Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

01/07/201100:59(Xem: 4140)
3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu âu năm 1967,
London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Người ta nghĩ ra một ý nghĩa trí năng cho cuộc sống, một ý nghĩa thuộc trí năng, lý thuyết, thần học hay (nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ đó) huyền bí cho nó; người ta cố gắng tìm ra một ý nghĩa sâu sắc – như một số tác giả đã làm trong nỗi tuyệt vọng của sự hiện hữu vô vọng này – sáng chế ra lý do thuộc trí năng, sâu sắc, sinh động nào đó. Và dường như đối với tôi nó sẽ xứng đáng hơn nhiều nếu chúng ta có thể tìm ra cho chính chúng ta, không theo cảm tính hay trí năng, nhưng thực sự, thực tế, liệu trong cuộc sống có bất kỳ điều gì thực sự thiêng liêng hay không. Không phải những sáng chế của cái trí mà đã trao một ý nghĩa thiêng liêng cho cuộc sống, nhưng thực sự liệu có một sự việc như thế hay không. Bởi vì người ta quan sát dựa theo lịch sử lẫn thực tế trong sự tìm kiếm này, trong cuộc sống mà người ta đã sống – trải qua kinh doanh, ganh đua, thất vọng, cô độc, lo âu, với sự hủy diệt của chiến tranh và hận thù – cuộc sống như tất cả những điều này chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng ta có lẽ sống bảy mươi năm, trải qua bốn mươi hay năm mươi năm trong văn phòng, với những thói quen, nhàm chán và sự cô độc của nó, mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Nhận ra điều đó, cả ở phương Đông lẫn ở đây, sau đó người ta cho ý nghĩa và sự quan trọng đến một biểu tượng, một lý tưởng, một vị Thượng đế – mà rõ ràng là những sáng chế của cái trí. Ở phương Đông họ đã nói rằng cuộc sống là một: đừng giết chóc; Thượng đế tồn tại trong mỗi con người: đừng hủy diệt. Nhưng phút kế tiếp họ đang hủy diệt lẫn nhau, thực sự, bằng từ ngữ, hay trong kinh doanh, và vì vậy ý tưởng cuộc sống là một này, sự thiêng liêng của cuộc sống, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Cũng vậy ở phương Tây, nhận ra rằng cuộc sống thực sự là gì – bạo lực, hung hăng tàn khốc của cuộc sống hàng ngày – người ta trao ý nghĩa đến một biểu tượng. Những biểu tượng đó mà mọi tôn giáo đều đặt nền tảng trên nó được nghĩ là rất thiêng liêng. Đó là, những nhà thần học, những vị giáo sĩ, những vị thánh mà đã có những trải nghiệm đặc trưng của họ, đã trao những ý nghĩa cho cuộc sống và chúng ta bám vào những ý nghĩa kia từ tuyệt vọng của chúng ta, từ cô độc của chúng ta, từ lề thói hằng ngày của chúng ta mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Và nếu chúng ta có thể gạt đi mọi biểu tượng, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng và những niềm tin mà người ta đã dựng lên hàng thế kỷ và với nó người ta đã cho một ý nghĩa thiêng liêng, nếu chúng ta có thể thực sự tháo gỡ tình trạng bị quy định của chúng ta không còn tất cả những sáng chế kỳ lạ này, vậy thì có lẽ chúng ta có thể thực sự tự hỏi chính mình liệu có một cái gì đó là sự thật, thiêng liêng và thánh thiện thực sự. Bởi vì đó là điều gì con người đã tìm kiếm trong những hỗn loạn, vô vọng, tội lỗi, và chết này. Trong nhiều hình thức khác nhau con người đã luôn luôn tìm kiếm sự cảm thấy này về một cái gì đó mà phải vượt khỏi sự ngắn ngủi, vượt khỏi dòng chảy của thời gian. Chúng ta có thể dành chút ít thời gian để tìm hiểu vấn đề này và cố gắng tìm ra cho chính mình liệu có một sự việc như thế hay không? – nhưng không phải điều gì bạn muốn, không phải Thượng đế, không phải một ý tưởng, không phải một biểu tượng. Liệu người ta có thể gạt đi tất cả điều đó và sau đó tìm ra?

Những từ ngữ chỉ là một phương tiện để truyền đạt nhưng từ ngữ không là sự việc. Từ ngữ, biểu tượng không là sự thật, và khi người ta bị trói buộc trong những từ ngữ, vậy thì nó trở nên rất khó khăn để tháo gỡ chính mình khỏi những biểu tượng, những từ ngữ, những ý tưởng mà thực sự ngăn cản trực nhận. Mặc dù người ta phải sử dụng những từ ngữ, nhưng từ ngữ không là sự thật. Vì vậy nếu người ta cũng có thể tỉnh thức, cảnh giác, rằng từ ngữ không là sự thật, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu nghi vấn này rất sâu thẳm. Đó là, con người từ cô độc và tuyệt vọng của anh ấy đã trao tặng sự thiêng liêng đến một ý tưởng, đến một hình ảnh được làm bằng bàn tay hay bằng cái trí. Hình ảnh đó đã trở thành quan trọng cực kỳ đối với người Thiên chúa giáo, người Ấn độ giáo, người Phật giáo, và vân vân, và họ đã đầu tư ý nghĩa của thiêng liêng trong hình ảnh đó. Liệu chúng ta có thể gạt nó đi – không phải bằng từ ngữ, không phải bằng lý thuyết, nhưng thực sự gạt nó đi – hoàn toàn thấy được sự vô ích của một hoạt động như thế? Sau đó chúng ta có thể bắt đầu một nghi vấn. Nhưng không có ai để trả lời, bởi vì bất kỳ nghi vấn căn bản nào mà chúng ta đưa ra cho chính chúng ta không thể được trả lời bởi bất kỳ ai và bởi chính chúng ta. Nhưng điều gì chúng ta có thể làm là đặt nghi vấn và hãy cho phép nghi vấn đó âm ỉ, sôi sục – hãy cho phép nghi vấn đó chuyển động. Và người ta phải có khả năng theo sát nghi vấn đó xuyên suốt. Đó là điều gì chúng ta đang nghi vấn: liệu rằng, vượt khỏi biểu tượng, từ ngữ có bất kỳ cái gì đó thực sự, trung thực, cái gì đó hoàn toàn thánh thiện trong chính nó?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 10429)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
31/12/2010(Xem: 7560)
Tư Tưởng Chính Trị Trong Triết Học Khổng Giáo _ Trần Quang Thuận Thư Lâm Ấn Quán Thư xuất bản năm 1961 Sài Gòn
29/12/2010(Xem: 16144)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
27/12/2010(Xem: 4199)
Vào cuối quyển sách của ông, Sự Tỉnh Thức của Phương Tây, ông đã trích dẫn lời của Thiền Sư Nhất- Hạnh nói rằng “hình thức của Đạo Phật phải thay đổi nhưng căn bản vẫn duy trì.” Sau khi theo dấu Phật Pháp qua nhiều quốc độ và sự hiện thân của Đạo Phật, điều gì ông tin tưởng là cốt lõi của Đạo Phật?
24/12/2010(Xem: 20138)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
20/12/2010(Xem: 18207)
Có thể nói rằng "Tánh Không luận" là một hệ thống triết học đặc thù của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Sự xuất hiện của nó như là một dấu ngoặc vĩ đại...
18/12/2010(Xem: 5033)
Phần tinh-ba nhất của con người là tư-tưởng. Con người có thể tự-hào rằng mình hơn vạn-vật ở chỗ biết suy tưởng. "Người là một cây sậy biết suy tưởng", câu nói ấy vừa thú nhận sự yếu đuối của con người trước vũ trụ mà cũng lại vừa đề cao khả năng bất-diệt của con người trước vũ-trụ.
14/12/2010(Xem: 19109)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
14/12/2010(Xem: 11606)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
07/12/2010(Xem: 7259)
Ðức Phật — Ðấng hoàn toàn giác ngộ — thuộc họ Gautama tên là Siddartha. Danh xưng Tất-đạt-đa có nghĩa là Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]