Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thức Biến Hiện, 100 Pháp Duy Thức (sách)

02/07/201517:02(Xem: 13740)
Thức Biến Hiện, 100 Pháp Duy Thức (sách)

Thuc Bien Hien_Thich Pho Huan


Mục Lục

Chương I - DUYÊN KHỞI TÌM HIỂU DUY THỨC.

Duyên khởi

Pháp thế gian và xuất thế gian.............................       15

Phân định một trăm pháp Duy Thức....................       20

Chương II – TÂM VƯƠNG

Tâm pháp……………………………………….       28

Tiền ngũ thức……………………………………      33

Ý thức………………………………………......       48

Mạt Na Thức…………………………………...        64

A Lại Da Thức………………………………....        73

Chương III – TÂM SỞ

Tâm sở....................................................................    91

Tâm sở Biến Hành..................................................    92

Tâm Sở Biệt Cảnh..................................................    97

Tâm Sở Thiện.........................................................     100

Tâm sở Căn Bản phiền Não....................................    109

Tâm sở Tùy Phiền Não...........................................    119

Tâm sở Bất Định ....................................................    130

Chương IV - SẮC PHÁP

Duyên khởi..............................................................   136

Sắc căn thân luôn tương hợp với sắc trần cảnh.......   144

Hữu đối sắc và Vô đối sắc.......................................   150

Chương V - TÂM BẤT TƯƠNG ƯNG....................            170

Chương VI - PHÁP VÔ VI.......................................           179

Chương VII - THỨC Ở ĐỊA VỊ PHÀM PHU..........           193

Năm thức trước......................................................... 194

Thức thứ sáu.............................................................  204

Thức thứ bảy............................................................   221

Thức thứ tám A Lại Da ........................................     228

Chương VIII – THỨC Ở ĐỊA VỊ THÁNH QUẢ....           235

Chương IX – BÀN LUẬN VỀ THỨC

A Lại Da Thức chỉ là vô số chủng tử! ..............         ....        252

Thức là gì?............................................................      262

Thức thứ Sáu quyết định tất cả cuộc đời..............      272

A Lại Da Thức: linh hồn, tâm hồn, tâm linh bí ẩn?    282

Hiểu biết qua nhân duyên tự biến và cộng biến!        293

Duy Thức và cuộc đời

Chân lý cuộc đời, chỉ là ba thứ biến hóa..............       304

Những cảnh giới chưa ý thức được!.....................      314

Mọi thứ đều liên hệ nhân quả!..............................      324

Tất cả đều do Thức!..............................................      334

Trần cảnh tướng mạo thế gian giả hay thật?........       342

Vạn pháp luân hồi qua bốn duyên........................      352

Có, Không của Cảnh, Thức trong Tục Đế

  và Thắng Nghĩa Đế................................................   364

Duy Thức và con người

Các pháp cũ và mới đối với phàm phu.................      374

Chúng sanh hiểu biết, và không hiểu biết..............     385

Hiểu biết không ra ngoài ba tánh...........................     395

Hiểu biết thế gian chỉ là ý thức phân biệt..............     410

Sanh tử là do chấp ngã pháp...................................    418

Thánh và Phàm ......................................................    428

Vấn đề ngã chấp và pháp chấp...............................    439

Học Duy Thức để chuyển nghiệp...........................    449

Duy Thức Học với pháp tu Thiền và Tịnh..............    470

Sách tham khảo                                  


 


DD Pho HuanLời tựa

 

Duy Thức học là môn học khảo cứu quan sát Tâm, hay gọi là môn học tâm lý Phật Giáo; nhưng cũng còn gọi là Pháp Tướng Tông, tức nghiên cứu hiện tượng vạn pháp. Như vậy Duy Thức Học cũng có thể gọi là môn học nghiên cứu vừa chuyên về Tâm vừa chuyên về Pháp. Thuộc về tâm, thì môn này đã tường tận phân định từng tâm vương, tâm sở; thuộc về pháp, thì lý giải khảo sát từ pháp thô đến pháp tế, từ hữu vi cho đến vô vi.

Một môn học bao gồm hết thảy vấn đề, từ vấn đề con người cho đến vạn vật; từ chủ thể nhận thức đến khách thể là thế gian và xuất thế gian  -  môn học như vậy nhất định là môn học khó nhất để có thể am tường, quán triệt! Hơn nữa thế gian xưa nay, con người đã không ngừng nghiên cứu khoa học vật chất, mà vẫn chưa có kết quả thỏa đáng, nghĩa là vẫn mãi bận bịu đi tìm, vẫn mãi phát minh bất tận thì đâu còn thời gian và tâm lực để có thể nghiên cứu về Tâm về Thức.

Tâm, Thức lại còn khó gấp vạn lần vật chất! Vì vật chất có thể thấy được, có thể chứng minh; nhưng tâm thì không thể thấy, và khó thể chứng minh! Khó chứng minh vì ngôn ngữ con người giới hạn, suy nghĩ con người lại bị câu thúc bởi tánh tham, sân, si, nên làm sao chứng minh được thật thể của tâm, là vô hình vô tướng vô tham, sân, si!

Như vậy với lý do chính đáng khó hiểu, mà môn Duy Thức học ít được phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp Phật tử bình dân; và thường được xem là môn học nhằm trao dồi kiến thức Phật pháp hơn là thực hành cụ thể.

Chúng tôi là hàng hậu học, sở học không hơn hàng  bình dân, lại dám lạm bàn Duy Thức thì quả thật liều lĩnh đáng làm bậc trí thức ngờ vực!

Tuy nhiên mọi việc đều có nhân duyên nhân quả; việc dám luận bàn ý tưởng về môn học khó nhất này, chỉ duy nhất là muốn hiểu biết học hỏi, đem điều hiểu biết cạn cợt chia xẻ đến những người cùng trình độ, cùng tâm tưởng như chúng tôi. Lại thiết nghĩ Duy Thức Học là môn học dựa trên trí thức thế gian, cho nên chắc chắn rằng sẽ không phân biệt bình dân hay thức giả, miễn học hiểu tư duy để áp dụng vào đời sống, nhất là đời sống của người tu Phật.

Nội dung sách tạm chia làm hai phần, phần đầu từ chương Một đến chương Tám, tìm hiểu về Trăm Pháp Học Duy Thức, và phần hai cũng là phần cuối từ chương Chín đến hết, là những bài luận chia xẻ về cách nhìn, cách tư duy trong hoàn cảnh đời sống thế gian và con người, đối với môn Duy Thức Học. Những bài luận tuy mang chủ đề khác nhau, nhưng nội dung hay thường trùng lập, chỉ trừ khi giải thích luận bàn đặc ngữ chuyên môn danh từ Duy Thức.

Mong rằng quý độc giả xem đây như là quyển sách giới thiệu nhập môn Duy Thức, để trước khi có thể tìm đọc những tác phẩm Duy Thức chuyên môn và thâm sâu hơn; điều đó thật đúng với khả năng cũng như tâm ý người viết. Chúng tôi không dám nói nhiều, vì tất cả đã được trình bày trong sách.

Cuối cùng như tất cả nhân duyên, nhân quả, chúng tôi tuyệt đối phải ghi ân, ghi nhận những nhân duyên hoàn cảnh, môi trường mà chúng tôi đã được học, được tu trong tình đạo thân kính giữa Thầy Trò, Huynh Đệ. Chúng tôi lại không bao giờ dám quên ân nghĩa thâm tình sâu đậm của quý Phật tử Bổn Tự Pháp Bảo, và quý Phật tử địa phương cũng như từ tiểu bang khác, đã đóng góp tịnh tài ấn tống tác phẩm này. Lại quan trọng nữa, chúng tôi luôn luôn kính niệm tri ân, những tác giả, dịch giả mà chúng tôi đã tham khảo nghiên cứu và trích ghi sao lục, trong khi soạn viết quyển sách này. Và quan trọng hơn hết là những khuyết điểm, sơ xuất chắc chắn phải có trong tác phẩm; xin được ghi nhận học hỏi mọi lời chỉ giáo của chư vị độc giả thiện hữu tri thức.

Kính chúc tất cả chư vị luôn được an lành trong ánh từ quang của chư Phật.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.

Pháp Bảo Tự ngày 11/10/2011

TK. Thích Phổ Huân

pdf

Thức Biến Hiện, 100 Pháp Duy Thức – Thích Phổ Huân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2017(Xem: 77515)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 122211)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
08/12/2017(Xem: 15857)
Những pháp thoại trong tác phẩm này là những lời dạy tiêu biểu truyền cảm hứng phi thường mà Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng tại nhiểu thời điểm. Các pháp thoại này là những gì truyền cảm hứng cho nhiều học trò của họ, như tôi, để buông xả những gì chúng ta đang làm và hiến dâng trọn đời mình đi theo các vị Lama[1]. Khi Rinpoche nói “mỗi người chúng ta cần nghỉ như vậy: tất cả chúng sanh đều vô cùng tử tế với tôi trong quá khứ, họ tử tế với tôi trong hiện tại, và họ sẽ tiếp tục tử tế với tôi trong tương lai. Họ là cánh đồng mà trong đó tôi nhận được tất cả hạnh phúc của mình—quá khứ, hiện tại và tương lai; tất cả các tài đức hoàn hảo của tôi đều xuất phát từ những chúng sanh khác. Do vậy, tôi phải chứng đạt giác ngộ. Chỉ tìm kiếm hạnh phúc miên viễn cho riêng tôi, không mang lại hạnh phúc cho những chúng sanh khác, từ bỏ những chúng sanh khác,không quan tâm đến hạnh phúc của họ, là rất ích kỉ. Do đó, tôi phải chứng đạt giác ngộ, hạnh phúc cao cả nhất, để
30/11/2017(Xem: 6253)
Định nghĩa. Vô Trước. Vô, nghĩa là không. Trước, nghĩa là dính mắc, bị dính vào, mắc vào, kẹt vào. Cụm từ Vô Trước, nói cho đủ: Không bị dính mắc, kẹt vào. Danh từ kép này, được chỉ cho những hành giả trong đạo phật trên đường tu tập, để tìm cầu cho mình cơn đường giải thoát là không để cái Tâm bị dính vào, mắc vào, kẹt vào sắc trần, nói như pháp môn thiền định “đối cảnh vô tâm. Như vậy, tâm con người thường bị dính trần hay sao, mà pháp thiền phải cảnh giác ? Đúng như vậy, tâm của kẻ phàm phu ưa dính, mắc vào, kẹt vào sắc trần vật chất, ưa trách móc, ưa chấp nê, ưa nghe lời khen ngợi
26/11/2017(Xem: 8906)
Tứ Diệu Đế, 3 Chuyển 12 Hành ------------------------------------------------- Thich-Nu-Hang-Nhu Thích Nữ Hằng Như NGUỒN GỐC Dựa theo "Tiến Trình Tu Chứng và Thành Đạo của Đức Phật", chúng ta biết rằng sau khi Đức Phật từ bỏ pháp tu từ hai vị đạo sĩ Alàra Kàlama và Uddaka Ramàputta đã dạy Ngài bốn tầng Định Yoga là: "Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ", đồng thời từ bỏ luôn pháp tu khổ hạnh kéo dài 6 năm, là một pháp tu đã khiến Ngài suýt mất mạng mà không đạt được thượng trí và Niết Bàn. Sau đó Đức Phật tự chọn pháp Thở để tu tập.
21/11/2017(Xem: 9474)
Từ Kinh Phật Sơ Thời Đến Thiền Đốn Ngộ Giới Thiệu Tác Phẩm “Thiền Tông Qua Bờ Kia” Của Cư Sĩ Nguyên Giác--Trong tác phẩm mới xuất bản “Thiền Tông Qua Bờ Kia” tác giả Cư Sĩ Nguyên Giác kể chuyện buổi đầu ông học Thiền với Hòa Thượng Bổn Sư Thích Tịch Chiếu ở Chùa Tây Tạng tại Tỉnh Bình Dương, Việt Nam như sau: “Tôi nhớ lại buổi đầu gặp Hòa Thượng Tịch Chiếu, hỏi Thầy rằng con nên tập Thiền thế nào, Thầy nói rằng, “Phải Thấy Tánh đã.” Lúc đó, Thầy bảo đứa em kế tôi phải niệm Phật sáng trưa chiều tối, và quay sang đứa em gái kế sau nữa của tôi, bảo nhỏ này là con hãy về đọc bài Bát Nhã Tâm Kinh tối ngày sáng đêm. Tôi hỏi, rồi con cần niệm hay đọc gì hay không, Thầy đáp, con không có một pháp nào hết.”[1]
19/11/2017(Xem: 5064)
Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo.Khiêm Tốn TrướcHư Không(Humble Before the Void ), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014
01/11/2017(Xem: 8963)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 21416)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
21/06/2017(Xem: 7287)
* Trong vũ trụ có trùng trùng thế giới. Toàn Giác là bậc câu thông cùng vũ trụ, họ cùng một thể tánh với vũ trụ, thấu suốt quy luật vận hành của vũ trụ rồi “truyền thần” lại sự thấy biết đó. Để thấy rằng Đức Bổn sư không sáng tạo ra vũ trụ, không chế định ra luật nhân quả luân hồi, mà vũ trụ vốn sống động từ vô thỉ dù Phật có ra đời hay không.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567