Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964

01/07/201100:59(Xem: 4125)
17. Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Madras, ngày 29 tháng 1 năm 1964

Nếu tôi được phép, tôi muốn nói về thiền định. Tôi muốn nói về nó bởi vì tôi cảm thấy nó là sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống.


Muốn hiểu rõ thiền định, muốn tìm hiểu nó rất sâu sắc, trước hết người ta phải hiểu rõ từ ngữ và sự kiện đó; vì hầu hết chúng ta đều là những nô lệ cho những từ ngữ. Từ ngữ thiền định tự nó gợi lên trong hầu hết mọi người một trạng thái nào đó, một nhạy cảm nào đó, một yên lặng nào đó, một ham muốn để đạt được cái này hay cái kia. Nhưng từ ngữ không là sự vật. Từ ngữ, biểu tượng, cái tên – nếu nó không được hoàn toàn hiểu rõ – là một sự việc khủng khiếp. Nó hành động như một rào chắn, nó làm cho cái trí trở thành nô lệ. Và phản ứng đến từ ngữ, đến biểu tượng thúc đẩy hầu hết chúng ta hành động, bởi vì chúng ta không tỉnh thức hay không ý thức được chính sự kiện. Chúng ta đến với sự kiện, đến với “cái gì là”, bằng những quan điểm, những nhận xét, những đánh giá của chúng ta, những kỷ niệm của chúng ta. Và chúng ta không bao giờ thấy sự kiện, “cái gì là”. Tôi nghĩ điều đó phải được hiểu rõ.

Muốn hiểu rõ mọi trải nghiệm, mọi trạng thái của cái trí, “cái gì là”, sự kiện thực sự, thực tại, người ta phải không là một nô lệ cho những từ ngữ – và đó là một trong những sự việc khó khăn nhất. Đặt tên nó, từ ngữ, gợi lên những kỷ niệm khác nhau; và những kỷ niệm này tác động vào sự kiện, kiểm soát, định hình, đưa ra sự hướng dẫn cho sự kiện, cho “cái gì là”. Vì vậy người ta phải tỉnh thức lạ thường được sự rối loạn này và không tạo ra một xung đột giữa từ ngữ và thực tại, “cái gì là”. Và đó là một công việc rất gian khổ cho một cái trí, công việc đó đòi hỏi sự chính xác, sự rõ ràng.

Nếu không rõ ràng, người ta không thể thấy những sự việc như chúng là. Có một vẻ đẹp lạ thường trong thấy những sự việc như chúng là – không phải từ những quan điểm của bạn, những nhận xét của bạn, những kỷ niệm của bạn. Người ta phải thấy cái cây như nó là, mà không có bất kỳ những rối loạn; tương tự như vậy người ta phải thấy bầu trời trên dòng nước của một chiều tối – chỉ thấy, không bày tỏ bằng từ ngữ, không gợi lên những biểu tượng, những ý tưởng, và những kỷ niệm. Trong đó có vẻ đẹp lạ thường. Và vẻ đẹp là cốt lõi. Vẻ đẹp là sự trân trọng, sự nhạy cảm cùng những sự việc quanh người ta – cùng thiên nhiên, cùng con người, cùng những ý tưởng. Nếu không có nhạy cảm, sẽ không có rõ ràng; hai điều này theo cùng nhau, đồng nghĩa. Rõ ràng là cốt lõi nếu chúng ta muốn hiểu rõ thiền định là gì.

Một cái trí bị hoang mang, một cái trí bị trói buộc trong những ý tưởng, trong những trải nghiệm, trong mọi thôi thúc của ham muốn, chỉ nuôi dưỡng xung đột. Và một cái trí thực sự ở trong một trạng thái thiền định phải tỉnh thức được không chỉ từ ngữ, nhưng cũng phải tỉnh thức được những đáp trả theo bản năng của sự đặt tên trải nghiệm hay trạng thái. Và chính sự đặt tên trạng thái hay trải nghiệm đó – dù nó là trải nghiệm gì, dù hung bạo, dù thực sự, dù giả dối – chỉ củng cố thêm ký ức mà với nó chúng ta tiếp tục trải nghiệm thêm nữa.

Làm ơn, nếu tôi được phép nói rõ, rất quan trọng phải hiểu rõ điều gì chúng ta đang nói, bởi vì nếu bạn không hiểu rõ điều này, bạn sẽ không thể làm một chuyến hành trình cùng người nói vào toàn vấn đề của thiền định này.

Như chúng ta đã nói, thiền định là một trong những sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống, hay, có lẽ, là sự việc quan trọng nhất trong cuộc sống. Nếu không có thiền định, không thể vượt khỏi những giới hạn của tư tưởng và cái trí và bộ não. Và muốn tìm hiểu vấn đề thiền định này, từ ngay khởi đầu người ta phải đặt nền tảng của đạo đức. Tôi không có ý nói đạo đức bị áp đặt bởi xã hội, một luân lý qua sợ hãi, qua tham lam, qua ganh tị, qua hình phạt và phần thưởng nào đó. Tôi đang nói về đạo đức mà đến một cách tự nhiên, tự phát, dễ dàng, không có bất kỳ xung đột hay kháng cự, khi có hiểu rõ về chính mình. Nếu không hiểu rõ về chính bạn, dù bạn làm gì chăng nữa, không thể có trạng thái của thiền định. Tôi có ý qua từ ngữ “hiểu rõ về chính mình”, hiểu rõ mọi tư tưởng, mọi tâm trạng, mọi từ ngữ, mọi cảm thấy, hiểu rõ mọi hoạt động của cái trí của bạn – không phải hiểu “Đấng Tối Cao”, “Đại Ngã” – không có sự việc như thế, “Cái tôi cao hơn”, “Đại Ngã”, vẫn còn trong lãnh vực của tư tưởng. Tư tưởng là kết quả của tình trạng bị quy định của bạn, tư tưởng là phản hồi của ký ức của bạn – thừa kế hay tức khắc. Và chỉ cố gắng thiền định nhưng đầu tiên không thiết lập một cách sâu sắc, một cách bắt buộc, đạo đức đó mà đến qua hiểu rõ về chính mình, hoàn toàn là dối gạt và tuyệt đối vô ích.

Làm ơn, rất quan trọng cho những người nghiêm túc phải hiểu rõ điều này, bởi vì nếu bạn không làm việc đó, thiền định và cuộc sống thực sự của bạn bị phân ly, bị tách rời – tách rời đến độ mặc dù bạn có lẽ thiền định, ngồi bất động, trong suốt cuộc đời còn lại của bạn, bạn sẽ không thấy vượt khỏi cái mũi của bạn. Bất kỳ tư thế ngồi nào bạn sử dụng, bất kỳ điều gì bạn làm, sẽ không có ý nghĩa gì cả.

Vì vậy cái trí mà muốn tìm hiểu – tôi đang sử dụng từ ngữ “tìm hiểu” có mục đích – tìm hiểu thiền định là gì, phải đặt nền tảng này mà xảy ra tự nhiên, tự phát, kèm theo một thanh thản của không nỗ lực, khi có hiểu rõ về chính mình. Và cũng rất quan trọng phải hiểu rõ về chính mình này là gì, chỉ tỉnh thức, không có bất kỳ chọn lựa, được “cái tôi lệ thuộc” mà có nguồn của nó trong một đống của những kỷ niệm – lát nữa tôi sẽ tìm hiểu chúng ta có ý gì qua từ ngữ tỉnh thức – chỉ tỉnh thức được nó mà không diễn giải, chỉ quan sát chuyển động của cái trí. Nhưng quan sát đó bị ngăn cản khi bạn chỉ đang tích lũy qua quan sát điều gì phải làm, điều gì không được làm, điều gì phải đạt được. Nếu bạn làm được việc đó, bạn kết thúc qui trình sống của chuyển động của cái trí như cái tôi. Đó là, tôi phải quan sát và thấy sự kiện, thực tại, “cái gì là”. Nếu tôi tiếp cận nó bằng một ý tưởng, bằng một quan điểm – như “Tôi phải” hay “Tôi không được”, mà là những phản hồi của ký ức – lúc đó chuyển động của “cái gì là” bị ngăn cản, bị chặn lại, và vì vậy không có học hỏi.

Muốn quan sát chuyển động của ngọn gió ở cái cây bạn không thể làm bất kỳ việc gì về nó. Nó chuyển động hoặc thật hung tợn, hoặc thật dịu dàng, thật hòa nhã. Bạn, người quan sát, không thể kiểm soát nó. Bạn không thể định hình nó, bạn không thể nói rằng, “Tôi sẽ giữ nó trong cái trí của tôi.” Nó ở đó. Bạn có lẽ nhớ nó. Nhưng lần sau nếu bạn muốn nhìn nó, nếu bạn nhớ và hồi tưởng ngọn gió đó ở cái cây, bạn không đang nhìn chuyển động tự nhiên của ngọn gió ở cái cây, nhưng chỉ đang nhớ lại chuyển động của quá khứ. Vì vậy bạn không đang học hỏi; bạn chỉ đang thêm vào cái gì bạn đã biết rồi. Vì vậy ở một mức độ nào đó, hiểu biết trở thành một cản trở cho sự tìm hiểu sâu thẳm hơn.

Tôi hy vọng điều này rất rõ ràng. Bởi vì chúng ta sẽ cần một cái trí hoàn toàn rõ ràng, có thể nhìn, thấy, nghe, mà không có mọi chuyển động của mọi công nhận.

Vì vậy trước hết người ta phải rất rõ ràng, không bị hoang mang. Rõ ràng là cốt lõi. Tôi có ý qua từ ngữ “rõ ràng”, thấy những sự việc như chúng là, thấy “cái gì là”, mà không có bất kỳ quan điểm, thấy chuyển động của cái trí của bạn, quan sát nó rất gần gũi, tỉ mỉ, siêng năng, mà không có bất kỳ mục đích nào, không có bất kỳ phương hướng nào. Chỉ quan sát cần sự rõ ràng kinh ngạc; trái lại, bạn không thể quan sát. Nếu bạn quan sát một con kiến đang bò loanh quanh, đang làm mọi hoạt động của nó bằng cách tiếp cận nó với những thông tin sinh học khác nhau về con kiến, hiểu biết đó cản trở bạn không quan sát được. Vì vậy bạn bắt đầu thấy tức khắc nơi nào hiểu biết là cần thiết và nơi nào hiểu biết trở thành một cản trở. Vậy thì không có rối loạn.

Khi cái trí rõ ràng, chính xác, có khả năng lý luận từ cơ bản, tại sâu thẳm, nó đang trong một trạng thái phủ nhận. Hầu hết chúng ta chấp nhận những sự việc quá dễ dàng, chúng ta quá nhẹ dạ bởi vì chúng ta muốn thanh thản, chúng ta muốn an toàn, chúng ta muốn một ý thức của hy vọng, chúng ta muốn một ai đó cứu vớt chúng ta – những vị Thầy, những đấng cứu rỗi, những bậc đạo sư, những Rishi, bạn biết toàn sự hỗn loạn của chúng rồi! Chúng ta sẵn sàng, dễ dàng chấp nhận; và cũng sẵn sàng, dễ dàng phủ nhận, tùy theo trạng thái cái trí của chúng ta.

Vì vậy “rõ ràng” là trong ý nghĩa của thấy những sự việc như chúng là trong chính người ta. Bởi vì chính người ta là một bộ phận của thế giới. Chính người ta là chuyển động của thế giới. Chính người ta là sự diễn tả bên ngoài của chuyển động mà diễn tiến bên trong – giống như thủy triều ra và vào. Chỉ tập trung vào, hay quan sát chính bạn, tách rời khỏi thế giới, dẫn bạn đến sự cô lập và tất cả những hình thức khác của nuôi dưỡng cá tánh, loạn thần kinh, những sợ hãi tách rời, và vân vân. Nhưng nếu bạn quan sát thế giới và theo sát chuyển động của thế giới, và lướt theo chuyển động đó khi nó tiến vào bên trong, thế là không có phân chia giữa bạn và thế giới; thế là bạn không là một cá thể bị đối nghịch với tập thể.

Và phải có ý thức của quan sát này mà gồm cả tìm hiểu và nhìn ngắm, lắng nghe, và tỉnh thức. Tôi đang sử dụng từ ngữ quan sát trong ý nghĩa đó. Chính hành động của quan sát là hành động của tìm hiểu. Bạn không thể tìm hiểu nếu bạn không được tự do. Vì vậy muốn tìm hiểu, muốn quan sát, phải có rõ ràng. Muốn tìm hiểu sâu thẳm bên trong bạn, bạn phải tiếp cận nó mỗi lần mới mẻ lại. Đó là, trong tìm hiểu đó bạn không bao giờ đạt được một kết quả, bạn không bao giờ leo lên một cái thang, và bạn không bao giờ nói, “Bây giờ tôi biết rồi.” Không có cái thang. Nếu bạn lỡ leo lên, bạn phải leo xuống tức khắc, để cho cái trí của bạn nhạy cảm lạ thường để quan sát, để nhìn ngắm, để lắng nghe.

Và từ quan sát, lắng nghe, thấy, nhìn ngắm này, có được vẻ đẹp lạ thường của đạo đức. Không có đạo đức nào khác ngoại trừ đạo đức đó mà đến từ hiểu rõ về chính mình. Vậy thì đạo đức đó là sức sống, sinh lực, năng động – không phải một sự việc chết mà bạn vun quén. Và điều đó phải là nền tảng. Nền tảng của thiền định là quan sát, rõ ràng và đạo đức, trong ý nghĩa chúng ta có ý nói đến – không phải trong ý nghĩa tạo ra đạo đức của một sự việc được vun quén từ ngày sang ngày, mà chỉ là kháng cự.

Vậy thì chúng ta có thể thấy từ đó những hàm ý của những lời tạm gọi là cầu nguyện, sự lặp lại của những từ ngữ, những câu thần chú, ngồi trong một góc phòng, và cố gắng cố định cái trí của bạn vào một chủ thể đặc biệt, hay một từ ngữ, hay một biểu tượng – mà là thiền định cố ý. Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận. Với một tư thế ngồi cố ý hay làm những sự việc nào để có thiền định, một cách cố ý, một cách có ý thức, chỉ hàm ý rằng bạn đang đùa giỡn trong lãnh vực những ham muốn riêng của bạn và tình trạng bị quy định riêng của bạn; vì vậy nó không là thiền định. Người ta có thể thấy rất rõ ràng, nếu người ta quan sát, rằng những người thiền định có mọi loại những hình ảnh; họ thấy Krishna, Chúa Giê-su, Phật, và họ nghĩ họ đạt được cái gì đó. Giống như một người Thiên chúa giáo thấy Chúa Giê-su; hiện tượng đó rất đơn giản, rất rõ ràng; nó là một chiếu rọi của tình trạng bị quy định riêng của anh ấy, những sợ hãi riêng của anh ấy, những hy vọng riêng của anh ấy, ham muốn an toàn của anh ấy. Người Thiên chúa giáo thấy được Chúa Giê-su như bạn đã thấy Rama hay bất kỳ vị Thượng đế thân thuộc riêng của bạn.

Không có điều phi thường gì về những thấy này. Chúng là sản phẩm của tầng ý thức bên trong của bạn mà đã bị quy định quá nhiều, đã bị rèn luyện quá nhiều trong sợ hãi. Khi bạn được yên tĩnh một tí, nó liền trỗi dậy với những hình ảnh, những biểu tượng, những ý tưởng của nó. Vì vậy những tưởng tượng, những ảo mộng, những hình ảnh, và những ý tưởng không có giá trị gì cả. Giống như một con người đang lặp lại một câu thần chú nào đó hay cụm từ nào đó hay một cái tên liên tục. Khi bạn lặp lại một cái tên liên tục, rõ ràng điều gì xảy ra là bạn làm cho cái trí đờ đẫn, ngu ngơ; và trong ngu ngơ đó, nó trở nên yên lặng. Bạn cũng có thể uống một viên thuốc để làm cho cái trí yên lặng – và có những viên thuốc như thế – và trong trạng thái yên lặng đó, trong trạng thái bị thuốc đó, bạn có những ảo tưởng. Rõ ràng đó là sản phẩm của xã hội riêng của bạn, của nền văn hóa riêng của bạn, của những hy vọng và những sợ hãi riêng của bạn.Chúng không liên quan gì đến sự thật.

Những lời cầu nguyện cũng như thế. Con người cầu nguyện cũng giống như con người có bàn tay của anh ấy trong cái túi của người khác. Những thương gia, những nhà chính trị, và toàn thể xã hội ganh đua đang cầu nguyện cho hòa bình; nhưng họ làm mọi thứ để tạo ra chiến tranh, căm hận và thù địch. Nó không có ý nghĩa gì cả, nó không hợp lý gì cả. Lời cầu nguyện của bạn là một bổ sung, nài nỉ một điều gì đó mà bạn không có quyền xin xỏ – bởi vì bạn không đang sống, bạn không có đạo đức. Bạn muốn một cái gì đó thanh bình, vĩ đại, để làm phong phú cuộc sống của bạn, nhưng bạn đang làm mọi thứ đối nghịch để hủy diệt, đang trở nên ích kỷ, nhỏ mọn, dốt nát.

Những lời cầu nguyện, những ảo tưởng, ngồi ngay ngắn tại một góc phòng, thở đúng cách, làm những sự việc bằng cái trí của bạn, là thiếu chín chắn, trẻ con; chúng không có ý nghĩa gì cho con người thực sự muốn hiểu rõ toàn ý nghĩa của thiền định là gì. Vì vậy một con người muốn hiểu rõ thiền định là gì hoàn toàn gạt đi tất cả điều này, mặc dù anh ấy có thể mất việc làm. Ngay tức khắc anh ấy không hướng về một vị Thượng đế nhỏ nhoi nào đó với mục đích có được một việc làm mới – đó là trò chơi mà tất cả các bạn đang đùa giỡn. Khi có một loại đau khổ, bực bội nào đó, bạn quay sang nương nhờ một ngôi đền, và bạn tự gọi mình là người mộ đạo! Tất cả những điều này phải hoàn toàn, toàn bộ, bị gạt đi, để cho chúng không tiếp xúc bạn. Nếu bạn đã làm được việc này, vậy thì chúng ta có thể tiếp tục tìm hiểu toàn vấn đề thiền định là gì này.

Bạn phải có quan sát, rõ ràng, hiểu rõ về chính mình và, bởi vì những điều đó, đạo đức. Đạo đức là một sự việc luôn luôn đang nở hoa trong tốt lành; bạn có lẽ gây một lỗi lầm, làm những sự việc xấu xa, nhưng chúng kết thúc; bạn đang chuyển động, đang nở hoa trong tốt lành, bởi vì bạn đang hiểu rõ về chính bạn. Khi đã đặt nền tảng đó, vậy thì bạn có thể gạt đi những lời cầu nguyện, thầm thì của những từ ngữ và những tư thế ngồi. Vậy thì bạn có thể bắt đầu tìm hiểu trải nghiệm là gì.

Rất quan trọng phải hiểu rõ trải nghiệm là gì, bởi vì tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm. Chúng ta có những trải nghiệm hàng ngày – đến văn phòng, cãi cọ, ghen tuông, hung bạo, ganh đua, dục tình. Trong cuộc sống, chúng ta trải qua mọi loại trải nghiệm, ngày sang ngày, có ý thức hay không ý thức. Chúng ta đang sống trên bề mặt của cuộc sống, không có vẻ đẹp, không có chiều sâu, không có cái gì của riêng chúng ta mà có tánh khởi nguồn, mới mẻ, rõ ràng. Tất cả chúng ta là những con người phó bản, trích dẫn những người khác, tuân theo những người khác, trống rỗng như một vỏ sò. Và tự nhiên chúng ta muốn nhiều trải nghiệm khác với trải nghiệm hàng ngày. Vì vậy chúng ta tìm kiếm trải nghiệm này hoặc qua thiền định, hoặc qua việc dùng một trong những thuốc kích thích mới nhất. LSD25 là một trong những loại thuốc mới nhất này; ngay khoảnh khắc bạn dùng nó, bạn cảm thấy bạn trải qua “trạng thái huyền bí tức khắc” – không phải tôi đã dùng nó. [Tiếng cười.]

Chúng ta đang nói chuyện nghiêm túc. Bạn chỉ cười khi có một ảnh hưởng đặc biệt; vì vậy bạn không nghiêm túc; bạn không đi từng bước một vào nó, đang quan sát chính bạn; bạn chỉ đang lắng nghe những từ ngữ, tiếp tục lệ thuộc vào những từ ngữ – mà tôi đã khuyên bạn rất khẩn thiết ngay từ đầu buổi nói chuyện này.

Có những viên thuốc này cho bạn sự lan rộng của trạng thái ý thức, làm cho bạn nhạy cảm cực độ trong thời gian bị tác động bởi thuốc. Và trong trạng thái nhạy cảm cực độ đó bạn thấy những sự việc: cái cây trở nên sinh động cực kỳ, rực rỡ và rõ ràng, và kèm theo một bao la. Hay, nếu bạn có cái trí tôn giáo, trong trạng thái nhạy cảm cao độ đó bạn có một ý thức lạ thường của an bình và ánh sáng; không có gì khác biệt giữa bạn và vật được quan sát – bạn là nó, và toàn vũ trụ là thành phần của bạn. Và bạn khao khát những viên thuốc này bởi vì bạn muốn nhiều trải nghiệm hơn, một trải nghiệm thăm thẳm và rộng rãi hơn, hy vọng rằng trải nghiệm đó sẽ cho bạn ý nghĩa đến cuộc sống của bạn; vì vậy bạn bắt đầu lệ thuộc. Tuy nhiên, khi bạn có những trải nghiệm này, bạn vẫn còn trong lãnh vực của tư tưởng, trong lãnh vực của cái đã được biết.

Vì vậy bạn phải hiểu rõ trải nghiệm – đó là, đáp lại một thách thức, mà trở thành một phản ứng; và phản ứng đó định hình tư tưởng của bạn, cảm thấy của bạn, thân tâm của bạn. Và bạn thêm mỗi lúc một nhiều trải nghiệm; bạn suy nghĩ về có thêm mỗi lúc một nhiều trải nghiệm. Kỷ niệm của những trải nghiệm đó càng rõ ràng nhiều bao nhiêu, bạn nghĩ rằng bạn càng biết nhiều bấy nhiêu. Nhưng nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy rằng bạn càng biết nhiều bao nhiêu, bạn càng trở nên nông cạn, trống rỗng nhiều bấy nhiêu. Vì trở nên trống rỗng nhiều, bạn muốn trải nghiệm nhiều hơn và rộng rãi hơn. Vì vậy bạn phải hiểu rõ không chỉ tất cả điều tôi đã nói lúc trước, nhưng còn sự đòi hỏi lạ kỳ để có trải nghiệm này. Bây giờ chúng ta có thể tiếp tục.

Một cái trí đang tìm kiếm trải nghiệm thuộc bất kỳ loại nào vẫn còn trong lãnh vực của thời gian, trong lãnh vực của cái đã được biết, trong lãnh vực của những ham muốn tự chiếu rọi. Như tôi đã nói từ đầu buổi nói chuyện này, thiền định cố ý chỉ dẫn đến ảo tưởng. Tuy nhiên phải có thiền định. Thiền định cố ý chỉ dẫn bạn đến những hình thức khác nhau của tự thôi miên, đến những hình thức khác nhau của trải nghiệm được chiếu rọi bởi những ham muốn riêng của bạn, bởi tình trạng bị quy định riêng của bạn; và những quy định đó, những ham muốn đó định hình cái trí của bạn, kiểm soát tư tưởng của bạn. Vì vậy một con người muốn thực sự hiểu rõ ý nghĩa thăm thẳm của thiền định phải hiểu rõ ý nghĩa của trải nghiệm; và cũng vậy cái trí của anh ấy phải được tự do khỏi sự tìm kiếm. Điều đó rất khó khăn. Tôi sẽ tìm hiểu điều đó ngay lúc này.

Khi đã đặt tất cả điều này như một sự việc căn bản, một cách tự nhiên, tự bộc phát, dễ dàng, vậy thì chúng ta phải tìm ra kiểm soát tư tưởng có nghĩa gì? Bởi vì đó là điều gì bạn đang theo đuổi; bạn càng kiểm soát tư tưởng nhiều bao nhiêu, bạn càng nghĩ rằng bạn đã tiến bộ nhiều trong thiền định. Đối với tôi, mọi hình thức của kiểm soát – thuộc thân thể, thuộc tâm lý, thuộc trí năng, thuộc cảm xúc – là hủy hoại. Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận. Đừng nói rằng, “Vậy thì tôi sẽ làm điều gì tôi thích.” Tôi không đang nói việc đó. Kiểm soát ngụ ý chinh phục, đè nén, thích ứng, định hình tư tưởng đến một khuôn mẫu đặc biệt – mà hàm ý rằng khuôn mẫu đó còn quan trọng hơn sự khám phá điều gì là sự thật. Vì vậy kiểm soát trong mọi hình thức – kháng cự, đè nén, hay chinh phục – định hình cái trí mỗi lúc một nhiều hơn tùy theo quá khứ, tùy theo tình trạng bị quy định mà trong đó bạn đã được nuôi dưỡng, tùy theo tình trạng bị quy định của một cộng đồng đặc biệt, và vân vân và vân vân.

Rất cần thiết phải hiểu rõ thiền định là gì. Bây giờ làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận. Tôi không biết liệu bạn đã có khi nào thực hiện loại thiền định này chưa. Có thể bạn chưa thực hiện, nhưng bây giờ bạn sẽ thực hiện nó cùng tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện một cuộc hành trình, không phải bằng từ ngữ, nhưng thực sự đi qua từ ngữ thẳng đến đầu nguồn nơi sự truyền đạt bằng từ ngữ hiện diện. Giống như đi cùng nhau đến cái cửa ra vào; lúc đó hoặc bạn đi qua cái cửa, hoặc bạn đứng lại phía bên này của cái cửa. Bạn sẽ đứng lại phía bên này của cái cửa nếu bạn không thực sự, thực tế, thực hiện mọi sự việc đang được vạch rõ ra – không phải bởi vì người nói trình bày như thế, nhưng bởi vì đó là thông minh, lành mạnh, hợp lý, và nó sẽ vững vàng trong mọi thử thách, mọi sát hạch.

Vì vậy ngay lúc này, cùng nhau, chúng ta sẽ thiền định – không phải thiền định một cách cố ý, bởi vì điều đó không tồn tại. Nó giống như để cửa sổ mở toang và không khí đến khi nó muốn – dù không khí mang lại điều gì, dù cơn gió là gì. Nhưng nếu bạn chờ đợi, mong ngóng những cơn gió đến bởi vì bạn đã mở toang cửa sổ, chúng sẽ không bao giờ đến. Vì vậy nó phải được mở toang từ tình yêu, từ thương yêu, từ tự do – không phải bởi vì bạn muốn điều gì đó. Và đó là trạng thái của vẻ đẹp, đó là trạng thái của cái trí mà thấy và không đòi hỏi.

Tỉnh thức là một trạng thái lạ thường của cái trí – tỉnh thức được môi trường xung quanh của bạn, những cái cây, con chim đang hót, mặt trời lặn đằng sau bạn; tỉnh thức được những khuôn mặt, những nụ cười; tỉnh thức được sự dơ bẩn trên đường phố; tỉnh thức được vẻ đẹp của đất đai, của một cây dừa tương phản mặt trời hoàng hôn rực đỏ, gợn sóng lăn tăn – chỉ tỉnh thức, không chọn lựa. Làm ơn hãy làm việc này khi bạn đang theo cùng tôi. Hãy lắng nghe những con chim này; đừng đặt tên chúng, đừng nhận biết chủng loại, nhưng chỉ lắng nghe âm thanh. Hãy lắng nghe chuyển động của những tư tưởng riêng của bạn; đừng kiểm soát chúng, đừng định hình chúng, đừng nói rằng, “Đây là đúng, kia là sai.” Chỉ chuyển động cùng chúng. Đó là tỉnh thức trong đó không chọn lựa, không chỉ trích, không đánh giá, không so sánh hay diễn giải, chỉ thuần túy quan sát. Điều đó làm cho cái trí của bạn nhạy cảm cao độ. Khoảnh khắc bạn đặt tên, bạn đã quay trở lại, cái trí của bạn trở nên đờ đẫn, bởi vì đó là điều gì bạn quen thuộc.

Trong trạng thái tỉnh thức đó có chú ý – không kiểm soát, không tập trung. Có chú ý. Đó là, bạn đang lắng nghe chim chóc, bạn đang thấy mặt trời lặn, bạn đang thấy sự yên lặng của cây cối, bạn đang nghe những chiếc xe chạy ngang qua, bạn đang nghe người nói; và bạn chú ý đến ý nghĩa của những từ ngữ, bạn chú ý đến những tư tưởng và những cảm thấy riêng của bạn, và đến chuyển động trong chú ý đó. Bạn chú ý tổng thể, mà không có một biên giới, không chỉ tầng ý thức bên ngoài nhưng cũng cả tầng ý thức bên trong. Tầng ý thức bên trong còn quan trọng hơn nhiều; vì vậy bạn phải tìm hiểu tầng ý thức bên trong.

Tôi không đang sử dụng từ ngữ unconscious như một thuật ngữ hay một kỹ năng. Tôi không đang sử dụng nó trong ý nghĩa những nhà tâm lý sử dụng nó nhưng trong ý nghĩa bạn không ý thức được. Bởi vì hầu hết chúng ta đang sống trên bề mặt của cái trí: đi đến văn phòng, thâu lượm hiểu biết, hay một phương pháp kỹ thuật, cãi cọ và vân vân. Chúng ta không bao giờ chú ý đến chiều sâu của thân tâm chúng ta, mà là kết quả của cộng đồng, cặn bã thuộc chủng tộc, tất cả quá khứ của chúng ta – không chỉ bạn như một con người, nhưng cũng còn của nhân loại, những lo âu của nhân loại. Khi bạn ngủ, tất cả những cái này chiếu rọi chính chúng như những giấc mộng, và sau đó có sự diễn giải của những giấc mộng đó. Những giấc mộng trở nên hoàn toàn không cần thiết cho một con người mà thức giấc, cảnh giác, đang nhìn ngắm, đang lắng nghe, đang tỉnh thức, đang chú ý.

Bây giờ, chú ý này đòi hỏi năng lượng vô cùng, không phải năng lượng bạn thâu lượm qua luyện tập, sống độc thân và mọi chuyện vớ vẩn đó – đó là tất cả năng lượng của tham lam. Tôi đang nói về loại năng lượng của hiểu rõ về chính mình. Bởi vì bạn đã đặt nền tảng đúng đắn, từ đó có năng lượng chú ý, trong đó không có ý thức của tập trung.

Tập trung là loại trừ – bạn muốn nghe tiếng nhạc đó (từ một con đường gần bên), và bạn cũng muốn nghe điều gì người nói đang trình bày, vì vậy bạn kháng cự tiếng nhạc đó và cố gắng lắng nghe người nói; vậy là bạn không thực sự lắng nghe trọn vẹn. Một phần năng lượng của bạn bị mất đi để kháng cự tiếng nhạc đó và một phần của nó đang cố gắng lắng nghe; vì vậy bạn không lắng nghe trọn vẹn; vì vậy bạn không đang chú ý. Vì vậy nếu bạn tập trung, bạn chỉ kháng cự, loại trừ. Nhưng một cái trí chú ý có thể tập trung và không loại trừ.

Vậy thì từ chú ý này có được bộ não yên lặng. Những tế bào não tự nó yên lặng – không phải được làm yên lặng, không phải bị kỷ luật, không phải bị cưỡng bách, không phải bị quy định một cách tàn nhẫn. Nhưng bởi vì chú ý tổng thể này đã hiện diện một cách tự nhiên, tự phát, không nỗ lực, một cách dễ dàng, những tế bào não không bị làm biến dạng, không bị làm khô cứng, không bị làm thô tục, không bị làm hung bạo. Tôi hy vọng bạn đang theo kịp tất cả điều này. Nếu chính những tế bào não nhạy cảm, tỉnh táo, sinh động lạ thường, không bị khô cứng, không bị vùi dập, không bị quá tải, không bị chuyên biệt hóa trong một ngăn riêng của hiểu biết, nếu chúng nhạy cảm cực kỳ, chúng có thể yên lặng. Vì vậy bộ não phải yên lặng, nhưng tuy nhiên lại nhạy cảm đến mọi phản ứng, ý thức được tất cả những nốt nhạc, những tiếng ồn, chim chóc, đang nghe những từ ngữ này, đang nhìn mặt trời hoàng hôn – mà không có bất kỳ áp lực, không có bất kỳ kềm hãm, không có bất kỳ ảnh hưởng. Bộ não phải rất yên lặng, bởi vì nếu không có yên lặng – không bị thúc giục, không bị tạo ra một cách giả tạo – không thể có rõ ràng.

Và rõ ràng chỉ có thể đến khi có không gian. Bạn có không gian ngay khoảnh khắc bộ não tuyệt đối yên lặng nhưng vẫn nhạy cảm cực độ, không bị làm chết đi. Và đó là lý do tại sao điều gì bạn làm suốt ngày là rất quan trọng. Bộ não bị hành hạ bởi những hoàn cảnh, bởi xã hội, bởi những công việc của bạn và bởi bị chuyên môn hóa, bởi bốn mươi hay ba mươi năm của bạn trong một văn phòng, bị nghiền nát đầy hung tợn – tất cả điều đó hủy hoại tánh nhạy cảm lạ thường của bộ não. Và bộ não phải yên lặng. Từ đó, toàn cái trí, mà trong đó gồm cả bộ não, có khả năng tĩnh lặng hoàn toàn. Cái trí tĩnh lặng đó không còn đang tìm kiếm, nó không còn đang chờ đợi trải nghiệm; nó không còn đang trải nghiệm bất kỳ thứ gì cả.

Tôi hy vọng bạn đang hiểu rõ tất cả việc này. Có lẽ bạn không hiểu. Điều đó không đặt thành vấn đề, chỉ lắng nghe. Đừng bị mê hoặc bởi tôi, nhưng lắng nghe sự thật của điều này. Và có lẽ sau đó, khi bạn đang dạo bộ trên đường phố, đang ngồi trên xe buýt, đang nhìn ngắm một con suối hay một cánh đồng lúa, màu mỡ và xanh tươi, điều này sẽ đến đầy tình cờ, giống như một hơi thở từ một mảnh đất xa xôi.

Vậy thì sau đó cái trí trở nên hoàn toàn tĩnh lặng, không có bất kỳ hình thức của áp lực, cưỡng bách nào. Tĩnh lặng này không là một sự việc được sinh ra bởi tư tưởng bởi vì tư tưởng đã kết thúc, toàn bộ máy của tư tưởng đã kết thúc. Tư tưởng phải kết thúc, nếu không tư tưởng sẽ sản sinh ra nhiều hình ảnh hơn, nhiều ý tưởng hơn, nhiều ảo tưởng hơn – nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn. Vì vậy bạn phải hiểu rõ toàn hệ thống máy móc của tư tưởng này – không phải làm thế nào chấm dứt được suy nghĩ. Nếu bạn hiểu rõ toàn hệ thống máy móc của tư tưởng, mà là sự phản hồi của ký ức, liên tưởng và công nhận, đặt tên, so sánh, nhận xét – nếu bạn hiểu rõ nó, tự nhiên nó kết thúc. Khi cái trí hoàn toàn tĩnh lặng, vậy thì từ tĩnh lặng đó, trong tĩnh lặng đó, có một chuyển động hoàn toàn khác hẳn.

Chuyển động đó không là một chuyển động được tạo ra bởi tư tưởng, bởi xã hội, bởi điều gì bạn đã đọc hay không đọc. Chuyển động đó không thuộc thời gian, không thuộc trải nghiệm bởi vì chuyển động đó không có trải nghiệm. Đối với một cái trí tĩnh lặng không có trải nghiệm. Một ngọn đèn đang sáng rực rỡ, mà là mãnh liệt, không đòi hỏi bất kỳ thứ gì thêm nữa, nó là một ngọn đèn cho chính nó. Chuyển động đó không là một chuyển động trong bất kỳ phương hướng nào, bởi vì phương hướng ngụ ý thời gian. Chuyển động đó không nguyên nhân, bởi vì bất kỳ điều gì có nguyên nhân tạo ra một hậu quả và hậu quả đó trở thành nguyên nhân và vân vân – một chuỗi vô tận của nguyên nhân và hậu quả. Vậy là không hậu quả, không nguyên nhân, không động cơ, không ý thức của trải nghiệm gì cả. Bởi vì cái trí hoàn toàn tĩnh lặng, tự nhiên tĩnh lặng, bởi vì bạn đã đặt nền tảng, nó được liên quan trực tiếp với cuộc sống, nó không bị tách rời khỏi đang sống hàng ngày.

Nếu cái trí đã đi xa như thế rồi, chuyển động đó là sáng tạo. Vậy thì không cần nóng lòng để diễn tả, bởi vì một cái trí trong một trạng thái sáng tạo có lẽ diễn tả hay có lẽ không diễn tả. Trạng thái cái trí đó trong tĩnh lặng trọn vẹn đó – nó sẽ chuyển động, nó có chuyển động riêng của nó vào cái không biết được, vào cái không thể đặt tên được.

Vì vậy thiền định bạn thực hiện không là thiền định chúng ta đang nói. Thiền định này từ thường hằng sang thường hằng, bởi vì bạn đã đặt nền tảng không phải trên thời gian nhưng trên sự thật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2016(Xem: 22305)
Đạo đức kinh được coi là do Lão Tử viết vào thế kỉ 4-6 Tr Tây lịch, thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, cách đây khoảng 2400 năm. Theo người dịch, Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện từ thời Chiến Quốc, một thời kỳ ly loạn, đến nay đã trải qua hơn 2000 năm e rằng nội dung đã bị nghiêm trọng biến dạng. Theo nhận xét của cá nhân tôi, Bản chữ Hán đang lưu hành hiện nay, nội dung của từng chương rất là khập khểnh, thiếu sự chặc chẻ không mạch lạc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần của Đạo đức kinh là “vô vi”, “vô dục”, “vô tranh”và “hợp đạo” vì các từ này thường được lập đi lập lại trong suốt 81 chương kinh. Dựa trên tinh thần này, người dịch đã chọn ra 48 chương trong 81 chương để phỏng dịch và phóng tác. Tất nhiên đã là phỏng dịch thì không theo sát văn; phóng tác thì có sự tư duy sáng tạo của cá nhân. Chùa Hội Phước, Nha Trang 14/6/2012 Thích Chúc Thông
04/03/2016(Xem: 16727)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13455)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
02/03/2016(Xem: 8286)
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
29/02/2016(Xem: 5688)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…
21/02/2016(Xem: 6701)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
11/02/2016(Xem: 11568)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực ở khắp nơi từ hơn một thế kỷ qua. Nhưng do có nhiều học giả nêu nghi án về người ghi chép kinh và nội dung kinh, hai bài kệ ấy cũng đáng nghi ngờ: Bài của Thượng tọa Thần Tú: Thân thị bồ-đề thọ Tâm như minh kính đài Thời thời cần phất thức Vật sử nhạ trần ai. 身 是 菩 提 樹 心 如 明 鏡 臺 時 時 勤 拂 拭 勿 使 惹 塵 埃
26/01/2016(Xem: 13835)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
07/10/2015(Xem: 22026)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
04/09/2015(Xem: 12092)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]