh mạng, các con đừng trở lại theo lối cũ như sự chỉ dẫn của bản đồ, vì ở đấy sẽ có toán cung thủ khác đang rình sẵn chờ giết các con để bịt miệng!

Toán cung thủ vập đầu xuống:

- Đức Thế Tôn sau khi đã mở con mắt sáng cho chúng con, lại còn cứu mạng chúng con nữa. Ơn đức ấy là vô lượng. Chúng con sẽ đi lối khác trở về thành phố, không những lối cũ đường mòn trong rừng kia chúng con không trở lại, mà lối cũ đường mòn đầu quân làm lính, sử dụng cung nỏ để giết vật, giết người... chúng con nguyện sẽ không bao giờ trở lại nữa.

Đức Phật tán thán:

- Lành thay! Thật là rất tốt vậy.

Đảnh lễ bái biệt đức Thế Tôn xong, toán thiện xạ hồi đầu hướng thiện này, bẻ gãy cung nỏ, quăng tuốt vào rừng sâu, với dáng đi chậm rãi, thanh thản khuất sau đường mòn ngược chiều.

Toán thiện xạ thứ hai, đông người hơn, được lệnh rình giếttoán cung thủ thứ nhất nhằm để diệt khẩu, nhưng Devadatta bảo với họ, chúng là tội phạm nguy hiểm của triều đình. Nhưng đợi chờ quá lâu chẳng thấy tăm hơi, nóng lòng, toán thiện xạ này bỏ chỗ đi tìm. Đức Phật biết chuyện, ngài độ họ giữa đường, nói rõ cho họ nghe mưu kế của Devadatta và vua Ajātasattu; và những kẻ mà toán này chờ giết đều là kẻ vô tội thuộc toán cung thủ thứ nhất như thế nào. Sau đó, đức Phật thuyết một thời pháp, đặt họ vào Dự Lưu quả, cho thọ trì quy giới rồi bảo đi theo lối khác mà trở về.

Toán thứ ba cũng tương tợ vậy, nhưng sau khi mở con mắt pháp cho họ, cho quy y, đức Phật lại nói:

- Riêng các con thì trở về chỗ cũ y như lời dặn. Các con cứ nói thật tất cả cho tên tỳ-khưu Devadatta xấu ác ấy biết. Các con vẫn an toàn tánh mạng.

Khi những tay thiện xạ về kể lại cho Devadatta nghe về tình hình của ba toán cung nỏ, theo lời kể của đức Phật thì y biết rằng, kế hoạch đã hoàn toàn thất bại rồi. Nếu bắt tội chúng thì quá lẽ. Chỉ có toán thứ nhất là đáng phải chặt đầu. Thế cũng không thông lắm. Khi mà con nai con gặp mặt chúa sơn lâm thì làm sao nó khỏi sợ hãi? Cũng thế, gặp mặt ông sa-môn Gotama thì có chúng sanh nào mà không sợ oai, không bị nhiếp phục?

Nghĩ thế xong, Devadatta nói:

- Thôi, ta tha tội chết cho các ngươi đó, hãy đi đi! Phải tự ta ra tay mới được!

Tuy đã cố gắng làm chủ cơn bực bội, nóng giận của mình nhưng sóng lòng của Devadatta trào lên dữ dội. Khi nhóm cung thủ đi khuất, y gầm một tiếng như thú dữ, rồi hét:

- Sa-môn Gotama! Sẽ biết tay ta!

Thế là mưu kế giết đức Phật bằng những tay thiện xạ, có kết quả trái ngược, Devadatta ôm mang thêm mối thù hận sâu sắc trong lòng.

Sau nhiều ngày cho người theo dõi, Devadatta đã biết đức Phật đã rời Trúc Lâm và chỉ một mình ôm bát đểđến vườn xoài của thánh y Jīvaka.Và nhiều lần, đức Phật lại đi kinh hành gần sát chân núi Gijjhakūṭa. Trên núi ấy có rất nhiều tảng đá cao to chớn chở, nằm vào những thế rất dễ lăn xuống sườn. Nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để giết Phật, Devadatta lần mò leo lên núi. Từ điểm cao, sau khi xác định vị trí, Devadatta sai một số tỳ-khưu trẻ dùng cây làm đòn bẫy, hì hục bật một tảng đá rất lớn xuống chỗ đức Phật đang đi kinh hành lui tới...

Tảng đá lớn lìa gốc, xuôi đà, đập vào những tảng đá nhỏ tạo nên tiếng va động dữ dội. Lực rơi rất lớn, trượt nát những vật cản rồi băng băng lao đi không đổi hướng.

Devadatta bước ra mé núi trông xuống, phủi tay, mỉm cười thỏa nguyện. Bất ngờ, phía cuối sườn dốc, có hai tảng đá lớn hơn, như có mắt hoặc bị một năng lực vô hình, đồng nghiêng đầu chụm lại, ngăn chặn và kẹp cứng tảng đá của Devadatta vào giữa. Một tiếng động như trời long đất lở, tảng đá của Devadatta bị vỡ hằng trăm mảnh, rào rào bắn đi tứ phía. Thế là có một mảnh rất nhỏ trúng nhằm bàn chân phải của đức Thế Tôn làm cho chân ngài bầm máu và sưng tấy lên.

Devadatta tức giận quá, mắt trợn lên, răng nghiến trèo trẹo, nguyền rủa trời nguyền rủa đất rồi bỏ đi. Còn vết thương nơi chân của được Phật được thánh y Jīvaka tới nơi kịp lúc, chăm sóc cẩn thận và chu đáo. Ngay tối hôm ấy, chư đại trưởng lão như Sāriputta, Mahā Kassapa, Upāli, Ānanda... tức khắc có mặt tại vườn xoài để thăm hỏi về vết thương của đức Phật. Và ai cũng ngán ngẫm về tâm địa độc ác của Devadatta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 7227)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 5323)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 10489)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 3615)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
25/08/2012(Xem: 7861)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 14099)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 10621)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6167)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 5211)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 28355)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567