Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo

01/01/201108:48(Xem: 6315)
11. Sự Bóp Méo Tôn Giáo

SỰ BÓP MÉO TÔN GIÁO

Bất chấp giá trị của tôn giáo trong tinh thần nâng cao bản chất đạo lý, nói rằng tôn giáo là một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển mê tín dị đoan và sự nhiệt tâm mang bản chất đạo đức giả, bị bao phủ bởi cái vỏ tôn giáo bên ngoài là một điều không sai. Nhiều người sử dụng tôn giáo nhắm đến mục đích trốn thoát những sự thật của cuộc đời và mang trong mình một lớp đồ tôn giáo và những biểu tượng tôn giáo. Có thể những người này thậm chí rất thường xuyên cầu nguyện, cúng bái, song họ không mấy thành tâm và không hiểu mục đích của tôn giáo là gì. Khi mà một tôn giáo chịu sự quyết định của vô minh, tham danh vọng, quyền lực và ích kỷ, thì con người nhanh chóng chĩa vào tố cáo tôn giáo và nói rằng tôn giáo mang tính phi lý. Nhưng ‘Tôn giáo’ (việc thực hành nhiều hình thức lễ nghi bên ngoài) nên được phân biệt với bản thân giáo lý. Trước khi phê bình, chỉ trích, chúng ta nên nghiên cứu kỹ và chính xác những giáo lý nguyên thuỷ của bậc sáng lập và tìm xem có điều gì sai trái về bản chất.

Tôn giáo khuyên răn con người làm điều thiện và sống tốt với mọi người chứ họ quan không tâm đến việc hành động như thư vậy. Thay vì đó họ lại thích chấp vào những hình thức khác không mang giá trị chân thật của tôn giáo. Nếu mà họ biết cố tinh tấn tu tập trau dồi bản tâm của mình bằng cách chấm dứt thái độ ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo, đố kỵ và ích kỷ, thì tối thiểu họ cũng sẽ tìm thấy được con đường chân chánh để thực hành một tôn giáo nào đó. Bất hạnh thay, họ lại phát huy tính ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo và ích kỷ thay vì đoạn trừ chúng. Nhiều người có khuynh hướng gỉa vờ theo đạo, nhưng lại làm những hành động tàn bạo vô cùng dựa trên danh nghĩa tôn giáo. Họ gây chiến tranh, phân biệt và tạo ra sự lo âu vì mục đích riêng cho tôn giáo, đánh mất đi cái nhìn với mục đích cao quý của nó. Từ sự gia tăng việc thực thi những hành động được gọi là mang tính chất tôn giáo, chúng ta dường như có ấn tượng rằng tôn giáo đang trên đà tiến bộ, nhưng mặt trái của nó thì thực sự là một vấn đề bởi vì dường như sự thanh tịnh về mặt tâm linh và sự hiểu biết của con người trên thực tế không được tu tập.

Tu tập theo một tôn giáo không gì hơn chỉ là sự phát triển ý thức nội tâm của con người, phát triển thiện chí và sự hiểu biết của họ. Lúc đó những vấn đề mà con người đối diện sẽ được giải quyết trực tiếp bằng cách nương tựa vào sức mạnh tâm linh. Chạy trốn những khổ đau của cuộc sống chính mình trên danh nghĩa tâm linh là một hành động không can đảm và được xem là hèn nhác, lại càng không được xem như là tâm linh. Trong những điều kiện hỗn loạn như hiện nay, con người đang trên đà suy đồi, xuống dốc và tự huỷ diệt chính mình. Sự tró trêu của họ là họ tưởng tượng rằng họ đang trên đà phát triển hướng đến một nền văn minh huy hoàng mà chưa được nhận diện.

Trong tình trạng hỗn loạn này, những quan niệm mang tính ảo tưởng và tạo hình của tôn giáo được truyền bá rộng rãi nhằm tạo ra sự cám dỗ và hỗn loạn hơn trong tâm trí của con người. Tôn giáo bị lợi dụng và được sử dụng cho những nu cầu lợi dưỡng và quyền lực cá nhân. Một số hoạt động phi luân lý đạo đức như quan hệ giới tính một cách tự do v.v.... đã được một số nhóm tôn giáo khích lệ nhằm mục đích truyền bá tôn giáo của họ cho giới trẻ. Bằng cách khơi dậy những cảm giác tham dục, những nhóm này hy vọng chinh phục những thanh niên trai trẻ đi theo tôn giáo của họ. Ngày nay tôn giáo đã bị thoái hoá và biến thành một món hàng hoá rẻ tiền được trưng bày trong thị trường tôn giáo ít được coi trọng đến những giá trị luân lý và những gì mà tôn giáo biểu trưng cho. Một số đoàn truyền giáo cho rằng những hành động mang tính luân lý đạo đức và những giới điều không quan trọng miễn là con người có niềm tin và cầu nguyện Thượng đế, được tin là đủ để đảm bảo được sự cứu rỗi của vị ấy. Ðã chứng kiến cách mà một số nhà cầm quyền tôn giáo đã dấn thân vào con đường sai lầm và che mắt những tín đồ của họ đã diễn ra tại Châu Âu, Karl Marx đã đưa ra một nhận xét châm chọc: “Tôn giáo là tiếng thở dài của những loài sinh vật bị đè nén, những cảm xúc của một thế giới không có trái tim, cũng như linh hồn của những con người không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Con người cần đến tôn giáo không phải vì lý do tôn giáo tạo dựng cho anh ta một thiên đàng ước mơ cho một kiếp sống trong tương lai hoặc là tôn giáo đó cung cấp cho anh ta những quan điểm, ý tưởng giáo điều để theo và nếu như vậy anh ta sẽ phủ nhận khả năng lý trí của con người và trở thành kẻ mối phiền lòng đối với đồng loại của anh ta. Tôn giáo phải là một biện pháp có thể tin cậy và mang bản chất lý trí để cho con người sống ngay trong cuộc sống hiện tại, trở thành những con người có văn hoá và sự hiểu biết, đồng thời thiết lập một đời sống gương mẫu cho những người khác noi theo. Nhiều tôn giáo không chấp nhận những suy nghĩ của chính bản thân con người và cho đó là suy nghĩ của một đấng tối thượng, nhưng Phật giáo, ngược lại, hướng con người trực tiếp trong quá trình tìm cầu sự an lạc nội tâm thông qua những tiềm năng ẩn chứa bên trong con người. Pháp không có nghĩa là những gì con người tìm kiếm từ bên ngoài bản thân anh ta bởi vì phân tích cho đến cùng, con người là Pháp và Pháp là con người. Do vậy, tôn giáo chân thật, có nghĩa là Pháp, không phải là những gì bên ngoài chúng ta mà chúng ta đạt được, nhưng đó là sự tu tập và sự giác ngộ trí tuệ, từ bi và sự thanh tịnh mà chúng ta phát huy chính từ bên trong nội tâm mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 3749)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 3492)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 6481)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 3760)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 5694)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 6397)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 5397)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 13895)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
14/12/2022(Xem: 2111)
Đạo đức và Luân lý chẳng những là nền tảng của mọi tôn giáo, mà còn là nền tảng của mọi xã hội loài người. Một xã hội sẽ không hoạt động hoặc phát triển nếu không có Đạo đức và Luân lý; nó sẽ không chịu nổi sự hỗn loạn và bạo lực. Đạo đức và Luân lý cũng đóng vai trò là hệ thống giá trị mà từ đó luật pháp và công lý được hình thành, cùng với các định nghĩa của chúng ta về đúng và sai. Một hệ thống Đạo đức và Luân lý không chỉ tạo ra hòa bình và trật tự trên thế giới này, nó còn cung cấp một mục đích trong cuộc sống. Sống có Đạo đức và Luân lý cho chúng ta cảm giác thành một ơn gọi cao hơn có thể mang bản chất tâm linh, cho phép chúng ta trải nghiệm sự siêu việt vượt qua những cám dỗ vật chất trần tục.
02/11/2022(Xem: 18416)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567