Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Niệm phụ mẫu ân

01/08/201112:23(Xem: 9007)
2. Niệm phụ mẫu ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

II. NIỆM PHỤ MẪU ÂN

Nguyên văn:

云 何念父母恩?哀哀父母,生我劬勞,十月三年,懷胎乳哺;推幹去溼,咽苦吐甘,才得成人,指望紹繼門風,供承祭祀。今我等既已出家,濫稱釋子,忝號沙門。甘 旨不供,祭掃不給。生不能養其口體,死不能導其神靈。於世間則為大損,於出世又無實益,兩途既失,重罪難逃。如是思惟,惟有百劫千生,常行佛道,十方三 世,普度眾生。則不惟一生父母,乃至生生父母,俱蒙拔濟。不惟一人父母,乃至人人父母,盡可超升。是為發菩提心第二因緣也。

Vân hà niệm phụ mẫu ân? Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ; thôi can khứ thấp, yến khổ thổ cam, tài đắc thành nhân, chỉ vọng thiệu kế môn phong, cung thừa tế tự. Kim ngã đẳng ký dĩ xuất gia, lạm xưng Thích tử, thiểm hiệu Sa môn. Cam chỉ bất cung, tế tảo bất cấp, sanh bất năng dưỡng kỳ khẩu thể, tử bất năng đạo kỳ thần linh. Ư thế gian tắc vi đại tổn, ư xuất thế hựu vô thật ích, lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào. Như thị tư duy, duy hữu bách kiếp thiên sanh, thường hành Phật đạo, thập phương tam thế, phổ độ chúng sanh. Tắc bất duy nhất sanh phụ mẫu, nãi chí sanh sanh phụ mẫu, câu mông bạt tế. Bất duy nhất nhân phụ mẫu, nãi chí nhân nhân phụ mẫu, tận khả siêu thăng. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhị nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn cha mẹ? Thương thay cha mẹ sinh ta khó nhọc, mười tháng mang thai ba năm bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, mới được nên người. Mong ta tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Mà nay ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật ngọt đã không phụng dưỡng, cúng tế chạp tảo càng không chu tất. Cha mẹ còn sống, ta đã không thể nuôi dưỡng, khi cha mẹ qua đời, ta lại không thể hướng dẫn thần thức. Đối với phương diện thế gian là sự tổn lớn, đối với phương tiện xuất thế lại không có ích chi. Hai đường đều tổn thất thì tội nặng khó thoát. Suy nghĩ như thế, chỉ có có cách trong trăm đời ngàn kiếp thường hành Phật đạo, mười phương ba đời khắp độ chúng sanh. Được như thế thì không phải chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều đời nhiều kiếp đều được độ thoát; không phải chỉ cha mẹ một người, mà song thân tất cả mọi người cùng được siêu thăng. Đó là nhân duyên thứ hai của sự phát Tâm Bồ đề.

Giảng:

Vân hà niệm phụ mẫu ân?Ở trên đã nhắc qua về ân đức cha mẹ, nay ở đây giải thích. Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao: Đây là nói chúng ta đối với cha mẹ thường có lòng thương nhớ ; cha mẹ cũng thương nhớ ta, "sanh ta khó nhọc", đây là câu trong Thi kinh : "Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao…… dục báo chi đức, hạo thiên võng cực". Có nghĩa là "Thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân đức của cha mẹ, nhưng ân đức của cha mẹ sâu nặng như trời cao bể rộng thật khó đáp đền"Thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ: Nếu nói mười tháng mang thai, ba năm bú mớm thì không hay, nên nói "mười tháng ba năm, mang thai bú mớm".

Thôi can khứ thấp: Từ chỗ ướt đưa đến chỗ khô, chứ không phải đẩy ra khỏi chỗ khô. Điều này rất đơn giản, không có cách giảng đặc biệt nào, người mẹ nuôi đứa con thơ chính là nhường khô nằm ướt như thế. Yến khổ thổ cam, tài đắc thành nhân: Nuốt đắng, chính là có cái gì đắng cay, có gì khó khăn mẹ đều nuốt lấy, chịu lấy. Nhả ngọt, có gì ngọt bùi cho con. Tận tâm kiệt lực bồi dưỡng nuôi nấng con thơ như thế, con thơ mới được lớn lên thành người. Chỉ vọng thiệu kế môn phong, cung thừa tế tự: Sanh con dưỡng cái chính là hy vọng cha truyền con nối, đời nọ nối tiếp đời kia, có người hương khói, nối dõi tông đường, sau này lo phần cúng tế tổ tiên. Chỉ vọng, là dùng tay chỉ đầu, dùng mắt nhìn. "Thiệu" cũng giống như thiệu long Phật chủng, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, "Thiệu" có nghĩa là tiếp tục kế tục. Tục là làm cho nó nối tiếp không để gián đoạn. Môn phong, là phong thái nề nếp gia đình.

Kim ngã đẳng ký dĩ xuất gia, lạm xưng Thích tử: Nhưng nay chúng ta đã xuất gia, cũng không quản đến việc có đủ tư cách làm con Phật hay không, lạm vu sung số(1), nói rằng : "A! chúng ta đã là đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni". Thiểm hiệu Sa môn: Thiểm, là không biết tàm quý, không biết xấu hổ. Nghĩa là tôi không đủ tư cách, không đáng làm Sa môn, nhưng tôi cũng mạo sung, lạm vu sung số, cũng được gọi là Sa môn. Sa môn là Tỳ Khưu, dịch là Cần Tức, có nghĩa là cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si.

Cam chỉ bất cung, tế tảo bất cấp: Đối với cha mẹ, chúng ta không chút dưỡng nuôi, không có đem sức của ta để phụng dưỡng; đến khi cha mẹ qua đời, cũng không tảo mộ, cũng không lo phần cúng giỗ. Sanh bất năng dưỡng kỳ khẩu thể, tử bất năng đạo kỳ thần linh: Khi cha mẹ còn sống, ta đã không thể phụng dưỡng. Sau khi cha mẹ qua đời, ta cũng không thể dẫn đạo tiếp dẫn thần thức của cha mẹ đến nơi an lạc.

Ư thế gian tắc vi đại tổn, ư xuất thế hựu vô thật ích: Đối với thế gian pháp, tức là đối với một vài vấn đề xã hội mà nói, thì đây là một tổn thất lớn. Mà chúng ta xuất thế cũng tu hành không thành công, nên đối với cha mẹ cũng không có giúp đỡ gì. Lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào: Lưỡng đồ, tức là hai đường sanh tử. Khi cha mẹ còn sống ta không phụng dưỡng, khi chết rồi cũng không cúng tế ; sau khi xuất gia lại không quản đến cha mẹ ở nhà, hai phương diện này đều tổn thất lớn. Cho nên tội này rất lớn, thật khó tránh khỏi.

Như thị tư duy: Suy nghĩ như thế, chúng ta phải nên làm sao ? Duy hữu bách kiếp thiên sanh, thường hành Phật đạo: Chỉ có cách trong trăm đời ngàn kiếp cần phải tu hành Phật đạo, thường y theo Phật pháp tu hành. Thập phương tam thế, phổ độ chúng sanh: Không chỉ mười phương mà trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, đều phải độ khắp tất cả chúng sanh, mới có thể báo đáp ân sâu của cha mẹ. Như thế tắc bất duy nhất sanh phụ mẫu, nãi chí sanh sanh phụ mẫu, câu mông bạt tế: cha mẹ đời đời kiếp kiếp đều được độ thoát. Bất duy nhất nhân phụ mẫu, nãi chí nhân nhân phụ mẫu, tận khả siêu thăng: Cho đến cha mẹ của mỗi người đều được sanh thiên. Chúng ta nếu như tu hành chân chánh "một người con đắc đạo, cửu huyền thất tổ siêu thăng", cho nên chúng ta cần phải dụng công tu hành, thì không những cha mẹ đời đời kiếp kiếp trong thời quá khứ, cho đến song thân của mọi người, chúng ta cũng đều khiến cho họ được siêu thăng.

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhị nhân duyên dã: Đây là nhân duyên thứ hai của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 4837)
1. Kinh Đại bản [Tương đương Pāli: Mahānpadānasutta, D 14] Cũng được gọi là Đại bản duyên. Hán dịch Đại bản, tương đương Pāli là mahāpadāna. Pāli nói apadānahay Sanskrit nói avadānalà một thể loại văn học Thánh điển nguyên thủy, được kể trong chín loại gọi là cửu phần giáo, sau này phát triển thành mười hai phần giáo. Hán dịch âm là a-ba-đà-na, và dịch nghĩa thông dụng là "thí dụ"
15/10/2010(Xem: 4188)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 6248)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 7225)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5766)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 14949)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4606)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 11533)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 4434)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 6366)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]