Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Tổ Bà-tu-mật

12/03/201102:44(Xem: 5197)
7. Tổ Bà-tu-mật

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

V. Chư Tổ sư Tây Thiên

7.

TỔ BÀ-TU-MẬT

婆須密祖

Ngài vốn người miền Bắc Ấn Độ. Trước khi thọ pháp xuất gia, ngài thường rong chơi đó đây trong các thôn xóm, tay cầm bầu rượu, miệng thì ca ngâm và kêu la lớn tiếng. Người ta cho ngài là người điên.

Cho đến khi ngài gặp đức Lục Tổ Di-già-ca.

Tổ nhắc lại lời nói của đức Như Lai, đã báo trước rằng Bà-tu-mật sẽ giáng sanh ở miền Bắc và làm Tổ sư đời thứ bảy. Ngài tỉnh ngộ và nhớ lại tiền duyên của mình, liền qui y, thọ giáo pháp. Về sau, ngài được truyền y bát, làm Tổ đời thứ bảy.

Tổ Bà-tu-mật trên đường hoằng hóa Phật pháp đến xứ Ca-ma-la, gặp một bậc trí giả tên là Phật-đà Nan-đề. Đôi bên đối đáp về đạo lý, Tổ vượt trội hơn Phật-đà Nan-đề một bậc. Nhân đó, ngài thu phục Phật-đà Nan-đề làm đệ tử, sau lại truyền phó cho làm Tổ sư đời thứ tám. Khi truyền pháp, ngài có đọc bài kệ này:



Tâm đồng hư không giới,

Thị đẳng hư không pháp;

Chứng đắc hư không thời,

Vô thị, vô phi pháp.

心同虚空界

是等虚空法

證得虚空時

無是無非法。



Dịch nghĩa

Tâm này như cõi hư không,

Đó đây các pháp, hư không đó mà.

Hư không nếu đã chứng qua,

Thị, phi mọi pháp đều là bặt tăm.



Tôn giả Bà-tu-mật lại dạy rằng: “Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta giao phó lại cho ngươi, vậy ngươi khá hộ trì.”

Phó pháp và truyền kệ xong, Tổ Bà-tu-mật vào thiền định Tam-muội, thị hiện Niết-bàn. Đại chúng mai táng ngài và xây tháp thờ toàn thân của ngài. Sau đó, Phật-đà Nan-đề nối tiếp mà làm Tổ đời thứ tám.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2010(Xem: 3962)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
03/03/2010(Xem: 10732)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]