Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Vì sao lo cho thân mình

12/03/201102:44(Xem: 5027)
17. Vì sao lo cho thân mình

TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

II. Một cuộc vấn đáp đạo lý

17. VÌ SAO LO CHO THÂN MÌNH

“Bạch đại đức, người tu hành có thương mến cái thân mình không?”

“Không.”

“Vì sao trẫm thấy các vị tỳ-kheo cũng chăm sóc cho thân thể mình một cách yêu thương, trìu mến? Ví như khi nằm nghỉ thì chọn chỗ êm ấm, kín đáo, ăn uống thì chọn món ngon lành, bổ dưỡng.”

“Đại vương, đã có khi nào cầm binh ra trận mà bị thương chăng?”

“Thưa, đã có.”

“Trong khi bị thương, đại vương có lấy thuốc mà đắp, lấy dầu mà thoa và lấy vải băng bó chỗ vết thương ấy chăng?”

“Quả có như vậy.”

“Đại vương, có phải ngài yêu thương, trìu mến vết thương nên mới săn sóc nó kỹ lưỡng như vậy hay không?”

“Không phải, chỉ vì trẫm muốn cho nó mau lành đó thôi.”

“Cũng như vậy đó, đại vương. Những người tu hành không thương yêu, trìu mến cái thân. Dù các vị săn sóc, nuôi dưỡng nó, nhưng không trìu mến nó. Săn sóc, nuôi dưỡng nó là vì còn phải dùng nó mà hành đạo từ bi. Đức Phật so sánh thân thể như một cái ghẻ lở, nên các tỳ-kheo săn sóc nó mà không trìu mến.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2010(Xem: 3962)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
03/03/2010(Xem: 10733)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]