Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Huy Lòng Từ Bi

24/12/201009:38(Xem: 12321)
Phát Huy Lòng Từ Bi

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾNHẠNH PHÚC
Bản gốc tiếng Anh: The compassion life - NXB: WisdomPublications, Boston, 2001.
Bản tiếng Pháp: Les voies spirituelles du Bonheur - NXB: Pressesdu Châtelet, Paris, 2002
Hoang Phong Việtdịch

2
PHÁTHUY LÒNG TỪ BI

Trước khi khởi sự tu tậpđể phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa củahaichữ ấy là gì. Bằng những ngôn từ đơn giản, ta có thể định nghĩa từ bi vàtìnhthương là những ý nghĩ và xúc cảm mang tính cách tích cực đem đến những giá trịthiết yếu, chẳng hạn như hy vọng, lòng can đảm, quyết chí và sức mạnh nội tâm.Phật giáo xem từ bi và tình thương là hai thể dạng khác nhau phát sinh từ mộtsự hiển lộ chung : từ bi là ước vọng nhìn thấy chúng sinh không còn khổ đaunữa, và tình thương là ước vọng mong muốn chúng sinh được hạnh phúc.

Tiếp theo đó, phải tựhỏi vun xới tình thương và lòng từ bi có thể thực hiện được hay chăng. Nói mộtcách khác, có một phương thức nào làm gia tăng các phẩm tính ấy và đồng thờilàm suy giảm nóng giận, hận thù và ganh tị hay không ? Tôi sẽ nhất định trả lờilà : « Có ! » và không do dự một chút nào cả. Dù ngay trong lúc này đây,nếu như quý vị không đồng ý với tôi đi nữa, tôi cũng xin quý vị hãy tạm thờiđừng chống lại quan điểm ấy. Trước hết chúng ta hãy cùng nhau nêu lên một vàikinh nghiệm làm thí dụ : rồi biết đâu sau đó chúng ta sẽ tìm ra một lời giảiđáp chung cho vấn đề trên đây.

Trước nhất, phải hiểurằng hạnh phúc và khổ đau gồm hai thể dạng căn bản : tinh thần và thể xác. Đốivới phần đông chúng ta, dạng thể tinh thần tác động mạnh mẽ hơn. Vật chất giữmột vai trò kém hơn, ngoại trừ trường hợp đang đau ốm trầm trọng hoặc đangtrong hoàn cảnh cùng quẫn đến tột độ. Trong những lúc thân xác không đòihỏi gìcả, có thể ta không chú ý đến nó làm gì. Ngược lại, tâm thức thì lúc nàocũngghi nhận tất cả, kể cả những biến cố thật nhỏ nhặt. Vì thế, phát động nghị lựclàm cho tâm thức lắng xuống là một việc khó khăn hơn nhiều so với những lo toantìm cách cung phụng tiện nghi cho thân xác.

Tâm thức có thể biếncải được

Mặc dù kinh nghiệm củatôi còn hạn hẹp, nhưng tôi vẫn tin rằng nhờ vào sự tập luyện đều đặn, tacó thểhoàn toàn biến cải được tâm thức. Cách cư xử, cũng như tư duy và xu hướng tíchcực đều có thể làm cho gia tăng thêm, và ngược lại những gì tiêu cực hàmchưatrong ta đều có thể làm cho giảm xuống. Ý thức được điều đó sẽ giúp ta biến cảivà thay đổi tâm thức. Sự thật đơn giản trên đây là những gì thuộc vào bản chấtcủa tâm thức.

Cái mà ta gọi là « tâmthức » thật lạ lùng. Đôi khi nó rất bướng bỉnh và cưởng lại mọi sự thay đổi.Tuy nhên, nhờ vào sự cố gắng thường xuyên và niềm tin vững chắc dựa trênlýtrí, tâm thức cũng có thể tỏ ra mềm dẻo và rất lương thiện. Khi ta nhận thấycần phải thay đổi, lúc đó tâm thức cũng sẽ sẳn sàng thay đổi. Ước vọng suônghay chỉ biết đơn giản cầu nguyện sẽ không đủ sức làm cho tâm thức đổi thay ;phải ghép thêm vào đó thành phần lý trí – tức những gì dựa một cách thậtvữngchắc vào kinh nghiệm. Ta không thể nào biến cải tâm thức trong một sớm mộtchiều : thói quen lâu đời, nhất là nhưng thói quen tinh thần luôn luôn cưỡnglại những giải pháp hời hợt. Nhưng với sức cố gắng và lòng tin vững chắcphátxuất từ sự hiểu biết, những thể dạng tâm thần của ta có thể sửa chữa được mộtcách thật sâu xa.

Muốn thăng tiến, trướchết phải chấp nhận khi nào ta vẫn còn sống trong thế gian này, thì lúc đó tavẫn còn gặp khó khăn và các chướng ngại cản trở nguyện vọng của ta. Khi các khókhăn hiện ra làm cho ta nhụt chí và mất hết hy vọng, lúc đó ta sẽ không còn khảnăng nào để đối đầu với chúng. Ngược lại, khi đã hiểu rằng khổ đau khôngphảichỉ duy nhất giành riêng cho ta, mà đấy là số phận chung của mọi người, ta sẽquyết tâm hơn và cảm thấy có nhiều khả năng hơn để vượt lên trên tất cả mọichướng ngại. Với tấm lòng từ bi sẳn có, ta ý thức được kẻ khác cũng khổ đau nhưta, lúc đó ta sẽ xử lý dễ dàng hơn những khổ đau của riêng mình. Đấy là cáchthăng tiến trong sự tu tập, mỗi chướng ngại đều là một cơ may quý giá giúp tanâng cao giá trị của tâm thức và đồng thời cũng giúp ta củng cố thêm sự vữngchắc của lòng từ bi ! Mỗi một kinh nghiệm mới đều là một dịp may giúp tatậpluyện để trở thành từ bi hơn, điều đó có nghĩa là trong từng kinh nghiệmta lạicố gắng thêm để phát lộ lòng xót thương chân thật trước những khổ đau của kẻkhác, và đồng thời làm gia tăng lòng quyết tâm của ta trong mục đích làmbớt đikhổ đau cho họ. Từ bi nâng cao sự trong sáng và sức mạnh nội tâm của ta.

Làm thế nào để vun xớilòng từ bi

Chủ trương chỉ biết cómình là xu hướng chung của tất cả mọi người, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi, xuhướng ấy ngăn cản không cho ta yêu thương kẻ khác. Muốn thật sự hạnh phúc, cầnphải có một tâm thức phẳng lặng, và sự an bình đó trong tâm thức chỉ có thểthực hiện nhờ vào lòng từ bi. Vậy làm thế nào để phát huy một thái độ như thế ?Thật hết sức rõ ràng, không phải chỉ tin vào những lợi ích của lòng từ bi làđủ, hoặc chỉ biết say sưa với vẻ đẹp tuyệt vời của lòng từ bi là được ! Muốnvun xới lòng từ bi, ta phải quyết tâm cố gắng lợi dụng tất cả mọi biến cố đangxảy ra vào bất cứ lúc nào trong cuộc sống để tự biến cải tư duy và thái độ củamình.

Trước hết cần phải hiểumột cách chính xác ý nghĩa của chữ từ bi là gì. Vì thật ra lắm khi xúc cảm vềtừ bi chỉ là những gì hàm chứa dục vọng và bám víu. Thí dụ, tình thương của chamẹ đối với con cái không phải là từ bi theo đúng với ý nghĩa của nó, bởivìtình thương đó dễ bị lầm lẫn với nhu cầu xúc cảm của cha mẹ. Thông thường, sựkiện chăm xóc cho một người bạn thân thiết được xem là một nghĩa cử từ bi,nhưng thực ra lắm khi cũng chỉ là sự bám víu. Khi một cặp vợ chồng được kết hợpvà cả hai chưa hiểu gì về tính tình của nhau, thì tình yêu lứa đôi lúc ấy chỉlà sự bám víu, không hẳn là tình yêu thật sự. Hơn nữa, trong trường hợp cuộcsống chung không kéo dài, thì đấy là do thiếu lòng từ bi mà ra : vì sự kết hợplứa đôi chỉ là hậu quả của những xúc cảm sinh ra từ sự kiện bám víu vào nhữngphóng ảnh của nhau và sự chờ đợi lẫn nhau ; đến một lúc nào đó, khi những phóngảnh biến đổi, bám víu cũng sẽ không còn. Sự ham muốn có thể quá mạnh làmchongười mà ta bám víu có vẻ như không có một khuyết điểm nào cả, nhưng thật ra lànhiều lắm. Chính đó là dấu hiệu cho thấy tình yêu được thúc đẩy bởi nhucầu cá nhân nhiều hơn là sự quan tâm thật sự đến người đối diện.

Tuy thế, tỏ lộ từ binhưng không hề bám víu vẫn có thể thực hiện được. Nhưng cần phải phân biệt thậtrõ ràng giữa hai thứ tình cảm ấy. Từ bi đích thực không phải là một phảnứngcủa xúc cảm, mà là một hành vi dấn thân dựa một cách vững chắc vào lý trí. Lòngtừ bị đích thực khi được xây dựng trên nền móng vững chắc sẽ không biến đổi, dùcho người tiếp nhận lòng từ bi phản ứng một cách tiêu cực đi nữa. Lòng từ binhư thế mới đúng là lòng từ bi chân thành. Mục tiêu của người tu tập Phật giáolà phát huy lòng từ bi chân chính và mong ước đem đến an vui cho kẻ khác, kẻkhác ở đây có nghĩa là tất cả chúng sinh trong vũ trụ. Thật hết sức dễ hiểu,vun xới lòng từ bi như thế không phải là chuyện dễ làm ! Vậy ta nên quánxétnhững điều sau đây thật cẩn thận.

Dù cho những người chungquanh xinh đẹp hay tầm thường, khả ái hay độc ác, họ đều là những con người nhưta. Cũng giống như ta, họ muốn được hạnh phúc và không muốn gánh chịu đớn đau.Hơn nữa, quyền được hạnh phúc và tránh khổ đau của họ cũng ngang hàng với ta.Hành vi biết công nhận tất cả mọi con người đều ngang hàng với nhau trong ướcvọng tìm được hạnh phúc và có quyền ngang nhau để thực hiện điều ấy sẽ giúp taphát lộ dễ dàng tình thân thiện giữa họ và ta. Khi đã tập luyện và quen dần vớitình thần nhân ái toàn cầu đó, ta sẽ nhận thấy đấy chính là trách nhiệm chungcho tất cả mọi người, và ta sẽ cố gắng tích cực hơn để giúp đỡ kẻ khác giảiquyết những khó khăn của họ. Trách nhiệm đó không mang tính cách chọn lựa, nhưngtrải rộng đồng đều và hướng vào tất cả chúng sinh. Vì chưng, họ cũng nhưta,tất cả đều bị chi phối bởi nhu cầu hạnh phúc và lẩn tránh khổ đau, khôngcó mộtcăn bản hợp lý nào để căn cứ vào để loại trừ hay ruồng bỏ bất cứ ai dù cho họhành động không được đúng đi nữa.

Tôi muốn dựa vào nhữngđiều trình bày trên đây để nhấn mạnh đến trường hợp một số người tự nhậnlàthuộc loại thực tế và chủ trương tính cách thực dụng trong sự sống, nhưng thậtsự ra họ lại thường tỏ ra thực tế một cách quá lố và họ chỉ nhìn thấy khía cạnhthực dụng của các biến cố. Thật vậy, họ thường nói : « Ước mong tất cả chúngsinh đều được hạnh phúc và mỗi chúng sinh đều tìm thấy hạnh phúc đúng như mìnhmong muốn là điều không thể thực hiện được. Lý tưởng ấy nhất thiết khôngđem đếnhiệu quả gì cho tâm thức, cũng không giúp ích được gì hơn cho sự tu tập tinhthần, vì nó hoàn toàn mang tính cách không tưởng ».

Theo họ, trong bước đầuchỉ cần quan tâm đến một nhóm người thu hẹp, sự liên hệ trực tiếp sẽ dễ thựchiện hơn. Sau đó, sẽ nới rộng chu vi tiếp cận và gia tăng thêm các yếu tố khác.Đối với họ, thật là vô bổ khi nghĩ đến con số vô lượng chúng sinh. Họ cóthểmiễn cưỡng chấp nhận sự liên hệ giữa họ và một số đồng loại sinh sống trên hànhtinh này, nhưng khi nói đến vô lượng chúng sinh trong vũ trụ thì quả thật lànhững gì vượt quá xa, thoát ra khỏi lãnh vực kinh nghiệm của họ. Họ sẽ thốt lên: « Có ích lợi gì đâu khi chủ trương một tâm thức mở rộng đến tất cả mọisinhlinh ».

Có thể trong những bốicảnh khác, may ra quan điểm trên đây có một giá trị nào đó. Nhưng trong trườnghợp đang bàn thảo, phải nắm vững tác động của những hành vi nhân ái. Mụcđíchlà mở rộng chu vi của lòng nhân từ, làm sao có thể trải rộng đến tất cả mọihình thức của sự sống biết cảm nhận khổ đau và hạnh phúc. Vì chính đó làcáchcông nhận sự nhậy cảm nơi mọi sinh vật trước khổ đau và hạnh phúc.

Xúc cảm về lòng từ bitoàn cầu rất mạnh, không cần phải nhắm chính xác vào từng chúng sinh mớicó thểbiến xúc cảm đó trở thành hữu hiệu. Cách lý luận này cũng gần tương tợ với sựcông nhận bản chất toàn cầu của hiện tượng đổi thay ; thí du khi đã tu tập vàđạt được một bậc cấp hoàn hảo ta sẽ nhìn thấy mỗi vật thể và mỗi sự kiệnđều vôthường, và khi đó ta sẽ không còn cần đến cách quán xét từng hiện tượng mộttrong số tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ mới đủ sức công nhận nguyên lý củavô thường. Sự vận hành của tâm thức không giống như thế : phải hiểu rõ điềunày.

Thời gian và sự kiênnhẫn giúp ích rất nhiều, phát huy lòng từ bi toàn cầu hoàn toàn nằm trong khảnăng của ta. Nhất định chủ trưong chỉ biết có mình và sự bám víu vào cảmgiácmột cái tôi duy nhất và tuyệt đối sẽ tác động một cách ngấm ngầm để chậnđứnglòng từ bi. Thật hết sức rõ ràng, khi nào sự bám víu vào một cái tôi được tháogỡ, lúc ấy ta mới có thể sống với một tấm lòng từ bi đích thực. Tuy là như thế,nhưng ta vẫn có thể bắt đầu nuôi nấng và phát triển lòng từ bi ngay từ bây giờ.

Bắt đầu bằng cách nào?

Bắt đầu bằng cách loạibỏ những chướng ngại lớn lao cản trở lòng từ bi : tức nóng giận và hận thù. Nhưchúng ta từng thấy, những xúc cảm cực mạnh có thể làm cho tâm thức đảo điên.Tuy nhiên, hận thù và giận dữ vẫn có thể khắc phục được. Nếu không đủ sức khốngchế những xúc cảm đó, chúng có thể sẽ đầu độc cả sự hiện hữu của ta, và –dùkhông cố tình đi nữa –, chúng cũng sẽ ngăn chận không cho ta tận hưởng hạnhphúc do tình thương yêu mang đến.

Nhưng cũng biết đâu quývị có thể không xem sự giận dữ là một chướng ngại ; vì thế, điểm khởi đầu cầnphải phân tích xem giận dữ có mang đến lợi ích hay chăng. Đôi khi một tìnhhuống khó khăn nào đó làm cho ta phẫn nộ, một cơn giận dữ hình như làm cho tagia tăng thêm sinh lực, tự tin và quyết tâm. Tuy thế, chính trong những giâyphút đó ta cần phải quan sát thật cẩn thận tình trạng tâm thức của ta. Thậtvậy, giận dữ sẽ làm gia tăng sinh lực, nhưng nếu ta quán xét bản chất của sinhlực đó, ta sẽ thấy rằng đấy là một thứ sinh lực mù quáng. Vì thế, ta không thểbiết được một cách chính xác hậu quả của nó sẽ mang tính cách tích cực hay tiêucực, bởi vì biến cố đó che lấp phần lý trí trong não bộ của ta. Vì lý doấy,sinh lực của giận dữ gần như không bao giờ là một thứ sinh lực có thể tin cậyđược. Nó có thể xúi giục ta cư xử một cách nguy hại và gây ra những đổ vỡ lớnlao. Khi giận dữ gia tăng và đạt đến mức tột đỉnh sẽ làm mất lý trí và thúc tahành động gây thiệt hai cho kẻ khác và cho cả chính ta nữa.

May mắn thay, để xử lýnhững tình thế khó khăn, ta vẫn có thể phát huy một thứ sinh lực khác cũng mãnhliệt như giận dữ, nhưng ta vẫn giữ được sự chủ động. Chủ động được là nhờ vàolòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn. Đấy là những liều thuốc hoá giải rấthữuhiệu chống lại sự giận dữ. Đáng buồn thay, người ta lại thường cho rằng lý trívà sự kiên nhẫn là dấu hiệu của sự hèn yếu. Tôi hoàn toàn hiểu ngược hẳnlại,đấy là những dấu hiệu của sức mạnh nội tâm đích thực. Từ bản chất, từ bilàđiều thiện, rất dịu dàng và hiền hoà, nhưng đồng thời cũng rất cường lực. Từ bitạo ra sức mạnh nội tâm và biến ta trở thành khoan dung hơn. Những ngườiđánhmất kiên nhẫn sẽ hoá ra lo âu và tính khí bất thường.

Vì thế, khi có một khókhăn hiện ra, hãy cố giữ thật khiêm tốn và cố tìm một giải pháp thích nghi bằngmột thái độ chân thật. Nhất định kẻ khác cũng có thể tìm cách lợi dụng sự ngaythật của ta, và nếu như sự độ lượng của ta chỉ làm mồi cho sự hung hãn bùngthêm một cách vô bổ, thì lúc đó mới nên tìm cách giữ vững vị thế của ta.Nhưnghành vi giũ vững đó phải đuợc thực thi với lòng từ bi, và nếu như cần phải bàytỏ quan điểm và chọn một biện pháp mạnh, thì cũng có thể làm nhưng khôngđượcphép giận dữ hay mang một chút ác ý nào.

Thật ra, phải hiểu rằngtuy kẻ thù của ta có vẻ như muốn kết đổ thừa cho ta là người làm điều sai trái,nhưng sau cùng chính họ lại gánh lấy tai hại do hậu quả phát sinh từ thái độtàn phá của chính họ. Nếu muốn khắc phục những phản ứng ích kỷ chống lạikẻkhác, phải luôn luôn nhớ rằng ta đang cố gắng tu tập về lòng từ bi và đang tìmcách giúp đỡ kẻ khác tránh khỏi khổ đau do những hành vi của họ. Những biệnpháp mà ta bình tĩnh chọn lựa nhất định sẽ đúng đắn, cường lực và hiệu quả. Nếugiận dữ đứng ra chỉ huy sự trừng phạt, thì không mấy khi đưa đến thành công.

Bạn và thù

Tôi xin phép trở lại chủđề đã đề cập trước đây là muốn phát huy lòng từ bi, lý trí và sự kiên nhẫn,không phải chỉ nghĩ đến giá trị của những phẩm tính ấy là đủ. Nhưng phảiđemnhững phẩm tính ấy ra để ứng dụng mỗi khi gặp khó khăn. Nhưng những ai đã tạora các khó khăn đó ? Nhất định không phải là bạn hữu của ta, nhưng chínhlà kẻthù của ta. Chính kẻ thù là những người tạo ra phiền toái cho ta. Vậy, nếu thựctâm muốn học hỏi, ta phải xem kẻ thù của ta như những vị thầy tốt nhất !Đốivới bất cứ ai muốn tìm cách vun xới lòng từ bi và tình thương, sự kiên nhẫn làcách tập luyện thiết yếu nhất và kẻ thù là một yếu tố không thể thiếu sót được.Hơn thế nữa, ta còn phải biết ơn kẻ thù của ta, bởi vì chính họ đã giúp ta tìmthấy sự an bình trong tâm thức, họ tích cực hơn bất cứ kẻ nào khác ! Thật vậy,có phải ta vẫn thường nhận thấy qua đời sống cá nhân và trong tập thể xãhội,nhiều trường hợp kẻ thù đã trở thành bạn hữu.

Nhất định, ai chẳng muốnđược bạn bè săn đón. Nhưng tình bạn hữu có phải đã phát sinh từ sự chốngđối vàgiận dữ, từ ganh tị và tranh đua quyết liệt hay không ? Tôi không tin một chútnào cả. Phương cách tạo ra bạn bè, chính là tình thân ái ! Chỉ có tình thân áimới tạo được những người bạn trung tín và thành thật. Hãy thật sự chăm sóc chokẻ khác, quan tâm đến sự an vui của kẻ khác, giúp đõ họ, phục vụ họ, tạothêmbạn bè, hãy làm nở thêm những nụ cười. Những hành vi đó sẽ đem đến lợi lộc gìcho ta ? Thật nhiều giúp đỡ khi ta cần đến. Ngược lại, nếu ta không hề quan tâmđến hạnh phúc của kẻ khác, trong lâu dài chính ta sẽ là người không tìm thấyhạnh phúc.

Trong một xã hội vậtchất, tiền bạc và quyền thế có vẻ như đem đến cho ta thật nhiều bạn hữu ;nhưngđó chỉ là bè bạn của tiền bạc và uy thế mà thôi. Khi ta sa sút và quyền uykhông còn nữa, thì dù có muốn dò tìm tông tích của họ cũng không phải làchuyệndễ.

Khi mà mọi việc trongcuộc sống của ta đều suôn sẻ, ta có cảm giác có thể tự xoay trở một mình, khôngcần đến bè bạn. Nhưng khi địa vị xã hội và sự giàu sang sa sút, lúc đó ta mớinhận ra trước kia ta đã hiểu lầm. Để phòng ngừa cảnh huống đó, và để tìmđượcnhững người bạn đích thực có thể giúp đỡ trong khi cần đến, ta phải biếttraudồi lòng từ bi !

Nêu lên việc này biếtđâu sẽ có người bật cười, nhưng tôi vẫn cứ nói lên là tôi vẫn còn muốn có nhiềubạn hơn nữa. Tôi rất thích những nụ cười. Vì thế, tôi tìm cách làm bạn với thậtnhiều người, để đón nhận tật nhiều nụ cười, nhất là những nụ nười đích thực. Cóđủ mọi thứ cười, có những nụ cười cay độc, giả tạo hay ngoại giao. Có những nụcười thiếu hẳn sự thành thực ; những nụ cười ấy thường gây ra ngờ vực, kể cả sựsợ hãi, có đúng thế hay chăng ? Nhưng một nụ cười chân thật tỏa ra một cảm giácmát mẻ, và theo tôi một nụ cười như thế mới chính thực là một nụ cười của conngười. Nếu chúng ta muốn được nhìn thấy những nụ cười như thế, thì cũng nênhiểu rằng chính chúng ta là nguyên nhân tạo ra những nụ cười ấy.

Vậy thì, ta phải làm bạnnhư thế nào ? Nhất định không phải bằng hận thù và chống đối. Không thể nào tạora những mối giây thân hữu khi đánh đập kẻ khác hay tuyên chiến với họ. Mộttình bạn đích thực phải xây dựng trên sự lương thiện và thành thật, nói mộtcách khác là bằng một tâm thức cởi mở và một tấm lòng ấm áp. Theo ý tôi,cáchgiao tiếp với kẻ khác trong cuộc sống thường nhật cũng đủ để chứng minh điềuấy.

Chiến thắng kẻ thù ẩnnấp trong ta

Giận dữ và hận thù lànhững kẻ thù đích thực. Chính đó mới thật là những kẻ thù mà ta cần phảichiếnthắng và khắc phục, không phải là những kẻ thù bất chợt do thời cơ xui khiến.Khi nào tâm thức chưa được luyện tập đầy đủ để khắc phục sức mạnh tiêu cực củagiận dữ và hận thù, thì những xúc cảm ấy vẫn còn tiếp tục khuấy động và hủydiệt mọi nổ lực tìm kiếm sự an bình cho nội tâm.

Muốn loại trừ tiềm năngtàn phá của giận dữ và hận thù, ta cần hiểu rằng những xúc cảm đó bắt nguồn từsự kiện ta chỉ biết quan tâm đến lợi ích và an vui của cá nhân ta và quên đihạnh phúc của kẻ khác. Thái độ chỉ biết đến mình tiềm ẩn trong mỗi con người,thái độ ấy chẳng những dung dưõng sự giận dữ mà còn làm phát sinh mọi thể dạngtâm thức tệ hại khác nữa. Đấy là sự cảm nhận lừa phỉnh không cho phép tanhìnthấy bản chất đích thực của mọi vật thể, và từ cách diễn đạt sai lầm nàysẽphát sinh ra mọi thứ khổ đau và bất toại nguyện mà ta phải gánh chịu. Vìthế,người tu tập từ bi và tình thương yêu phải chận đứng những tác hại của kẻ thùnội tâm, không cho phép những kẻ thù ấy tự động đưa đến những hậu quả đổvỡkhông hàn gắn được.

Muốn lột trần quá trìnhtàn phá trên đây một cách minh bạch, ta phải học tập để hiểu thấu bản chất củatâm thức, bởi vì như tôi thường nói, tâm thức là một hiện tượng vô cùng phứctạp. Triết học Phật giáo nêu lên nhiều loại tâm thức hay là tri thức khác nhau,và đồng thời cũng đưa ra các phương pháp thiền định giúp ta quen thuộc với tínhcách biến động không ngừng của những thể dạng tâm thần.

Theo các khảo cứu khoahọc, vật chất được cấu hợp từ những hạt cơ bản. Một số thành phần phân tử hoáhọc cũng như một số cấu trúc nguyên tử hàm chứa một giá trị thực tiển nào đóthường được các khảo cứu gia quan tâm nhiều hơn, trong khi những thành phần vàcấu trúc nào không hàm chứa các đặc tính hữu ích thì không được chú ý đến, hoặcbị đặt qua một bên. Phân loại bằng cách chọn lọc như thế đã đưa đến những kếtquả thật ngoạn mục.

Nếu người ta biết dồnthật nhiều nổ lực như trên đây để nghiên cứu về tâm thức, về thế giới nhận biếtvà các hiện tượng tâm thần, thì nhtấ định người ta cũng sẽ khám phá ra vô sốnhững thể dạng khác biệt nhau tùy theo cách nhận biết, đối tượng nhận biết vàsức mạnh mà tâm thức sử dụng để nhận biết. Có một số thể dạng tâm thức rất hữuích và tốt đẹp, ta nên xác định chúng một cách chính xác và phát huy tiềm năngcủa chúng. Hãy bắt chước phương pháp của các nhà khoa học, khi ta phân tích vàthấy rằng một số thể dạng nào đó của tâm thức không mang tính cách tích cực,bởi vì chúng tạo ra khổ đau và chướng ngại, ta nên tìm cách loại trừ chúngngay. Đấy là một trong những phương pháp quan trọng nhất : dù sao đi nữa, điềuấy cũng là mối ưu tư hàng đầu của người tu tập Phật giáo. Việc đó cũng tương tợnhư mổ xẻ bộ nảo để thực hiện các thí nghiệm trên những tế bào tí teo, tìm hiểuxem tế bào nào làm phát sinh ra hân hoan, và tế bào nào tạo ra đau khổ. Cho đếnkhi nào những kẻ thù như vừa kể trên đây còn ẩn nấp trong ta, thì ta vẫncòngặp nguy cơ vấp phải những hiểm nguy to lớn.

Trước khi bước vào kỹthuật tu tập tâm thức của Phật giáo, cần phải hiểu rõ và ước tính cẩn thậnnhững khó khăn có thể gặp phải trong các cách luyện tập ấy. Kinh sách Phật giáocó nói đến tám mươi bốn ngàn loại tư duy độc hại, và đồng thời cũng có tám mươibốn ngàn phương thuốc để hoá giải chúng. Do đó, xin chớ chờ đợi một giảiphápthần diệu hiện ra như một thứ phù phép giải thoát ta ra khỏi tất cả những sứcmạnh tiêu cực. Ta phải thực hành thật nhiều phương pháp khác nhau trong mộtthời gian lâu dài mới có thể nhìn thấy được những kết quả cụ thể. Cần nhất làphải có sức mạnh của quyết tâm và thật nhiều kiên nhẫn. Trong những bướcđầutrên con đường Đạo Pháp, xin quý vị chớ nên mong đợi đạt ngay được Giác ngộ saumột tuần lễ tu tập. Điều đó quả thật không thực tế một chút nào cả.

Một vị thánh vĩ đại củaPhật giáo là Long Thọ đã viết nhiều trang luận giải trình bày sự cần thiết củakiên nhẫn trong quá trình tu tập tinh thần. Ông khẳng định rằng – nhờ vào sự tutập và kỷ cương tâm thức, nhờ vào sự quán thấy sâu xa và những ứng dụng tinhthông – khi nào ta đã tạo được cho ta một thể dạng thăng bằng và tự tin,thiếtlập bằng một phương pháp tu tập đích thực và rốt ráo, thì lúc đó thời gian cầnthiết để đạt được Giác ngộ không còn là một điều quan trọng nữa. Tuy thế, khácvới trường hợp của Long Thọ, thời gian đối với chúng ta vẫn còn là một yếu tốquan trọng. Khi nào ta vẫn còn phải gánh chịu những biến cố đau buồn không thểkham nổi, dù chỉ là tạm thời đi nữa, thì lúc đó ta vẫn không có đủ kiên nhẫn vàphải tìm một lối thoát nào nhanh chóng nhất.

Vì chưng từ bi và tìnhthương yêu chỉ có thể trả với một giá rất đắt bằng những cố gắng thật ý thức vàliên tục, cho nên cần phải xác định rõ ràng những điều kiện nào có thể giúpphát lộ những phẩm tính của lòng ta và những cảnh huống bất thuận lợi nào sẽngăn cản không cho phép ta vun xới những thể dạng tích cực. Muốn thựchiện mục tiêu đó, ta phải sống với một tâm thức bén nhậy và tĩnh giác. Ta phảitự chủ và cảnh giác để mỗi khi có một biến cố xảy ra, ta có thể ý thức đượcngay đấy là một biến cố thuận lợi hay bất thuận lợi cho sự phát triển từbi vàtình yêu thương. Tu tập được như thế, ta sẽ dần dần giới hạn ảnh hưởng củanhững sức mạnh tiêu cực và đồng thời làm gia tăng những điều kiện thích nghi đểphát huy hai phẩm tính là từ bi và tình thương yêu.

Như tôi vừa trình bàytrên đây, bất cứ khổ đau nào hay hạnh phúc nào cũng đều thuộc vào hai lãnh vực,hoặc là thân xác hoặc là tinh thần. Khi đau đớn phát sinh trên thân xác,mộttâm thức tích cực có thể làm bớt đi sự đau đớn đó. Thực vậy, một tâm thức bìnhtĩnh có thế hoá giải được sự đau đớn. Chấp nhận và quyết tâm chịu đựng sự đauđớn cũng cho thấy những hiệu quả lớn lao. Ngược lại, đối với trường hợp khổ đaucó tính cách tinh thần, thì dù có cố gắng làm cho khoẻ mạnh thêm trên phươngdiện thân xác thì cũng không vì thế mà có thể làm giảm bớt được khổ đau tinhthần. Nhất định ta có thể tìm cách làm quên bớt những khổ đau tinh thầnbằng cách ru ngủ giác quan bằng những thích thú, nhưng tình trạng đó không kéodài và khổ đau còn có thể trở nên trầm trọng hơn gấp bội. Vì thế, phải cầnluyện tập tinh thần thường xuyên, nhưng không cần phải tu tập những gì liênquan đến cái chết hay là con đường đưa đến Giác ngộ. Dù sao, nếu những tầm nhìnthật xa không đủ sức thu hút ta, thì ta cũng nên chăm lo cho tâm thức, hơn làchỉ biết chú ý đến đồng tiền trong túi.

Thật rõ ràng, Phật giáokhông phải chỉ giúp làm cho nhẹ bớt đớn đau, mà còn nhắm vào sự giải thoát tấtcả chúng sinh khỏi vòng đau khổ. Tuy nhiên, nếu như việc chịu đựng đau đớn chochính mình đã là việc khó, thì làm thế nào để đủ sức gánh chịu khổ đau cho tấtcả chúng sinh ? Trong tập sách Hướng dẫn sự sinh hoạt của một vị Bồ-tát,một vịthầy người Ấn thuộc thế kỷ thứ VIII là Tịch Thiên đã giải thích những khác biệttrên phương diện hiện tượng học giữa những đớn đau mà ta cảm nhận được khi nhậnlảnh tất cả khổ đau của kẻ khác và những khổ đau trực tiếp của chính ta.Loạikhổ đau thứ nhất hàm chứa tính cách bất an vì phải chia xẻ khổ đau của kẻ khác,nhưng đồng thời ta vẫn giữ được một thể dạng thăng bằng nào đó trong tâmthứcbằng sự tự nguyện chấp nhận. Hành vi chủ ý chấp nhận khổ đau của kẻ kháchàmchứa một sức mạnh và sự tự tin, trong khi đó đối với loại khổ đau thứ hai, sựcảm nhận đớn đau và khổ nhọc vượt ra ngoài ý muốn của ta. Vì chưng nhữngkhổđau thuộc loại ấy thoát ra khỏi sự kiểm soát của ta, nên ta sẽ cảm thấy yếuđuối và kinh hoàng.

Những lời giảng huấn củaPhật giáo về lòng nhân ái và từ bi thường sử dụng đến những câu châm ngôn nhưsau : « Đừng nghĩ đến sự an vui của chính mình, hãy đặt sự an vui của kẻkháclên trên hết ». Những câu châm ngôn như thế có vẻ làm cho người nghe khóhiểu,nhưng thật ra phải đặt những câu ấy vào đúng phối cảnh của chúng, tức làtìnhtrạng ta đang phải tu tập để tự nguyện nhận chịu khổ sở và đớn đau cho kẻ khác.

Thực ra, cũng phải đủsức để yêu mến chính mình trước khi chăm lo cho kẻ khác. Yêu thương chính mìnhkhông phải là một thứ xúc cảm giống như một món nợ cá nhân đối với chínhmình.Đúng hơn, yêu thương có nghĩa là từ bản chất, tất cả chúng ta đều mong muốnđược hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau. Sau khi chấp nhận sự yêu mến chínhmình,ta sẽ có thể trải rộng sự yêu mến đó đến tất cả chúng sinh có giác cảm. Vì thế,khi thấy những lời giảng huấn khuyên ta không nên tìm kiếm an vui cho riêngmình mà hãy dành ưu tiên cho kẻ khác, thì nên hiểu đấy là nguyên tắc quyđịnhtrong cách tu tập về lòng từ bi lý tưởng. Nhất là ta không nên chọn lấy sự vuisướng khi chỉ biết có ta, để đánh mất đi những gì tốt đẹp trong những hành vihướng về kẻ khác.

Ta cũng nên tập đánh giácao kẻ khác bằng cách nhìn thấy tầm quan trọng nơi tình thương yêu của họ đãgiữ một vai trò quan trọng giúp ta tạo được hạnh phúc, hân hoan và góp phần đemđến sự thành đạt của ta. Điều ấy phải là mối quan tâm hàng đầu của ta. Tiếptheo đó, ta phải phân tích để thấy rằng tất cả khó khăn và khổ đau đều xuấtphát từ thái độ ích kỷ, mặc kệ kẻ khác, chỉ cần biết đến sự an vui của riêngmình, và đồng thời cũng phải nhận thấy là tất cả niềm hân hoan và sự tự tin củata đều xuất phát từ những tư duy và xúc cảm khi hướng về kẻ khác. Nếu đem ra sosánh hai thái độ trên đây – chỉ biết nghĩ đến ta, hoặc lo âu cho kẻ khác– thìta sẽ nhận thấy hạnh phúc của kẻ khác quan hệ vô cùng.

Thái độ bình đẳngkhông phân biệt

Từ bi đích thực mangtính cách toàn diện và vô tư, vì thế trước hết phải tu tập thế nào để giữ mộtthái độ công bằng như nhau và không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Theo quanniệm Phật giáo, đối với một người nào đó chẳng hạn mà ta xem là bạn hay là mộtngười thân thuôc trong gia đình, nhưng biết đâu trong kiếp trước họ đã từng làmột kẻ thù tệ hại nhất của ta. Ta cũng có thể áp dụng lối suy luận trên đây đốivới một kẻ thù : nếu họ có làm điều sai trái và thiệt hại cho ta trong kiếpsống này, nhưng biết đâu trong những kiếp sống trước họ từng là một người bạntốt nhất của ta, kể cả việc có thể họ đã từng là mẹ của ta. Khi biết suynghĩvề tính chất bất định trong sự liên hệ giữa kẻ khác và ta và sự kiện mỗichúngsinh đều hàm chứa khả năng tùy theo lúc có thể là một người bạn tốt hay là mộtkẻ thù, ta sẽ hiều rằng cần phải cố gắng để phát huy trong tâm thức một thái độkhông thiên vị hay « bình đẳng không phân biệt ».

Sự tu tập ấy đòi hỏiphải có một sự siêu thoát nào đó, và ta cũng cần phải tìm hiểu ý nghĩa thật sựcủa chữ ấy là gì. Đôi khi nghe nói đến « siêu thoát » trong Phật giáo, một sốngười lại hiểu lầm đấy là một truyền thống tôn thờ sự dửng dưng. Hoàn toànkhông phải như thế. Đi tìm « siêu thoát » tức là loại bỏ những xúc cảm dựa vàosự cân nhắc hời hợt về những khoảng cách xa hay gần phân chia giữa ta vàkẻkhác. Thực hiện được như thế ta mới có thể phát huy lòng từ bi đích thựcmangtính cách toàn diện. « Siêu thoát » không có nghĩa là « thờ ơ » với thế giớinày và sự sống – ngược lại thì đúng hơn. Những kinh nghiêm sâu xa về sự siêuthoát sẽ tạo ra một mảnh đất thuận lợi để xây dựng lòng từ bi đích thực hướngvề tất cả chúng sinh.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 5407)
Nhiều năm về trước, tôi đã không đồng tình về nhiều dịch bản cũng như bình giải về bài kệ thơ “Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô...” trước khi thị tịch của thiền sư Vạn Hạnh. Dường như chưa có dịch giả nào đào xới cái vỉa quặng giáo pháp ẩn giấu kín đáo dưới 28 con chữ cô đọng của bài thất ngôn tứ tuyệt ấy. Tôi chờ đợi. Và cứ chờ đợi mãi xem thử có ai giải mã nó không. Hằng năm. Hằng chục năm như thế. Vẫn tăm bóng. Nghĩ mình vốn liếng chữ Hán bỏm bẻm không có bao nhiêu,
21/06/2013(Xem: 6516)
Ở Việt Nam, người viết về triết gia Friedrich Nietzsche nhiều nhất là Phạm Công Thiện. Những hố thẳm triết lý mà Phạm Công Thiện nhắc tới là những hố thẳm tuyệt vọng của triết lý Tây Phương khi chưa tìm ra ngỏ thoát. Nhưng người nghiên cứu nghiêm chỉnh là Linh Mục Lê Tôn Nghiêm. Thái độ nghiêm chỉnh này đưa đến chuyện mất niềm tin vào một Thượng Đế giả định của lý trí. Lê Tôn Nghiêm có một phản ứng can đảm là trả áo vì không còn niềm tin của một người chăn chiên.
17/06/2013(Xem: 8029)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 6149)
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn... Hoang Phong
29/05/2013(Xem: 4289)
Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.
25/05/2013(Xem: 5049)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
16/05/2013(Xem: 16122)
Triết học Trung quán kêu gọi sự chú ý của chúng ta, như một hệ thống đã tạo nên cuộc cách mạng trong đạo Phật và qua đó, toàn lĩnh vực triết học Ấn Độ.
09/05/2013(Xem: 8971)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
05/05/2013(Xem: 9964)
Bộ là sự tập hợp các kinh luận dài ngắn, có nội dung quy về một chủ đề.Đó là các bộ: Bộ Bản duyên(tạng kinh), Bộ Thích kinh luận, Bộ A-tỳ-đàm(Tạng luận). BộBản duyênlà tập hợp các kinh dài, ngắn, vừa, có chung chủ đề là viết về lịch sử Đức Phật, tiền thân Phật, Bồ-tát, Pháp cú v.v… Bộ Thích kinh luận là tập hợp các luận dài ngắn,… có chung chủ đề là giải thích, luận giảng về kinh (tác giả là chư vị Bồ-tát, Luận sư của Phật giáo Ấn Độ, tác phẩm đã được Hán dịch. Nếu các tác phẩm giải thích, luận giảng về kinh luận do các Đại sư, học giả của Phật giáo Trung Hoa viết thì được tập hợp ở phần sớ giải). Bộ A-tỳ-đàmthì tập hợp các luận dài ngắn vừa thuộc mảng A-tỳ-đàm của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ, phần lớn do Pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán ngữ (dịch lại hoặc dịch mới). Như các luận A-tỳ-đạt-ma lục túc, luận A-tỳ-đạt-ma phát trí, luận A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa, luận A-tỳ-đạt-ma câu-xá…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]