Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Đại Thừa và Nguyên Thủy

14/01/201110:35(Xem: 9730)
1. Đại Thừa và Nguyên Thủy

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới Xuất Bản

CHƯƠNG I
1. ĐẠI THỪA VÀ NGUYÊN THỦY

Triết học Đại Thừa (Mahayàna) gồm có hai phái, đó là: Triết học Trung Quán (Madhyamaka) hay Không Luận (Sùnyavàda) và Du Dà Hành phái (Yogàcàra) hoặc Duy Thức Luận (Vijnànavàda). Ở đây, chúng ta chỉ thảo luận về Triết học Trung Quán hoặc Không Luận mà thôi.

Một cách đại cương, Nguyên Thủy (Hìnayàna) và Đại Thừa (Mayahàna) gồm có ba danh xưng thông dụng. Ba danh xưng thông dụng dành cho Nguyên Thủy là: “Phật Giáo Nam Tông”, “Phật Giáo Nguyên Thủy” và “Tiểu Thừa” (Hìnayàna) và, ba danh xưng dành cho Đại Thừa là: “Phật Giáo Bắc Tông”, “Phật Giáo Khai Hiển” và “Đại Thừa” (Mayahàna). Hai danh xưng đầu được các học giả Âu Châu đặt ra, còn hai danh xưng “Phật Giáo Nam Tông” và “Phật Giáo Bắc Tông” được đặt tên theo căn bản địa lý. Các học giả Âu Châu đã gọi Phật Giáo thịnh hành ở các quốc gia phía Bắc Ấn Độ như Nepal, Tây Tạng, Trung Quốc và Nhật Bản là “Phật Giáo Bắc Tông” và họ gọi Phật Giáo thịnh hành ở những nước thuộc phía Nam Ấn Độ như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, v.v... là Phật Giáo Nam Tông”. Sự phân biệt theo lối đó thật ra không hoàn toàn chính xác; bởi vì, theo tiến sĩ J. Takakusu thì Phật Giáo thịnh hành tại những nơi trong Quần đảo Nam Dương như Java va Sumatra, ở phía Nam Ấn Độ, rõ ràng có sự tương đồng với loại Phật Giáo thịnh hành ở phương Bắc Ấn Độ.

Sự phân biệt giữa “Phật Giáo Nguên thủy” và “Phật Giáo Khai Hiển” đã được đặt trên những tin tưởng và nhận xét rằng Phật Giáo Đại Thừa vốn chỉ là sự phát triển dần dần từ giáo nghĩa Phật Giáo Nguyên Thủy; nhưng, nhận xét trên đã không được Phật Giáo đồ Đại Thừa (Mayahànists) chấp nhận. Các học giả Nhật Bản cho rằng Đức Phật cao siêu đã thuyết giảng giáo lý của Ngài cho các môn đồ tùy theo khả năng tiếp nhận của họ. Đối với một số môn đồ, Đức Phật truyền đạt cho họ những giáo nghĩa thông tục (vyakta-upadésa) gồm nhận thức của Ngài trên mặt hiện tượng; và một số khác có trình độ tri thức cao hơn đã được Ngài truyền cho những giáo nghĩa uyên thâm vi tế (guhya-upadésa) bao hàm nhận thức của đức Phật về phương diện bản thể. Đức Phật đã chỉ thuyết giảng về hai giáo nghĩa trên đây một cách khái quát, về sau hai nghĩa đó đã được triển khai bởi những bậc a-và-lê (acàryas) vĩ đại (chữ “acàryas” được dịch sanh chữ Hán là “gũi phạm sư”). Vì thế, sự phân biệt về danh xưng giữa “Phật Giáo Nguyên Thủy” và “Phật Giáo Khai Hiển” là một sự kiện không chính xác. Sự truyền thọ về hai loại giáo lý trên đã được thực hiện đồng thời và song hành. “giáo lý thông tục” có thể được gọi là “Phật Giáo được quảng đại quần chúng biết đến” và “giáo lý áo diệu” có thể gọi là “Phật Giáo được ít người biết đến”. Giáo lý sau uyên thâm và tinh tế hơn giáo lý trước.

Dù sao thì chúng ta cũng cần phải nghiên cứu, tìm hiểu về hai danh từ “Phật Giáo Nguyên Thủy” và “Phật Giáo Đại Thừa” thử xem chúng đã được khởi nguyên và lưu truyền như thế nào. Theo nhận xét của R. Kimura thì Đại Chúng Bộ (Mahàsanghikas) là hệ phái đã bảo tồn giáo nghĩa Phật Giáo thông tục, đã có nhiều tiến bộ và tự do hơn Thượng Tọa Bộ (Sthaviras). Trong cuộc hội tập tại Tỳ Xá Ly (Vaisàli), các vị tỳ khưu thuộc Đại Chúng Bộ (Mahàsanghikas) hoặc Vijjian (Bạt Kỳ Tộc) đã bị quở trách và trụt xuất vì các thầy tỳ khưu thuộc Thượng Tọa Bộ (Sthaviras) cho rằng giáo nghĩa chính thống và kiến giải của họ đã bị vi phạm bởi những quan điểm dị biệt, và, đã công khai chỉ trích các thầy tỳ khưu thuộc Đại Chúng Bộ là “ác tỳ khưu” (Pàpa Bhikkhus) và “kẻ thuyết phi pháp” (Adhamma vadins).

Đại Chúng Bộ (Mahàsanghikas) vì muốn biểu thị rằng giáo nghĩa của họ là giáo nghĩa ưu thắng, vượt hẳn giáo nghĩa của Thượng Tọa Bộ (Sthaviras), cho nên họ đã đặt ra danh từ “Đại Thừa” (chiếc xe lớn) để làm tên gọi cho hệ phái của họ và họ đã gọi đối thủ là “Nguyên Thủy” (chiếc xe nhỏ). Vì vậy, danh từ Nguyên Thủy và Đại Thừa dần dần trở thành thông dụng và, dĩ nhiên chỉ có Phật Giáo đồ Đại Thừa mới sử dụng nó.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2012(Xem: 7241)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 5344)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 10518)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 3633)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
25/08/2012(Xem: 7884)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
02/08/2012(Xem: 14172)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
19/07/2012(Xem: 10653)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
09/07/2012(Xem: 6177)
Giáo pháp về mười hai chi duyên khởi là chung cho tất cả các truyền thống Phật giáo. Tuy nhiên, sự diễn dịch về mười hai chi, những tiến trình của chúng, và đặc biệt sự giải thích về chi thứ nhất, vô minh, học phái Trung Quán giải thích có sai biệt nhiều hơn khi so sánh với các giải thích trong các học phái triết học khác.
15/06/2012(Xem: 5230)
Trong kinh điển Phật giáo , có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một sồ câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc hoặc thiếu thực tế . Đức Phật thấy rõ , những người đặt các câu hỏi như thế thì hoặc chính bản thân họ không hiểu , hoặc họ chỉ nhằm khoe khoang kiến thức qua những tưởng tượng hay ức đoán ; và nếu có trả lời thì tính hạn chế của ngôn ngữ cũng khiến mọi giải thích không thể diễn tả rốt ráo mọi điều thấy biết của Đức Phật . Vì thế mà Đức Phật chỉ im lặng .
05/06/2012(Xem: 28441)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567