Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

01/07/201100:59(Xem: 4139)
3. Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu Âu năm 1967, London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

Từ quyển: Những cuộc nói chuyện ở Châu âu năm 1967,
London, ngày 30 tháng 9 năm 1967

Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Người ta nghĩ ra một ý nghĩa trí năng cho cuộc sống, một ý nghĩa thuộc trí năng, lý thuyết, thần học hay (nếu người ta có thể sử dụng từ ngữ đó) huyền bí cho nó; người ta cố gắng tìm ra một ý nghĩa sâu sắc – như một số tác giả đã làm trong nỗi tuyệt vọng của sự hiện hữu vô vọng này – sáng chế ra lý do thuộc trí năng, sâu sắc, sinh động nào đó. Và dường như đối với tôi nó sẽ xứng đáng hơn nhiều nếu chúng ta có thể tìm ra cho chính chúng ta, không theo cảm tính hay trí năng, nhưng thực sự, thực tế, liệu trong cuộc sống có bất kỳ điều gì thực sự thiêng liêng hay không. Không phải những sáng chế của cái trí mà đã trao một ý nghĩa thiêng liêng cho cuộc sống, nhưng thực sự liệu có một sự việc như thế hay không. Bởi vì người ta quan sát dựa theo lịch sử lẫn thực tế trong sự tìm kiếm này, trong cuộc sống mà người ta đã sống – trải qua kinh doanh, ganh đua, thất vọng, cô độc, lo âu, với sự hủy diệt của chiến tranh và hận thù – cuộc sống như tất cả những điều này chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Chúng ta có lẽ sống bảy mươi năm, trải qua bốn mươi hay năm mươi năm trong văn phòng, với những thói quen, nhàm chán và sự cô độc của nó, mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Nhận ra điều đó, cả ở phương Đông lẫn ở đây, sau đó người ta cho ý nghĩa và sự quan trọng đến một biểu tượng, một lý tưởng, một vị Thượng đế – mà rõ ràng là những sáng chế của cái trí. Ở phương Đông họ đã nói rằng cuộc sống là một: đừng giết chóc; Thượng đế tồn tại trong mỗi con người: đừng hủy diệt. Nhưng phút kế tiếp họ đang hủy diệt lẫn nhau, thực sự, bằng từ ngữ, hay trong kinh doanh, và vì vậy ý tưởng cuộc sống là một này, sự thiêng liêng của cuộc sống, chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Cũng vậy ở phương Tây, nhận ra rằng cuộc sống thực sự là gì – bạo lực, hung hăng tàn khốc của cuộc sống hàng ngày – người ta trao ý nghĩa đến một biểu tượng. Những biểu tượng đó mà mọi tôn giáo đều đặt nền tảng trên nó được nghĩ là rất thiêng liêng. Đó là, những nhà thần học, những vị giáo sĩ, những vị thánh mà đã có những trải nghiệm đặc trưng của họ, đã trao những ý nghĩa cho cuộc sống và chúng ta bám vào những ý nghĩa kia từ tuyệt vọng của chúng ta, từ cô độc của chúng ta, từ lề thói hằng ngày của chúng ta mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Và nếu chúng ta có thể gạt đi mọi biểu tượng, mọi hình ảnh, mọi ý tưởng và những niềm tin mà người ta đã dựng lên hàng thế kỷ và với nó người ta đã cho một ý nghĩa thiêng liêng, nếu chúng ta có thể thực sự tháo gỡ tình trạng bị quy định của chúng ta không còn tất cả những sáng chế kỳ lạ này, vậy thì có lẽ chúng ta có thể thực sự tự hỏi chính mình liệu có một cái gì đó là sự thật, thiêng liêng và thánh thiện thực sự. Bởi vì đó là điều gì con người đã tìm kiếm trong những hỗn loạn, vô vọng, tội lỗi, và chết này. Trong nhiều hình thức khác nhau con người đã luôn luôn tìm kiếm sự cảm thấy này về một cái gì đó mà phải vượt khỏi sự ngắn ngủi, vượt khỏi dòng chảy của thời gian. Chúng ta có thể dành chút ít thời gian để tìm hiểu vấn đề này và cố gắng tìm ra cho chính mình liệu có một sự việc như thế hay không? – nhưng không phải điều gì bạn muốn, không phải Thượng đế, không phải một ý tưởng, không phải một biểu tượng. Liệu người ta có thể gạt đi tất cả điều đó và sau đó tìm ra?

Những từ ngữ chỉ là một phương tiện để truyền đạt nhưng từ ngữ không là sự việc. Từ ngữ, biểu tượng không là sự thật, và khi người ta bị trói buộc trong những từ ngữ, vậy thì nó trở nên rất khó khăn để tháo gỡ chính mình khỏi những biểu tượng, những từ ngữ, những ý tưởng mà thực sự ngăn cản trực nhận. Mặc dù người ta phải sử dụng những từ ngữ, nhưng từ ngữ không là sự thật. Vì vậy nếu người ta cũng có thể tỉnh thức, cảnh giác, rằng từ ngữ không là sự thật, vậy thì chúng ta có thể bắt đầu tìm hiểu nghi vấn này rất sâu thẳm. Đó là, con người từ cô độc và tuyệt vọng của anh ấy đã trao tặng sự thiêng liêng đến một ý tưởng, đến một hình ảnh được làm bằng bàn tay hay bằng cái trí. Hình ảnh đó đã trở thành quan trọng cực kỳ đối với người Thiên chúa giáo, người Ấn độ giáo, người Phật giáo, và vân vân, và họ đã đầu tư ý nghĩa của thiêng liêng trong hình ảnh đó. Liệu chúng ta có thể gạt nó đi – không phải bằng từ ngữ, không phải bằng lý thuyết, nhưng thực sự gạt nó đi – hoàn toàn thấy được sự vô ích của một hoạt động như thế? Sau đó chúng ta có thể bắt đầu một nghi vấn. Nhưng không có ai để trả lời, bởi vì bất kỳ nghi vấn căn bản nào mà chúng ta đưa ra cho chính chúng ta không thể được trả lời bởi bất kỳ ai và bởi chính chúng ta. Nhưng điều gì chúng ta có thể làm là đặt nghi vấn và hãy cho phép nghi vấn đó âm ỉ, sôi sục – hãy cho phép nghi vấn đó chuyển động. Và người ta phải có khả năng theo sát nghi vấn đó xuyên suốt. Đó là điều gì chúng ta đang nghi vấn: liệu rằng, vượt khỏi biểu tượng, từ ngữ có bất kỳ cái gì đó thực sự, trung thực, cái gì đó hoàn toàn thánh thiện trong chính nó?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 21364)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 18925)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 10947)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
11/12/2014(Xem: 5909)
Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi.
27/11/2014(Xem: 12514)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
25/11/2014(Xem: 10942)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun.
19/11/2014(Xem: 10862)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13472)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
16/11/2014(Xem: 15257)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
15/11/2014(Xem: 20259)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]