Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Tôn Giáo Của Tự Do

01/01/201108:55(Xem: 7154)
16. Tôn Giáo Của Tự Do

TÔN GIÁO CỦA TỰ DO

Ðây là một tôn giáo tự do và lý trí 
khiến con người sống cuộc đời thánh thiện.

Phật giáo không ngăn cản bất kỳ ai học hỏi giáo lý của những tôn giáo khác. Trên thực tế, Ðức Phật khích lệ chư đệ tử Ngài nên học hỏi giáo lý của những tôn giáo khác và đem so sánh lời dạy của Ngài với những tôn giáo khác. Ðức Phật nói rằng nếu những giáo lý ấy mang bản chất lý trí và thích hợp với họ thì các vị đệ tử ngài có quyền tự do tôn trọng những lời dạy như thế. Dường như có một số nhà lãnh đạo tôn giáo cố tìm mọi cách để kìm giữ tín đồ của mình trong bóng tối, có một số trong các vị lãnh đạo đó thậm chí không cho phép tín đồ của họ đụng chạm đến những biểu tượng hoặc kinh sách của những tôn giáo khác. Họ được hướng dẫn không nên lắng nghe những lời thuyết giảng của những tôn giáo khác. Họ bị ngăn cấm không được nghi ngờ về giáo lý của tôn giáo họ, cho dù họ không tin tưởng những giáo lý ấy thế nào đi nữa. Họ càng kìm giữ thái độ thiển cận của tín đồ của họ, thì họ càng dễ dàng kiểm soát những tín đồ ấy. Nếu một ai trong số họ muốn thực hiện sự tự do tư tưởng và nhận ra rằng anh ta luôn luôn bị nhốt trong ngục tối của tri thức nhân loại thì lúc đó người ta viện lẽ là quỷ thần đã cướp đi tâm trí của anh ta. Những người nghèo không được tạo cơ hội để sử dụng khả năng lý trí thông thường, sự giáo dục và khả năng thông minh của anh ta. Những người nào muốn ước ao thay đổi những cách nhìn về tôn giáo thì được dạy phải tin rằng họ không đủ hoàn hảo để được phép sử dụng sự tự do ý chí để tự thân phán xét vấn đề. 

Theo Ðức Phật tôn giáo phải do con người tự do chon lựa. Tôn giáo không phải là một bộ luật, nhưng đó là quy tắc, hệ thống giới luật mà con người tuân theo nó với tinh thần hiều biết. Ðối với người Phật tử chân chánh, những quy tắc tôn giáo không phải là quy luật của thien đường, cũng không phải là quy luật của con người mà đó là một quy luật của tự nhiên. Trên tình hình thực tế hiện nay, hầu hết mọi nơi trên thế giới không có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo thực sự. Con người không có quyền tự do suy nghĩ. Bất cứ khi nào anh ta nhận ra rằng anh ta không thể tìm thấy sự thoả mãn trong tôn giáo mà anh ta đang tôn thờ, thì lúc đó anh ta không thể tìm ra những giải pháp thoả mãn cho những vấn đề trong cuộc sống và anh ta không có quyền tự do từ bỏ tôn giáo đó và chấp nhận một tôn giáo mới thu hút anh ta. Lý do là thẩm quyền tôn giáo, những nhà lãnh đạo tôn giáo và những thành viên trong gia đình đã tước đi cái quyền tự do ấy của anh ta. Nhân loại phải được trao quyền tự do chọn lựa tín ngưỡng phù hợp với niềm tin của họ. Không một ai có quyền ép buộc người khác chấp nhận một tín ngưỡng riêng biệt nào. Có một số người từ bỏ tôn giáo của họ vì vấn đề tình yêu, để được thoả mãn nhu cầu yêu đương đối tượng mà họ đang theo đuổi, chính vì thế họ không hiểu đúng đắn tín ngưỡng của người bạn đời của mình. Tín ngưỡng không nên được thay đổi nhằm thích ứng những nhu cầu tình cảm của con người và yếu điểm của nhân loại. Người ta nên suy nghĩ thận trọng trước khi thay đổi tín ngưỡng. Tín ngưỡng không phải là một vấn đề để phục vụ cho việc giao kèo mua bán; con người không nên thay đổi tín ngưỡng vì những lợi nhuận vật chất cho cá nhân. Tín ngưỡng tôn giáo là nhằm phục vụ cho nhu cầu tu tập, tiến bộ về tâm linh và tự giải thoát bản thân.

Người Phật tử không bao giờ tạo ảnh hưởng những tín đồ tôn giáo khác và không bao giờ đi theo tôn giáo của họ để hưởng được những nhu cầu vật chất. Người Phật tử cũng không bao giờ lợi dụng, khai thác sự nghèo khó, bệnh hoạn, mù chữ và không hiểu biết để mà truyền bá đạo làm gia tăng sô lượng tín đồ của tôn giáo mình. Ðức Phật khuyên những ai muốn theo Ngài tu học không nên hấp tấp vội vã trong việc chấp nhận giáo lý của Ngài. Ngài khuyên họ nên xem xét kỹ giáo lý của Ngài và tự bản thân quyết định liệu giáo lý của Ngài có thiết thực và lợi ích hay không và có thích hợp để cho họ đi theo hay không.

Phật giáo dạy rằng chỉ bằng niềm tin suông thôi hoặc là những hình thức lễ nghi bên ngoài thì không đủ để đạt được trí tuệ và sự hoàn thiện, giải thoát. Xét theo ý nghĩa này, thì sự thay đổi tín ngưỡng bên ngoài trở nên vô nghĩa. Ðể thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo bằng sự ép buộc, sẽ đồng nghĩa với việc ngăn cản sự truyền bá chân lý công bằng và tình thương bằng những phương tiện ép buộc và phi công bằng. Ðối với đệ tử của Ðức Phật một cái tên gọi không quan trọng cho dù anh ta tự gọi mình là một Phật tử hoặc không phải cũng không ảnh hưởng gì đến sự giải thoát của anh ta. Người Phật tử biết rằng chỉ bằng sự hiểu biết và những nỗ lực của con người thì họ sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu do Ðức Phật thuyết giảng.

Trong số tín đồ của nhiều tôn giáo trên thế giới hiện nay, có một số tín đồ rất cuồng tín. Sự cuồng tín trong tôn giáo vô cùng nguy hiểm. Một tín đồ cuồng tín không thể kiểm soát chính bản thân mình, không được lý trí hoặc là những nguyên lý khoa học quan sát và phân tích dẫn dắt. Theo Ðức Phật, người Phật tử phải là con người tự do với một tâm hồn cởi mở, khoan dung và không nên chịu quỵ luỵ đối với bất cứ ai để cầu khẩn cho sự phát triển tâm linh của mình. Người Phật tử quy y Phật, nương tựa nơi Ngài bằng cách chấp nhận Ngài như là một động lực, nguồn gợi cảm khích lệ trong quá trình tu tập. Người Phật tử nương tựa nơi Ðức Phật không phải bằng niềm tin mù quáng mà là bằng một sự hiểu biết. Ðối với người Phật tử, Ðức Phật, bậc Thầy của họ không phải là một đấng cứu thế hoặc Ngài cũng không phải là một chúng sanh phỏng nhân hình người tuyên bố có khả năng rửa sạch tất cả những tội lỗi của những người khác. Người Phật tử xem Ðức Phật như là một Bậc Thầy chỉ cho họ con đường đưa đến sự giải thoát, giác ngộ.

Ðạo Phật luôn luôn ủng hộ tinh thần tự do và tiến bộ của nhân loại. Phật giáo luôn biểu trưng cho sự tiến bộ tri thức và quyền tự do nhân loại trong mọi phương diện của cuộc sống. Không có điều gì trong giáo lý Ðức Phật phải chịu rút lui trong bộ mặt của những phát minh và tri thức khoa học hiện đại. Các khoa học gia ngày càng khám phá ra nhiều điều mới mẻ, thì họ càng tiến lại gần Ðức Phật hơn.

Ðức Phật giải thoát con người khỏi sự trói buộc của tôn giáo. Ngài cũng giải phóng con người khỏi tình trạng độc quyền và chuyên chế bạo ngược của giới tu sĩ. Chính Ðức Phật là người đầu tiên khuyên con người nên thực hiện khả năng lý trí của mình và không cho phép bản thân anh ta phải phục tùng một cách ngoan ngoãn giống như loài gia súc câm điếc, đi theo tín điều tôn giáo. Ðức Phật tượng trưng cho lý trí, dân chủ, tinh thần thiết thực và mẫu người đạo đức trong tôn giáo. Ngài giới thiệu tôn giáo của Ngài cho nhân loại tu tập bằng chân giá trị của con người.

Chư đệ tử Phật được Ngài khuyên không nên tin tưởng vào những gì mà không xem xét chúng một cách đúng đắn. Trong Kinh Kalama, Ðức Phật đưa ra những lời khuyên nhủ sau đây cho một nhóm thanh niên Kalama:

Ðừng chấp nhận điều gì được căn cứ trên cơ sở chỉ nghe tường thuật lại, hoặc là truyền thống, hoặc là tin đồn.

Ðừng chấp nhận điều gì căn cứ trên uy quyền của kinh điển, hợp với lý trí hoặc là những lời tranh luận.

Ðừng chấp nhận điều gì căn cứ trên cơ sở suy luận, ước đoán như vậy.

Ðừng chấp nhận điều gì dường như là có lý.

Ðừng chấp nhận điều gì từ ý kiến tư biện của một ai đó, dường như là khả năng của người khác. Hoặc là xem xét: “Ðây là bậc đạo sư của chúng ta”.

Nhưng khi quý vị biết do chính mình những điều chắc chắn này là bất thiện và xấu xa, có khuynh hướng đưa đến hại mình và hại người, thì hãy từ chối chúng.

Và khi nào chư vị biết do chính mình những điều này là thiện và tốt: đưa đến sự lợi ích về mặt tâm linh cho chính chư vị cũng như cho những người khác, thì hãy chấp nhận và thực hành chúng”.

Người Phật tử được khuyên nên chấp nhận những giáo lý nào chỉ sau khi xem xét, quan sát và phân tích kỹ lưỡng và chỉ sau khi chắc chắn rằng phương pháp đó thích hợp với lý trí và đưa đến sự lợi ích cho bản thân và cho tất cả.

Người Phật tử chân chánh không lệ thuộc vào những thế lực bên ngoài để tìm cầu sự giải thoát tự thân. Anh ta cũng không hy vọng có thể đoạn trừ những khổ đau trong cuộc sống thông qua sự can thiệp của một đấng siêu hình nào từ bên ngoài. Người Phật tử phải cố gắng bằng tất cả nỗ lực của chính bản thân mình nhằm tẩy sạch tất cả những nhiễm ô, cấu uế trong tâm mình để tìm được niềm hạnh phúc, an lạc vĩnh cửu. Ðức Phật dạy: “Nếu có một ai đó nói xấu ta, giáo pháp của ta và chư đệ tử ta, thì không nen bày tỏ thái độ buồn bã hoặc là chán nản, bởi vì sự phản ứng như thế sẽ chỉ làm tác hại đến bản thân các vị mà thôi. Ngược lại, nếu có một ai đó nói tốt về ta, giáo pháp của ta và chư đệ tử ta, thì đừng quá vội hân hoan, vui mừng hoặc là thích thú bởi vì như thế sẽ chỉ làm chướng ngại cho việc phán xét một cách chính xác. Nếu chư vị hân hoan, vui mừng thì chư vị không thể phán xét liệu những phẩm chất được người khác tán thán là thực và thực sự được tìm thấy trong chính nơi ta”. Ðó là thái độ không thành kiến, thiên vị của một người Phật tử chân chánh.

Ðức Phật đã nâng cao mức độ tự do cao nhất không chỉ ở nơi bản chất con người mà còn ở nơi những phẩm chất thiên tính. Ðó chính là quyền tự do không tước đoạt chân giá trị của con người. Ðó là sự tự do giải thoát con người khỏi sự nô lệ của những giáo điều và những quy luật tôn giáo độc tài hoặc là sự trừng phạt trong tôn giáo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2018(Xem: 6275)
Chân Thường Cuộc Sống Con Người! Thanh Quang Mỗi Con Người đều có Một Cuộc Sống- Cuộc Sống để Làm Người, nếu Con Người không có Ý Tâm- Cuộc Sống, Con người không thể Sống! Cuộc Sống Con Người, người ta thường phân ra Cuộc Sống Tinh thần Ý Tâm- Tâm Ý và Cuộc Sống Vật chất. Hai cuộc sống đó không thể tách rời nhau! Cái Thân Con Người ai cũng biết là duyên sinh giả hợp, tùy duyên theo luật sống Vô Thường-Sinh, Lão, Bệnh, Tử, không ai có thể sống hoài, sống mãi, vấn đề là Sống Với ai? Sống để làm gì? Sống như thế nào? Đời này và mai sau….
05/03/2018(Xem: 6518)
Giọt móc cỏ đầu phơi Tâm vô sắc tướng, có tạm bất an nhưng sẽ trở lại tự tánh không. Sắc thân, sinh diệt vô thường như mộng như ảo ảnh. An nhiên quán tự tại trong hiện tại không sợ hãi thất bại, đau khổ hay tham cầu mong thành công, hạnh phúc. Để tự nó đến đi tự nhiên rồi thì sẽ có đầy đủ cả hai. Để rồi đau khổ trong khoái lạc hay khoái lạc trong khổ đau? Vạn vật, có không,vô thường như sương ban mai đọng trên đầu những ngọn cỏ trước vô môn quan chỉ hiện hữu thoáng qua như những dòng chảytrong tâm tưởng. Tóm lại, AI (không có chủ từ ở những câu trên) đang bận tâm đây?
05/03/2018(Xem: 7329)
Lại có chút Ý Duyên-Duyên Ý với tác giả Lê Huy Trứ qua bài viết “Tâm Tạo-Lê Huy Trứ chúng tôi có một vài vấn đề trao đổi thêm về “Ý” -Con đường đạo pháp Phật Đà.(xem thêm:”Một vài Ý qua bài viết ”Thì cành Mai đã nở” của Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) 1.Con Người là cuộc sống Ý Tâm -Tâm Ý -Ý Ngời. Con Người ai cũng có Tâm, Tâm là Cuộc sống Tâm Ý của Con Người. Con Người Sống là-Sống Ý Tâm,“-Ý làm chủ-Ý Tạo”. Tâm là tất cả Cuộc Sống Con Người Ý-cả Ý Vô Ngã Không-Ý Ánh sáng Ý và cả ý Phân biệt, ý khổ, ý nghiệp…., và cả Ý giải thoát…Tâm Không chưa phải là có Ý Giải thoát…..; Giải thoát là Ý Trung-Ý Huệ-Ý Giải thoát….
05/03/2018(Xem: 7932)
Khoa học kỷ thuật hiện đại đang dùng “Tâm ta” để sáng tạo robots với Artificial Intelligence (AI) trong những robots máy kia. Dĩ nhiên với suy nghĩ và hành động đơn phương độc đạo như người. Đây có thể là nhược điểm của nhân sinh mà chúng ta đã biết nhưng vẫn chưa cải tiến được. Điều mà chưa ai nghĩ tới đó là những bồ tát robots này chưa biết vô minh là gì cho nên chưa thật sự được con người viết super program và quantum software làm cho robots trở thành vô minh với tham sân si như là người phàm phu thật sự. Vì con người chưa đủ kiến thức, chưa đạt tới trình độ để biết language của vô minh, tham sân si và nhất là Tâm là cái gì để có thể nắm bắt rồi bỏ tất cả chúng nó vào não robots như là “AI” đó đã cố tâm hay vô tình, lầm lỡ bỏ những cái nghiệp quả báo hại đó vào thân xác của ta, rồi làm cho ta cứ ngỡ nhầm đó là “tâm ta ở trong thân ta.”
03/03/2018(Xem: 5941)
Não & Tâm Lê Huy Trứ Trong tựa đề, “Có phải Tâm là sản phẩm của Não hay Não nhận chỉ thị từ Tâm? ” Arjun Walia “Is Consciousness A Product Of The Brain Or Is The Brain The Receiver Of Consciousness?” Arjun Walia Arjun Walia diển tả, “Tâm là đường lối chúng ta cảm nhận và quan sát thế giới của chúng ta, chúng ta có thể nghĩ, chúng ta cố ý, cảm nhận, nhạy cảm hơn. Câu hỏi lớn nhất cho nhân tâm ngày nay “rằng thì là” (whether) nó đơn giản là một sản phẩm của não của chúng ta, hay nếu não nhận chỉ thị từ Tâm. Nếu Tâm không là đặc sản của não bộ thì nó có nghĩa là cái nhân thể vật chất không bị lệ thuộc vào chuỗi tâm thức, hoặc tự tâm.”
03/03/2018(Xem: 28050)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/03/2018(Xem: 9151)
Có những vần thơ gắn liền với mỗi người từ thuở biết viết, biết đọc cho đến lúc trưởng thành, đi theo suốt cuộc đời, và cũng có thể…cho đến hơi thở cuối cùng. Những vần thơ hay những câu thơ của những thi sĩ nổi danh mà mình đã thuộc nằm lòng, đã ghi nhớ tận đáy sâu của ký ức, và bỗng một lúc nào đó, ở một tình huống nào đó, một nhân duyên nào đó, tự chúng hiện ra một cách tự nhiên trong dòng tư tưởng, sự nghĩ suy, và bộc ra thành lời nói như là của chính mình và đôi lúc, chỉ nhớ đến vần thơ, câu thơ đó mà cũng không hề nhớ đến tác giả là ai nữa ! Các vần thơ, các câu thơ ấy thực sự đã gắn liền với mình, với đời sống mình, đôi lúc còn được xem như là kim chỉ Nam để giúp mình phản ứng, cư xử trước mọi hoàn cảnh, vui hay buồn, tốt hay xấu đang xảy ra.
27/02/2018(Xem: 6510)
Cái tự tánh của tâm viên luôn luôn thay đổi vô thường rất khó mà chuyên tâm nhất trí, chú tâm lâu dài. Kinh Pháp Cú mở đầu, “Tâm làm chủ, tâm tạo!” Hiểu theo nghĩa thông thường chấp ngã của phàm phu là tâm ta làm chủ mọi hành động của ta, tạo ra mọi tư duy và dẫn đến hành động của ta. Tâm phan duyên dẫn ta đi vòng vòng từ suy nghĩ này qua tư tưởng khác thay vì ta dễ dàng nắm bắt, hàng phục được cái tâm bất trị đó. Nhưng bồ tát không thấy tâm chủ, tâm tớ, tâm ta. Không có hành động và tư duy của người, không có suy tư và hành động của ta. Tôi nghĩ, ngay cả giữa Có và Không cũng không có sở trụ để chấp. Chẳng hạn, nhân sinh thường chấp ngã, lưu luyến sống trong quá khứ và lo lắng cho tương lai của chính mình. Chúng ta thường được giảng dạy là phải sống với hiện tại, ngay trong giờ phút này, nhưng ngay cả cái hiện tại chính giữa này cũng vô định xứ, thay đổi
03/02/2018(Xem: 16868)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9647)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]