Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Duy Thức

11/01/201115:18(Xem: 5742)
02. Duy Thức

THỨC BIẾN

Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Nhà Xuất Bản TP. HCM, 2003

DUY THỨC

A. Nghĩa chữ Duy Thức

Duy thức là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biến).

Muôn sự muôn vật không thể hiện hữu ngoài định lý duyên sanh, nghĩa là chúng chỉ hiện hữu giữa các mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả duy một, tất cả làm duyên cho một, một duy tất cả.

"Do cái này có nên cái kia có,
Do cái này sinh nên cái kia sinh,
Do cái này không nên cái kia không,
Do cái này diệt nên cái kia diệt."

Như thế là duyên khởi, y tha khởi. Trong đó, nếu nói "duy" thì cái nào cũng duy được hết, duy sắc, duy hương, duy vô minh, duy căn, duy trần v.v. Như cổ nhân có câu: "Nhất sắc nhất hương, vô phi trungđạo". Ngài Thiên Thai Trí Giả nói: "Tùy niệm nhất pháp, giai thị pháp giới" (Bất cứđưa ra một pháp nào, phápđó đều là pháp giới muôn pháp).

Thức là một trong hết thảy pháp, nhưng thức có năng lực đặc biệt là phân biệt biết được cái khác và tự biết được mình, nó là chủ lực ở ngay trong mỗi chúng sanh. Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài), nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó màđắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.

Các pháp khác không có năng lực này, chỉ có thức mới có năng lực này, cho nên chỉ nói duy thức mà không nói duy cái khác.

Lại "Duy có nghĩa là giản biệt, ngăn không có ngoại cảnh; Thức có nghĩa là liễu giải, biểu thị có nội tâm".

Nói Duy thức chính là đưa ra lời khai thị, thức tỉnh người ta hãy tự giác, hãy quán tâm mình, nhìn lại cái năng lực thiên biến vạn hóa ở trong mình để gạn lọc nó, trau dồi nó, sửa chữa nó phải biến hóa như thế nàođể chỉ đem lại lợi lạc, chứ đừng gây đau khổ.

Ðến khi đã chuyểnđược tâm thức thành bốn trí (bốn trí: 1. Thành sở tác trí; 2. Diệu quan sát trí; 3. Bìnhđẳng tánh trí; 4. Ðại viên cảnh trí), sáng suốt hoàn toàn, lý trí nhất như, sắc tâm bất nhị, không còn lấy sắc làm sắc, lấy tâm làm tâm, được tự tại không còn vướng mắc, cũng không có gì làm cho giao động, sợ hãi thì bấy giờ không cần duy, không cần thức, hay cần duy gì cũng được vô ngại.

Lý Duy thức tiềm ẩn trong lời Phật rải rác ở các Kinh, Bồ-tát Thế Thân dùng lý đó vết thành luận, gọi là Luận Duy thức. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang sau khi du học Ấn Ðộ, mang về Trung Hoa (602-644), rút ra từ những ý chính của mười vịđại Luận sư như Hộ Pháp, Ðức Huệ, An Huệ v.v., giải về luận 30 bài tụng của ngài và dịch ra bộ luận Thế Thân, rồi tóm lược lại gọi là "Luận Thành Duy Thức".

B. Duy thức theo lời giải của Ðại sư Thái Hư

Chữ Duy thức nguyên chữ Phạn là Vijnàpti-màtratà. Vijnàpti, Trung Hoa dịch âm là Tỳ-nhã-để, dịch nghĩa là Thức. Chữ Màtrata, Trung Hoa dịch âm là Ma-đát-lạt-đa, dịch nghĩa là Duy.

Thức là liễu biệt, nhận biết. Liễu là liễu tri, Biệt là biệt chỉnh cảnh. Tức liễu tri mỗi mỗi cảnh riêng biệt, như nhãn thức liễu tri sắc, nhĩ thức liễu tri thanh v.v.

Thức, nói một cách tổng quát là gồm đủ năm vị tức năm mặt:

1. Thức tự tướng, tức tám thức Tâm vương

2. Thức tương ưng, tức sáu vị Tâm sở.

3. Thức sở biến, tức hai phần Kiến và Tướng.

4. Thức phận vị, tức hai mươi bốn giả pháp Bất tương ưng hành, chúng chỉ là giả tướng sai biệt giữa Sắc và Tâm.

5. Thức thực tánh, tức chơn lý, chơn như thật tánh của bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên là sự. Năm vị pháp này là bao quát hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu. Chúng đều không lìa thức, đều là biểu hiện của thức, nên gọi là Duy thức.

Mỗi mỗi hữu tình từ vô thỉ vốn có tám thức, sáu vị Tâm sở, các pháp sự lý như vậy. Chúng chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết, vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả, nếu ta tưởng tượng có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra.

Duy có ba nghĩa:

1. Nghĩa giản trì: Giản là giản biệt, kén chọn bỏđi có tánh phủ định, giá thuyên. Bỏđi cái gì? Bỏđi hai chấp ngã và pháp thật có. Trí là giữ lấy, có tính khẳng định, biểu thuyên. Giữ lấy cái gì? Giữ lấy thức tướng Y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Các pháp y tha duyên khởi là tướng của thức. Hai không (ngã không, pháp không) hiển lộ Viên thành thật tánh là tánh của Thức.

2. Nghĩa quyết định: Luận Biện Trung Biên nói: "Thử trung định hữu không, ý bỉ diệt hữu thử', nghĩa là trong thức tướng y tha duyên khởi thuộc tục sự này quyết định có thức tánh. Do hai không hiển lộ thuộc chơn lý kia, vì chơn không lìa tục mà có, ngược lại, trong chân lý hai không kia quyết định có tục sự y tha duyên khởi này, vì tục không thể lìa chơn mà có.

Như vậy "Thức" vừa có nghĩa giá và biểu. "Giá" thì ngăn chặn loại trừ ngã và pháp thật có ở ngoài thức."Biểu" thì biểu thị thức tướng y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Sự và lý, tục và chơn, hai mặt quyết định gắn liền với nhau của thức.

3. Nghĩa hiển thắng: Thắng là hơn, là thù thắng, nhằm chỉ cho thức Tâm vương hơn là cho thức Tâm sở mỗi khi nói Duy thức. Khi nói Duy thức là chú ý nói Duy thức Tâm vương.

Trong ba nghĩa trên, trong Duy thức thường dùng nghĩa thứ nhất.

C. Duy thức tam thập tụng bản chữ Hán (Ðại tạng; Chánh 31:1586)

[xin xem theo sách, không đăng trong ấn bản Internet này]

D. Dịch nghĩa(theo thể kệ 5 chữ)

1. Do giả nói ngã pháp,
Có tướng ngã pháp chuyển,
Chúng nương thức biến hiện,
Thức biến hiện có ba.

2. Là Dị thục, Tư lương,

Và thức Liễu biệt cảnh,
Ðầu, thức A-lai-da,
Dị thục, Nhất thiết chủng.

3. Không thể biết chấp thọ,

Xứ, liễu, tương ưng xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư,
Và chỉ có xả thọ.

4. Tánh vô phú vô ký,

Xúc, thảy cũng như thế,
Hằng chuyển như dòng nước.
A-la-hán, bỏ hết.

5. Thức biến hiện thứ hai,

Gọi là thức Mạt-na.
Nương kia chuyển, duyên kia,
Tư lương làm tánh tướng.

6. Tương ưng bốn phiền não,

Là ngã si, ngã kiến,
Và ngã mạn, ngã ái,
Cùng tâm sở Biến hành.

7. Tánh hữu phú vô ký,

Sanh theo A-lại-da.
Chứng La-hán, Diệt định,
Xuất thế đạo, không còn.

8. Thức biến hiện thứ ba,

Sai biệt có sáu thứ,
Tánh tướng là biệt cảnh,
Thiện, bất thiện, vô ký.

9. Cùng tâm sở Biến hành,

Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, Bất định.
Ðều tương ưng ba Thọ

10. Trước là Biến hành: Xúc

Tiếp là Biệt cảnh: Dục,
Thắng giải, niệm, định, tụê.
Cảnh sở duyên không đồng.

11. Thiện là tín, tàm, quý,

Không tham, không sân, si,
Siêng, an, không phóng dật,
Hành xả và không hại.

12. Phiền não là tham, sân,

Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật, xan,

13. Dối, nịnh và hại, kiêu,

Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm,
Không tin cùng giải đãi,

14. Phóng dật và thất niệm,

Tán loạn, không chánh tri,
Bất định là hối miên.
Tầm, tứ hai đều hai.

15. Nương dựa căn bản thức,

Năm thức theo duyên hiện
Ðồng thời khởi, hoặc không,
Như sóng mòi nương nước.

16. Ý thức thưởng hiện khởi

Trừ sanh trời Vô tướng
Và hai định vô tâm
Khi ngủ say, chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến,

Phân biệt, bị phân biệt,
Do kia, đây đều không,
Nên hết thảy Duy thức.

18. Do thức Nhất thiết chủng,

Biến như vậy như vậy,
Vì năng lực triển chuyển,
Kia kia, phân biệt sanh.

19. Do tập khí các nghiệp,

Cùng tập khí hai thủ,
Thân Dị thục trước hết
Lại sanh Dị thục khác.

20. Do biến kể nọ kia,

Biến kế chủng chủng vật,
Biến kế sở chấp này,
Tự tánh toàn không có.

21. Tự tánh Y tha khởi.

Do duyên phân biệt sanh.
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa biến kế.

22. Nên nó cùng Y tha,

Chẳng khác chẳng không khác.
Như tánh vô thường thảy,
Thấy đây, mới thấy kia.

23. Chính nương ba tánh này,

Lập ba vô tánh kia.
Nên Phật "mật ý" nói:
"Hết thảy pháp không tánh".

24. Trước là "Tướng không tánh",

Kế, "Không tự nhiên tánh".
Sau, do lìa tánh trước,
Là tánh chấp ngã pháp.

25. Ðây, thắng nghĩa các pháp,

Cũng tức là chơn như,
Vì thường như tánh nó,
Tức thực tánh Duy thức.

26. Cho đến chưa khởi thức.

Cầu trụ tánh Duy thức.
Ðối hai thủ tùy miên,
Còn chưa thể phục diệt.

27. Hiện tiền lập chút vật,

Cho là tánh Duy thức.
Vì còn có sở đắc,
Chưa thực trụ Duy thức.

28. Khi đối cảnh sở duyên,

Trí không sở đắc gì,
Bấy giờ trụ Duy thức,
Do lìa tướng hai thủ.

29. Không đắc, chẳng nghĩ nghì

Là trí xuất thế gian.
Vì bỏ hai thô trọng,
Chứng đắc hai chuyển y.

30. Ðây, tức giới vô lậu,

Chẳng nghĩ nghì, thiện, thưởng.
An lạc, thân giải thoát,
Ðại Mâu-ni pháp thân.

Dịch theo văn xuôi

1. Do giả nói ngã nói pháp
Nên có các tướng ngã pháp chuyển biến hiện ra.
Ngã pháp ấy đều nương thức biến hiện;
Thức biến hiện ấy có ba loại.

2. Là thức Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh

Thức biến hiện đầu có ba tên là A-lại-da, Dị thục, và Nhất thiết chủng.
Không thể biết đối tượng của nó, là căn thân và chủng tử mà nó chấp thủ làm tự thể, sanh ra cảm thụ (vì quá vi tế).

3. Không thể biết nơi chốn (xứ, khí thế giới - vì quá rộng lớn) và năng lực nhận biết (liễu) của nó.

Nó cùng đi với Tâm sở xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư.
Riêng thọ thì chỉ là Xả thọ.

4. Tánh nó là vô phú, vô ký,

Tâm sở xúc v.v.tánh cũng như vậy
Nó hằng thường và chuyển biến như dòng nước.
Chứng quả vị A-la-hán thì thức A-lại-da không còn

5. Thức biến hiện thứ hai, gọi là Mạt-na.

Nó hiện khởi dựa vào A-lại-da và nhận lấy A-lại-da làmđối tượng chấp ngã.
Thế tánh và hành tướng của nó là tư duy, lượngđịnh.

6. Thường khởi cùng với nó có bốn phiền não:

Là ngã si, ngã kiến,
Ngã mạn và ngã ái.
Cùng các Tâm sở xúc, v.v.

7. Tánh nó là hữu phú, vô ký,

Nó bị ràng buộc sanh vào các cõi theo A-lại-da
Khi chứng A-la-hán, vào định diệt tận,
Khi trí xuất thế, đạo phát khởi
Thức Mạt-na không còn.

8. Thức biến hiện thứ ba

Sai biệt có sáu thứ.
Thể tánh và hành tướng của nó là nhận biết đối tượng.
Nó có đủ ba tánh thiện, bất thiện, vô ký.

9. Cùng đi với nnó có các Tâm sở biến hành

Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
Và ba thọ: khổ, lạc, xả.

10. Trước hết, tâm sở biến hành là xúc,

Rồi đến tâm sở biệt cảnh là dục,
Thắng giải, niệm, định, và tuệ
Và Cảnh sở duyên với chúng (tâm sở biệt) khôngđồng nhau.

11. Tâm sở thiện là tàm, quý

Không tham, không sân, không si.
Siêng năng, khinh an, không phóng dật
Hành xả và bất hại.

12. Tâm sở phiền não là tham,

sân, si, mạn, nghi, ác kiến
Tùy phiền não là phẫn
Hận, phú, não, tật, xan.

13. Cuống, siểm, hại, kiêu,

Không hổ và không thẹn,
Trạo cử với hôn trầm,
Không tính và giải đãi.

14. Phóng dật và thất niệm,

Tán loạn, không chánh tri.
Tâm sở bất định là hối, miên, tầm, tứ.
Cả hai loại hối miên và tầm tứ đều có hai tánh tịnh và nhiễm.

15. Nương tựa thức căn bản thứ tám,

Năm thức hiện khởi khi có đủ duyên.
Hoặc khởi đồng thời, hoặc không đồng thời,
Như sóng nương nước.

16. Ý thức thì thường hiện khởi,

Trừ khi sanh vào cõi trời Vô tưởng,
và hai định vô tâm (vô tưởng định và diệt tận định)
Cũng như khi ngủ say và khi chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến.

Thành năng phân biệt và cảnh của sự phân biệt ấy.
Do vậy mà tất cả pháp đều không. (*)
Nên nói hết thảy pháp Duy thức.

(*) Không có tự tính - theo Madhyanta- vibhaga, Biện trung biện luận, của Vô Trước.

18. Vì chính "thức" vốn hàm chứa hết thảy chủng từ.
Biến hiện ra như thế, như thế.
Vì năng lực triển chuyển hỗ tương.
Nên có các sự phân biệt của tám thức và Tâm sở hiện hành.

19. Do tập khí các nghiệp.

Cùng với tập khí của hai thủ (năng thủ, sở thủ, hay ngã chấp thủ, danh ngôn thủ).
Thân Dị thục trước chết rồi.
Lại sanh thân Dị thục khác.

20. Do tâm so đo vọng chấp cùng khắp nọ kia.

Nên vọng chấp so đo cùng khắp các pháp (biến kế chấp)
Cái so đo chấp thủ cùng khắpđó.
Không có tự tánh của chính nó.

21. Tự tánh là Y tha khởi.

Do thức phân biệt và các duyên mà có.
Tánh Viên thành (là thật tại tối hậu) là tánh Y tha.
Khi Y tha rời khỏi hẳn tánh biến kế trước đó.

22. Nên tánh Viên với tánh Y tha.

Chẳng phải khác, chẳng phải không khác nhau.
Như tánh vô thường, vô ngã đối với các pháp vô thường vô ngã.
Nếu không thấy tánh Viên thành thì cũng không thấy tánh Y tha.

23. Chính nương ba tánh này.

Lập ra ba vô tánh kia.
Nên Phật mật ý nói.
Hết thảy pháp không tự tánh.

24. Tánh Biến kế là tướng không có tự tánh.

Tánh Y tha là không phải tánh tự nhiên sanh.
Tánh Viên thành là tánh y tha lìa xa tánh biến kế chấp ngã pháp trướcđó.

25. Ðó là nghĩa tối thắng của các pháp.

Cũng tức là Chơn như.
Vì thường như tánh nó
Cũng tức là thật tánh Duy thức.

26. Thậm chí khi thức (an trú Duy thức), tánh chưa khởi lên.

Một lòng chuyên cầu an trú Duy thức tánh.
Ðối với hai tập khí chấp thủ ngã pháp.
Vẫn chưa thể dẹp trừ.

27. Nếu giờ cho Duy thức tánh là bất cứ gì.

Thì đó không phải là Duy thức tánh.
Vì còn có cái để thủ đắc.
Nên chưa thật an trú tánh Duy thức.
28. Khi đối cảnh sở duyên.
Trí không sở đắc gì.
Bây giờ thật an trú tánh Duy thức.
Vì xa lìa tướng hai thủ.
29. Trí tuệ vô đắc thì không thể nghĩ bàn.
Nó là trí tuệ xuất thế gian (hay thánh trí).
Do lìa bỏ hai chướng ngại thô trọng là phiền não và sở tri.
Liền chứng đắc hai quả (nương nơi A-lại-đa thức) là Niết-bàn và Bồ-đề

30. Hai quả chuyển y này tức tâm giới vô lậu.

Không thể nghĩ bàn, là thiện, là thường
Là an lạc, là thân giải thoát.
Là pháp thân đại tịch tịnh.

*

Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ Tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ Tánh Duy thức. Năm bài sau chót nói năm hạnh vị tu chứng.

Trong 24 bài đầu, một bài rưỡiđầu lược biện Tướng Duy thức; hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện Tướng Duy thức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 9877)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/12/2011(Xem: 7335)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
14/12/2011(Xem: 9113)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
10/11/2011(Xem: 3846)
Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...
25/10/2011(Xem: 7980)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
10/08/2011(Xem: 4331)
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.
01/08/2011(Xem: 14275)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
01/07/2011(Xem: 6644)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
30/06/2011(Xem: 3952)
1.- HỎI:Thưa giáo sư, tại sao giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật? ĐÁP:Tôi luôn luôn thích thú với Đạo Phật từ lúc rất trẻ, đặc biệt đối với truyền thống Tây Tạng. Khi tôi học hỏi nhiều hơn về điều này, tôi thấy rằng Đạo Phật đã cho tôi những trả lời tuyệt vời nhất đến những vấn đề mà tôi có về việc những cảm xúc và tâm thức hoạt động như thế nào. Giáo huấn nhà Phật đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đối với tôi. 2.- HỎI:Giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật vào lúc nào? ĐÁP:Mặc dù tôi đã đọc sách vở về Đạo Phật từ năm tôi vừa 14 tuổi, nhưng tôi đã quyết định học hỏi chính thức tại Đại Học vào năm 1962, khi tôi vừa 17 tuổi.
23/06/2011(Xem: 16839)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]