Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

08/04/201320:06(Xem: 13038)
Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

lotus_50

Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG

Người dịch:HT Thích Thắng Hoan

LỜI DỊCH GIẢ

Quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” được dịch ra từ nơi Tác Phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng. Nội dung tác phẩm DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp sư Pháp Phảng sáng tác gồm có hai phần: phần sử học và phần triết học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc về phần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phần triết học. Tôi tách hai phần này ra thành hai quyển sách riêng biệt với hai danh xưng khác nhau. “Duy Thức Sử Quan” tôi đặt với một danh xưng là “Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức” và “Dữ Kỳ Triết Học” với một danh xưng là “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức”.

Quan niệm về triết học, Pháp sư Pháp Phảng có lối nhìn khác hơn Đại sư Thái Hư. Cũng đứng trên lập trường tông phái Duy Thức, Đại sư Thái Hư theo như trong quyển Khái Luận Về Pháp Tướng Duy Thức Học mà tôi đã dịch ra chữ Việt từ trong Thái Hư Toàn Thư lại cho rằng các triết học đông tây cổ kim không thể so sánh với triết học Duy Thức , không được hoàn bị toàn diện về sự cũng như về lý giống như triết học Duy Thức; ngược lại theo như trong quyển Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức, Pháp sư Pháp Phảng thì lại cố gắng bằng mọi cách tìm những điểm tương đồng của các triết học đông tây cổ kim lên ngang hàng với triết học Duy Thức.

Cũng nằm trong lãnh vực tông phái Duy Thức, ngài Vô Trước và ngài Thế Thân cho rằng A Lại Da là bản thể của vũ trụ, là tâm địa để cho vạn pháp nương nơi đó sanh khởi , A Lại Da có duyên đến và có hiện hữu thì vạn pháp mới được sanh khởi, mới được tồn tại; A Lại Da nếu như không duyên đến và cũng không hiện hữu thì vạn pháp không thể nào sanh khởi và cũng không thể nào tồn tại. Nói cách khác vạn pháp đều nương nơi A Lại Da để được sanh khởi để được tồn tại nên gọi là Y Tha Khởi. Ngược lại Pháp sư Pháp Phảng có cái nhìn hơi khác một chút, theo Pháp sư tất cả sự vật trong vũ trụ đều nương nơi Sắc Pháp mới có thể sanh khởi và mới có thể tồn tại gọi là Y Tha Khởi. Quan niệm này của Pháp sư khác hơn ngài Vô Trước và ngài Thế Thân là ở chỗ Pháp sư đứng trên lập trường của Câu Xá Luận để giải thích Duy Thức Học , còn ngài Vô Trước và ngài Thế Thân lại đứng trên lập trường của Du Già Sư Địa Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận để giải thích Duy Thức Học.

Nhị Thủ Tập Khí, trong Duy Thức Tam Thập Luận theo nhận thức của tôi là chỉ cho hai loại tập khí: Nghiệp Tướng Tập Khí và Danh Xưng Tập Khí. Trong phần nhập đề của Duy Thức Tam Thập Luận có đề cập đến hai loại tập khí này như “Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển”, nghĩa là do giả nói đến tên ngã, tên pháp nào thì có các thứ tướng của ngã của pháp đó chuyển biến hiện ra. Ngược lại, Pháp sư Pháp Phảng lại cho rằng: “Nhị thủ tập khí” là chỉ cho năng thủ và sở thủ. Thật ra mặc dù có những điểm nhận thức sai biệt như đã đề cập ở trên, nhưng Pháp sư giải thích Duy Thức Tam Thập Luận trên lãnh vực triết học vô cùng chi li sâu sắc, minh giải cụ thể từ giáo nghĩa, lý nghĩa, hạnh nghĩa, quả nghĩa của Duy Thức một cách dung thông, phối hợp chặt chẽ cả tâm thức, tâm lý và vật lý trong mọi tác dụng hổ tương duyên sanh trong mọi phạm trù chuyển biến nhiều trạng thái liên tục xuyên xuất qua thời gian và không gian từ tướng đến tánh, minh định cụ thể bản chất chân vọng, có không, mê ngộ của vạn pháp trong mọi phạm trù duyên khởi. Có thể nói Pháp sư Pháp Phảng là một nhà nghiên cứu thông bác sâu rộng, có lối nhìn độc đáo của thời đại. Những tác phẩm của Pháp sư đáng được cho chúng ta làm tư liệu trong việc nghiên cứu tông phái Duy Thức.

Nhằm mục đích phát huy tông phái Duy Thức, tôi mạo muôi xin dịch tác phẩm triết học của Pháp Sư với nhan đề là “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” để góp phần phong phú cho nền văn hoá Phật Giáo ngày nay. Tôi dịch theo lối thoát văn chỉ lấy tư tưởng hay đẹp trong đó của tác giả để cống hiến quý dọc giả mà không lệ thuộc quá nhiều văn pháp của Trung Quốc. Trong nội dung quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức”, có những đoạn văn nằm trong dấu (…) là những lời giải thích thêm của dịch giả để cho tác phẩm được rõ nghĩa hơn, mà phần chữ Nho của tác phẩm không có diễn giải. Lối văn tôi dịch mặc dù không được hay lời lẽ không được đẻo gọt trau chuốt để cho văn chương có hoa mỹ, nhưng dù sao lối văn của tôi dịch không sai ý của tác giả và miễn làm sao đọc giả dễ tiếp nhận giá trị tư tưởng cao thâm của Pháp Tướng Duy Thức Học mà tác giả diễn đạt và trao truyền. Tôi hy vọng sau này có nhiều dịch giả nối tiếp dịch lại để bổ túc thêm cho được phong phú hơn. Tôi dịch tác phẩm này của tác giả Pháp sư Pháp Phảng nhất định có nhiều chỗ thiếu sót và sai trái xin quý đọc giả bốn phương nhận thấy chỉ bảo cho. Thành thật cảm ơn quý vị.

THẮNG HOAN


---o0o---

Trình bày: Nhi Tuong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2016(Xem: 22485)
Đạo đức kinh được coi là do Lão Tử viết vào thế kỉ 4-6 Tr Tây lịch, thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, cách đây khoảng 2400 năm. Theo người dịch, Đạo đức kinh của Lão Tử xuất hiện từ thời Chiến Quốc, một thời kỳ ly loạn, đến nay đã trải qua hơn 2000 năm e rằng nội dung đã bị nghiêm trọng biến dạng. Theo nhận xét của cá nhân tôi, Bản chữ Hán đang lưu hành hiện nay, nội dung của từng chương rất là khập khểnh, thiếu sự chặc chẻ không mạch lạc. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể thấy được tinh thần của Đạo đức kinh là “vô vi”, “vô dục”, “vô tranh”và “hợp đạo” vì các từ này thường được lập đi lập lại trong suốt 81 chương kinh. Dựa trên tinh thần này, người dịch đã chọn ra 48 chương trong 81 chương để phỏng dịch và phóng tác. Tất nhiên đã là phỏng dịch thì không theo sát văn; phóng tác thì có sự tư duy sáng tạo của cá nhân. Chùa Hội Phước, Nha Trang 14/6/2012 Thích Chúc Thông
04/03/2016(Xem: 16907)
Trong thời gian làm việc tại Thư viện Thành hội Phật giáo đặt tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, tôi gặp được cuốn Tôn Giáo Học So Sánh của Pháp sư Thánh Nghiêm biên soạn. Do muốn tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới đã lâu mà vẫn chưa tìm ra tài liệu, nay gặp được cuốn sách này tôi rất toại ý.
04/03/2016(Xem: 13730)
Đọc sách là niềm vui của tôi từ thời còn đi học cho đến nay, chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nếu sách hay, tôi chỉ cần đọc trong một hay hai ngày là xong một quyển sách 500 đến 600 trang. Nếu sách khó, cần phải nhiều thời gian hơn thì mỗi lần tôi đọc một ít. Còn thế nào là sách dở? xin trả lời ngắn gọn là: Sách ấy không hợp với năng khiếu của mình. Dĩ nhiên khi một người viết sách, họ phải đem cái hay nhất, cái đặc biệt nhất của mình để giới thiệu đến các độc giả khắp nơi, cho nên không thể nói là dở được. Cuối cùng thì dở hay hay tùy theo đối tượng cho cả người viết lẫn người đọc, là tác giả muốn gì và độc giả muốn học hỏi được gì nơi tác phẩm ấy. Tôi đọc Đại Tạng Kinh có ngày đến 200 trang nhưng vẫn không thấy chán, mặc dầu chỉ có chữ và chữ, chứ không có một hình ảnh nào phụ họa đi kèm theo cả. Nhiều khi nhìn thấy trời tối mà lo cho những trang Kinh còn lỡ dở chưa đọc xong, phải vội gấp Kinh lại, đúng là một điều đáng tiếc. Vì biết đâu ngày mai đọc tiếp sẽ không còn những đoạn văn hay tiếp
02/03/2016(Xem: 8334)
Mục đích của Đạo Phật là diệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạc và hạnh phúc. Mục đích của Đạo Phật là giải thoát và giác ngộ, và chỉ có trí tuệ (Pannà) mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ. Do vậy giai trò của người có trí và vai trò của trí tuệ chiếm cứ vị trí then chốt trong mọi lời dạy của Đức Bổn Sư chúng ta. Và chúng ta có thể nói Đạo Phật là đạo của người trí, là đạo của tuệ giác để tìm cho được một định nghĩa thỏa đáng cho Đạo Phật.
29/02/2016(Xem: 5738)
Những ngày Tết rộn ràng trôi qua thật nhanh; nhưng hoa xuân vẫn trên cành. Buổi sáng nơi vườn ríu rít tiếng chim. Cành mai chưa kịp ra hoa; các nụ vừa chớm, mũm mĩm vươn lên từ những chồi lá xanh mướt; trong khi hoa đào thì khiêm nhường khoe sắc hồng tía nơi một góc hiên. Các nhánh phong lan kiêu sa nhè nhẹ đong đưa theo làn gió sớm. Bầu trời xanh biếc không gợn mây. Lòng bình yên, không muộn phiền…
21/02/2016(Xem: 6763)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài thuyết trình của bà Gabriela Frey với chủ đề "Phụ nữ và Phật giáo", trước cử tọa của tổ chức Ki-tô giáo FHEDLES (Femmes et Hommes, Égalité, Droits et Libertés, dans les Églises et la Société/Nữ và Nam giới, Công bằng, Luật pháp, Tự do, trong Nhà thờ và ngoài Xã hội). Buổi thuyết trình diễn ra ngày 5 tháng 12 năm 2013, và sau đó đã được ghi chép lại và phổ biến trên nhiều trang mạng, trong số này có trang mạng của Tổ chức FHEDLES trên đây và Hiệp hội Sakyadhita Quốc Tế (Sakyadhita International Association of Buddhist Women/Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo trên thế giới).
11/02/2016(Xem: 11635)
Hai bài kệ dưới đây trích trong Lục Tổ đàn kinh rất nổi tiếng trong giới Thiền học, được phổ biến, giảng luận không biết bao nhiêu là giấy mực ở khắp nơi từ hơn một thế kỷ qua. Nhưng do có nhiều học giả nêu nghi án về người ghi chép kinh và nội dung kinh, hai bài kệ ấy cũng đáng nghi ngờ: Bài của Thượng tọa Thần Tú: Thân thị bồ-đề thọ Tâm như minh kính đài Thời thời cần phất thức Vật sử nhạ trần ai. 身 是 菩 提 樹 心 如 明 鏡 臺 時 時 勤 拂 拭 勿 使 惹 塵 埃
26/01/2016(Xem: 14063)
Niết Bàn, tiếng Sanscrit là Nirvãna, phiên âm thành Niết-bàn-na. Cũng gọi là Nê-hoàn, Nê-bạn. Đó là cảnh trí của nhà tu hành dứt sạch các phiền não và tự biết rằng mình chẳng còn luyến ái. Niết (Nir): là ra khỏi, thoát ra, giải thoát. Bàn hay Bàn-na (vana): Rừng. Tức là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não.
07/10/2015(Xem: 22256)
Pháp là các Pháp, Giới là Cảnh Giới, giới hạn. Các Pháp Đều có tự thể nhưng vì cảnh giới không đồng cho nên phải phân ra từng cảnh giới. Mỗi cảnh giới là một Pháp Giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thinh Văn, Trời, Người, A-Tu-La, Qủi, Súc Sanh, Địa Ngục gọi là mười Pháp Giới. Nói một cách tổng quát tất cả các pháp trong thế gian, sự vật trong vũ trụ, đều gọi chung là Pháp Giới. Trong vũ trụ vô cùng vô tận, trải qua thời gian, lúc nào và nơi nào cũng có Phật Pháp, gọi chung là Pháp Giới (cõi Pháp của Phật). Trong đời thuyết pháp độ sinh của Đức Phật, Ngài dạy vô số pháp môn, tất cả những Pháp Môn ấy cũng gọi là Pháp Giới. Tất cả những Sự, Lý trên đời đều gọi là Pháp Giới.
04/09/2015(Xem: 12210)
Pháp Tánh hay Pháp Tính có rất nhiều tên ví dụ như Thật Tướng Chân Như, Pháp Giới Tính, … Xin ghi ra đây trích đoạn bằng tiếng Anh để dễ so sánh, tìm ra ý nghĩa của nó. Pháp Tánh:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]