Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Đất Rút

27/11/201318:13(Xem: 25759)
04. Đất Rút
mot_cuoc_doi_tap_5

Đất Rút

Khi đức Phật với thị giả Nigāta đến thành phố Devadaha, vương quốc Koliya thì rất đông tỳ-khưu tăng ni chờ đón ngài, trong đó có chư vị trưởng lão như Kimbila, Nandiyā..., chư vị tỳ-khưu-ni như Khemā, Uppalavaṇṇā... rải rác từ Mallā, Vesāli hay Veḷuvana sang.

Cũng như Kapilavatthu, thành phố Devadaha không có gì thay đổi, vẫn tương tự như Kapilavatthu hiện nay, nhưng hình như các cửa hàng, xe ngựa và người mua kẻ bán ít nhộn nhịp hơn và dân chúng dường như nghèo đi. Có cái gì đó như “xuống cấp” trên các con đường, trên các dãy phố và cả trong mọi sinh hoạt nhất là kinh tế, thương mại và các ngành nghề thủ công khác. Nghe nói rằng, mấy năm sau này, vì buồn phiền chuyện gia đình nên đức vua Sappabuddha tuổi càng lớn càng sinh ra uống rượu. Công việc triều chính, đức vua giao hết cho các quan đại thần, đa phần họ là thành phần thủ cựu, không muốn thay đổi, cải cách nên đất nước ngày càng trì trệ và đói nghèo! Ở đây, một thời thịnh vượng đã xa rồi. Các vị quan trẻ và tướng giỏi như Anudāma và Viruḷhāka thuở cùng tranh tài với thái tử Siddhattha cũng đã bỏ sang nước khác. Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh, âu đó cũng là định luật hằng cửu.

Sau mùa mưa nên tiết trời khá khô ráo, mát mẻ, hội chúng một số đến ni viện có sẵn, một số tìm đến các hang động, cội cây trong những khu rừng ngoại ô lân cận.

Riêng đức Phật và chư vị trưởng lão thì được sa-di Sīvali mời thỉnh về ngự tại khu vườn cây ăn trái của hoàng thân Mahāli và công nương Suppasāvā, là cha và mẹ của chú. Ở đây có một số cốc liêu tương đối đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt.

Ngày đầu tiên, đức Phật và chư vị trưởng lão đi trì bình khất thực qua các con đường trong thành phố không có gì xảy ra. Nhưng hôm sau thì phát sanh một sự cố.

Chuyện là, gia đình cha mẹ sa-di Sīvali khởi tâm cúng dường lớn đến đức Phật và hội chúng tăng ni. Con đường đi đến biệt phủ của hoàng thân Mahāli và công nương Suppasāvā phải đi qua cổng cung điện; khi đức Phật và hội chúng ôm bát đi ngang đây thì bị đức vua Sappabuddha cho người chận đường. Ông còn đặt một trường kỷ cùng mâm bát, nghênh ngang một mình ngồi “vách mảy” uống rượu.

Khi nghe các quan nội thị báo là đức Phật sắp đến thì đức vua mỉm cười, cất giọng có vẻ lịch sự:

- Nói với ông Cồ Đàm, là trẫm xin lỗi vì trẫm đang bận uống rượu, không tránh đường được!

Tôn giả Ānanda thấy chuyện chướng mắt, đến bên đức vua, ôn tồn nói:

- Không nên như thế, đại vương! Hãy tránh đường để đức Phật và hội chúng đi trì bình khất thực. Hãy lịch sự và tế nhị một chút, đại vương!

- Lịch sự à? Tế nhị à? Này! Ta bảo cho mà biết! Ta là cha rể của nó. Ta lớn hơn nó! Theo lễ nghi của “lịch sự và tế nhị” ấy, thì nó phải tránh ta hay ta phải tránh nó? Hả? Ông nói đi?

- Nhưng đây là đức Phật, tâu đại vương! Tôn giả lại nhỏ giọng - Chận đường đức Chánh Đẳng Giác, tội lớn lắm đấy!

Sa-di Rāhula nói lớn:

- Tội địa ngục đấy, thật đấy, không phải nói dọa đâu, thưa ông ngoại!

Đức vua cười ngạo mạn:

- Một ngàn cái địa ngục ấy, ta cũng không sợ.

Đứng từ xa nhưng đức Phật biết rõ mọi chuyện, ngài lắc đầu rồi nói với chư vị trưởng lão:

- Thôi, đành vậy, ta sẽ đi lối khác.

Khi thấy đức Phật bỏ đi, đức vua Sappabuddha bảo với quan nội thị:

- Hãy cho người theo dõi xem thử ông Cồ Đàm có nói gì không rồi về báo lại cho ta hay.

Quả vậy, khi quay đi, đức Phật dừng chân lại một chút rồi nói:

- Biết sao được! Cái quả địa ngục thật đấy! Như Lai cũng không cứu được!

Rồi đức Phật nói với Devadatta:

- Ông hãy về báo cho đức vua hay! Hãy lo giữ gìn sinh mạng của mình. Đúng ngày thứ bảy, kể từ hôm nay, nghĩa là kể từ sát-na khởi tâm niệm ngăn chặn Như Lai, đức vua sẽ bị quả đất rút ngay tại chân cầu thang trong tòa lầu bảy tầng ở cung điện. Và nếu tâm niệm kia được thay đổi, có sám hối, có ăn năn thì tội báo sẽ nhẹ đi!

Nhưng vô ích. Một người báo lại. Hai người báo lại. Viên quan nội thì kể lại tận tường hơn, nhưng đức vua cười ha hả:

- Ta chết như thế sao? Bảy ngày sao? Bị quả đất rút sao? Chuyện tào lao không!

Lúc này các vị lão thần hay chuyện cũng đến gần bên khuyên can đức vua, sau đó, có một vị tâu:

- Xin đại vương hãy cẩn trọng! Từ nhỏ đến lớn, cho đến sau này, khi thành Phật rồi, ông sa-môn Cồ Đàm không bao giờ nói dối. Ông ta đã nói cái gì thì sự việc xảy ra đúng y như thế.

Đức vua vẫn “chấp mê bất ngộ”, cười gằn:

- Đúng thế! Sa-môn Cồ Đàm chưa hề nói dối! Nhưng cái chuyện tiên tri bảy ngày ta chết tại chân cầu thang, ta sẽ làm cho ông ta trở thành kẻ nói dối ngay tức khắc!

Nói thế xong, trở lại cung điện, đức vua sai nội thị mang thức ăn vật uống, cả rượu, cả đầu bếp, cả những tiện nghi nhu dụng lên tầng lầu thứ bảy. Ông dự định sẽ đóng đô tại đây suốt bảy ngày. Ông còn cẩn thận bố trí hai lực sĩ canh gác tại mỗi cửa tầng lầu với lời dặn dò nghiêm khắc:

- Nếu thấy trẫm bước xuống các tầng lầu thì các ngươi tìm cách ngăn cản lại. Không ngăn cản, các ngươi sẽ bị chém đầu. Làm vậy, các ngươi sẽ được trọng thưởng!

Đâu đó xong xuôi, ông cười nói oang oang:

- Bảy ngày ta nhất quyết ở đây, không bước xuống bên dưới thì làm sao ta lại chết ở chân cầu thang kia chớ! Phen này cái tội “ tiên tri láo” của ông sa-môn Cồ Đàm bị bẽ mặt thật sự rồi!

Chuyện đến tai đức Phật, ngài thuyết một thời pháp nói về các loại nghiệp. Đại ý như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Nghiệp (kamma) là hành động, là tạo tác, tức là những việc làm cố ý, có chủ ý dù lành tốt hay xấu ác. Hành động hay tạo tác là nghiệp nhân, và phản ứng của hành động hay tạo tác ấy gọi là nghiệp quả. Nói ngắn gọn là nhân quả nghiệp báo.

Chúng sanh ở trong ba cõi sáu đường đều bị chi phối bởi nghiệp do chính mình đã tạo tác. Nghiệp tạo ra muôn loài, sanh ra muôn loài, là chủ tể của muôn loài. Chúng sanh là thừa tự của nghiệp, năng sanh của nghiệp, huyết thống của nghiệp, cháu con của nghiệp! Từ ý nghĩa ấy, nghiệp sanh phạm thiên, chư thiên, ma vương, dạ-xoa, thọ thần, sơn thần, con người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục cùng với nhân thân và cả những hoàn cảnh duyên sanh tương hệ. Biết vậy, bậc trí phải biết lìa xa những nghiệp xấu ác, thực hành những nghiệp lành tốt cho mình.

Này các thầy tỳ-khưu! Nghiệp lành tốt phát sanh bởi vô tham, vô sân, vô si; nghiệp xấu ác phát sanh bởi tham lam, sân hận, si mê. Nghiệp lành tốt có mười điều được gọi là thập thiện nghiệp; nghiệp xấu ác cũng có mười điều được gọi là thập ác nghiệp. Thập thiện nghiệp thì được sanh làm người hữu phúc, sang cả hay hóa sanh vào sáu cõi trời dục giới để thọ hưởng thiên lạc. Thập ác nghiệp thì đọa vào bốn con đường đau khổ đấy là a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Còn nếu những ai đắc định hữu sắc hoặc vô sắc thì hóa sanh vào hai mươi cõi trời phạm thiên. Định luật của nghiệp là vậy, không có vị thượng đế, một vị hóa sanh chủ, sáng tạo chủ nào thay đổi được.

Thuyết thế xong, đức Phật kết luận:

- Trường hợp đức vua Sappabuddha thì Devadatta, Yasodharā, Rāhula và cả Mahā Moggallāna đã tìm cách cảm hóa nhưng thất bại. Rồi Như Lai đã cho người thông báo rồi, nhắc nhở rồi nhưng tâm hận thù, oán kết quá sâu nặng của đức vua sẽ tự làm hại chính mình thôi. Cái nghiệp ngăn trở, cản đường có vẻ ngạo nghễ, thách thức vừa rồi của đức vua lại càng nặng nề hơn, Như Lai không có cách chi để hỗ trợ, cứu giúp được nữa. Theo với thấy biết như thực của Như Lai, đúng ngày thứ bảy, đức vua sẽ bị quả đất rút tại chân cầu thang thứ bảy. Dầu đức vua ngự trên thượng lầu của tòa nhà bảy tầng, dầu đức vua đứng giữa hư không, trên đầu núi, dầu đức vua ngồi ngoài biển lớn, dầu đức vua trốn trong động thẳm hang sâu... thì đức vua cũng không trốn thoát khỏi nghiệp đã gieo, trốn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần được!

Rồi đức Phật đọc lên câu kệ ngôn:

“- Trốn vào động thẳm hang sâu

Ẩn trong núi vắng, non đầu, trùng khơi

Có đâu một chỗ trên đời

Tử thần lại chẳng đến lôi kéo về!”(1)

Và quả đúng như sự thấy biết của đức Chánh Đẳng Giác. Đến ngày thứ bảy, bên dưới tòa lầu, con ngựa quý có tên là Hạnh Phúc của đức vua tự dưng nổi chứng bất kham, cứ hí vang lên rồi đá rầm rầm vào tường vách mà không ai khống chế được.

Không cần hỏi, đức vua cũng biết rằng, chỉ có ông, thấy bóng của ông, nghe tiếng nói của ông, con ngựa mới thôi quậy, mới đứng yên. Nghĩ là sắp hết ngày thứ bảy rồi, đức vua yên trí sai lực sĩ mở các cửa lầu để ông xuống trị chứng con ngựa. Đến cầu thang thứ bảy, chợt đức vua sẩy chân, trôi tuột cả thân hình xuống dưới. Ngay khi ấy như có hiện tượng động đất, khoảng dưới chân cầu thang, đất nứt ra, hiện ra một lỗ sâu thăm thẳm rồi nuốt đức vua vào trong lòng nó, vô tăm, vô tích.

Mười bốn tên lực sĩ nhìn ngắm quả báo kinh khiếp xảy ra cho đức vua Sappabuddha ngay trước mắt, họ chỉ việc há hốc, đứng trân, sợ hãi quá không thốt được nên lời.



(1)Pháp cú 128: “Na antalikkhe na samuddamajjhe - na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa. Navijjati so jagatippadeso - yatthaṭṭhitaṃ nappasahetha maccūti”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/01/2017(Xem: 9869)
Hiểu tư tưởng Duyên Khởi thì hiểu Triết học Phật giáo. Thuyết “duyên khởi” là một nền tảng triết lý rất quan trọng trong lời giáo huấn của Đức Phật. Sau khi đắc đạo, Đức Phật đã căn cứ vào lẽ sanh khởi của dukkha (những điều không hài lòng, căng thẳng, khổ đau…) mà nói lên sự liên hệ nhân quả của nó gồm có 12 thứ/ 12 chi. Ngài lập ra thuyết “duyên Khởi”.
22/12/2016(Xem: 28843)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
20/12/2016(Xem: 15662)
Đức Phật xuất hiện ở đời vì hạnh phúc chư thiên và loài người. Sau 49 năm thuyết pháp, độ sinh, ngài đã để lại cho chúng ta vô số pháp môn tu tập tùy theo căn cơ của mỗi người nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau, mang lại hạnh phúc an vui, giải thoát, niết bàn. Chỉ xét riêng thánh quả Dự Lưu (Tu Đà Hườn), trong kinh điển Nikaya (Pali) Thế Tôn và ngài Xá Lợi Phất chỉ ra hơn năm cách[i] khác nhau tùy theo hoàn cảnh và sở trường của hành giả xuất gia cũng như tại gia để chứng đắc thánh quả đầu tiên này trong bốn thánh quả. Trong những cách này, cách dễ nhất, căn bản nhất, phổ quát nhất và hợp với đại đa số chúng đệ tử nhất
13/11/2016(Xem: 9944)
Khi bàn về Phật giáo, học giả Lương Khải Siêu đã nói: “Phật giáo là trí tín, không phải mê tín, là kiêm thiện chứ không phải độc thiện, là nhập thế chứ không phải yếm thế”. Lương Khải Siêu tiên sinh bác cổ thông kim, học thông cả cổ Trung và Tây phương, giữ một địa vị khả kính trong giới học giả. Lời nói của ông phải có căn cứ trên phương diện học lý. Thế thì căn cứ ấy là gì? Lẽ dĩ nhiên là ở trong Tam tạng giáo điển của đạo Phật. Vì mục đích của Phật Pháp là mong con người chuyển mê thành ngộ, chuyển ngu thành trí, và chuyển phàm thành Thánh chứ không gì khác.
27/08/2016(Xem: 7339)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
27/08/2016(Xem: 5340)
Định nghĩa. Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : bãi biển, bờ đê, quán cà phê, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa, chánh điện, trong chợ, trên đoạn đường xa lộ, bãi đậu xe (parking), v.v…Trên mặt của toàn thể vũ trụ đều có vô số vạn hữu (cỏ, cây, muôn thú), và con người, gọi chung chư pháp. Kinh văn Phật nói: “Thật tướng của vạn hữu (chư pháp) là vô ngã “. Q
31/05/2016(Xem: 13160)
Chữ NHƯ được thông dụng rất phổ biến trong văn chương và lời nói thường nghiệm của các dân tộc trên thế giới và trong Phật Giáo . Trong văn chương, chữ Như được thấy ở một số trường hợp : Xác định, phủ định, tương tợ, không thực…(như ảo, như hóa) đối với các vật thể hiện thực. Lãnh vực văn chương ở lời nói và viết thành văn, thơ. Ta thường nghe dân Việt nói và viết lời xác định về chữ như : Trắng như tuyết, cứng như đá, mềm như bún, nóng như lửa đốt, lạnh như băng giá, lạnh như đồng, xưa như trái đất, xưa như Diễm, chua như chanh, nắng như lửa đổ, mặn như muối, lạc (nhạt) như nước lã, tối như đêm ba mươi, đen như mực tàu, ốm như ma trơi, bén như gươm, cao như bầu trời, rộng như biển cả, ốm như cây sậy, nhanh như chớp, lẹ như sóc, dữ như cọp, ngu như bò, ngang như cua, v.v…
28/05/2016(Xem: 12958)
Phật Tánh đó là Tánh Giác Ngộ, Tánh Phật, Bổn Tánh Lành, Mầm Lương Thiện trong mọi loài chúng sinh. Cũng gọi là Như Lai Tánh, đối nghĩa với chúng sanh tánh. Kinh Phạm võng: Tất cả chúnh sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình (Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh). Nhờ có Tánh Giác Ngộ ấy, bổn tánh lành ấy chúng sanh công nhận và thấu đạt lý nhân quả, hiểu cái thể tự nhiên của mình đồng với Phật. Phật Tánh nơi ta luôn tiến chớ không phải thối, tích lũy chớ không phải tiêu vong, nó tiến tới mãi, nó khiến cho cảnh trần càng tươi đẹp, càng thuần tịnh, nó đưa lần mọi vật đến gần cái tuyệt đẹp, tuyệt cao, tuyệt diệu, tuyệt trong sáng thánh thiện. Mỗi loài đều có nơi mình Phật Tánh, dầu cho loài nào có thấp hèn tới đâu cũng có khả năng thành Phật. Không trừ loài nào, không một ai mà không có khả năng thành Phật.
30/04/2016(Xem: 17509)
Pháp Thân tiếng Sanscrit là Dharmakaya, tiếng Nhật là Hosshimbutsu, tiếng Pháp là Corps d’essence. Đó là nói về Chơn Thân, Đạo Thể, thể của Pháp Tánh. Pháp Thân của Phật có 4 Đức: Thường, Lạc, Ngã, Tịnh (4 Đức Ba La Mật). Nó không mắc vào tứ khổ (Sanh, Lão, Bệnh, Tử). Nó không lớn, không nhỏ, không trắng, không đen, không có Đạo, không vô Đạo, nó tự nhiên trường tồn, không thay đổi. Dầu Phật có ra đời hay không thì nó cũng như vậy mãi.
24/04/2016(Xem: 35648)
Qua mạng Amazon.com, tôi đặt mua cuốn sách tiếng Anh “In The Buddha’s Words” của Bhikkhu Bodhi ngay sau khi xuất bản năm 2005. Đọc sơ qua phần đầu rồi để đó. Mỗi lần đi đâu, tôi mang theo để đọc từ từ vài trang, trong lúc chờ đợi, trước khi đi ngủ. Cứ thế dần dần qua năm tháng. Rồi cũng không thẩm thấu được bao nhiêu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]