Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955

01/07/201100:59(Xem: 4154)
13. Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Bombay, ngày 27 tháng 2 năm 1955

Tôi nghĩ hầu hết chúng ta phải quan tâm rất nhiều về vấn đề của hành động. Khi chúng ta đối diện khá nhiều vấn đề – nghèo đói, dư thừa dân số, sự phát triển lạ lùng của máy móc, công nghiệp, ý thức của thoái hóa cả bên trong lẫn bên ngoài – người ta phải làm gì đây? Bổn phận hay trách nhiệm của một cá thể trong sự liên hệ đến xã hội của anh ấy là gì? Đây phải là vấn đề cho tất cả những con người có suy nghĩ. Người ta càng thông minh bao nhiêu, người ta càng hành động nhiều bấy nhiêu, người ta càng muốn dấn thân vào sự đổi mới xã hội thuộc loại này hay loại khác nhiều bấy nhiêu. Vì vậy trách nhiệm thực sự của một con người là gì? Tôi nghĩ câu hỏi này có thể được trả lời trọn vẹn và với một ý nghĩa sinh động chỉ khi nào chúng ta hiểu rõ toàn mục đích của văn minh, của văn hóa.

Rốt cuộc, chúng ta đã dựng lên xã hội hiện nay; nó là kết quả của những liên hệ cá thể của chúng ta. Tại cơ bản xã hội này có giúp đỡ con người tìm được sự thật, Thượng đế, hay bất kỳ cái tên nào bạn muốn hay không? Hay nó chỉ là một khuôn mẫu dùng để khẳng định sự đáp lại của chúng ta đến một vấn đề, hay loại hành động nào chúng ta nên sử dụng trong liên hệ của chúng ta đến xã hội? Nếu văn hóa, văn minh hiện nay không giúp đỡ con người tìm được Thượng đế, sự thật, nó là một cản trở; và nếu nó là một cản trở, vậy thì mọi đổi mới, mọi hoạt động dành cho sự cải thiện tốt hơn của nó là một thoái hóa thêm nữa, một cản trở thêm nữa đến sự khám phá của sự thật, mà chỉ một mình tự nó có thể mang lại hành động thực sự.

Tôi nghĩ rất quan trọng phải hiểu rõ điều này, chứ không phải chỉ quan tâm đến loại hoạt động hay xã hội nào người ta nên gắn kết. Chắc chắn đó không là vấn đề. Rõ ràng vấn đề còn sâu sắc hơn nhiều. Người ta có lẽ rất dễ dàng bị mất hút trong loại hoạt động hay đổi mới xã hội nào đó, và rồi thì nó là một phương tiện của tẩu thoát, một phương tiện của tự quên lãng hay hiến dâng qua hành động; nhưng tôi không nghĩ điều đó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của chúng ta. Vấn đề của chúng ta còn sâu sắc hơn nhiều và chúng ta cần một câu trả lời nghiêm túc, mà tôi nghĩ chúng ta sẽ tìm ra nếu chúng ta có thể tìm hiểu câu hỏi này là liệu nền văn hóa mà chúng ta có lúc này – nền văn hóa hàm ý tôn giáo, toàn thể cái khung luân lý và xã hội – có giúp đỡ con người tìm ra sự thật? Nếu nó không, vậy thì chỉ thuần túy sửa đổi một nền văn hóa hay văn minh như thế là một lãng phí thời gian; nhưng nếu nó hữu dụng cho con người trong ý nghĩa thực sự, vậy thì tất cả chúng ta phải dâng hiến toàn tâm hồn chúng ta cho sự đổi mới của nó. Tôi nghĩ rằng, vấn đề tùy thuộc vào việc đó.

Qua văn hóa chúng ta có ý toàn vấn đề của tư tưởng, phải vậy không? Với hầu hết chúng ta, tư tưởng là kết quả thuộc nhiều hình thức khác nhau của tình trạng bị quy định, của giáo dục, của tuân phục, của những áp lực và những ảnh hưởng mà nó phải tuân theo bên trong cái khung của một nền văn minh đặc biệt. Lúc này tư tưởng của chúng ta bị định hình bởi xã hội, và nếu không có một cách mạng trong suy nghĩ của chúng ta, đối với tôi có vẻ thuần túy đổi mới một xã hội hay văn hóa bên ngoài chỉ là một lẩn tránh, một nhân tố mà cuối cùng sẽ dẫn đến đau khổ to tát hơn.

Rốt cuộc, điều gì chúng ta gọi là văn minh chỉ là một qui trình của giáo dục tư tưởng trong khuôn mẫu của Ấn độ giáo, trong khuôn mẫu của Thiên chúa giáo hay khuôn mẫu cộng sản, và vân vân. Liệu suy nghĩ được giáo dục như thế có thể tạo ra một cách mạng cơ bản hay không? Bất kỳ áp lực, bất kỳ định hình của tư tưởng, sẽ mang lại sự khám phá hay hiểu rõ điều gì là sự thật hay sao? Chắc chắn tư tưởng phải giải thoát chính nó khỏi mọi áp lực, mà có nghĩa rằng thực sự được tự do khỏi xã hội, khỏi tất cả những hình thức của ảnh hưởng, và nhờ vậy tìm ra điều gì là sự thật; vậy thì chính sự thật đó có một hành động của riêng nó mà sẽ tạo ra một văn hóa hoàn toàn khác hẳn.

Đó là, liệu xã hội tồn tại cho việc tìm ra sự thật hay người ta phải được tự do khỏi xã hội để tìm ra sự thật? Nếu xã hội giúp đỡ con người tìm ra sự thật, vậy thì mọi loại đổi mới bên trong xã hội là cần thiết; nhưng nếu nó là một cản trở cho khám phá đó, cá thể không nên thoát khỏi xã hội và tìm kiếm điều gì là sự thật hay sao? Chỉ một con người như thế là con người tôn giáo thực sự, không phải con người thực hành vô vàn nghi lễ hay con người tiếp cận cuộc sống qua những khuôn mẫu thần học. Khi cá thể giải thoát chính anh ấy khỏi xã hội và tìm kiếm sự thật, trong chính tìm kiếm đó anh ấy không tạo ra một văn hóa khác hẳn hay sao?

Tôi nghĩ đây là một đề tài quan trọng bởi vì hầu hết chúng ta chỉ quan tâm đến đổi mới. Chúng ta thấy nghèo khó, dư thừa dân số, mọi hình thức của không hội nhập, phân chia, và xung đột; và khi thấy tất cả việc đó, người ta phải làm gì đây? Người ta nên bắt đầu bằng cách gia nhập một nhóm hay bằng cách làm việc cho một học thuyết nào đó? Đó là vận hành của một con người tôn giáo à? Chắc chắn con người tôn giáo là con người tìm kiếm sự thật, và không là con người đọc và trích dẫn kinh Gita, hay con người đi đến đền chùa mỗi ngày. Việc đó rõ ràng không là tôn giáo; nó chỉ là sự cưỡng bách, tình trạng bị quy định của tư tưởng bởi xã hội. Vì vậy con người nghiêm túc, con người thấy sự cấp bách và khao khát tạo ra một cách mạng tức khắc sẽ làm gì? Anh ấy sẽ làm việc cho đổi mới bên trong cái khung của xã hội phải không? Xã hội là một nhà tù, và anh ấy sẽ chỉ đổi mới nhà tù, trang trí những song sắt của nó và uốn nắn những sự vật đẹp đẽ hơn bên trong những bức tường của nó hay sao? Chắc chắn con người rất nghiêm túc, mà thực sự là tôn giáo, là con người cách mạng duy nhất; không là người khác, và một con người như thế là con người đang tìm kiếm sự thật, đang cố gắng tìm ra Thượng đế hay chân lý là gì.

Bây giờ hành động của một con người như thế sẽ là gì? Anh ấy sẽ làm gì? Anh ấy sẽ làm việc trong xã hội hiện nay, hay anh ấy sẽ tách khỏi nó và không quan tâm đến xã hội gì cả? Tách khỏi không có nghĩa rằng trở thành một khất sĩ, một ẩn sĩ đang tự cô lập chính anh ấy cùng những ý tưởng ru ngủ đặc trưng. Và vẫn vậy anh ấy không thể là một người đổi mới, bởi vì chính là một lãng phí của năng lượng, của tư tưởng, của sáng tạo, khi con người nghiêm túc buông thả trong những đổi mới thuần túy. Vậy thì con người nghiêm túc sẽ làm gì? Nếu anh ấy không muốn trang trí những bức tường của nhà tù, gỡ bỏ một vài song sắt, đưa vào thêm một chút ánh sáng, nếu anh ấy không quan tâm đến tất cả việc đó, và nếu anh ấy cũng thấy sự quan trọng phải tạo ra một cách mạng triệt để, một thay đổi cơ bản trong liên hệ giữa con người và con người – sự liên hệ mà đã tạo ra xã hội thảm khốc này trong đó có những người giàu có cực độ và những người tuyệt đối chẳng có gì, cả bên trong lẫn bên ngoài – vậy thì anh ấy sẽ làm gì? Tôi nghĩ rằng rất quan trọng phải đặt câu hỏi này cho chính mình.

Rốt cuộc, văn hóa hiện diện qua hành động của sự thật, hay văn hóa do con người tạo ra? Nếu do con người tạo ra, rõ ràng nó sẽ không dẫn đến sự thật. Và văn hóa của chúng ta do con người tạo ra, bởi vì nó được đặt nền tảng trên những hình thức khác nhau của thâu lợi, không những trong những sự vật thuộc trần tục, mà còn cả trong những sự vật tạm gọi là tinh thần; nó là kết quả của lòng ham muốn có vị trí trong mọi hình thức, tự tăng thêm quyền hành, uy tín, và vân vân. Rõ ràng một văn hóa như thế không thể dẫn dắt con người nhận ra cái tối thượng; và nếu tôi thấy điều đó, vậy thì tôi sẽ làm gì đây? Bạn sẽ làm gì nếu thực sự bạn thấy xã hội đó là một cản trở? Xã hội không chỉ là một hay hai hoạt động, xã hội là toàn cấu trúc của sự liên hệ con người trong đó tất cả trạng thái sáng tạo đã kết thúc, trong đó có sự bắt chước liên tục; nó là một cái khung của sợ hãi nơi giáo dục là sự tuân phục thuần túy và trong đó không có tình yêu gì cả, nhưng chỉ là hành động lệ thuộc một khuôn mẫu được mô tả như tình yêu. Trong xã hội này những nhân tố cơ bản là công nhận và kính trọng; đó là điều gì tất cả chúng ta đều đang nỗ lực rất nhiều để thành tựu – được công nhận. Những khả năng của chúng ta, hiểu biết của chúng ta phải được công nhận bởi xã hội để cho chúng ta sẽ là những người nào đó. Khi anh ấy nhận ra tất cả điều này và thấy nghèo khổ, đói khát, phân chia của cái trí thành vô số hình thức khác nhau của niềm tin, con người nghiêm túc sẽ làm gì?

Nếu chúng ta thực sự lắng nghe điều gì đang được nói, lắng nghe trong ý nghĩa muốn tìm ra điều gì là sự thật, để cho không có xung đột giữa quan điểm của bạn và quan điểm của tôi, hay cá tính của bạn đối kháng cá tính của tôi, nếu chúng ta có thể gạt đi tất cả điều đó và cố gắng tìm ra điều gì là sự thật, mà yêu cầu tình yêu, vậy thì tôi nghĩ rằng trong chính tình yêu đó, trong ý thức của tốt lành đó chúng ta sẽ tìm ra sự thật mà sáng tạo một văn hóa mới. Vậy thì người ta được tự do khỏi xã hội, người ta không quan tâm đến sự đổi mới xã hội. Nhưng muốn tìm ra sự thật yêu cầu tình yêu, và những tâm hồn của chúng ta trống rỗng, bởi vì chúng bị lấp đầy những sự việc của xã hội. Bị lấp đầy rồi, chúng ta cố gắng đổi mới, và đổi mới của chúng ta không có hương thơm của tình yêu.

Vì vậy một con người nghiêm túc sẽ làm gì? Anh ấy sẽ tìm kiếm sự thật, Thượng đế, hay bất kỳ cái tên nào bạn muốn, hay anh ấy sẽ trao toàn tâm hồn và cái trí của anh ấy đến sự cải thiện của xã hội, mà thực sự là sự cải thiện của chính anh ấy? Bạn hiểu rõ chứ? Anh ấy sẽ tìm hiểu điều gì là sự thật, hay anh ấy sẽ cải thiện những điều kiện của xã hội; mà là cải thiện riêng của anh ấy? Anh ấy sẽ cải thiện chính anh ấy vì xã hội, hay anh ấy sẽ tìm kiếm sự thật, mà trong đó không có cải thiện gì cả? Cải thiện hàm ý thời gian, thời gian để trở thành, trái lại sự thật không liên quan gì đến thời gian, nó phải được trực nhận ngay tức khắc.

Vì vậy vấn đề có ý nghĩa lạ thường, phải vậy không? Chúng ta có lẽ nói về sự đổi mới của xã hội, nhưng nó vẫn còn là sự đổi mới của chính người ta. Và cho con người đang tìm kiếm điều gì là sự thật, điều gì là chân lý, không có sự đổi mới của cái tôi; trái lại, có sự kết thúc hoàn toàn của cái tôi, mà là xã hội. Vì vậy anh ấy không quan tâm đến sự đổi mới của xã hội.

Toàn cấu trúc xã hội được đặt nền tảng trên một qui trình của công nhận và kính trọng; và thưa các bạn, chắc chắn một con người nghiêm túc không thể tìm kiếm sự đổi mới của xã hội, mà là sự cải thiện của chính anh ấy. Trong đổi mới xã hội, trong gắn kết chính anh ấy với một điều gì đó tốt lành, anh ấy có lẽ nghĩ rằng anh ấy hiến dâng chính bản thân mình, nhưng nó vẫn còn là tự cải thiện. Trái lại, cho con người đang tìm kiếm cái tột đỉnh, tối thượng, không có tự cải thiện; trong phương hướng đó không có cải thiện của cái “tôi”, không có đang trở thành, không có luyện tập, không có tư tưởng của “Tôi sẽ là.” Điều này có nghĩa thực sự kết thúc mọi áp lực vào tư tưởng, và khi không còn áp lực vào tư tưởng, có suy nghĩ không? Chính áp lực vào tư tưởng là một qui trình của suy nghĩ, suy nghĩ dựa vào một xã hội đặc biệt, hay dựa vào một phản ứng đến xã hội đó; và nếu không có áp lực, liệu có suy nghĩ hay không? Chỉ cái trí không có chuyển động của suy nhĩ này – mà là áp lực của xã hội – chỉ một cái trí như thế mới có thể tìm ra sự thật; và trong tìm kiếm cái tối thượng, một cái trí như thế sáng tạo văn hóa mới. Đó là điều gì cần thiết: tạo ra một văn hóa hoàn toàn khác hẳn, không phải là đổi mới xã hội hiện nay. Và một văn hóa như thế không thể nào xảy ra nếu con người nghiêm túc không theo đuổi hoàn toàn, bằng năng lượng tổng thể, bằng tình yêu, sự thật. Sự thật không thể tìm được trong bất kỳ quyển sách nào, qua bất kỳ người lãnh đạo nào; nó hiện diện khi tư tưởng tĩnh lặng, và tĩnh lặng đó không thể được mua bằng bất kỳ kỷ luật nào. Tĩnh lặng đến khi có tình yêu.

Khi suy xét một số câu hỏi này, tôi nghĩ rất quan trọng chúng ta nên trải nghiệm trực tiếp điều gì đang được nói, và bạn không thể làm việc đó nếu bạn chỉ quan tâm đến một câu trả lời cho câu hỏi. Nếu chúng ta cùng nhau tìm hiểu vấn đề, chúng ta không thể có những quan điểm về nó – lý thuyết của tôi chống lại lý thuyết của bạn – bởi vì những lý thuyết và những phỏng đoán là một cản trở đến sự hiểu rõ của một vấn đề. Nhưng nếu bạn và tôi có thể yên lặng, từ tốn thâm nhập sâu thẳm vào vấn đề, vậy thì có lẽ chúng ta sẽ có thể hiểu rõ nó. Thật ra không có vấn đề. Chính cái trí tạo ra vấn đề. Trong hiểu rõ vấn đề người ta đang hiểu rõ về chính mình, những vận hành của cái trí riêng của người ta. Rốt cuộc, một vấn đề tồn tại chỉ khi có bất kỳ lo âu hay phiền muộn nào đã bám rễ trong mảnh đất của cái trí. Và liệu cái trí có thể thấy một lo âu, hay tỉnh thức được bất kỳ phiền muộn nào, mà không cho phép phiền muộn đó bám rễ trong cái trí? Cái trí giống như một bức màn nhạy cảm; nó trực nhận, nó cảm thấy những hình thức khác nhau của phản ứng. Nhưng liệu không thể trực nhận, cảm thấy, phản ứng cùng tình yêu, để cho chính cái trí không trở thành mảnh đất trong đó phản ứng bám rễ và trở thành một vấn đề hay sao?

Người hỏi: Ông đã nói rằng chú ý tổng thể là tốt lành; vậy thì tội lỗi là gì?

K: Tôi thắc mắc liệu có một sự việc như tội lỗi? Làm ơn, hãy chú ý, theo cùng tôi, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta nói rằng có tốt lành và xấu xa. Có tội lỗi và tình yêu, và chúng ta nói rằng tội lỗi là xấu xa và tình yêu là tốt lành. Tại sao chúng ta phân chia cuộc sống, gọi việc này là “tốt lành” và việc kia là “xấu xa”, qua đó đang tạo ra xung đột của những đối nghịch? Không phải rằng không có đố kỵ, hận thù, hung bạo trong cái trí và tâm hồn con người, một thiếu vắng của từ bi, tình yêu, nhưng tại sao chúng ta phân chia cuộc sống thành sự việc được gọi là “tốt lành” và sự việc được gọi là “xấu xa”. Liệu thực sự không chỉ có một sự việc, đó là một cái trí không chú ý? Chắc chắn khi có chú ý tổng thể, đó là, khi cái trí hoàn toàn tỉnh thức, cảnh giác, canh chừng, không có sự việc như xấu xa và tốt lành; chỉ có một trạng thái tỉnh thức. Lúc đó tốt lành không là một phẩm chất, không là một đức hạnh, nó là một trạng thái của tình yêu. Khi có tình yêu không có xấu xa hay tốt lành, chỉ có tình yêu. Khi bạn thực sự thương yêu một ai đó bạn không đang suy nghĩ về tốt lành hay xấu xa, toàn thân tâm của bạn ngập tràn tình yêu đó. Chỉ khi nào có sự ngừng lại của chú ý tổng thể, của tình yêu, lúc đó xung đột hiện diện giữa tôi là gì và tôi nên là gì. Lúc đó cái tôi là là “xấu xa”, và cái tôi nên là là tạm gọi là “tốt lành”.

Liệu có thể không suy nghĩ dựa vào phân chia, không đập vỡ cuộc sống thành tốt lành và xấu xa, không bị trói buộc trong xung đột này? Xung đột của tốt lành và xấu xa là sự tranh đấu để trở thành một cái gì đó. Khoảnh khắc cái trí ham muốn trở thành một cái gì đó, phải có nỗ lực, xung đột giữa những đối nghịch. Đây không là một lý thuyết. Bạn quan sát cái trí riêng của bạn và bạn sẽ thấy rằng khoảnh khắc cái trí ngừng suy nghĩ dựa vào trở thành một cái gì đó, có sự ngừng lại của hành động – mà không là trì trệ; nó là một trạng thái của chú ý tổng thể mà là tốt lành. Nhưng chú ý tổng thể đó không thể xảy ra chừng nào cái trí còn bị trói buộc trong nỗ lực để trở thành một cái gì đó.

Làm ơn hãy lắng nghe, không chỉ điều gì tôi đang nói, nhưng những vận hành của cái trí riêng của bạn, và lắng nghe đó sẽ phơi bày cho bạn rằng tư tưởng đang nỗ lực để trở thành một cái gì đó bằng sự kiên trì phi thường làm sao, mãi mãi đấu tranh để là một cái gì khác hơn nó là, mà chúng ta gọi là bất mãn. Chính nỗ lực để trở thành một cái gì đó này là “tội lỗi”, bởi vì nó là chú ý từng phần, nó không là chú ý tổng thể. Khi có chú ý tổng thể, không có tư tưởng của trở thành, chỉ có một trạng thái đang là. Nhưng khoảnh khắc bạn hỏi, “Làm thế nào tôi sẽ đến được trạng thái đang là đó, làm thế nào tôi sẽ tỉnh thức trọn vẹn được?” bạn đã rơi vào con đường của tội lỗi rồi bởi vì bạn muốn đạt được. Trái lại, nếu người ta chỉ nhận ra rằng chừng nào còn có trở thành, gắng sức, tạo ra một nỗ lực để làm một cái gì đó, người ta đang ở trên con đường của “tội lỗi”, nếu người ta có thể trực nhận được sự thật của điều đó, chỉ thấy sự kiện như nó là, vậy thì người ta sẽ phát giác rằng đó là trạng thái của chú ý tổng thể; và trạng thái đó là tốt lành, không có nỗ lực trong nó.

Người hỏi: Những nền văn hóa lớn luôn luôn được đặt nền tảng trên một khuôn mẫu, nhưng ông nói về một văn hóa mới mẻ được tự do khỏi khuôn mẫu. Một văn hóa không có khuôn mẫu liệu có thể được hay không?

K: Cái trí không cần được tự do khỏi tất cả những khuôn mẫu để tìm ra sự thật hay sao? Và khi được tự do để tìm ra cái là sự thật, liệu nó sẽ không sáng tạo khuôn mẫu riêng của nó, mà xã hội hiện nay có lẽ không công nhận hay sao? Liệu cái trí bị trói buộc trong một khuôn mẫu, suy nghĩ trong một khuôn mẫu, bị quy định bởi xã hội, có thể tìm ra cái không đo lường được mà không có khuôn mẫu hay sao? Ngôn ngữ đang được nói này, tiếng Anh, là một khuôn mẫu được phát triển qua hàng thế kỷ. Nếu có sáng tạo được tự do khỏi những khuôn mẫu, vậy thì sáng tạo đó, tự do đó có thể sử dụng phương pháp kỹ thuật của ngôn ngữ; nhưng qua phương pháp kỹ thuật, khuôn mẫu của ngôn ngữ, sự thật không bao giờ có thể được tìm ra. Qua luyện tập, qua một loại đặc biệt của thiền định, qua hiểu biết, qua bất kỳ hình thức nào của trải nghiệm, tất cả việc đó đều trong một khuôn mẫu; cái trí không bao giờ có thể hiểu rõ cái gì là sự thật. Muốn hiểu rõ cái gì là sự thật, cái trí phải làm tự do chính nó khỏi những khuôn mẫu. Một cái trí như thế là một cái trí tĩnh, và vậy là cái sáng tạo có thể sáng tạo hoạt động riêng của nó. Nhưng bạn thấy không, hầu hết chúng ta không bao giờ được tự do khỏi những khuôn mẫu. Không bao giờ có một khoảnh khắc khi cái trí được hoàn toàn tự do khỏi sợ hãi, khỏi tuân phục, khỏi thói quen trở thành một cái gì đó này, hoặc trong thế giới này hoặc trong thế giới thuộc tinh thần, tâm lý. Khi qui trình của trở thành trong bất kỳ phương hướng nào hoàn toàn kết thúc, lúc đó cái là Thượng đế, sự thật, hiện diện và sáng tạo một khuôn mẫu mới, một văn hóa mới của riêng nó.

Người hỏi: Vấn đề của cái trí và vấn đề xã hội của nghèo khổ và bất bình đẳng được chặn đứng và hiểu rõ đồng thời. Tại sao ông nhấn manh chỉ một khía cạnh?

K: Tôi đang nhấn mạnh chỉ một khía cạnh à? Và liệu có một sự việc như là vấn đề xã hội của nghèo khổ và bất bình đẳng, của thoái hóa và đau khổ, tách rời khỏi vấn đề của cái trí hay sao? Không phải chỉ có một vấn đề, đó là cái trí hay sao? Chính cái trí đã tạo ra vấn đề xã hội; và khi đã tạo ra vấn đề, nó cố gắng giải quyết nó, mà không thay đổi cơ bản trong chính nó. Vì vậy vấn đề của chúng ta là cái trí, cái trí mà muốn cảm thấy cao quý hơn và vì vậy tạo ra sự bất bình đẳng xã hội, mà theo đuổi sự thâu lợi trong vô vàn hình thức khác nhau bởi vì nó cảm thấy an toàn trong tài sản, trong liên hệ, hay trong những ý tưởng, mà là hiểu biết. Chính đòi hỏi liên tục để được an toàn tạo ra bất bình đẳng, đó là một vấn đề chỉ có thể giải quyết được khi chúng ta hiểu rõ cái trí mà tạo ra sự khác biệt, cái trí mà không có tình yêu. Luật pháp sẽ không giải quyết được vấn đề này, nó cũng không thể được giải quyết bởi những người cộng sản hay những người xã hội. Vấn đề bất bình đẳng có thể được giải quyết chỉ khi nào có tình yêu, và tình yêu không chỉ là một từ ngữ để diễn tả linh tinh. Con người thương yêu không quan tâm đến người cao quý và người thấp hèn; đối với anh ấy không có bình đẳng hay bất bình đẳng; chỉ có một trạng thái tồn tại mà là tình yêu. Nhưng chúng ta không biết trạng thái đó, chúng ta không bao giờ cảm thấy nó. Vì vậy làm thế nào cái trí mà hoàn toàn quan tâm đến những hoạt động và những bận tâm riêng của nó, mà đã tạo ra đau khổ như thế rồi trong thế giới và đang tiếp tục ngay trên con đường tạo tác sự hủy hoại, sự ranh mãnh thêm nữa – làm thế nào một cái trí như thế có thể tạo ra bên trong chính nó một cách mạng tổng thể? Chắc chắn đó là vấn đề. Và chúng ta không thể tạo ra cách mạng này qua bất kỳ đổi mới xã hội nào, nhưng khi cái trí chính nó thấy được sự cần thiết của cứu rỗi tổng thể này, vậy thì cách mạng ở đó.

Chúng ta luôn luôn đang nói về nghèo khổ, bất bình đẳng, và đổi mới bởi vì tâm hồn chúng ta trống rỗng. Khi có tình yêu chúng ta sẽ không có những vấn đề, nhưng tình yêu không thể hiện diện qua bất kỳ luyện tập nào. Nó có thể hiện diện chỉ khi nào bạn ngừng hiện diện, đó là, khi bạn không còn quan tâm về chính bạn, vị trí của bạn, thanh danh của bạn, những tham vọng và những thất vọng của bạn, khi bạn hoàn toàn chấm dứt suy nghĩ về chính bạn, không phải ngày mai nhưng ngay lúc này. Sự bận tâm với chính mình này đều giống hệt nhau, dù nó là sự bận tâm của những con người đang theo đuổi cái gì anh ấy gọi là Thượng đế, hay nó là sự bận tâm của con người đang làm việc cho một cách mạng xã hội. Và một cái trí quá bận tâm như thế không bao giờ có thể biết được tình yêu là gì.

Người hỏi: Hãy nói cho chúng tôi về Thượng đế.

K: Thay vì tôi nói cho bạn biết Thượng đế là gì, chúng ta hãy tìm ra liệu bạn có thể nhận ra trạng thái lạ thường đó, không phải ngày mai hay trong một tương lai xa xôi nào đó, nhưng ngay lúc này khi chúng ta đang cùng nhau ngồi yên lặng ở đây. Chắc chắn điều đó còn quan trọng hơn nhiều lắm. Nhưng muốn tìm ra Thượng đế là gì, tất cả niềm tin phải không còn. Cái trí muốn khám phá cái gì là sự thật không thể tin tưởng sự thật, không thể có những lý thuyết hay phỏng đoán về Thượng đế. Làm ơn hãy lắng nghe. Bạn có những phỏng đoán, bạn có những niềm tin, bạn có những giáo điều, bạn đầy những giả thuyết. Bởi vì đã đọc quyển sách này hay quyển sách kia về sự thật là gì hay Thượng đế là gì, cái trí của bạn bị rối loạn lạ kỳ. Một cái trí đầy hiểu biết là rối loạn; nó không tĩnh lặng, nó chỉ bị chất đầy, và chỉ bị chất đầy không thể hiện một cái trí tĩnh lặng. Khi cái trí đầy ắp những niềm tin, hoặc tin tưởng có Thượng đế hay không có Thượng đế, nó bị chất đầy, và một cái trí bị chất đầy không bao giờ có thể tìm ra cái gì là sự thật. Muốn tìm ra cái gì là sự thật, cái trí phải được tự do, được tự do khỏi những nghi lễ, khỏi những niềm tin, khỏi những giáo điều, hiểu biết và trải nghiệm. Chỉ đến lúc đó cái trí mới có thể nhận ra cái là sự thật. Bởi vì một cái trí như thế là tĩnh lặng, nó không còn có chuyển động của ra ngoài hay chuyển động của vào trong mà là chuyển động của ham muốn. Nó đã không đè nén ham muốn, mà là năng lượng. Trái lại, muốn cái trí tĩnh lặng phải có một phong phú của năng lượng; nhưng không thể có sự dư thừa hay trọn vẹn của năng lượng nếu có bất kỳ hình thức nào của chuyển động bên ngoài, và vì vậy một phản ứng bên trong. Khi tất cả những chuyển động đó kết thúc cái trí là tĩnh lặng.

Tôi không đang cuốn hút bạn để yên lặng. Chính bạn phải thấy sự quan trọng của xóa bỏ, gạt đi mà không có nỗ lực, không có kháng cự, tất cả những tích lũy của hàng thế kỷ, những mê tín, hiểu biết, những niềm tin; bạn phải thấy sự thật rằng bất kỳ hình thức nào của chất đầy làm cái trí rối loạn, hao tổn năng lượng. Muốn cái trí là yên lặng phải có một phong phú của năng lượng, và năng lượng đó phải đứng yên. Và nếu bạn thực sự đến trạng thái trong đó không còn nỗ lực, vậy thì bạn sẽ phát giác rằng năng lượng đó, đang đứng yên, có chuyển động riêng của nó mà không là kết quả của cưỡng bách hay áp lực của xã hội. Bởi vì cái trí có năng lượng phong phú mà yên lặng và đứng yên, cái trí chính nó trở thành cái tối thượng. Không có người trải nghiệm cái tối thượng, không có thực thể nói rằng, “Tôi đã trải nghiệm sự thật.” Chừng nào còn có một người trải nghiệm, sự thật không thể hiện diện, bởi vì người trải nghiệm là chuyển động để thâu lượm trải nghiệm hay để xóa tan trải nghiệm. Vì vậy phải có một kết thúc hoàn toàn của người trải nghiệm.

Chỉ lắng nghe điều này. Đừng tạo nên một nỗ lực, chỉ thấy rằng người trải nghiệm, mà là chuyển động bên ngoài và bên trong của cái trí, phải kết thúc. Phải có một kết thúc hoàn toàn của tất cả chuyển động như thế, và việc đó cần năng lượng kinh ngạc, không phải sự đè nén của năng lượng. Khi cái trí hoàn toàn tĩnh lặng, đó là, khi năng lượng không bị hao phí hay bị biến dạng qua kỷ luật, vậy thì năng lượng đó là tình yêu; vậy thì cái là sự thật không tách rời khỏi chính năng lượng đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 4945)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7959)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 4321)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4481)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 5054)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4724)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3577)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3609)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3586)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 16894)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]