Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần thứ Hai: Triết Học Đại Quan

14/12/201018:02(Xem: 9790)
Phần thứ Hai: Triết Học Đại Quan

Phần thứ Hai

Triết Học Đại Quan

Các người, hãy tự mình
thắp đuốc lên mà đi!
Mahaparinibbanasutta

Chương I
Đạo Phật Là Tôn Giáo Hay Triết Học?

Câu hỏi đặt ra tất nhiên là phải tìm hiểu. Trước khi giải đáp ta nên xét qua ý nghĩa của hai danh từ tôn giáo, triết học.

1. Thế nào là tôn giáo?
2. Thế nào là triết học?

1. Tôn Giáo

Chữ tôn giáo hiểu theo Tây phương, gọi là Religion, có nghĩa chú ý hay tôn kính. Nhưng theo định nghĩa thứ hai của Đông phương thì, Tôn: Gốc, sinh ra nghành ngọn; Giáo: Dạy, tu sửa những điều đã có; là cái thước xếp đặt có phương pháp, qui củ... Tôn giáo là sự biểu lộ của tư tưởng quần chúng đối với thần linh, là biểu tượng của văn hóa.

Theo sự nhận xét chung của các học gia xưa và nay: “Khi nói đến tôn giáo tức là chỉ cho những đoàn thể có ít nhiều tổ chức về hình thức lễ nghi, có tính cách biểu thị sự liên lạc giữa người và thần linh, bao trùm một nghĩa sợ sệt và tôn kính. Ngoài ra lại còn giải thích chữ tôn giáo với những giáo điều…”

2. Triết Học

Là một bộ môn khoa học nghiên cứu về nguyên nhân và nguyên lý của vũ trụ vạn vật. Năng bản của triết học gồm có: Tâm lý học, Thẩm mỹ học, Siêu hình học, Luận lý học, Luân lý học; với phương pháp áp diễn có: Quinạp, Suy diễn, Tổng hợp.

Triết học, hiểu theo quan niệm cổ điển Trung hoa, chữ Triết: gốc ở chữ Chiết, có nghĩa là chia chẻ, và chữ Khẩu: miệng nói; chữ Học là bắt chước, làm theo. Triết học là môn học luận lý có tính cách chia chẻ, phân tích làm cho sáng tỏ từng vấn đề, tức là “cách vật trí tri” = nghành học nhằm nghiên cứu những vấn đề về vũ trụ vạn vật; phù hợp với chữ Philosophie, quan điểm của Tây Phương. Ở Ấn Độ, triết học lại có mộtđịnh nghĩa khác: Minh tri, minh giác. Tất cả tư tưởng triết học đều bắtnguồn từ kinh Védas, sản phẩm của nhóm dân chủng Aryens; Véda có nghĩa là khoa học, thiêng liêng và thánh trí. Mục đích của nó tương tự như ở Phật học là: đưa người ra khỏi cái vô minh (avidyà) để đến cõi giác: giải thoát (apavargah). Đấy là triết học.

Như trên đã hiểu thế nào là tôn giáo, triết học; bây giờ trở lại vấn đề của nó, khi bạn hỏi: Đạo Phật có phải là tôn giáo hay là triết học? Tôi khẳng định: Đạo Phật là Tất Cả[1]. Vì tất cả đều có trong đạo Phật, bởi đạo Phật không phải hẳn là một tôn giáo, song cũng không chỉ là một triết học, khoa học...; mặc dầu kinh điển đạo Phật hàm tàng những lý giải về cách tu tiến, về siêu hình và về sự chứng ngộ; nhưng cách nói đúng nhất: Đạo Phật là Đạo Phật .

Đạo Phật Không Hẳn Là Một Tôn Giáo.

Đạo Phật có tính cách tôn giáo, là bắt nguồn từ sau khi đức Thế Tôn tịch diệt rồi, các đệ tử cảm thấy như mất hẳn một nương tựa lớn, và một phần, do sự tôn kính, nhớ tưởng mới tạc hình tượng đức Phật ở các giảng đường, tịnh xá để ngày đêm chiêm ngưỡng, lễ bái gọi là “sự tử như sự sinh”, coi đức Phật như còn hiện sống ở đời[2]. Do đó mà đạo Phật mang một hình thức tôn giáo, dù đạo Phật có những tổ chức Giáo Hội Tăng Già thì đó cũng chỉ là phương tiện giúp con người sớm đạt đến đích: Giác Ngộvà Giải Thoát. Thật ra, đạo Phật không phải là một tôn giáo, vì một lẽ rất dễ hiểu là, tất cả chùa chiền, Tăng Ni, những sự tướng hiện có ở trần gian, cho đến hầu hết các kinh điển ghi chép bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, đều chỉ như những tia nắng buổi ban mai, so với vầng tháidương lộng lẫy sáng rực là đạo Phật. Những lời dạy của đức Phật chứa đựng trong Ba Đại Tạng Kinh cũng chỉ là “những chiếc lá trong rừng cây lớn”. Sự hiểu biết của đức Phật thì thật to lớn mênh mông! Giáo lý của ngài là tổng hợp hết mọi khuôn nếp sống và quán triệt những gì là tinh hoa cao đẹp nhất của con người và của vạn hữu. Lời dạy của Ngài là sự thật (chân lý), về vũ trụ và về con người, về quan niệm sống, chết, về sự nhân quả, tội phúc... Vì hiểu rõ như thế, nên đối với cõi đời bị đắm chìm trong vòng mê luân khổ ải, đạo Phật, bằng mọi cách, quyết mang lại Ánh Sáng (những tư tưởng đúng), Niềm tin (phấn khởi mà vui sống) và An Lành (không còn lo âu, phiền não…) cho mọi người mọi giới.

Nói tóm, đạo Phật là Lẽ Sống, Cách Sống, Đường Lối Sống vẹn toàn của tất cả chúng sanh.

Nhưng, Đạo Phật Cũng Không Chỉ Là Triết Học.

Đạo Phật là giáo lý do đấng Giác Ngộ dạy cho con người có thêm nghị lực để tự giác ngộ và giải thoát mọi ràng buộc khổ đau mê chấp của cuộc đời. Hay nói cách khác, đạo Phật vì con người và chúng sanh mà xuất hiện. Ta chỉ nên quan niệm đạo Phật như một “Đạo” - Đạo của Ánh Sáng và Tình Thương -, có mục đích “cứu khổ giải mê” là phương thuốc thần diệu (đã được bắt mạch) để chữa những tâm bệnh mê mờ, đau khổ cho chúng sanh mà- đức Phật là vị Vương y - giáo lý của Ngài là những thần dược tùy mỗibệnh nhân sử dụng nó.

Đạo Phật không phải chỉ đóng khuôn trong một phạm vi. Nếu ta chỉ nghiên cứu về một mặt nào đó rồi vội kết luận đạo Phật hoàn toàn có tínhcách một tôn giáo, một triết học, một khoa học, luân lý thì đó là nhận xét hãy còn phiến diện.

Để hiểu vấn đề một cách khái quát, trong kinh Thí Dụ, có một giai thoại, tôi xin trích dẫn câu chuyện dưới đây để làm bằng chứng:

Một hôm, năm người mù rủ nhau đi chơi, gặp một con voi, và khi trở vềai nấy đều kể cho nhau nghe về nhận thức của riêng mình. Câu chuyện được ghi lại: “Người thứ nhất rờ tai, bảo nó giống như quạt lúa. Người thứ hai rờ vòi thì bảo nó như chiếc loa. Người thứ ba rờ lưng, bảo voi như bức tường. Người thứ tư rờ chân lại bảo nó giống cái cột nhà. Người thứ năm rờ đuôi bảo nó như cái chổi. Thật ra, voi không như những cái màngười ta đã hiểu và đặt tên cho nó - dù có đặt cho nó tên gì đi nữa thì“voi vẫn chỉ là voi” - Cũng thế người chủ trương về phương diện tình cảm sẽ nghĩ đạo Phật là tôn giáo, kẻ chuộng tự do tư tưởng lại bảo đạo Phật là Triết Học... Kỳ thực, đạo Phật không chỉ là tôn Giáo, triết học,khoa, luân lý. Mà đạo Phật là tất cả... Những điều ta thấy, biết về đạoPhật “chỉ như giọt nước, so với bể lớn mênh mông trong suốt là đạo Phật” mà thôi.

Hãy Trả Lại Chân Tinh Thần Đạo Phật.

Đạo Phật là Con Ðường Sáng hướng dẫn cho nhân loại, chúng sinh trong những đêm tối dầy đặc của cuộc đời. Đạo Phật không riêng của nghành học nào, mà bao trùm tất cả = tôn giáo, đạo học, luân lý, triết học, và khoahọc...; không một môn học nào đức Phật lại không nói đến. Điều này đã có ghi trong các kinh điển.

Ta không nên nhìn đạo Phật với cặp mắt ngỡ ngàng, với sự hiểu biết nông cạn, rồi định giá trị đạo Phật qua những hình tướng, sự kiện có tính cách vô thường, biến ảo; đạo Phật không chỉ nằm gọn trong các kho tàng Kinh Luật, Luận - Đạo phật là chân lý. Nhưng có điều ta nên nhớ: “giáo pháp của đức Phật ví như chiếc bè, đưa người qua sông; Chính Pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp = Tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả; pháp thượng ưng xá, hà huống phi pháp” - Kinh Kim Cương. Giáo Pháp của đức Phật là những chiếc bè (thuyền Từ) để chở người thoát ra ngoài bể khổ sinh tử; khi đã tới bến, ta cần phải bỏ bè lại. Kinh Alaggadủpamasuttam XXIII chép: “Chư tỳ khưu, ta sẽ giảng pháp cho các người, ví như chiếc bè để vượt đưa qua không phải để nắm giữ lấy. Hãy nghe ta, khéo suy nghiệm, ta sẽ giảng”. Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Những tỳ khưu ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn thuyết giảng như sau: “Này các Tỳ khưu, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vũng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắt qua từ bờ này đến bờ kia. Rồi tự suy nghĩ: “Đây là vũng nước rộng bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay hãy thâu góp cỏ, cây, nhành, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tiến dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn”. Chư tỳ khưu, rồi người ấy thâu góp cỏ, cây, nhành, lá, cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tiến dùng tay chân vượt qua bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, lại suy nghĩ:“Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tiến dùngtay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn”. Chư Tỳ Khưu, các người nghĩ thế nào? Chư Tỳ Khưu “Nếu người ấy làm như vậy thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè !”. Ở đây, chư tỳ khưu, người ấy sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: “Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tin tiến dùng tay chân đã đủ vượt quabờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, nhận chìm xuống nước”. Chư tỳ Khưu, làm như vậy, người kia làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. “Cũng vậy, này chư Tỳ Khưu, ta thuyết pháp nhưchiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư tỳ Khưu, các ngườicần biết ví dụ cái bè, Chính pháp còn phải bỏ đi huống nữa là phi pháp”[3]. Người liễu đạo rồi thì cần phải quên hết...[4] để chỉ thấy mình nhập một với tất cả, hay nói khác, tất cả là mình.

Đức Phật thường đả phá những gì là hình thức. Mà tôn giáo lại hay sinh ra hình thức. Đức Phật cũng không muốn đạo Ngài là một triết học, bởi triết học chỉ quanh quẩn trong những phương diện tìm hiểu, lý giải hơn là thực hành, thực chứng. “Triết lý là cái nghệ thuật đặt vấn đề hơnlà trả lời những vấn đề đã được đặt ra”[5]. Đạo Phật thì khác hẳn.

Ta thử tìm hiểu câu chuyện đàm đạo giữa đức Phật và đệ tử dưới đây, để nhìn đạo Phật có là tôn giáo, triết học ...hay chỉ là “Đạo diệt khổ”[6].

Kinh Tạp A Hàm (Samvuttanikaya) chép:

Một hôm, đức Phật nhân đi ngang qua rừng simsapa (xứ Kosambi), Ngài dừng lại hái một ít lá “Simsapa” cầm trên tay và nói với chúng đệ tử: “Các người nghĩ sao?” – “Bạch đức Thế Tôn, một thầy đáp, những chiếc lá Ngài cầm trong tay thì ít mà lá ở rừng lại quá nhiều” Cũng như thế đó, các Thầy Tỳ khưu, những gì ta biết như lá trong rừng, nhưng những điều ta đem ra dạy các thầy chỉ như lá trong lòng bàn tay. Tại sao ta không đem tất cả ra dạy các thầy? Bởi vì những cái đó, dù ta biết, nó không giúp ích gì cho sự giải thoát của các thầy. Hỡi các tỳ khưu, các thầy đừng nên để tâm trí vào những tư tưởng sau đây: “Thế giới là hữu hạn, thế giới là vô cùng. Điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là, ta dạy các Thầy về Sự Khổ, Nguồn Gốc Sự Khổ, Ðạo Diệt Khổ, và Con Ðường Ði Ðến Diệt Khổ. Những điều đó có ích, vì (chắc chắc) sẽ đưa các Thầy đến cứu cánh của giác ngộ và giải thoát vậy”.

Và đức Phật còn dạy:

“Hỡi các tỳ khưu, các Thầy hãy là ngọn đuốc và nơi nương tựa cho chính mình. Các Thầy đừng phó thác vào một chốn dung thân nào khác".

Các Thầy hãy cương quyết chủ định vào chân lý.

Hãy lấy chân lý làm ngọn đuốc và nơi nương tựa cho mình”.

Mahaparinibbanasutta-11-33-

Nệ vào Tôn giáo là cố chấp. Nệ vào triết học cũng là cố chấp. Mà đạo Phật thì chủ trương phá chấp triệt để - dù là chấp Ngã hay chấp Pháp. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong 45 năm thuyết Pháp, không từng biết một chữ. Ngài chỉ nói, nói để phá bỏ những gì cố chấp do tư tưởng con người bày đặt ra rồi lại ràng buộc chính con người. Vì nệ vào nó mà con người phải mang lấy khổ đau triền miên. Vậy, muốn giải thoát, con người phải rời bỏ vọng chấp. Lời nói của đức Phật phát xuất từ tâm thể từ bi, nhằm mục đích giác ngộ sự mê vọng, khổ đau tội lỗi cho chúng sanh. Như vậy takhông nên chỉ nhìn đạo Phật như một tôn giáo hay một triết học. Đạo Phật là tất cả.

Đạo Phật là con đường tiến hóa của hết thảy chúng sanh...


[1] Dưới đây xin trình bày sơ lược về Ngũ Minh Học của đạo Phật để chứng minh cho điều quyết đoán kia.

a/ Sabdavidya (Thanh Minh): môn học về sinh ngữ để các dân tộc dễ cảm thông và hiểu nhau.

b/ Haluvidyà (Nhân Minh): môn học cách thức luận lý để tìm hiểu sự thật (chân lý).

c/ Adhyàtmaviduà (Nội Minh): môn học về giáo lý, những vấn đề thuộc về hữu hình, vô hình; tôn giáo, triết học…

d/ Cikitsàvídyà (Y Phương Minh): môn học về y khoa để cứu chữa những người bị đau ốm, tật nguyền.

e/ Silpakarmasthànavidyà (Công Xảo Minh): môn học về các kỹ thuật, khoa học…

Như trên, cho ta thấy, đạo Phật không chỉ hạn cuộc trong phạm vi tôn giáo, triết học, mà bao gồm cả các ngành Nghệ Thuật, Học Thuật, và Kỹ Thuật nữa.

[2] Kinh Tăng Nhất A Hàm (Ànguttaranikàya) tập XXVIII chép:

Người có sáng kiến đầu tiên tạc hình tượng Phật là vua Ưu Ðiền, ngay khi đức Phật còn tại thế.

Nhân đức Phật đương thuyết pháp ở cõi trời Ðao Lị (Traystrmsah), nhà vua cảm thấy vắng bóng Người đức hạnh thì nhớ tưởng mới cho triệu Kỳ ThủYết Ma Thiên Vương đến để tạc hình đức Phật, và quả nhiên, ông đã tạc tượng Phật giống như thật, chỉ không có tiếng nói và không cử động mà thôi.

Sau những ngày đi giáo hóa trở về, đức Phật thấy hình tượng Ngài và hiểu sự thành kính của vua, đức Phật liền thụ ký và truyền rằng: “Khi tatịch diệt rồi, hình tượng ta là tượng trưng hoàn toàn cho đức từ bi, trí tuệ của ta, không khác lúc ta tại thế. Trong đời mai sau, nếu có thiện nam, tín nữ nào chiêm ngưỡng hình tượng ta nên lấy đó làm gương mẫu cho đời sống cao cả, trong sáng của mình. Các đệ tử, hãy tinh tiến để tự giải thoát!”.

[3] Trích kinh dẫn thượng, trang 134A-135, trong bộ Maijhima Nikaya, tập 1, Tỳ khưu Th. Minh Châu dịch, Tu thư Ðại học Vạn Hạnh xuất bản, 1973.

[4] Tây phương cũng nói câu tương tự: “Văn hóa là cái gì còn lại, khi người ta đã quên hết những điều học tập = La culture est ce qui reste, quand on a oublié”.

[5] Karl Jaspers

[6] Ðạo diệt khổ tức là Chính Ðạo, ngoài ra không còn đạo nào khác nữa – Kinh Di Giáo

Chương II
Vũ Trụ Quan

Quan niệm của tôn giáo

- Đạo Học
- Triết học
- Khoa học và của đạo Phật.

Từ khai thiên lập địa cho đến ngày nay, khi trí thức con người đã triễn khai, nhân đứng trước vũ trụ rộng lớn, nào trăng sáng, núi cao, biển rộng, sông dài, mây bay, gió cuốn, hoa nở, chim ca… Tất cả hiện tượng ấy đã là những thắc mắc của con người muôn thuở.

- Vũ trụ là gì?
- Con người do đâu mà có?

Những câu hỏi ấy luôn luôn ám ảnh tâm thức ta nó bắt ta phải suy nghĩ, và đã có biết bao tư tưởng gia, đạo sĩ, triết nhân, đông cũng như tây, đã để ra rất nhiều thì giờ, tâm lực, viết nên những bộ sách vĩ đại,nhằm giải đáp những thắc mắc của con người. Nhưng... tất cả chỉ là những mớ lý thuyết còn đọng lại trên trang giấy. Vì, triết lý tức là đặtvấn đề để rồi truy vấn những dự kiện của vấn đề; hơn là giải quyết vấn đề, nếu không muốn nói là không tưởng (!)

Vậy, muốn nghiên cứu khái quát về vấn đề quan trọng - vấn đề tìm hiểuvũ trụ và con người - rước hết ta nên du hành qua các địa hạt tôn giáo,đạo học, triết học, khoa học, và nhất là đạo Phật, để khách quan tìm hiểu, nhận định và so sánh những điểm dị đồng… rồi nhờ đó, ta có thể nắmvững vấn đề và giải quyết vấn đề một cách chính xác hơn .

Trong các lãnh vực Tôn Giáo, đạo học, triết học, khoa học… lẽ tất nhiên, mỗi bên có những lối đáp khác nhau. Điều cần là ta nhìn, hiểu nó với tâm trạng của kẻ lữ hành đang trên đường kiếm tìm chân lý sự thật cuộc đời này.

Tôn Giáo

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo. Nhưng, ở đây chỉ bàn sơ luợc mấy đạo giáo, đại diện cho mỗi khuynh hướng khác nhau . Trước hết, ta tìm hiểu về Đa thần giáo, bởi vì tôn giáo này cũng có tính cách liên hệ mật thiết trong việc suy tìm một vũ trụ quan sinh động.

Đa Thần Giáo (Polythéisme)

Từ sơ sử thời đại, khi con người đã biết sống quây quần với nhau trong một khung cảnh bình thản, chất phác và hồn nhiên, nghĩa là con người còn sống trong trạng thái man rợ “ăn lông ở lổ”; nhân đứng trước cảnh hùng vĩ của trời đất, nào trăng sáng, gió reo, sấm chớp, mưa táp bảo bùng… thì sinh ra khiếp sợ, vì tự cảm thấy mình bé nhỏ, so với vũ trụ bao la!… Tư tưởng tín ngưỡng thần linh bắt nguồn có từ đấy. Con người trong thời phôi thay ấy, đầu óc họ hãy còn trống rỗng sự nhận thứcrất thô sơ; chưa biết phải tìm phương thức nào để chống lại với thiên nhiên, với thú dữ… Do đó, họ đành chịu khuất phục. Bất cứ cái gì thuộc về nhiên giới cũng mang một ý nghĩa thần linh sáng tạo và chi phối cả. Núi, Sông, Cây, Cỏ, Đất, Nước đều có thần linh cai quản. Họ đã thờ thần Sông, thần Núi, thần Thổ địa. Sự thờ cúng không ngoài việc cầu phúc tiêutai; nếu chẳng may có sự rủi ro xảy đến, họ tín đã có thần linh che chở, độ trì. Tục lệ này hiện nay vẫn còn thịnh hành ở khắp dân gian. Ngoài ra, những ngày Tết Trung Thu (15 - 8 Âl) tết Đoan Ngũ (hay Đoan Ngọ), 5 - 5 Âl và các ngày Sóc, Vọng, Hối, Huyền, cũng được người ta duytrì một cách thản nhiên. Các tệ đoan khác, như xin quẻ, xem bói, đốt vàng mã vv... cũng đều chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng Đa thần giáo cả. Đấy phải chăng là do thành kiến xưa còn rớt lại, hay tại tim óc người tahãy còn đúc đặc bởi một tệ đoan ám ảnh. Những người theo lối tín ngưỡngnày, phần đông là dân tộc thiểu số, miền rừng núi.

Thấy sao tin vậy. Đây là trạng thái tâm lý của lớp người hãy còn mang nặng đầu óc tín ngưỡng thần thoại dị đoan. Nhưng, khi trí óc con người đã nẩy nở, thì quan niệm về thần linh cũng được xét lại, theo một chiều hướng mới. Dưới đây ta hãy sơ lược xét về quan niệm ấy.

Nhất thần giáo (monothéisme)

Trình độ trí thức con người lúc này đã cách biệt hẳn trước nên sự tínngưỡng cũng xoay chiều. Họ giảm lòng tin đối với các vị thần, để đặt niềm tin vào một vị Thượng Đế xa vời, do óc tưởng tượng của con người sáng tạo ra.

A. Bà La Môn Giáo (Brahmanisme)

Tôn giáo này thoát thai từ một tôn giáo tối cổ của Ấn Độ là Rig Véda, có cách đây khoảng bốn nghìn năm, do người Aryen chủ lập.

Căn cứ trong thánh thư Védas[1] thì sự tín ngưỡng duy nhất của tôn giáo này là thờ thần BRAHMA = Phạm Thiên (linh hồn của vũ trụ), vị thần hằng có đời đời. Brahma là căn thể của vũ trụ, hết thảy vạn tật đều do Brahma sáng tạo. Vì Brahma là vô thủy vô chung. Đấy là quan niệm lúc bansơ, nhưng qua nhiều cải cách, và hiện nay, thánh thư mỗi ngày một tạo dựng thêm, do đó ý niệm của con người (ngày nay) về một “đấng tối cao” không còn giống như trước nữa. Trong bộ Tế Nghi Thư (Brahma na) cho rằng, đấng Chủ Tể sáng tạo vũ trụ thế giới này là thần PRAJPATI. Và xét trên nguyên lý thì Prajapati với Brahma là một thể, đồng nhất tính.

Triết lý hình nhi thượng của thuyết “Prajapati” trong Thánh thư Brahmana, cho ta thấy: Prajapati từ chỗ vô hình biến thành hữu hình. Haynói khác, từ trừu tượng trở thành hiện thực, nghĩa là từ cái Không, đi đến cái Có (trong cái không nó có một động tính; rồi từ cái động tính ấynảy sinh hiện thực là thời gian và vạn vật) Nhưng trong bộ Áo Nghĩa Thư(Upanishad) lại thường đề cập đến thần ATMAN, vì Atman là hiện thể của thần tối cao Brahma. Atman là hơi thở là sinh khí có bàng bạc trong không gian và cả trong vật thể nữa. Con người là một tiểu linh tính nằm trong cái đại linh tính của Brahma. Thuyết lý này đã đưa Brahma lại gần với con người, đưa ngay vào trong con người, tức là đặt con người bình đẳng đấng Brahma[2]. Những tín đồ tôn giáo này đều tin rằng: Vũ trụ lúc ban sơ - xin nhấn mạnh: lúc ban sơ - là do một vị (tức đã nhân cách hóa:Personnification) sáng tạo ra. Về phương diện tu dưỡng thì thánh thư dạy con người phải xả Ác hành Thiện, để sau khi chết (sẽ) được thần đón về thiên cung, hưởng cuộc đời hạnh phúc, sống trong cảnh huy hoàng lộng lẩy; bằng ngược lại, nếu bình sinh không chịu tu phúc, không tin theo lời dạy của vị giáo chủ thì vẫn phải đày xuống hỏa ngục, chịu muôn nghìnthống khổ, và vĩnh kiếp khó mà thoát ra!…

B. Cơ Đốc Giáo (Christianisme)

Đạo này được thành lập đến nay đã gần XX thế kỷ, sau khi Jésus ra đời, và do sự cải cách một tôn giáo cổ Do Thái.

Chiếu theo “Cựu Ước và Tân Ước”, người ta tìm thấy ở giáo lý của giáohội Cơ Đốc: “Thuở sơ khai, khi vũ trụ còn là một khoảng không mênh môngmờ mịt!… nhờ có trí tuệ, tài năng và quyền phép (sẵn có ) của Chúa Trời; trong bảy ngày đêm Ngài đã tạo thành bầu trời, các vì tinh tú, trái đất, núi, sông, cây cỏ, người và vật; mà lần đầu tiên con người có mặt trên trái đất là ông Adam và bà Eva, kết cục hai người lấy nhau. Sauvì phạm trái cấm, nên bị chúa phạt, từ đấy về sau con cháu đời đời bị buộc vào “Tội Tổ Tông”[3]. Những người theo Cơ Đốc giáo đều tin tưởng ở ba ngôi:

+ Đức Chúa Cha: Thượng đế (Diêu);
+ Chúa Con (Jésus);
+ Chúa Thánh Thần (Saint Esprit)

Và, theo họ nhận định thì, “Thiên Chúa là đấng Tự hữu”. Nghĩa là, không có ai sanh ra Chúa cả. Vì, Chúa là đấng thiêng liêng vô hình vô ảnh, phép tắc vô cùng! Nếu ai biết thờ phục Chúa vâng lời Chúa, làm những điều nhân đức… đương nhiên được Chúa nhìn nhận ban phúc lành cho, và được Chúa đưa lên thiên đường; vĩnh viễn không bao giờ phải sa đọa địa ngục. Như trên, cho ta thấy, lập luận của Cơ Đốc giáo về nguyên lai vũ trụ này là do bàn tay Thiên Chúa tạo dựng mà có…[4]

C. Hồi Giáo (Islamisme)

Giáo chủ đạo Hồi là Mohammet (570 - 632), lúc thiếu thời ông sống cuộc đời bình thường như mọi người khác, chưa có dấu hiệu nào tỏ ra là người xuất chúng, hơn đời; sau trở nên một đại điền chủ nhờ cuộc kết hônvới một người góa phụ…

Ông đã bỏ ra mười lăm năm để tìm một con đường cải cách tôn giáo và xã hội cho dân Arabe. Năm 630 TL kể như đánh dấu năm đầu của kỷ nguyên Hồi giáo. Kinh Coran coi như một thánh kinh Thiên Chúa thu nhỏ, trong đógần như y nguyên những tên Thánh, tên Đất. Kèm theo phần phụ lục lời dạy của đấng tiên tri Mohammet (cũng gọi là Muhamad) được dùng ở các quốc gia Hồi giáo như bộ luật hành chính, giảng luân lý vv… gồm 114 chương (surate).

Hồi giáo là một tổng hợp Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Chính Mohammet cũng không giấu điều này, và tự xưng mình là đấng tiên tri và gọi các giáo chủ khác (như Jésus) cũng chỉ là đấng tiên tri như mình thôi.

“Hồi giáo thịnh hành ở Trung Á, Tây Á, Bắc Phi, Thỗ Nhĩ Kỳ và miền Tây bắc Trung Hoa (Mahométisme Islamisme)”, HVTĐ.

Hơn 300 năm sau, Sa hoàng Piotr muốn thành lập cho nước Nga một tôn giáo, liền tổng hợp một lần nữa Hồi giáo và Thiên Chúa giáo, tự xưng là Chính thống giáo - Orthodoxie - để tránh phải mang cái tên có tính cách kỳ thị như Protestant: kẻ chối bỏ (Tin Lành) Evanggéliques hay Judaime Phản thệ giáo (Do Thái giáo). Ông cho rằng mình đã chọn giữa hai thái cực: một đằng được lấy nhiều vợ mà kiêng có rượu (Hồi giáo) và đằng kia có nhiều rượu mà không có đàn bà (Thiên Chúa giáo).

Trong 5 điều răn của đạo Islam (tên mới tự xưng của tín đồ đạo Hồi ở VN) thì có hai điều giống như đạo Phật: 1. Cấm uống rượu, triệt để hơn PG. 2. Bố thí, không cần phải hô hào, huy động mà đó là một “luật”. Đối với tất cả tín đồ, có phương tiện sinh sống dư giả, thì đến mỗi cuối nămphải trích ít nhất một phần năm (1/5) số lợi tức trong năm đem ra phân phát cho người nghèo khó nhất của cộng đồng mình cư trú. Trong một trăm năm, Islam đã truyền bá đạo bằng bạo lực. Mohammet thua trận và chết năm632.

Người Thiên Chúa giáo và Hồi giáo đã nuôi một mối hận thù khôn nguôi,khi mà tám đội viễn chinh Thập tự quân: Croisade liên tiếp đánh chiếm các nước Arabe từ thế kỷ XI tới thế kỷ XIII, rồi các nước Âu Châu đi xâmlược thuộc địa Arabe ở thế kỷ XIX.

Nói tóm lại, từ ngành ngôn ngữ học người ta biết rằng tiếng Sanskrit là nguồn gốc của các ngôn ngữ Âu Châu để rút ra kết luận người Aryen, một bộ tộc thời cổ mà địa bàn sinh sống là phần lớn nước Ấn Độ, dưới chân rặng Caucase và rặng Hymalaya, là tổ của giống dân da trắng ngày nay.

Tiếng Do Thái, tiếng Arabe thuộc họ (Ấn Âu - Indoeuropéenne cùng phả hệ Inđo européenne Sanskrit) Sémetic, gồm có tiếng Accadian, Ai Cập cổ, Aramaic v.v…

Đạo Bà La Môn: Ăn chay, thường cúng tế.

Đạo Do Thái: năng cúng tế, ăn chay, kiêng sát sinh, không được làm nghề bán thịt, nghề đồ tể.

Do Thái giáo Thái là tổ phụ Moise, Abraham, tổ của Jésus. Theo thứ tựniên đại, Bà La Môn giáo, Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Chính Thống giáo, Anh Quốc giáo, (Anlicean), Tin Lành đều thờ chung một Thượng Đế (hay chúa Trời) nhưng danh xưng có khác: Bà La Môn: Brahma; DoThái giáo: Jehovah; Thiên Chúa giáo: Dieu; Hồi giáo: Allah; Anh Quốc giáo; God.

Nhận xét chung của một số nhà Thần Học Arabe và Tây phương: giáo lý gần như giống nhau, chứng tỏ Đấng Cứu Thế chỉ có Một (đạo nào cũng thế) Và cũng của các nhà thần học ở cuối thế Kỷ XX: Tất cả các Tôn giáo lớn rồi ra sẽ như những mạch suối cùng chảy vào một biển lớn; chỉ một tôn giáo nào đó có đạo đức làm chuẩn mực, nghĩa là bao hàm những điểm chính của tất cả các “đạo” và giáo lý mang nội dung tư tưởng triết học hợp vớicon người thời đại hơn (Phật giáo)

Đứng về phương diện luân lý, tâm lý để nhận xét, thì các tôn giáo trên đây vẫn có sự lợi ích trong việc khuyên người, dạy người làm lành tránh dữ, những ảnh hưởng tốt cho xã hội hiện tại và mai sau. Tuy nhiên,đối với Bản Thể Luận, thuyết thần tạo - thần sinh ra vũ trụ, vạn vật[5]đương còn mơ hồ và huyền bí lắm!

Đạo Học

Đạo Khổng (Confucianisme)

Những đạo học có danh tiếng ở Á Đông, truyền bá đi các nước lân cận, trước hết, ta phải kể đến đạo Khổng. Đức Khổng phu tử, vị hiền triết Trung Hoa, sinh năm 551 - 47 9 TTL, thời xuân thu. Chiến Quốc, dưới triều đại nhà Chu. Ngài đã từng nhiều tháng năm luân lạc… mà không một nơi nào trọng dụng, sau đành quay về nước Lỗ dạy học và soạn sách, học trò theo học có đến 3000 người. Trong việc soạn thảo sách, Ngài lấy “Quan Thư cổ xưa để chỉnh đốn lại làm bộ kinh Thư, lấy thi ca các đời trước đặt lại thành kinh Thi, san định kinh Lễ, kinh Nhạc và làm kinh Xuân Thu là lịch sử nước Lỗ”. Người ta bảo Khổng tử chỉ là người “thuật nhi bất tác” Chính Ngài cũng thừa nhận điều đó.

Đạo Khổng thành lập không phải do Ngài - mà phần lớn. Ngài chỉ là người thu nhập những gì tinh tuy nhất của Tiên Nho; rồi cải cách những tư tưởng ấy làm thành một triết lý, luân lý thực dụng cho xã hội nhân sinh. Khởi điểm của đạo Khổng là vấn đề quyết định sự tương quan giữa thực tại với tư tưởng để hòa đồng cái tiểu ngã người đời vào cái đại ngãcủa vũ trụ - lý tưởng thái hóa. Trước hết, Khổng Tử nhìn vũ trụ là một “Thể vô cùng” tức là trong mỗi vật hữu hạn đều có nằm sẳn cái thái cực vô hạn (lý thái cực), nó bàng bạc chu lưu khắp cả… “Dịch hửu thái cực, thị sinh lưỡng nghi; lưỡng nghi sinh tứ tượng; tứ tượng sinh bát quái, biến hóa vô cùng.”

- Lý thái cực (Impersonnel) mà cổ nhân đã bàn trong kinh Dịch, gồm 64quẻ, 384 hào, do trí quan sát, kinh nghiệm tìm ra từ đời Phục Hy. Thần Nông để thuyết mình sự tương quan giữa vũ trụ và vạn vật trong trường thiên diễn vô cùng phức tạp… song qui định lại, gồm có ngũ hành[6] tươngsinh, tương khắc, tuần tự sinh thành ra “Bốn tượng”[7], Tám quẻ:

- Càn :trời.

- Khảm :nước, mặt trăng.

- Cấn :núi đá.

- Chấn :sấm.

- Tốn :gió, mưa.

- Ly :lửa, mặt trời.

- Khôn :đất.

- Đoài: kim khí và do sự phối hợp của Âm, Dương, (lưỡng nguyên) làm thành tượng hình bằng những nét gạch liền và đứt (tổng hợp). Mỗi quẻ tượng hình cho một trạng thái tương quan nối liền giữa Trời, Đất, Người.

“Dịch”, nghĩa là động, biến dịch, vì khởi thủy có sự vật là có động. Động, là lẽ Sống của vũ trụ. Với luận lý này, đạo Nho không có ý mong chiến thắng tạo hóa mà chỉ cốt dịch hóa nó, theo luật tiến hóa chung = “Ngô đạo nhất quan chi” (luận ngữ)

Trong những kinh sách Nho gia tuy có nói đến chữ “thiên”, song không hẳn có nghĩa chỉ Ông Trời = “Thiên đạo chi vị tính, xuất tinh chi vị đạo” Nghĩa là, “cái khuynh hướng tiềm tàng trong trời đất gọi là Tính, noi theo cái tính ấy mà hành động thì gọi là Đạo”, Nhân tính với thiên tính là một. Thiên đạo là luật điều khiển sự tiến hóa của xã hội và con người…

Đạo Khổng xây nền móng trên một nhân sinh quan bắt đầu bằng chử “Thành”[8]. Sống trong một xã hội loạn ly, bất công, muốn cải tạo nó tấtphải có một đường lối (chính trị) hợp thời, nên Khổng Tử đã đặt ra “TamCương, Ngũ Thường”[9] để ổn định tình thế.

Ở sách Lễ Ký có ghi lời đức Khổng Tử so sánh trạng thái xã hội Trung Hoa gồm: - “một xã hội đại đồng” (Tam hoàng: Phục Hy, Thần Nông Hoàng Đế) và – “một xã hội tiểu khang” (ngũ đế Vũ, Thang, Văn Vũ, Thánh Vương,Chu Công). Ngài ra đời mang hoài bão cải hóa những đảo điên của thời đại “Xuân Thu” loạn lạc. Đứng về phương diện luân lý, đạo Khổng khuyên con người: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, vì thân có tu, gia mới tề, quốc mới trị, thiên hạ mới thái bình. Đó là những yếu lý nhằm ổnđịnh cuộc sống xã hội con người muôn thuở.

Đạo Lão (Taoisme)

Người sáng lập Đạo là đức Lão Tử (Lao Tzu), tên Đam, sinh năm 604 TTL. Trong thời niên thiếu, Lão Tử chưa viết sách để truyền bá tư tưởng của mình; mãi về sau, Ngài mới viết cuốn Đạo Đức Kinh (gồm 81 chương có hơn ngàn lời)[10], Học thuyết Lão Tử rõ ràng pha mầu sắc yếm thế - lý tưởng Đạo Lão là lý tưởng siêu nhiên -nhìn cuộc đời như một cuộc bất đắcdĩ (…) Đối với uyên nguyên của sự vật chỉ (được) coi như một khối “tinhvân” mà Lão Tủ mệnh danh là “Đạo”(Bản thể), nó vô hình, vô hạn, ở ngoàikhông - thời gian, muôn nghìn hiện tượng cũng do “Đạo” biến hóa ra. Bấtkỳ vật gì trong trời đất điều có cái Đạo ấy ở trong và cùng với Đạo là một thể = “Hửu vật hỗn thành, tiên thiên địa sanh” (25).

Nếu có phải gọi vật tiên thiên ấy là “Đạo”, đó chỉ sự miễn cưỡng mà thôi. Theo Lão Tử thì, “vật tiên thiên” sinh ra vũ trụ vạn vật chỉ là một vật không tên = Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết “Đạo” (25).

Đạo Lão nhìn sự vật trong cõi đời chỉ như là tuồng ảo hóa, không khác giòng nước chảy từ nội giới ra ngoại giới, hết lớp này đến lớp kia “liên miên bất tuyệt!”. Có đấy rồi không đấy. Về phương diện tu dưỡng, đạo Lão khởi lập một thuyết gọi là “Vô Vi”, tức là hành vi của vô ngã, của thân thể, căn bản tính. Cái hành vi ấy gọi là Đức; có ý khuyên người ta trở về với đạo đức, với trạng thái thuở ban sơ cho tâm hồn đượcvắng lặng trong sạch, nghĩa là tách biệt giữa ngã và vô ngã, để sống cuộc sống thanh cao, có ý nghĩa hơn. Trên con đường tìm sự thật, đạo Lãođã hướng dẩn ta đến cái Đẹp và cái Thực, đó là đạo đức và chân lý.

Triết Học

Ở thời kỳ sơ khai, những tư tưởng lạ đã sớm lởn vởn trong đầu óc người ta, với bao cảnh tượng kỳ bí của thiên nhiên, muôn vật đổi dời; tất cả hiện tượng phôi bày ra ấy, chẳng biết có tự bao giờ.

- “Tâm” ư! “Vật” ư! hay “Thiên nhiên” ư!
- Nguồn gốc của vũ trụ là gì?

Đấy là những vấn đề đã làm chảy rất nhiều mực của các bậc hiền triết xưa cũng như nay!

Ngay từ thượng cổ thời đại, các triết gia đã lần lượt xuất hiện và đãlập ra những hệ thống tư tưởng triết học không giống nhau; đã một thời làm mưa làm gió tại các lục địa Trung Hoa - Ấn Độ, Cận Đông và Địa TrungHải. Khoảng bốn nghìn năm về trước, ở Đông phương, nhất là Ấn Độ, quan niệm về triết học đã có. Lịch sử triết học Ấn Độ, trước thời đức Phật, nguồn tư tưởng triết lý đã có hàm chứa trong các thánh thư Védas. Về saucàng được khai triển thêm qua các bộ thánh thư Brahmana, Aranyaka, Upanishad… Bộ Brahmana (Tế Nghi Thư) gồm những bài thánh ca tán dương công đức và sự nghiệp vĩ đại của thần chúa tể Brahma (nguyên lý sáng tạovũ trụ), và ghi những truyện về thần thoại cùng chú giải các điển tích cao đẹp các bài thánh ca. Bộ Aranyaka (Sấm Lâm Thư) là ghi chép những triết lý huyền nhiệm và các phép bí truyền của đạo… Bộ Upanishad (Áo Nghĩa Thư), nhằm giải thích những thánh ngữ và yếu chỉ của đạo. Upanishad còn có tên là thánh thư Vedanta, tức thâu tóm những đoạn văn chính yếu trong hai bộ Tế Nghi Thư và Sấm Lâm Thư. Bộ Vedanta được liệt vào loại “thánh thư mặc khải”.

Những thuyết lý về vũ trụ vạn vật của các hệ phái sau này mỗi ngày càng đi xa với bản chất nguyên thủy của nó. Chẳng hạn, trước kia người ta thừa nhận Brahma là nguồn gốc của vũ trụ, thì nay lại cho vũ trụ hìnhthành là do các yếu tố Đất, Nước, Gió, Lửa, Không khí… Phái khác nói: do các Tính Có – “Đại Linh Tính” phát sanh ra vật chất, ra tính cách, ranghiệp lực,… rồi các tính ấy kết hợp tạo thành muôn vật, lần lần vượt lên chỗ trừu tượng; có những phái xướng ra Không Gian Luận, Thời Gian Luận, Phương Hướng Luận… bao nhiêu tư tưởng trào ra, làm hổn loạn một thời!

Kế đó là đạo Phật ra đời, đã tổng hợp các luồng tư tưởng Ấn Độ, tạo thành một triết lý sống (philosophie de la vie), lấy Con Người (Nhân Bản) làm mực thước để giải quyết mọi cấn đề về cả nội giới lẫn sự kiện khách quan thế giới bên ngoài. Con người là tất cả. Vì, có con người chonên mọi vấn đề - tức khuôn mẫu sống ở đời - mới cần phải đặt ra. Con người là một tiểu vũ trụ nằm trong cái đại vũ trụ. Thế giới này càng mở rộng chừng nào là do tầm hiểu biết của con người, mà có. Và do vậy rõ ràng đạo Phật là một triết học siêu triết học. Vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây Lịch, nền triết học Đông phương, bắt nguồn từ tư tưởng đạo Phật, đã thẩm nhập vào đại lục địa Trung Hoa, để cùng với các trào tư tưởng Khổng- Lão… tạo thành một nền triết học đại đồng phồn thịnh, không chỉ dành riêng cho Ấn Độ -Trung Hoa[11] mà còn cho cả Á Đông và toàn thể thế giớinửa.

Nhìn về phía trời Tây, triết học được bắt rể từ Hy Lạp, chuyển dịch qua Đại Tây Dương và cho ta thấy, hai nguyên tắc chính để cắt nghĩa hiệntượng vũ trụ, tức vấn đề nhận thức và hành động. Sự hiểu biết của con người là do trí tuệ; rồi từ trí tuệ dẫn đến hành động (thực nghiệm). Nhưng, hàng động như thế nào đấy lại là một việc khác (xin sẽ bàn ở phầnkhoa học).

Những triết gia Tây phương đầu tiên, ta phải kể đến PYTHAGORE, một nhà toán học kiêm triết học ở thế kỷ VI TTL, là người đã sáng tạo ra danh từ Triết học “Philosophie” Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IV TTL là thời kỳ phôi thai của nền triết học Tây phương, những triết gia sau đây đã cùng nhau đi tìm nguyên nhân tối sơ của vũ trụ; với THALÈS (640 -547) bảo là “Nước”, nhưng HÉRACLITE (576 - 480) lại nói là “Lửa” còn ANAXIMÈNE (480 TTL) thì cho là “Không khí”, phái triết học Tự Nhiên Luậnthiên về việc quan sát, giải thích vũ trụ hiện tượng như PYTHAGORE (580- 500), lấy những con số để hình dung vũ trụ. ZÉNON (IV TTL) nhìn nhận khởi thủy vũ trụ là do Những Gì Im Lìm “Tĩnh” nghĩa là không chuyển động, không biến đổi; những con số, những sự hoạt động đều chỉ là những bề ngoài không có trong thực tại[12].

EMPÉDOCLE (IV TTL) thì thì công nhận trong vũ trụ cả thảy có 6 yếu tố: trong đó có chất: nước, lửa, đất, khí trời và 2 lý trừu tượng là tình yêu và ghen ghét. LEUCIPPE và DÉMOCRITE (hai triết nhân này sinh đồng thời TTL V thế kỷ) với thuyết Nguyên Tử Luận, cho rằng vũ trụ là donhững hạt nhỏ (nguyên tử) kết cấu thành…

Như trên, cho ta thấy, mỗi phái luận giải khác nhau, tựu trung chân lý chưa có một “thuyết” tương quan! Cái không khí hoài nghi đến cực độ đã bao trùm khắp cả… Lúc ấy nhà hiền triết SOCRATE (470 - 339 TTL) đứng ra cách mạng tư tưởng đương thời, đưa triết học Hy Lạp trở về con đường “nội tỉnh = connais toi toi meme”. Nghĩa là, “đưa triết học con đường thuần trí thức trở về con đường hành động, con đường chân lý, đạo đức, lấy Người làm đối tượng nghiên cứu…” Tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của SOCRATE, có PLATON (428 – 347 TTL) và ARISTOTE (384 -322 TTL), tuy mỗi người mỗi khuynh hướng, nhưng vẫn dung hợp với nhau trên cùng mụch đích chung, đó là: đi tìm cái Chân và Thiện, tạo cho triết học Hy Lạp một thời long thịnh.

Vào thời trung cỗ, triết học Tây phương như bị chìm ngập trong những kinh điển học qui, lấy tư tưởng Sáng Thế làm tâm điểm, thời kỳ của “đức tin” và tình cảm ru ngủ!… Nhưng qua thời cận đại DESCARTES (1596 -1656) đã nêu cao lý trí để phản động lại tình cảm ru ngủ thời xưa. Ông đã dùng“phương pháp luận” để chứng minh cho “sự vật nào” mà quan niệm rõ ràng,đều là chân lý, Ông coi vũ trụ là một dây nhân quả vô cùng tận. Qua DESCARTES, người ta đều nhận thấy “Tâm, Vật song hành”, là khởi điểm chohai phái thuần lý do HÉGEL (1770 - 1831) và HAMELIN (1856 - 1907) dẫn đạo, và phái thực nghiệm do Auguste COMTE (1798 - 1857) và SPENER (1820 -1903)…

Tới đây thì triết học đã đánh dấu một lối rẽ rõ rệt: Vấn đề Duy Tâm và Duy Vật; Chủ Quan với Khách Quan v.v..

Phái Duy Tâm cực đoan, có BERKELY (1685 - 1753), Emmauel KANT (1724 -1804), HÉGEL (1770 - 1831)… Nhà triết học Đức (Kant) là một trong nhữngngười thuộc phái quyết đoán tin tưởng vũ trụ cần phải có sự hiện diện của Trời, mọi vật mới an bài. Rồi suy diễn: tin có Trời, ta có thể hy vọng hưởng một cuộc đời bất diệt đầy hạnh phúc - Vì, Trời là chủ động chứ không thể là thụ động. Còn, HÉGEL lại cho rằng “Tất cả những gì thựctại đều Duy Lý = Tout ce qui réel est rationnel”. Những phái Duy Vật cực tả, như DÉMOCRITE (V TTL), FEUERBACH (1775 -1833), MOLESCHOTT (1820 -1897), Karl MARX (1818 – 1883) và ENGELS (1820 - 1897)… với một phong trào tích cực phản siêu hình, theo phái này thì, sự hiện hữu của Trời trong vũ trụ là điều không bao giờ có được[13]. Những yếu điểm của chủ nghĩa Duy Vật là đưa vật chất lên hàng vạn năng. Đấy là nguyên nhân khởithủy của mọi vận động vũ trụ và xã hội. Về phương diện nhận thức khách quan, phái này dùng Biện Chứng pháp (gọi là biện chứng pháp duy vật) làmcông cụ khám phá của loài người; đồng thời khích động phong trào giai cấp đấu tranh làm luật tắc vận hành của lịch sử. Do đó, thuyết duy Vật chủ nghĩa thường lấy sự tranh đấu làm mụch đích cho mọi lẽ sống[14].

Trên đây mới chỉ trình bày những nét đại cương của nền triết học Tây phương cũng đã hé mở cho ta thấy sự phân định thành những hệ thống Duy Tâm, Duy Vật… Nhưng từ thế kỷ XIX - XX.thì triết học thực nghiệm ,chỉ còn lại siêu hình biện chứng pháp,luận lý.v.v..

Vấn đề tìm hiểu vũ trụ và con người, qua các Tôn giáo, đạo học, triếthọc - như đã trình bày - đấy chỉ mới là những tia sáng. Rút lại, vấn đềđạt ra vẫn y nguyên là một vấn đề nan giải.

*Tìm ở Tôn giáo - Tôn giáo bị thần thánh hóa.

*Tìm ở Đạo học - Đạo học giải thích với những lý tưởng siêu hình, khó hiểu!

*Tìm ở Triết học - Triết học có những hệ phái, và mỗi hệ phái giải thích một khác; hơn nữa, triết học đang trong vòng tìm kiếm, suy luật nên dễ bị ràng buộc trong những phạm trù học qui, càng khó hiểu hơn.

Là những kẻ đi tìm đường, càng đi sâu vào khu rừng Tôn giáo, triết học ta càng lạc lối thêm! Vẫn biết, không phải hễ đi tìm đường là tới đích, phải lượng sức mình, và phải có sự tuyển trạch của lý trí, nếu không… (thưa bạn) - hãy coi chừng! Trí xét đoán là mực thước cho tất cả.“Phải làm như con ong hút mật, đừng làm theo con bướm giỡn hoa”, Ta không thể ỷ lại hay nhắm mắt tin theo bất cứ cái gì, ngoài sự nhận thức khách quan, phù hợp với lẽ phải, tạo thành hạnh phúc cho mình và cho mọingười chung quanh.

Giờ đây, chúng ta hãy du hành qua địa hạt Khoa học và đạo Phật để thửtìm ở đấy lối thoát, một sự trả lời cho những nghi vấn kia.

KHOA HỌC

Lịch sử tiến hóa nhân loại, từ thế kỷ XVII, khoa học coi như toàn thắng về mọi phương diện; ngoài những phát minh kỷ thuật, khoa học cũng đã len lỏi sang hệ tư tưởng để giải thích vũ trụ, bằng những phương phápmầu nhiệm chắc chắn hơn, hoàn hảo hơn. Khởi nguyên tinh thần khoa học tiến bộ không phải trong giây lát hay một ngày tự giác ngộ nên. Một vài đặc tính của tư tưởng khoa học đã nẩy mẩm từ những thời kỳ xa xôi. Nói đến khoa học, người tiên phong tiêu biểu cho khoa học thực nghiệm là Francis BACON (1561 - 1626), ông đưa ra những nhận thức mới về sự vật là nhận thức bằng cách xác định lý do, qua “Tam Biểu Luận”: 1. biểu có mặt (table de présence), trong biểu có mặt, ta ghi những hiện tượng nào luôn luôn có mặt với nhau; 2. biểu vắng mặt (table d’absence), trong biểu vắng mặt, ta ghi những hiện tượng nào bao giờ cũng vắng mặt một lúc; 3. biểu thứ tự (table de degré), trong biểu thứ tự, ta ghi những hiện tượng nào cũng biến đổi một lúc. Đồng thời với Bacon, bên phía trờiTây, còn có DESCARTES (1596 - 1650) là người đã khai sáng cho một trào lưu tư tưởng mới - Tư tưởng Khoa học -; sau nhiều năm suy tưởng, ông đã lập được bốn qui tắc căn bản cho phương pháp khoa học ngày nay. Bốn qui tắc đó là: 1. Trước hết phải chứng minh một sự vật nào đó, sau mới nhận nó là sự thật. 2. Hãy chia sự vật ra từng phần đơn giản, càng nhiều cànghay, để dễ dàng cho sự quan sát, giải quyết. 3. Sau khi đã xem xét, nghiên cứu từng vật đơn giản, phải thu thập lại cho thứ tự để tìm hiểu những sự vật khó hiểu hơn vốn tự nó không biểu thị (Qui tắc này cũng gọilà qui tắc tổng hợp). 4. Cuối cùng, kiểm điểm lại và tổng hợp những sự việc mà mình đã nhận định, để khỏi bỏ sót một vật gì. Qua 4 qui tắc trên, vai trò của Descartes nổi bật hẳn lên như một vần sao sáng của bầutrời khoa học cận đại mà ngày nay người ta phải nhìn nhận ông như một cái mốc, đánh dấu bước rẽ của nhân loại, không chỉ về phương diện nhận thức mà cả về phương diện hành động nữa. Sau, Auguste COMTE (1793 - 1857), đã dựa vào thực tại, để xướng thuyết “Thực Nghiệm Chủ Nghĩa”[15].

Và qua những biến đổi, kinh nghiệm từng giai đoạn, trí óc con người mỗi ngày thêm mở mang, đã giúp rất nhiều cho sự khám phá những kỳ bí củathiên nhiên, NEWTON (1642 - 1727) chỉ nhìn quả táo rơi mà khám phá ra luật Vũ Trụ Hấp Dẫn Lực, biết được: sự vận hành của hành tinh và sao chổi chung quanh mặt trời, xoay tròn của địa trục, sự lên xuống của nướcthủy triều… Còn MALUS (1775 - 1812) đã tìm ra “sự phân cực ánh sáng”, và De VERRIER (1811 - 1877) thì tìm ra sao Neptune tức Hải Vương Tinh .Và trước đó nhiều thế kỷ, ARCHMÈDE (287 - 212 TTL) đã phát minh ra nguyên lý tỷ trọng của các vật thể. Christophe COLOMB (1451 -1506) và Fernand de MAGELLAN (1480 - 1521)[16] là những người đã cương quyết đi vòng quanh thế giới để tìm hình thể trái đất. VOLTA (1775 - 1827) và GALVANI (1737 - 1798) nghiên cứu các hiện tượng thuộc về điện tử, tìm ra hai luồng điện dương cực và âm cực. FRANKLIN (1706 – 1790) giải thíchvề sấm sét. LAMARCK (1744 - 1829), DARWIN (1809 -1882) chủ trương sinh Vật Biến Hóa, nghĩa là mọi vật chuyển biến đổi dời. LAVOISIER (1743 - 179), nhà hóa học đầu tiên đã tuyên bố: “Trong vũ trụ không có gì tự tạo, không có gì tự tiêu diệt”, Phù hợp với định lý này, Albert EINSTEIN(1879 - 1955) đưa ra thuyết “Tương Đối” đã chứng minh: “Vật chất là khílực tụ lại cực điểm, mà khí lực là vật chất tan loãng ra cực điểm”, Vậtchất và khí lực theo Einstein, chỉ là hai trạng thái cũa một thực tại (deux aspects d’une réalité)…

Những nhà bác học trên đều đã xây dựng cho lầu đài khoa học mỗi ngày thêm vững chắc. Với vũ trụ, dưới con mắt nhận xét của khoa học, đã thừa nhận: Trong vũ trụ không phải chỉ riêng thế giới chúng ta ở, mà rất nhiều thế giới, mỗi thế giới là một bộ phận tinh hệ của vũ trụ. Mỗi tinhhệ gồm có nhiều hành tinh, vệ tinh quay chung quanh; mà mặt trời là trung tâm, gọi là Thái Dương Hệ (système solaire). Quay chung quanh mặt trời có 9 hành tinh: Thủy Tinh (Mercure) Kim Tinh (Vénus)[17]. Địa Cầu (Terre), Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), ThổTinh (Saturne), Thiên Vương Tinh (Uranus), Hải Vương Tinh (Neptune) và hành tinh thứ 9, ở cáchxa mặt trời nhất đó là hành tinh Pluton. Trong khoảng không trung có hằng hà sa số hành tinh hệ lớn nhỏ, gồm cả thế giới gọi chung là vũ trụ.

Tới đây, ta đã có một khái niệm trong sự quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Nhưng, điều thắc mắc vẫn là cái nguyên nhân tối sơ của vũ trụ vạnhữu? -Theo khoa học giới giải thích: “Ở thời kỳ hỗn mang, trong vũ trụ chỉ có toàn thuần tinh (Ether). Sau với những nguyên nhân không rõ, thuần tinh ấy kết thành những phần nhỏ rải rác, nhờ sức vận động và sức hấp dẫn, các phần tử nhỏ kết lại thành cồi[18] và cồi “nguyên tử” trước còn rời rạc, sau kết thành vân tinh và căn nguyên của mọi Thái Dương Hệ.Đó là thời kỳ cấu tạo mặt trời và các hành tinh, nhiệt độ của các vì sao ở thời kỳ này rất lớn - Với sự phóng tản không ngừng, nhiệt độ của các vì sao giảm bớt tạo nên thế quân bình khiến cho sự sống có thể phát khởi, ấy là thời kỳ đầu tiên có những sinh vật[19] Ðịa cầu có thể ở được. Nhưng trong thời kỳ các nguyên tử vẫn không ngừng phóng tản ấy cùng với sự giảm tốc độ, các nguyên tử mất dần thế vững; bắt đầu một thời kỳ ly tán. Thế vững chắc của các nguyên tố nội nguyên tử càng giãmđi thì sự ly tán càng nhanh. Rồi đến một thời kỳ quá suy, các nguyên tửlại trở về thế thuần tinh như trước. Như vậy, ta có thể biết: địa cầu cấu tạo bởi nguyên tử thuần tinh rải rác. Nguyên tử ấy tự súc tích lấy năng lực. Mà vật chất là một hình thái phát tán thành nhiều thế khác nhau, như hơi nóng, ánh sáng, điện khí .v.v..

“Lịch sử vũ trụ có thể chia ra hai thời kỳ: Thời kỳ Ngưng Kết Năng Lực Thành Vật Chất, và thời kỳ Phát Tán Năng Lực ấy”.[20]

Tiền bán thế kỷ XVII, một câu chuyện lịch sử, thuộc phạm vi khoa học và Tôn giáo, đã xảy ra như sau:

* Trời - GALILÉE (1564 - 1642), noi gương COPERNIC (1473 - 1543), ôngđã đưa ra nhận xét: “Trời chỉ là khoảng không gian bao la vô cùng tận, trùm cả mặt trời, trái đất và nhiều hành tinh”. Thế là chỗ nào cũng có trời… Mà nói thế tức đã phản lại tinh thần tôn giáo; ông còn khẳng định:“Không có thần nào sáng tạo ra vũ trụ vạn vật cả”. Trước kia tôn giáo thần quyền thường bảo “Trời tròn, đất vuông và đứng yên một chổ; ở dưới là địa ngục, ở trên là trời”. Ngày nay khoa học nhìn nhận; mặt trời là trung điểm của vũ trụ.

Ai đúng, ai sai? Đến nay ta mới rõ sự thật, thì ra oan cho Galilée vìmuốn (Tự Do Tín Ngưỡng) vì muốn giác ngộ chổ mê lầm của tôn giáo thần quyền mà suýt bị ghép tội tử hình - Việc này xãy ra dưới thời giáo hoàngUrbain VIII (1633) do tòa án La Mã xử, vì ông đã dám viết cuốn “Dialogues sur les grands systèmes du monde” mang một nội dung trái với Thánh kinh - Sau đó, buộc lòng ông phải tuyên bố trước công chúng: “Tráiđất không quay”.

Mà “Trời” là gì? - câu hỏi ấy đã làm không biết bao nhiêu người phải băn khoăn, thắc mắc…

* Đất. - Về trái đất, tôn giáo xưa thường nói: “Mặt đất hình phẳng”. Khoa học hiện đại xác tín: “Trái đất tròn = la terre est ronde”[21]. Theo LAPLACE (1749 - 1827) thì, nguyên thuỷ của trái đất là một khối lửa(une masse de feu) do mặt trời văng ra, rồi nguội dần… chỗ nào lồi là núi, đồi, chỗ nào lõm là sông ngòi, hồ ao hay biển, cũng có chổ bằng phẳng như sa mạc hay bình nguyên.

Và theo, LUCRÈCE (509 TTL), ông đã có những giả tưởng rất hữu lý: “Địa cầu hiện ta đang sinh sống không phải duy nhất trong thiên nhiên, chúng ta phải tin rằng ở những miền khác của không gian, cũng có nhựng địa cầu khác, những sinh vật khác, những giống người khác…”

Dựa vào thực tại, khoa học ngày nay đã phát minh những cái mới lạ, chế ra được cả phi thuyền liên hành tinh thể thám hiểm nguyệt cầu, làm sụp đổ hẳn một hệ thống tư tưởng thần quyền xưa cũ, đặt con người trước trách nhiệm của chính mình.Tuy nhiên, trên đường tìm chân lý, khoa học chưa phải là vạn năng, giải quyết được hết mọi khúc mắc của con người vàcuộc đời này. Vì, “Khoa học chỉ bàn đến những điều tổng quát = I I n’ya que de science du general”.

Qua ngững trang trên, ta đã hiểu sự cắt nghĩa "”Vũ trụ vạn hữu” của các Tôn giáo, Đại học, Triết học, Khoa học xưa và nay. Giờ đây, chúng tathử dạo bước vào địa hạt. ĐẠO PHẬT - Mà bản đồ đã sẵn có trên hai nghìnnăm trăm năm nay - để thử tìm ở đấy một tia sáng, làm chỉ chuẩn cho sự tìm hiểu về Vũ trụ và về con người.

Và kìa - Con Đường Sáng đã hiện ra…

Vấn Đề nhận thức

Đứng trên quan niệm nhận thức, đạo Phật không hoàn toàn thuần túy là một triết học. Vì, đạo Phật là tất cả, hay nói khác, đạo Phật là triết học siêu triết học. Đạo Phật cũng có những lối nhận thức sự vật, bằng nhân giới trực quan, rất chính xác. Thật vậy, trước khi nghiên cứu vấn đề gì ta cũng nên đặt thành câu hỏi: Tại sao? rồi sau đó quyết tìm câu trả lời những nghi vấn mà mình đã đặt ra. Những vấn đề nào khi ta đã nhận xét được thấu đáo, nó biểu hiện ra một cách phân minh; và những ý tưởng để diễn tả sự vật cũng “đến” một cách dể dàng; thì đó là một Sự Thật mà ta phải thừa nhận[22]. Tất cả hiện tượng trong vũ trụ chỉ là những con số cộng cộng các yếu tố (nhân duyên) mà có. Đứng về phương diện không gian mà luận thì, vạn hữu là “Vô Ngã = anattà”, nó không có cái thật bề ngang; do cộng các điều kiện nhân duyên lại mà thành. Còn đứng về phương diện thời gian mà xét, vạn hữu là “Vô thường = anicca”, nó không có cái thật bề dọc; do cộng các trạng thái sinh - diệt lại mà có. Chứng minh cho lập luận trên đây, ta lấy một vật thể làm đối tượng để nghiên cứu, tìm hiểu sự vật. Cây viết hiện có trước mắt tôi là do hiệp thể của nhiều chất liệu, như: gỗ + sơn + mực và ý niệm của người thợ tạo ra cây viết tròn hoặc lục lăng, với, “thiết ý” là để dùng vào viết hay vẽ…, bởi có “hiện tượng” cây viết mà chứng minh được chung quanh cây viết là không gian: vô ngã. Rồi từ khi có hiện tượng cây viết cho đến cây viết bị hủy hoại, nghĩa là từ sinh -diệt này qua sinh - diệtkhác, gọi là thời gian: vô thường.

Tất cả sự vật hiện hữu trong vũ trụ đều bao gồm trong một chữ “Pháp =Dharmas”[23], Nói theo từ ngữ Phật Học, Pháp cũng gọi là “Nhất Thiết Pháp”, tức chỉ cho Vạn Sự Vạn Vật và là Lẽ Sống, Cách Sống, Khuôn Mẫu Sống của muôn loài vạn vật trong cỏi đời này. Cái lẽ sống ấy cùng với trời, đất, muôn vật nhịp nhàng chung sống trong một Nguồn Sống Vô Tận (tức Hiện Tượng - Bản Lai Diện Mục là như thế đó; pháp nhĩ như thị là vathàbhùta). Với sự thật trên đây, đã giúp ta khám phá ra hiện tượng vũ trụ vạn hữu gồm có hai mặt đối đãi: “Một Là Tấ Cả”, toàn thể vũ trụ tạo thành một vật (nhất tức nhất thiết); “Tất Cả Là Một”, một vật ảnh hưởng đến toàn thể (nhất thiết tức nhất)[24].

Để nhận thức sự việc không bị lệch lạc, sai lầm, đạo Phật đề ra ba phương pháp, cùng gọi là: Tam Lượng (ba phương pháp tỷ giảo, nhận thức sự vật đúng như thật). Hình thái nhận thức thứ nhất là Hiện Lượng, nhữngsự vật hiện hành do ngũ giác và tri giác ta trực tiếp nhận thức một cách thâu đáo, nếu ta có quan niệm rõ rệt về một vật ấy. Tỉ dụ: phải nghe tiếng nó, phải ngửi mùi nó, v.v…Trước khi có cảm giác rồi, mới có tri giác, không có tri giác thì không có quan niệm, nghĩa là chưa thành hiện lượng. Hình thái nhận thức thứ hai là Tỷ Lượng, sự suy luận, đối chiếu bằng những phương pháp tỷ giảo, lấy cá thể hiểu toàn thể làm đối tượng so sánh, và chứng minh cho sự tìm hiểu sự thật, như dựa vào pháp Tam Chi Luận trong Nhân Minh Học[25] để tỷ lượng trong việc xét đoán vũ trụ vạn hữu. Hình thái nhận thức thứ ba là Thánh giáo Lượng, căn cứ vào giáo lý Như thật do đức Phật dạy để mở mang trí tuệ (Prajnã), suy xét sựvật, phân định lẽ chính tà, thực hư. Ðó là những yếu lý căn bản cho mọiphưương pháp nhận thức. Ta có thể y cứ vào đấy làm tiêu chuẩn để tỷ giảo, phán đoán, tìm hiểu chân lý. Áp dụng phương pháp Tam Lượng trong công cuộc tìm hiểu sự thật, cho ta thấy: “Đạo Lý Duyên Khởi = paticcamuppàda” của đạo Phật là cắt nghĩa trọn vẹn cái lý do vũ trụ vạn hữu thường hằng, luôn luôn sinh động (vô thường) nhưng không thực thể (vô ngã). Căn cứ vào Nhân Minh học (tức phương pháp Luận Lý học), ta tậpluận:

- Tôn - Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều biến chuyển, vô thường.

- Nhân - Vì các nhân duyên yếu tố giả hợp tạo thành.

- Dụ - Như cái nhà, do các vật liệu “giả hợp” tạo thành rồi phải mục nát, hư hỏng.

Và, so với phép Tam Đoạn Luận (Syllogisme) trong triết học Tây phương:

- Đại Tiền Đề - Những vật gì do yếu tố nhân duyên giả hợp tạo thành, đều bị hủy diệt.

- Tiểu tiền Đề - Như cái nhà, do các vật liệu “giả hợp” tạo thành, tất phải mục nát, hư hỏng.

- Kết Luận - Vậy các hiện tượng trong vũ trụ phải biến chuyển, vô thường.

Tới đây, xin tạm mượn câu chuyện “đàm thoại” giữa đức vua MILINDA và thánh giả NAGASENA được ghi lại trong cuốn “Di Lan Đà Vấn Đạo = Milindapanha” để chứng minh cho lý giải trên là sự thật.

- Thưa thánh giả, tên thực ngày là gì? - đức vua hỏi.

- Tâu hoàng thượng, bạn đồng đạo thường gọi tôi là NÀGÀSENA, nhưng đấy chỉ là một cách để phân biệt một tiếng gọi, một lối nói cho tiện, hay nói khác, chỉ là một cái danh chứ thực ra, không có người Nàgàsena.

Ðức vua thấy thánh giả trả lời một cách bỏ lửng (không trả lời thẳng câu hỏi), lấy làm thắc mắc, liền gạn hỏi:

- Thưa thánh giả nếu không có người Nãgãsena; thảng hoặc có kẻ đem đồ dâng cúng tỳ khưu (Bhikkh: tức chỉ thánh giả Nàgàsena) những thứ cần dùng, như thức ăn, áo mặc, đồ ngũ, thuốc men… thì lấy ai để nhận lãnh? - Và ai ăn dùng những vật ấy? - Ai bảo toàn luân thường đạo lý? - Ai ngồi tham thiền? - Ai hành đạo? Ai đắc quả? - Ai nhập niết bàn? Ai là kẻ sát sinh? Ai trộm cắp? - Ai tà dâm? - Ai phạmngũ giới? Nếu thế thì không có thiện, không có ác, không ai làm thiện cũng không ai làm ác; những việc làm dù tốt hay xấu, cũng chẳng có quả báo? Thưa tháng giả, vậy thì không ai đánh giết; tỳ khưu và tỳ khưu ni ơi! các người không có ai là thầy, không ai là người giảng dạy, không ailà người truyền đạo pháp, nếu thánh giả nói rằng: “Nầy các huynh, hoàngthượng gọi ta là Nagasena thì Nagasena là ai?” thưa Thánh giả, xin ngàigiảng cho. Hay là tóc trên đầu ngài là Nagasena?

- Hay là lông, móng, da, thịt, gân, xương, tủy, cật, tim, gan, lá lách, phổi, ruột, cuống ruột, đồ ăn chưa tiêu hóa, đồ ăn đã tiêuthành phân, đờm, rũi, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước miếng, nước tiểu. v.v…

- Không.

- Hình sắc kia có phải là Nagasena chăng?

- Không…

- Sự nhận biết vui buồn, sướng khổ, sự suy tưởng phải trái; sự toan tính hành động, trong lòng, có phải là Nagasena?

- Không.

- Thế không có chi là Nagasena cả, vậy Nagasena là gì?

- Không là gì hết, thưa hoàng thượng.

- Có lẽ nào Nagasena chỉ là một tiếng không thôi sao, trẫm e thánh giả nói dối.

Bấy giờ, thánh giả (luôn thể) trông thấy cái xe, liền hỏi đức vua MILINDA:

- Tâu hoàng thượng, chứ ngài tới đây đi bộ hay đi xe?

- Đi xe, thưa thánh giả.

- Hoàng thượng bảo đi xe, vậy tôi xin hỏi: Xe là gì? Có phải cây gọng là xe không?

- Không.

- Phải bánh xe là không?

- Không.

- Phải ổ máy của xe là xe không?

- Không.

- …?

- ….

Hỏi mãi như thế, không có cái gì đức vua Milinda có thể chỉ được là xe. Thánh giả Nagasena liền kết luận: Cái xe của hòa thượng chỉ là một dấu hiệu, một tiếng gọi; tôi e hoàng thượng nói dối khi nói đi xe đến đây…

Ở đời, hễ cái gì có hình tướng, đều biến đổi, không thật. – “Phàm cáigì có hình tướng đều là giả dối, có sinh phải có diệt” -Kinh Kim Cương.

Cuộc đàm thoại trên đây đãchứng minh cho sự thật của Đạo Lý Duyên Khởi, Vô Thường, Vô Ngã trong đạo Phật. Một sự thật không ai có thể chốicải. Thật vậy, tất cả sự vật hiện hữu trong thế gian này, hoặc đang băng hoại, hay sẽ thai sinh, là do sự kết hợp “vô thường” của một số tinh thể đơn thuần qua nhiều giai đoạn, và cứ thế tiếp tục mãi… “Đạo Lý Duyên Khởi”cho ta thấy: Sự vật không phải chỉ là những cá thể cố định, đơn điệu, độc lập; mà là những “phần tử” hòa hợp trong một khối chung của “toàn thể”. Những phần tử ấy có một xã hội tính, tức tính “Nhân Duyên Sinh”. Với tính Nhân Duyên Sinh, đạo Phật đánh dấu sự tương quan mật thiết giữa hết thảy… Vì biết rằng, hết thày sự vật trong vũ trụ, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, ảnh hưởng lẵn nhau mà tạo thành.

Vũ Trụ Luận.

Trong Vũ Trụ Luận[26] (Cosmogonie) gồm hai phần: Hình Nhi Thượng: Métaphysique, nghiên cứu Bản Thế Chân Như (Tathatà hay paràmartha). Như Lai Tạng (Tathatagarbha); Hình Nhi Hạ: Physique, phần triết lý thực tiễn; những việc con người, vũ trụ.

1. Thế Giới Vô Biên, Chúng Sinh Vô Hạn Lượng. Nhưng Tất Cả…, Đều Do “Nghiệp” Biến Hiện.

Trong vũ trụ có rất nhiều thái dương hệ, mỗi thái dương hệ là một thếgiới, hợp nghìn thế giới thành một Tiểu thiên thế giới, hợp nghìn tiểu thiên thế giới thành một Trung thiên thế giới, và hợp nghìn trung thiên thế giới thành Đại thiên thế giới.

Mỗi thế giới có những Y Báo, Chính Báo khác nhau, nhưng không ngoài “Nhgiệp Cảm Duyên Khởi”.

Nói đến “NGHIỆP” (Karma) tức nói đến sự sinh động biến hóa của vạn hữu (tous les êtres). Nhưng Nghiệp là gì? Và Vũ Trụ do Nhân duyên nào mà có? Nghiệp là Vô Minh (Avidyà) duyên khởi và tự nó tác động, chứ không bị chi phối bởi một sức huyền nhiệm nào cả. Mà Nghiệp thì hoàn toàn động. Bởi có động mà vũ trụ vạn hữu mới tiến hóa, sinh tồn - động, hay nói Nghiệp cũng thế - xin hiểu theo nghĩa rộng - khi khởi thủy có thế giới, có các loài sinh vật là có động. Động là biến hóa cần phải có để duy trì trật tự trong vũ trụ và là Lẽ Sống của mỗi hành tinh hệ, gồm nhiều thế giới gọi chung là vũ trụ.

“...Cứ tiến mãi qua 33 từng trời: 56 cảnh giới Bồ Tát; vũ trụ tùy mỗitừng mà rộng lớn gấp bội. Mỗi Phật sát là một cõi Phật, và mỗi cõi gồm có Tam thiên đại thiên thế giới 3 000 000 000[27]. Từ cõi đức phật Cakyamuni vượt qua mười ức vạn cõi Phật khác, còn có một cõi do đức PhậtA Di Đà (Amitabha Buddha) làm giáo chủ. Mỗi cõi Phật sát đối với không gian, chỉ là một hạt bụi nhỏ khác. Các Phật sát đầy dẫy hư không. Thật là bao la!”[28].

Chỉ mới đứng về mặt tương đối cuộc đời mà luận, ta cũng đã thấy: Vũ trụ rộng lớn, có muôn hình, muôn vẽ, nào trăng, sao, trời, đất, núi, sông, cây cỏ, người và vật. v.v… Tuy nhiên, sự nhận thức của con người (do ngũ quan và ý thức tạo thành) khác với sự nhật thức của các loài động vật “nhìn” và “hiểu” những cảnh vật ấy (cộng nghiệp trong biệt nghiệp). Nghĩa là, tùy mỗi Nghiệp lành hay dữ của chúng sinh mà sự cảm ứng khác nhau. Con người thuộc trong những loài động vật. Nhưng đời sốngcon người khác đời sống của loài muôn thú. Mỗi loài có một “tính sống” riêng biệt, như cá thì bơi lội dưới nước, chim bay bổng trên không, hổ báo thì sống ở trên cạn (mặt đất) và trong những miền rừng rú; hoàn cảnhkhác nhau, nên sự sống cũng khác nhau. Theo quan niệm đạo Phật thì, vũ trụ (tự nó = chose en soi) đã biến chuyển bao lần, và còn biến chuyển mãi mãi. Đó chẳng qua là do “Nghiệp thiện” hay “Nghiệp ác” từ vô thủy kiếp đã tạo; mà “y báo” (chỉ cho tất cả sự tướng hiện hữu, dù lớn hay nhỏ, lớn như thái dương hệ, sơn, hà, đại địa, thành quách lâu dài…, nhỏ,như hạt bụi, vi trần...) “chính báọ” (bồm hết thảy sinh vật, trong đó có con người và vạn hữu, gọi chung là chúng sinh) làm nhân - nguyên nhânchủ yếu -, làm duyên - nguyên nhân phụ thuộc - để phát sinh hiện tượng giới. Tất cả y báo, chính báo cũng lại do Nghiệp cấu tạo mà thành. Nói theo Đạo Lý Duyên Khởi[29] thì sự vật luôn luôn biến hóa vô cùng tận; đókhông phải Vật Này sinh ra Vật Kia mà là Vật Này làm nhân, làm duyên sinh khởi ra Vật Kia. Hay nói cách khác:

“Cái Này có thì Cái Kia có;

Cái Này sinh thì Cái Kia sinh,

Cái Này không thì Cái Kia không.

Cái này diệt thì Cái Kia diệt.[30]

Majjhimani Nikaya II – 63 -

Cũng như nói; Quá sinh ra cây, cây nở hoa, hoa kết thành quả.

Sự “Có, Không” “Còn, Mất” chỉ là sự thay đổi hình dạng mà thôi. Thực ra “ Nó” không mất đi đâu cả[31]. Ta hãy lấy một dự kiện để chứng minh cho Sự Thật kia:

Nước H2O, khi nước sôi bốc thành hơi, hơi động lại vẫn là nước. Đó làmột hình thức, chỉ là sự đối thể của một chất liệu. Chúng ta nói: cái chết làm tiêu diệt một sinh vật mà không nói sản sinh ra một xác chết; có khác gì ta coi trọng cái hình thức (giả tướng) hơn chính sự sống, là phần tâm tưởng tinh anh.

Thực ra, đối với Bản Thể (Essence)của sự vật, nó không bị tiêu diệt, mà chỉ thay đổi qua nhiều trạng thái khác nhau, giữa… sự sống và sự chết, và cứ như thế tuần hoàn biến diễn mãi không thôi. Cho nên, ta không thể nói Cái nào có trước Cái Nào có sau. Vũ trụ là một cuộc đại hoạt động vô thủy vô chung (sans commencement ni fin). Từ nguyên tử nhỏ nhiệm đến các tinh tú xa xôi, đều nằm trong cái vòng luân lưu không bao giờ đứt quãng…, khác nào như những làn sống ngoài biển cả. Ngược về trứớc ta ta không tìm thấy có thủy, ngó lại sau chẳng thấy có chung, thìlàm sao có thể gọi được là Nguyên Nhân Tối Sơ (?). Mỗi thời đại hiện racùng vạn vật, rồi lại tan đi mà biến ra thể vô hình, vô sắc. Khi hiện ra gọi là SẮC khi biến đi gọi là KHÔNG...[32] Do đó, đạo Phật cắt nghĩa sự biến chuyển của vũ trụ vạn pháp (nghĩa như chữ vạn vật) bằng hai chữ “Sắc” “Không”.

2. Sắc - Không

a) Sắc (Rupam hay Lak sana).

Chỉ cho tất cả vật thể trong vũ trụ có hình tướng mà ngũ quan ta cảm giác thấy, những ý tưởng, tâm tình đều thuộc phạm vi "sắc"cả. Cái gì thường còn mãi, mới gọi là “có”, như Bản Thể (Essence), Chân Tâm (L’Êtreinfini), Chân Như (Réalitéultime) v.v.., những trạng thái luôn luôn sinh diệt, có rồi lại không, như những bọt nước trên mặt sống biển… Đấy không phải là có mà chỉ là “giả có”.

b) Không (Sunyatà):

Không, là trạng thái không hình sắc, âm thanh, không thể dùng giác quan mà tiếp xúc hay suy tưởng. Nhưng nó lại có sức linh hoạt như những luồng quang tuyến, tuy vô hình song có một năng lực biến chuyển một giâycó thể chạy chu vi địa cầu tám lần. Nhgĩa là, “Chân Không Diệu Hữu”[33], Cái “Không” này là hoàn toàn không, vĩnh viễn không (Chân Không) chứ không phải không trống rỗng, không có gì (ngoan không -Vide).Để hiểu Chân Không một cách giản dị, ta hãy lấy một ống chứa đầy không khí bằng thủy tinh rồi cho hút hết không khí - có chứa đựng trong ống thủy tinh ấy - ra ngoài, thì trong đó ta tạm thấy “Chân Không”, như những luồng quang tuyến, dù có hiện ra hay biến đi, nhưng nó vẫn là nó. Nó chỉ đổi thể mà thôi (changement d’état). Trong kinh Bát Nhã (Prajnà paramita) chép: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không,không bất dị sắc… thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm...”

Các bậc tu hành, khi đã chứng được “bát nhã trí” (prajnà), nhìn thấy các pháp đều là không. Một trong những vị thiền sư đắc đạo của nước ta, ngài Từ Đạo Hạnh, triều đại nhà Lý, đã cảm thông được lẽ “có” “không” hiện ra trong vũ trụ vô biên, biểu thị qua những vần thư tuyệt diệu dướiđây:

"Có thì có tự mảy may

"Không thì cả thế gian này cũng không.

"Thử xem bóng nguyệt giòng sông.

"Ai hay không có, có không là gì?"[34]

Tùy Theo nhân duyên mà hiện ra như là có sinh. Cho nên gọi là tạm CÓ. Bởi không có tự tinh, nên gọi là KHÔNG = Tòng duyên sinh cố, danh chi vi hữu. Vô tự tính cố, danh chi vi vô - Kinh Đại Bát Niết Bàn-

Sự đổi thể giống như nước đổi ra hơi, hơi lại về nước; như những luồng quang tuyến tuy bị tắt là do tại vì bóng hỏng và máy hư (tùy duyênbất biến). Nhưng điện tính thì không bao giờ mất hẳn (bất biến tùy duyên), nó vẫn có đầy dẫy trong khắp cả hư không giới (nghĩa chữ “sắc bất dị không”) nhưng khi đủ yếu tố nhân duyên, như dây, bóng… ta bật đènlà thấy có ánh sáng ngay (trước không, bây giờ có ánh sáng) (nghĩa chữ “Không bất dị sắc”. Do đó, cho ta thấy, vật chất chỉ như là những làn sóng nhấp nhô ngoài biển cả. Mà tinh thần cũng chỉ là những luồng ý niệmđược tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Dưới con mắt Phật học,ta nhìn vũ trụ vạn hữu không ngoài hai định đề “Sắc”, “Không”, và nó còn phải liên quan mật thiết tiếp nối nhau theo luật nhân duyên nhân quả, và luôn luôn biến chuyển mà muôn vật được sinh sôi nảy nở, nhịp sống mới đều hòa; nếu vũ trụ bất động, vạn vật sẽ tự diệt.

Ở đây, ta có thể tượng trưng vũ trụ như một hình tròn, theo sự biến chuyển như sau:

Không Sắc

Vẫn biết vạn hữu (tous les êtres) do nhân duyên cấu tạo nên; nhưng cái gì là tượng trưng cho vũ trụ vô biên ấy? - Đạo Phật với thuyết “Bản Thể Thật Tại Luận”.

3. Bản Thể Thật Tại Luận Hay Câu “Nhất Thiết Duy Tâm Đạo”

Trong kinh Hoa Nghiêm (Avatamsakasutra) chép: “Vạn hữu trong vũ trụ đều do TÂM (Bản Thể) biểu hiện = “Nhất Thiết Duy Tâm Tạo”. Chữ TÂM ở đâykhông có nghĩa chỉ cõi lòng vui buồn, ganh ghét hay cái trí hiểu biết của con người. Cũng không phải như chữ Tâm theo định nghĩa hạn hẹp của triết học là: Tinh thần chủ quan sinh ra vũ trụ khách quan. Lại càng không nên hiểu theo triết lý của Hégel; Tâm là ý niệm hoặc ý tưởng tuyệtđối. Phần nhiều ta không chịu tìm hiểu, chỉ mãi loay hoay trong rừng rậm danh từ, không tìm ra được lối thoát, nên rất dễ bị lầm lạc. thật đáng tiếc! Chẳng hạn người ta thấy trong kinh Phật thường hay nói đến chữ “Tâm”, những người nông nổi vội kết luận cho đạo Phật là “Duy Tâm”.

Để hiểu chữ TÂM, theo đúng quan niệm đạo Phật, chữ TÂM (ở đây) có chia ra “Chân Tâm (Pêtreinfini), và Vọng Tâm (conscience inconnaissable). Ta nên nhớ: Căn bản của phiền não sinh tử là Vọng Tâm. Mà căn bản của Bồ Đề, Niết Bàn là Chân Tâm. Nhưng chữ Tâm - chữ Tâm viếthoa - xin hiểu nghĩa là Bản Thể Của Vũ Tru Vạn Hữu, tức Tâm Chân Như hay Thể Tính chân Tâm (les éléments essentiels de l’être infinị).

Cũng xin nói thêm về chữ “Tâm” (Citta), hiểu theo danh từ Phật học, có nhiều tên khác nhau; tùy trường hợp, cũng gọi là Chân Tâm, Bồ Đề, Niết Bàn, Như Lai Tạng, Alaya Thức hay Pháp Thân, Chân Lý v.v…

Thật ra những danh từ trên đức Phật tạm đặt ra để chỉ cái “Bản Thể Tuyệt Đối” của vũ trụ, đó cũng chỉ là phương tiện để hướng dẩn con ngườiđạt được Chân Lý. Trong kinh có câu: “Nhân chỉ kiến nguyệt”, nghĩa là nhờ có ngón tay chỉ mà ta biết được mặt trăng. Mặt trăng ở ngoài ngón tay người chỉ. Ngón tay là ám chỉ cho lời nói, lý luận và danh từ, còn mặt trăng mới đích là chân lý của Bản thể Vũ Tru. Khoa học ngày nay thì nói đến những Electron, Atome et Noyau để cắt nghĩa vật tiên thiên đã tạo nên vũ trụ vạn vật… Đó, chẳng qua cũng chỉ tạm mượn cái tên điện tử,nguyên tử hay hạch tử để chỉ cái nguyên chất (có sẳn) trong vũ trụ mà thôi. Trong Đại Thừa Khởi Tính Luận, chép: Đứng về phương diện Bản Thể, thì tất cả các pháp từ xưa tới nay, lìa các “tướng” như lời nó , chữ nghĩa, tư tưởng, tuyệt đối bình đẳng, không có thay đổi, không hư hoại, cùng chung một Bản Thể Sáng Suốt Của Nhất Tâm, nên gọi là Chân Như = “Nhất thiết chư pháp, tòng bản dĩ lai, ly ngôn tuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình đẳng, vô hữu biến dị, bất khả phá hoại, duy thị nhất tâm, cố danh chân như”.

Để hiểu chữ “Tâm”[35] trong đạo Phật một cách sâu rộng hơn, kinh LăngNghiêm (Suramrama sutra) có ghi lại mẩu chuyện đối thoại giữa Đức Phật và để tử là Ananda, sau bảy lần gạn hỏi ý nghĩa chữ “Tâm”, đều bị đức Phật bác, cho là không đúng. Và dưới đây là mẩu chuyện lý thú đó:

1. - Ananda Chấp Tâm ở Nơi Thân -"Tâm không phải trong thân. Nếu bảo tâm ở trong thân, trước hết, ông phải lấy tim, gan, mật, phổi, lá lách…,sau mới thấy cảnh vật bên ngoài”. Tại sao, ông không trông thấy? - lời đức Phật.

2. - Ananda Chấp Tâm Ở Ngoài Thân - Đức Phật: “Tâm ở ngoài thân, thì tâm và thân ông không dính dấp nhau. Vì lẽ gì, mắt ông vừa trông thấy cảnh vật, tâm ông liền biết? Như vậy, thân và tâm đâu có tách rời nhau.

3. - Ananda Chấp Tâm Ở Trong Con Mắt - Đức Phật: Nếu tâm ở trong con mắt; tại sao, tâm ông lại không thấy được mắt ông. Cũng như người chết, con mắt còn đó, tại sao lại trông không thấy gì?

4. - Ananda Chấp Trở Lại, Tâm ở Trong Thân, ông nói: “Tôi mắt thấy tối, mở mắt thấy sáng là tâm thấy cảnh vật bên ngoài. Như vậy, tâm ấy đúng ở trong thân tôi”. Đức Phật liền hỏi vặn lại Ananda: “Nếu ông nói rằng nhắm mắt thấy tối, vậy cái tối ấy có đối trước mắt ông hay không?”

5. - Ananda Chấp Tâm Tùy Chỗ Hòa Hợp Mà Có. Đức Phật: “Ông nói, tâm tùy chổ hòa hợp có; nghĩa là, tâm ấy không có thực thể (tức không có) thì lấy gì làm hòa hợp? Nếu nói, nó từ trong thân hoặc từ hư không hiện ra, lẽ tất nhiên, nó phải thấy lục phủ, ngũ tạng bên trong và thấy hình thể con người bên ngoài. Còn nói, tâm ấy có nhiều thể (thành ra có nhiềutâm), biết cái nào là tâm của ông? tùy hòa hợp chổ nào tâm liền ở chổ đó, là sai”.

6. - Ananda Chấp Tâm Ở Khoảng giữa - Đức Phật dạy: “tâm” và “cảnh” làhai thể khác nhau, một bên có tri giác (tâm), một bên không có tri giác(cảnh), hai cái đối lập, riêng biệt nhau, thì lấy cái gì gọi được là giữa?

7. - Ananda Chấp Cái Không Trược[36] Là Tâm - Đức Phật: Hễ cái gì có hình tướng, như núi, sông, trái đất thì gọi là “giả có”; còn cái gì không hình tướng, như lông rùa, sừng thỏ đều gọi là không, và đã không, thì có gì mà nói là “trược”?…

Đến Đây, Đức Phật giảng rõ thế nào là Thể Tính Chân Tâm để giúp cho chúng sanh sớm ngộ nhập “Phật tri kiến”, nhìn thấy các pháp là không tướng, con người và chúng sinh là do nhân duyên cấu tạo, nên nó “vô ngã”, và hết thảy sự vật hiện hữu trên cỏi đời này đều “vô thường” chuyển biến. Muốn giải thoát những ràng buộc mê luân khổ đau, thì con người phải biết “tu tâm, dưỡng tính” để mình không còn bị làm nô lệ cho cái hình hài giả tạm, và sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, một cuộc sống vĩnh cửu, thanh tịnh, tự tại, như nhất…

Vòng tròn tượng trưng cho “Tâm” hay “Bản Thể” của vũ trụ vạn hữu.

Đường thẳng và cong biểu tượng

Sát na sinh diệt.

Vậy, TÂM ấy là thể bản nhiên thanh tịnh (Đại Ngã Thể)[37] bao trùm khắp pháp giới - xin hiểu nghĩa như chữ vũ trụ - hư không giới, bao giờ nó cũng là một thể tồn tại, không sinh diệt, không thêm, không bớt, không sắc tướng, cũng không hẳn là hư không; vũ trụ vạn hữu đã từ vô lượng kiếp luân hồi…

Đến đây ta hãy lấy một thí dụ để chứng minh, như “nước” là Bản Thể, có tính chất thành Sóng. Mặc dầu là nó tĩnh nhưng vẫn có tính chất động.Tĩnh và Động là hai tính chất có ở trong nước. Sóng, chỉ cho Hiện Tượng“tinh thần và vật chất”.

Nước, chỉ Bản Thể “vô biên…”. Vậy, có Sóng là có Nước. Cũng như nói có Hiện Tượng là có Bản Thể.

4. - Thể, Tướng, Dụng

a. Thể

Bản Thể, chỉ cho vũ trụ bao la – “Tâm Chân Như” Ví như nước mênh môngtrong đó có đầy đủ các yếu tố nhân duyên để “cấu tạo” vạn hữu, nếu ta thu hẹp lại thì nó chỉ là một con số không (0), nhưng trong đó vẫn hàm tàng hai tính chất “Sắc” (vật chất), “Tâm” (tinh thần). Đạo Phật quan niệm: Tâm, hay Vật nhị nguyện đồng nhất thể, nghĩa là, dù Tâm hay Vật đều có ở trong “Bản Thể”; không phải “Tâm” có trước “Vật”, như phái Duy Tâm chủ trương “tinh thần có trước, vật chất có sau. Hay nói ngược lại, “Vật” có trước “Tâm”, như phái Duy Vật chủ trương “vật chất sản sinh ra tinh thần”. Trong Duy Thức Học (Vijnànavàda) nói: “Tâm và Vật là hai cái “đồng thời” có ở trong Bản Thể Chân Như. Nếu không có Tâm thì khôngcó Vật; mà không có Vật thì cũng không có Tâm = Kiến, Tướng đồng thời nhi khởi, vô kiến tắcvô tướng, vô tướng tắc vô kiến”.

Viên đá lửa sẵn có “tính lửa” hàm chứa bên trong, nên khi ta bật thấylửa phát hiện. Cũng như “tính ướt” của nước vẫn sẵn có ở trong nước. Bản Thể của vũ trụ hiện hữu, như ta đã thấy, nó không ngoài Hiện Tượng mà có Bản Thể. Hiện Tượng, tức Bản Thể. To như Thái dương hệ, nhỏ như vitrần cũng đều do nơi Bản Thể vô biên diệu dụng kia mà biến hiện ra cả….

b. Tướng

Tướng Trạng, chỉ cho núi, sông, người và vật - Hiện Tượng giới - Ví như nước biển đem pha các màu xanh, đỏ, vàng, tím; tuy sắc tướng có khác, nhưng nó vẫn không ngoài thể chất “Nước”. Vũ trụ với thiên hình vạn trạng khác nhau về hình thái song đều chung một Bản Thể, không hai, không khác.

c. Dụng

Công dụng, tức chỉ cho sự sai biệt giữa vật này và vật kia: - sinh diệt, vô thủy vô chung - với sự áp dụng của “Sắc” hay “Tâm”, tùy theo trường hợp thiện và ác của “Tướng”, như màu sanh, màu vàng v.v… để dùngvào việc viết (hay vẽ) các vật xanh, vật vàng v.v…

5. Những Nguyên Nhân Cấu Thành Vũ Trụ Vạn Hữu.

Trong Bản Thể Vũ Trụ gồm sáu yếu tố công năng hoạt động làm căn bản, cũng gọi là “Lục Đại Duyên Khởi” (Màhàhhutas les six élémants) tức: Địa (Prthividhàtuh), Thủy (Abdhàtuh), Hỏa (Tejodhàtuh), Phong (Vàyudhàtuh), Không (Sùnyatà), Thức (Vijnàna), dung hòa lẫn nhau và tạo ra muôn loài vạn vật hiện hữu ở thế gian này.

Sáu công năng đó là:

* Công Năng Rung Động : Gió

* Công Năng Ép Nặng :Đất

* Công Năng Ấm Nóng :Lửa

* Công Năng Mịn Ướt :Nước

* Không Gian :Hư Không

* Linh Thức.

Tính chất của sáu công năng rất tinh tế không phải là hình thức thô sơ như những nguyên tử, điện tử cón có thể phân tích; đằng này tự nó, nócó đủ năng lực tiến hóa, phát triễn. Đứng về quan niệm sai biệt, ta nhận thấy có sáu công năng khác nhau; nhưng đứng về phương diện tuyệt đối thì chỉ thấy (duy nhất) có một “Bản Thể” - Bản Thể Bình Đẳng Như Nhất.

Bản Thể - xin nhắc lại -cũng có chỗ gọi “Không Tướng” hay “Chân Không”, như trong Bát Nhã Tâm Kinh nói: “Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt…” Các pháp vốn không thật có. Mà đã không thật có thì làm gì còn có sinh diệt. Bởi không còn bị sinh diệt nên gọi là Chân Như (Tathatà). Vẫn biết trong Bản Thể Vũ Trụ chứa sẵn sáu yếu tố công năng, nhưng ta cần biết cái nào hiện trước, cái nào hiện sau? Vấn đề này, khoahọc hiện đại hãy còn đương trong vòng tìm hiểu. Nhưng, đạo Phật đã có giải thích rỏ trong Kinh Lăng Nghiêm (Suramrama-sùtra), quyển IV chép:

“Khoảng không gian vô cùng tận do nguồn linh thức quá mạnh làm rung động một lượt “6 yếu tố công năng” và cùng quay chuyển biến mà sinh ra “phong đại” (Vent) trước. Và do những luồn gió thổi “quyện” các yếu tố lại tạo thành “không khí” (Atmosphère), rồi đến “địa đại” (Minéral), và do sự cọ xát giữa hai áp lực gió và không khí tạo thành lửa “hỏa đại” hay “điện lực” (Electricité); hơi nóng bốc lên gặp khí lạnh ép xuống thành nước “Thủy đạ” (Océan); Lửa bốc lên, nước dội xuống làm cho lắng động lại và nguội dần, chỗ nào bằng phẳng là đất, chỗ nào sụt xuống là bể hay hồ ao; nơi nào sức nước mạnh hơn mọc ra cây cối...”

Tất cả những thứ đó gọi chung là “Khí thế gian”.

Đức Phật còn cho ta biết: ở thế gian cả thảy có bốn loài sinh (Catvàro yonayah) khác nhau. Bốn loài đó là:

- Hóa Sinh (Upapàdukàh), như con sứa do “khí hóa” của bọt nước, con đom đóm do củi mục sinh…

- Thấp Sinh (Sumsedajàh), những loài giun, dế từ nơi ẩm ướt…

- Thai sinh (jaràyujàh), những loài sinh bằng bào thai, như loài người …

- Noãn Sinh[38] (Andajàh), những giống sinh bằng trứng, như loài cá, chim v.v..

Những loài sinh trên đây đều mang trong tự thể cái hình hài giả tạm và cùng chịu chung một định luật; Sinh, già , ốm, chết!

Rồi cứ như thế hết sinh vật này đến sinh vật khác tiếp nối nhau sinh sản mãi, thì đấy gọi là “Tình Thế Gian”

Vũ trụ vạn hữu đã do “nhân duyên nhân quả” cấu tạo, vậy ta biết được rằng giữa các hiện tượng có là do những mối dây quan hệ chằng chịt mật thiết với nhau mà không bao giờ bị đức quãng; bởi vũ trụ là một khối duynhất: “Vạn Vật Đồng Nhất Thể” Tức có nghĩa nói rằng trong vũ trụ gồm cótinh thần và vật chất vốn cùng một “Bản Thể” và cùng bất biến (éternel).

Thật thế, muôn vàn cảnh tượng biến hiện trên thế gian này, to như Thái dương hệ, nhỏ như vi trần cũng đều là hiện thân của Bản Thể Vô Biên Tuyệt Đích. Tuy nhiên, khi Hiện tượng giới đã hình thành thì nó bắt buộc phải theo một công lệ “Thành, Trụ, Hoại, Không…”

Mỗi thời kỳ có hai mươi tiểu kiếp[39] bốn thời kỳ là tám mươi tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp có 16.800.000 năm. 80 tiểu kiếp gọi là một đại kiếp,tính có 1.344.000.000 năm; trải qua bốn giai đoạn dài dặc ấy rối trở lại vô cùng tận… Địa cầu được đứng vững là nhờ những dẫn lực của các hành tinh và các vòng “phong luân”, “thủy luân”, “hỏa luân” và “không luân”.

Thật ra, từ khi có con người và vạn vật trên địa cầu, đã có biết bao lần đổi dời, biết bao sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị, về phong tục, đạo đức, về văn hóa, tôn giáo, và không kể xiết với những trang sử thịnh suy, bĩ thái, lớp này chết, lớp khác sinh, trái đất này tan làm nhân cho trái đất khác; trong vũ trụ có hàng triệu thế giới… biết bao nguồn sống của chúng sinh, mỗi nơi có khác nhau, không tìm thấy mối quá khứ từ đâu, không chứng nghiệm được những tương lai vô tận.

Vũ trụ và con người cứ như dòng sông chảy xiết ra biển “Bản thể Vô Biên”, mênh mông bát ngát không ngừng?! Nhưng, đó chỉ mới đứng về phươngdiện tương đối mà nói, còn về phương diện tuyệt đối thì, tất cả hiện tượng vạn vật không sinh mà cũng không diệt, cái Bản thể Tuyệt Đích thậtra cũng không thêm, không bớt[40]. Mặc dầu hình tướng đổi dời song Bản Thể thì vẫn còn mãi (Pháp Nhĩ Như thị Dhardama). Nó khác nào chất “cứng”đổi ra “lỏng”, rồi “lỏng” biến thành “hơi”, dần dần biến trạng kết trở lại thành “cứng” (..)

Đến đây, ta lại cần nghiên cứu để hiểu mặt trời tại sao có chất lửa? -Trong Kinh Lăng Nghiêm chép: Mặt trời thuộc về “hỏa đại” (chất lửa) donhân duyên kết cấu. Ta hãy lấy một ví dụ để chứng minh cho sự thật này:giữa lúc nắng về buổi trưa mùa hè, ta lấy một ít bông gòn để dưới một cái kính hiển vi thường (loupe) hay tối tân (microscope électronique) rồi đem kính ấy soi vào mặt trời lúc lâu thì thấy hốc khói và có lửa phát hiện. Như vậy là “chất lửa” vốn có khắp trong vũ trụ, cùng với các chất đất, nước, gió… Nói tới đây, ta cũng không quên tìm hiểu mặt trăng?Đức Phật dạy: Mặt trăng thuộc “thủy đại” (chất nước) nên ánh sáng phản xạ của mặt trăng trong trẻo, mát mẽ. Thực nghiệm, - ta lấy một cái đĩa để dưới một cái kính “phương chư” bằng thủy tinh (cristal) rồi soi vào giữa mặt trăng trong những đêm 15, 16 âm lịch thì ta sẽ thấy có nước nhỏtừng giọt xuống đĩa…

Nhân Sinh Quan

“Tất cả sự vật dù hữu hình hay vô hình, tâm hoặc cảnh, đều do nhân duyên kết hợp và chỉ là những ảnh tượng mê lầm của nghiệp thức biến hiện”

Với “Vấn Đề Nhận Thức” và “Vũ Trụ Luận” như đã trình bày ở những trang trên, đã giúp bạn có một chính kiến. Theo đạo Phật, vũ trụ vạn hữubiến hóa sinh thành do sự tổ hợp của nhiều nhân duyên…; và đã do nhân duyên tạo thành, tất nhiên, đạo Phật phủ nhận những định thuyết dưới đây:

1. Vũ trụ bị chi phối bởi một “đấng Sáng Tạo”, con người cũng do đấng ấy bàì định.

2. Hết thảy sự vật đều bởi “Tâm”, “Ý” làm chủ thể.

3. Vạn hữu do “vật chất” sinh thành, nên vạn hữu cũng hoàn toàn bị chi phối, thụ động.

Đó là lập luận sự khởi đoan về vũ trụ vạn hữu do các thuyết DUY THẦN, DUY TÂM, DUY VẬT chủ trương.

Giờ đây ta thử tìm hiểu thuyết lý đạo Phật qua vấn đề Nhân Sinh Quan.

Xác định minh thuyết, đạo Phật lúc nào cũng lập luận duy nhất: Vũ trụvạn hữu được thành lập là do sự kết hợp các yếu tố làm căn bản và cùng hỗ tương, nhưng tất cả… đều ở trong “Bản Thể” vô cùng tận[41]. Con ngườicũng không ngoài định lý ấy. Do đó, đạo Phật để ra ba điểm chính cương là:

1. Sự Cấu Tạo sắc thân Con Người.

2. Giải Quyết Vấn Đề Sống, Một Mục Đích…

3. Giá Trị Con Người.

1- Sự Cấu Tạo Sắc Thân Con Người

Ngược dòng lịch sử, ta cần xét lại vấn đề con người bởi nguyên nhân nào đã cấu tạo nên? - theo thuyết “vũ trụ vạn hữu sinh khởi” thì: conngười cũng là một hiện tượng trong các bản thể vô biên diệu dụng kia chuyển biến hình thành mà có.

Từ bao lâu nay con người đã quyên mình là một “phần tử” trong cái “Toàn thể” (bản thể vô biên) và chấp cái “ta nhỏ bé”, tự tách mình ra khỏi cái “ta rộng lớn” trong vũ trụ, lại dùng tâm trí nhận thức sai lầm các vật tựơng, nhân đó sinh ra mê vọng điên đảo….

Để giải đáp sự sai lầm đó, đạo phật với thuyết Mười Hai Nhân Duyên (Dvàdàsãngahpratityasamutpàdah) rất phổ thông và chính xác.

Những gì là mười hai nhân duyên?

Trong kinh A HÀM (agamas) chép: “Cái Này có, cho nên Cái Kia có. Cái Này sinh cho nên Cái Kia sinh”[42].

Số là:

VÔ MINH duyên hành
HÀNH duyên thức
THỨC duyên danh sắc
DANH SẮC duyên lục nhập
LỤC NHẬP duyên xúc
XÚC duyên thụ
THỤ duyên Ái
ÁI duyên thủ
THỦ duyên hữu
HỮU duyên sinh
SINH duyên lão tử

Rồi khởi phiền muộn, buồn rầu, khóc than, đau đớn… tạo thành đại khổ.

Mười hai nhân duyên tiếp nối với nhau từ đời này qua đời khác như vòng bánh xe nhân qủa tương quan.

(Mười Hai Nhân Duyên gồm):

1 . VÔ MINH (Avidyà): Mê muội, tối tăm. Chỉ cho tất cả trạng thái quan niệm sai lầm cuả chúng sinh, không tự biết “vì sao mà có rồi vì đâu mà mất”. Nói cách khác, tất cả chúng ta đều do VÔ MINH ám phủ cả, ví như tấm gương sáng,chỉ một mảy bụi cũng đủ làm giảm ánh sáng không ít.

Nói đến vô minh, ta không thể nói đến Chân Như[43], vì hai “cái” là một thể - Vô minh nằm trong Chân Như - bản thể chân như lúc khởi thuỷ ví như mặt nước phẳng, nhưng nay có sóng . Mặt nước đã sóng thì xao động, thế là sóng cũng là nước mà nước cũng là sóng. Cũng như nói, không có không gian thì không có hiện tượng. Ðó là thuộc về Hoặc. Vì đã có hiện tượng nên phải chuyển biến với công năng, nghiệp lực, tinh thần hay vật chất đều theo một quan niệm động mà ảnh hưởng lẫn nhau . Sự vật biến hoá mãi là liên quan theo luật chuyển dịch cuả hành nghiệp.

2. HÀNH (samskarah): hành động, tác động . Có hành động là (bắt nguồn) bởi tư tưởng phát sanh, do đó mỗi con người mang trong tự thể cái “nghiệp” - nghiệp lành dữ, mình làm mình chịu - và sự phát nguyên của nghiệp là do “nhất niệm mê mờ” vọng khởi mà có. Ta thấy rõ ràng “Nghiệp” như một sợi dây truyền cảm mà nhân qủa thì cứ tiếp nối nhau bất tuyệt. Thi hào Nguyễn du đã cảm thông đựơc chữ “Nghiệp” trong đạo phật một cách quán triệt. Tiên sinh viết.

… “Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa”[44]

Nói khác, nghiệp là do thân, khẩu, ý của chúng sanh gây ra để phải nhận lấy quả báo luân hồi.

Ghi chú, - Chữ “Nghiệp” (Karma). Nghĩa là tạo tác, hành động. “Ý” suynghĩ, “miệng” nói “thân” hành động,… tức chỉ tất cả hành động cố ý của một sinh vật do ba nghiệp (thân, khẩu, ý) ảnh hưởng lẫn nhau rồi cảm thành vết tích, thành thói quen, tạo nên nguồn sống dục vọng di truyền, trong kinh thường gọi là “Dẫn Nghiệp” (tức dẫn lực của nghiệp) hay “Nghiệp thức”. Nói theo từ ngữ bây giờ thì gọi là Nguồn Sống. Tất cả hiện tượng trong vũ trụ - bao gồm các sinh vật và các cảnh vật thiên nhiên, như núi, sông, cây cỏ, đất đai, trăng, sao, nước, lửa, không khí.- đều do Nghiệp Thức tạo tác cả. Nghiệp chia ra “nghiệp chung” (cộng chung) và “Nghiệp riêng”(biệt nghiệp).

Nghiệp chung. Chỉ các loài sinh vật (trong đó có con người) hiện sống trên địa cầu, đều phải chịu chung các kiếp vận như nhau:

Àyuskasàyah: Mệnh Trược = kiếp người đau khổ.
Drstikasayah: Kiến Trược = nhận thức sai lầm.
Klésakasàyah: Phiền Não Trược = tâm địa xấu xa.
Sattvakasàyah: Chúng Sinh Trược = chúng sinh ác độc.
Kalpakasàyah: Kiếp Trược = cuộc sống ngắn ngủi.

Và còn biết bao nổi khổ triền miên khác, như Sinh, Già, Ốm, Chết, về thiên tai “nước lụt”, động đất” lửa cháy, chiến tranh v.v..

Nghiệp riêng: Mỗi loài có những “tính sống” riêng biệt, hoàn cảnh riêng biệt. Như cá thì bơi dưới nước, chim bay trên không, con người và các loài muôn thú sống trên đất cạn và các nơi rừng rú… Tuy nhiên, con người, có những ưu điểm đặc biệt hơn các loài khác: con người tự làm chủmình, làm chủ cuộc sống và hoán cải hoàn cảnh chung quanh, tùy nghiệp lành, nghiệp dữ do con người tự quyết định lấy.

Nhưng nghiệp do đâu mà có? Cái “Ngã” một hòa điệu tinh thần và vật chất do thân “ngũ uẩn” (Pànchaskhandha) tức sự hoạt động của “thân” và “tâm”, lĩnh thụ bởi cảm xúc trong tâm và ngoài cảnh, phát sinh những cảmgiác; và vì sự mê lầm tiềm tàng tự thân của mỗi vật tự phát động và không cần sự can thiệp của bất cứ năng lực nào.

Nghiệp là chủ động lực của mọi vấn đề. Mọi vấn đề cũng do Nghiệp phát sinh, tồn tại hay tiêu diệt.

“Không phải ở trên không trung, không phải ở giữa đại dương, không phải ở trong thâm sơn, cũng không phải ở một nơi nào người ta có thể tránh được nghiệp báo”. - Dhammapada, 127 -

Những hiện tượng thế giới đều do Nghiệp phát động mà cảm ứng. Ta có thân thể như bây giờ đều do đời trước tạo nghiệp mà sinh, rồi cứ luân hồi, nhân quả nối tiếp từ quá khứ chạy suốt hiện tại sang vị lai… biến hiện thiên hình vạn trạng, tùy nghiệp thụ báo để phải chịu lấy vô lượng cực khổ, nếu con người mãi mê lầm tạo nghiệp. Bởi vậy dưới Hành có Thức.

So với nhân quả trong ba đời thì Vô Minh - Hành là nghiệp nhân quá khứ và làm nhân làm duyên để kết sinh chịu quả trong đời hiện tại.

3. THỨC (Vijnànam): bởi sự mê mờ và hành động kết thành Nghiệp Thức; phân biệt sai lầm mà sinh ra vui buồn, thương tiếc… Nghiệp thức con người khác nào như luồng điện tản mát khắp nơi…; thân “Tứ Đại”[45] Ví như dòng điện, khi đủ điều kiện nhân duyên, như, dây, bóng,…ta bật sẽ thấy điện phát ra ánh sáng. Còn ánh sáng ấy mạnh hoặc yếu cũng như màu nó xanh, hoặc đỏ là do bóng đèn to, nhỏ và tùy thuộc ở màu xanh hay màu đỏ; nhưng không ngoài điện tính… Cũng thế, muôn loài vạn vật hiện hữu trong thế gian là do nhân duyên giả hợp mà thành; con người sinh ra đời là bởi tinh huyết của người cha và người mẹ hòa hợp, kết đọng lại mà tạonênn cái “xác thân giả tạm”. Nhưng, như vậy, chưa đủ; con người còn phải có suy nghĩ, cảm giác, lĩnh thụ mới trở thành “con người hoàn toàn”- con người sống động.

Trong cuộc hành trình của con người: khi sống hay lúc chết đều do nhân quả hành vi tự thân tạo tác; con người đẹp hay xấu, ngu tối hoặc thông minh, sung sướng hay khổ sở, không do ai cầm đầu dẫn dắt và thưởngphạt cả! Mà chính là do tự thân gây “Nghiệp” “nhân”và “duyên” để rồi nhận lấy “quả báo” hoặc thiện hoặc ác…

Ta hãy lấy một ví dụ làm chứng minh:

(Nghiệp) – A và B (anh hay chị) cùng là con người. Nhưng con người A khác con người B về tâm trí, về nét mặt, về hình thể, tầm vóc cao, thấp,nam hoặc nữ, đẹp xấu, thiện và ác…

(Nhân) - A rất chăm học, B thì lười, biếng học…

(Duyên) - Cả A và B đều được cha mẹ thương yêu, nuôi nấng, cho ăn học, sắm quần áo, xe cộ và bút, mực, sách vở để không bị thua kém với chúng bạn…

(Quả) - A chịu khó học tập nên kết quả là A biết chữ và thi đậu. Còn B, trái lại… Ta không nên có thành kiến sai lầm cho rằng: Bộ óc là sản phẩm của tư tưởng, cũng đừng bao giờ quan niệm tinh thần (ý thức) có trước vật chất… Theo đạo Phật, những thuyết lý nào thiên một bên đều là sai lầm. Dù tinh thần hay vật chất thì cũng đều do các yếu tố công năng từ Bản Thể sinh, rồi tồn tại và hủy diệt. Con người phải đủ hai phần “tinh thần” (thân thức do Nghiệp của mỗi con người đã tạo) và “vật chất”(thân tứ đại giả hợp”, nếu lìa một trong những “chất ấy” con người sẽ chết; nhưng không có nghĩa chết rồi là hết, mà chỉ là thay đổi hình tướng, ví như điện.

Sự thật (như trên) cho ta thấy: khi Hành Nghiệp đã kết quả thì tự thểnó phải ôm mang lấy. Vô minh và hành động (Nghiệp Lực) đi đến một nơi nào đó để nhận chịu một cái thân quả báo hoặc thiện, hoặc ác…

Nhìn chung vào pháp giới thì, con người chỉ là một chủng loại đã có một trình độ tiến triển tương đương. Cao hơn con người, là Phật, Bồ Tát.Thấp, là các loài hạ đẳng động vật. Do đó, đạo Phật chia ra mười pháp giới:

1 - Phật (Buddha): đấng Đại Trí, Đại Đức và Đại Hùng. Trong mười phương các quốc độ chỉ có đức Phật là trên hết. Đứng về phương diện con người mà nhận xét, ta thấy: “Trí” Phật là trí bát nhã (prajnã), sáng suốt bao la vô cùng tận. “Đức” của Phật là vô lượng vô biên, cao cả: Vô Thượng. “Hùng” hay là “Lực” của Phật tu chứng đến chỗ Hoàn Toàn Trong, Hoàn toàn Sáng; diệt tận sinh tử, phiền não, nhiễm ô. Đức Phật có đầy đủba đặc tính Trí - Đức - Hùng, do đó (mà) cứu độ cho hết thảy chúng sanhtrong ba cõi… Nhờ vào ba “đức” ấy, tất cả chúng sanh sẽ chuyển hóa đuợc tâm hồn xấu xa thành tốt đẹp, sáng láng… Đó là chính nghĩa:

- ĐẠI TRÍ
- ĐẠI ĐỨC
- ĐẠI HÙNG

Cho nên, cảnh giới của chư Phật là cảnh giới Tự Tại Giải Thoát, là chân lý tuyệt đối.

2 - Bồ Tát (Boddhisattava): Những vị giác ngộ sắp được như Phật, do tu “Lục Độ, Vạn Hạnh” mà chứng thánh quả.

3 - Duyên Giác (Pratyekabuddhi): ngôi vị này hãy còn kém so với Bồ Tát; tu quán pháp “Mười Hai Nhân duyên” mà được chứng quả.

4 - Thanh Văn (Sràvaka): bậc giác ngộ ưa hưởng cảnh giới Niết Bàn (Nirvàna), gần tương đương với Duyên Giác, song trí tuệ có phần kém; tu theo phép “Tứ Diệu Đế”. Cùng tột của địa vị này là chứng thánh quả A LaHán (Arahat).

5 - Trời (Dévasura): Chư thiên ở các từng trời trong các cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới[46].

6 - Người (Manusya): Chỉ chung tất cả loài người ở trong một thế giớitrung bình, không quá khổ như địa ngục, không vui sứớng như ở thiên đường, và không ngu si như các loài muông, thú…, nên sự tu đạo cũng dễ dàng tiến ích.

7 - A Tu La (Asura): Những loài quỉ giống như loài người - con người thoát xác - rất tàn bạo, giận dữ, giết chóc và dâm dục…

8 - Địa Ngục (Narskanitaya): chúng sinh ở cõi đầy tội lỗi, tối tâm, đau khổ…

9 - Ngã Quỉ (Preta): những loài đói khát, đi lang thang khắp “xó chợ đầu đường” kiểm miếng ăn, manh áo mặc!!!

10 - Súc Sinh (Tiryagyoni): các loài súc vật v.v…

Tuy chia ra mười pháp giới chỉ là để đo trình độ tu chứng cao thấp của mỗi giới. Nếu xét theo quan niệm bình đẳng thì “Bản Thể Nhất Như”.

Với cặp mắt sáng ngời đợm vẽ từ bi, đức Phật đã nhìn, thấy và hiểu rõchúng sinh, từ thuở nào vẫn luân hồi trong sáu ngả (trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngã quỉ, Súc sanh) mà chẳng biết lối thoát! Đức Phật đã lắng nghe và hiểu suốt tâm trạng nổi vui, buồn, đau khổ của chúng sinh, nên Ngài thường khuyên các đệ tử, hãy luôn sống bên người, gần vật để sang sẻ và ban bố tình thương “cho vui, cứu khổ” đến tất cả muôn loài, và hãy sống nhập một (trọn vẹn) với bản thể vô biên tuyệt đích…

Trong mười pháp giới chỉ khác chổ mê và ngộ.

* Mê là chúng sinh.
* Ngộ là Bồ Tát, Phật.

Nếu đứng về phương diện con người mà xét thì, đức Phật cũng là một Người, nhưng là một Siêu nhân, đã tu chứng giác ngộ thành Phật, một trong những vị Phật đã thành là đức Thích Ca Mâu Ni, còn chúng sinh thì vẫn cứ là chúng sinh, nếu không chịu tu tiến.

Đức Phật là đấng Giác Ngộ Viên Mãn, là Người đã đạt đến chỗ cao tột của nhân sinh, mà Bồ Tát Duyên Giác hay Thanh Văn, là những bậc còn phảidõi bước và còn phải tiến nữa, để đến chổ tuyệt đối như Phật. Con ngườicó thể tiến lên địa vị ấy, nếu biết hướng theo đường sáng do đức Phật đã vạch ra. Trái lại, không chịu tu hay không chịu làm phúc thì con người sẽ mãi đau khổ u tối, mặc cho nghiệp lực cuốn trôi, triền miên trong vòng mê luân sinh tử xoay vần, chẳng biết đến bao giờ là ngày chung kết!

Thức, một chi quả thứ nhất thuộc đời hiện tại.

4. DANH SẮC (Nàmarùpam): “Danh” là một danh từ trừu tượng như Thụ, Tưởng, Hành, Thức uẩn, không có hình ảnh, chỉ là trạng thái chiều theo cảnh giới mà hiển hiện; “Sắc” tức hình tướng vật thể vô tri có trạng thái tự tiêu hoại do sức lạnh, nóng của thời tiết. Nhưng đây chủ yếu nóivề sắc uẩn là do sự phối hợp của bốn Đại: Đất (Prthividhàtuh), Nước (Abdhàtuh), Lửa (Tejodhàtuh), Gió (Vàyadhàtuh)… tức chỉ cho tổng báo thân của loài hữu tình, từ khi còn trong thai trạng, và dần dần sinh trưởng… Vậy “có Nghiệp Thức là có sự luân chuyển, nên khi Tâm thức chuyển sự sống sang kiếp khác (con mình). Tâm (Danh) phải nương vào vật (Sắc) là tinh huyết cha mẹ, để sự sống được nẩy nở, tồn tại”.

Con người là loài sinh mệnh có tư tưởng, trí tuệ, nhưng do những yếu tố nào kết hợp tạo thành? - Đạo Phật quan niệm con người cũng như các loài có cảm giác, thức tính đều do luật tiến hóa của vũ trụ với một trình độ nào…[47] và do Ngũ Uẩn[48] kết hợp thành thân.

Đức Phật dạy:

“… Này các tỳ khưu, có ba sự hòa hợp mà một bào thai thành hình. Ở đây cha mẹ có giao hợp và người mẹ không có thể thụ thai, và hương ấm (gandhabba)[49] không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Ởđây cha và mẹ có giao hợp và người mẹ trong thời có thể thụ thai, nhưnghương ấm (gandhabba) không hiện tiền, như vậy bào thai không thể thành hình. Và này các tỳ khưu, khi nào cha mẹ có giao hợp và người mẹ trong thời có thể thụ thai, và hương ấm có hiện tiền có ba sự hòa hợp như vậy,bào thai mới thành hình. Rồi này các tỳ khưu, người mẹ trong chín hay mười tháng mang bào thai ấy, với sự lo âu lớn đối với gánh nặng ấy. Rồi này các tỳ khưu, sau chín hay mười tháng, người mẹ sinh đẻ, với sự lo âulớn đối với gánh nặng ấy. Khi đã sinh, người mẹ nuôi (hài nhi ấy) với máu của mình. Này các tỳ khưu, trong luật của bậc thánh, sữa của người mẹ được xem là máu. Này các tỳ khưu, đứa trẻ ấy, sau khi lớn lên, sau khi các căn đã thuần thục, chơi với những trò chơi dành cho các trẻ như như với cái cày nhỏ, chơi đánh khăng chơi nhảy lộn nhào, chơi chong chóng, chơi với đồ đong bằng lá, chơi xe con, chơi cung nhỏ. Này các tỳ khưu, đứa trẻ sau khi lớn lên, sau khi các căn được thuần thục, thụ hưởng đầy đủ năm món dục lạc, các sắc do nhãn nhận thức, sắc này khả ái,khả hỷ, khả lạc, khả ý, khích thích lòng dục, các tiếng do tai nhận thức… các hướng do mũi nhận thức… các vị do lưỡi nhận thức… các xúc do thân cảm xúc, các xúc này là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, khích thíchlòng dục.

Khi nó thấy sắc với mắt, nó tham ái đối với hảo sắc, nó ghét bỏ đối với ố sắc, nó sống niệm không an trụ trên thân, với một tâm nhỏ mọn. Nó không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác bất thiện pháp của nó được trừ diệt một cách hoàn toàn. Như vậy, đối với thân sơ (thuận nghịch) nó cảm thụ, nào khởi lên lạc thụ, khổ thụ, hay bất khổ bất lạc thụ, nó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trược thụ ấy.Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trược, cảm thụ ấy, nên hoan hỷ sinh. Có tâm hoan hỷ đối với những cảm thụ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ, hữusinh, do duyên hữu, sinh sinh khởi. Do duyên sinh, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não, sinh. Như thế là sự tập khởI của toàn bộ khổ uẩn vậy. Khi nó nghe tiếng với tai…. (như trên)… khi nó ngửi hương với mũi…(như trên)…khi nó nếm vị với lưỡi…(như trên) khi nó cảm xúc với thân… (như trên )… khi nó nhận thức pháp với ý, nó tham ái đối với hảo pháp, nó ghét bỏ đối với ố pháp. Nó sống niệm không an trụ trên thân, với một tâmnhỏ mọn. Nó không như thật biết đến tâm giải thoát, tụê hiải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của nó được trừ diệt một cách hoàn toàn. Như vậy đối diện với thân sơ (thuận, nghịch), nó cảm thụ nào khởi lên lạc thụ, khổ thụ, hay bất khổ lạc thụ, nó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trược cảm thụ ấy, nên hoan hỷ sinh. Có tâm hoan hỷ đối với những cảm thụ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ, hữu sinh. Do duyên hữu, sinh sinh khởi. Do duyên sinh, lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não sinh. Như vậy làsự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.”[50]

Danh sắc một chi quả thứ hai thuộc đời hiện đại.

5. LỤC NHẬP (Sadàyatanam): một khi “sự sống đã được nảy nở tồn tại (kết thai) thì 6 quang năng tức sáu căn thành hình (bào thai)”.

Trong khi Danh và Sắc kết hợp tạo nên thân thể con người - một con người hoàn toàn sống động.

6 quan năng là:

1- Mắt (Caksurindriyam): nhãn căn.

2- Tai (Srotrendriyam): nhĩ căn.

3- Mũi (Ghrànendriyam): tỷ căn.

4- Lưỡi (Jihvendriyam): thiệt căn.

5- Thân (Kày yendriyam): thân căn.

6- Ý (Manadriyam): ý căn.

Đối tượng và giao tiếp với 6 trần:

1- Sắc: Rùpam (những hiện tượng có hình sắc)

2- Thanh: Sabdah (các âm thanh)

3- Hương: Gandhah (mùi thơm)

4- Vị: Rusah (chất chua, cay…)

5- Xúc: Sprastavyam (sự va chạm giữa thân thể và vật cảnh)

6- Pháp: Drarmas (những tư tưởng về quá khứ, hiện tại, vị lai)

(… “do duyên thức sinh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyênmắt và các sắc, thức sinh; và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên taivà tiếng, thức sinh; và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và cáchương, thức sinh; và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sinh; và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sinh; và thức ấy gọi là thân thức. Do duyên ý và pháp, thức sinh; và thức ấy có tên là ý thức”)

- Mahatanhàsankhàya suttam XXXVIII – Ái Tập Đại Kinh, trang 259A.

Và vì có sự tương hợp của quan năng với cảnh trần nên liên hệ tới sự xúc động (xúc giác).

Lục Nhập, một chi quả thứ ba thuộc đời hiện tại.

6. XÚC (Sparsah): Cảm trạng. Sự tiếp xúc của 6 quan năng đối với cảnhvật. Sau khi đứa bé đã sinh, độ 1, 2 tuổi, sáu căn non nớt va chạm với sáu trần tạo nên cảm xúc, như: đói nó biết tìm vú mẹ để bú, lạnh biết núp vào lòng mẹ, nhưng chỉ là làm theo tính bản năng chứ chưa nhận biết:vui, buồn, tốt, xấu, v.v… vì chưa đủ lý trí để phân biệt, nhận lĩnh, cảm thụ một cách rõ ràng.

Xúc, một chi quả thứ tư thuộc đời hiện tại.

7. THỤ (Vedanà): Cảm giác, lĩnh thụ. Khoảng từ 3, 4 tuổi đến 12, 13 tuổi là thời kỳ con người bước qua một giai đoạn khác. Con người đã biếtnhận thức trước mọi cảnh: thuận, nghịch, những vật gì vừa ý muốn thì sinh lòng lĩnh thụ, trìu mến. Vật, trái với ý muốn mình thì ghét, bỏ… Vìthế, có sự vui, buồn, yêu thương, ghen ghét, đam mê, giận dữ v.v..

Thụ, một chi quá thứ năm thuộc đời hiện tại.

(Nghiệp nhân quá khứ là Vô Minh và Hành do mình đã tạo đời này, nó kết thành 5 quả chín: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc và Thụ để báo đáp lại 2 nhân kia (Vô Minh, Hành), Nên 5 chi này cũng gọi là quá hiện tại).

8. ÁI (Trsnà): Tình yêu, do ý thức nhận được liền nảy sinh tư tưởng ưa thích (quen nết), Từ 14, 15 tuổi đến 18, 19 tuổi, thân thể con người mỗi ngày một nở nang, thường gọi là “tuổi dậy thì”, nên sự ham thích cũng rất bồng bột, đã biết nhìn cái đẹp thiên nhiên, và yêu tha thiết những gì liên quan tới đời sống hàng ngày, nên sinh lòng đắm đuối trong năm món dục lạc[51] gần như cuồng loạn; khoảng thời gian 7, 8 năm - từ 13 đến 19 tuổi - con người đã cảm thụ biết bao cảnh tốt, xấu , vui, buồn, thương yêu, ghét, muốn… tạo thành một tư tưởng hổn tạp. Cái gì không hợp với mình thì chán, ghét, cái gì hợp thì yêu mến, chiều chuộng,vì thế, dưới Ái liên quan đến Thú.

Ái, một chi nhân thứ nhất thuộc đời hiện tại.

9. THỦ (Upâdànam): Từ 20 tuổi trở đi, ái dục càng mạnh, sáu căn càng phóng túng chạy theo sáu trần. Thú, nghĩa là lấy, mong lấy, giữ lấy. Tôithích cái hoa, khi được cái hoa thì tôi giữ lấy. Những cái gì đã yêu thích (lẽ tất nhiên) phải tìm lấy cho được. Trong các thứ lấy ấy cũng cóviệc lành việc dữ để thỏa nguyện vọng nhu cầu. Vì trong đời hiện tại đãgây nhân, hoạt động các việc thiện và ác nên đời sau phải chịu quả báo.Do đó, dưới Thú và Hữu.

Thú, một chi nhân thứ hai thuộc đời hiện tại.

10. HỮU (Bhavah): Bởi có Ái và Thủ nên mới có Hữu. Hữu là có (cũng cónghĩa là cõi). Nhưng có cái gì? - Có nhân tất có quả: có sinh, già, ốm,chết…, tùy theo nhân quả, hành vi thiện hoặc ác của mỗi người đã gây nhân trong đời hiện tại, tất nhiên mai sau sẽ hái quả tốt hay xấu… Vì cóham muốn ắt phải nhận lấy quả báo mà kết sinh tương tục trong 3 cõi (Dục giới - Kàmadhàtuh, Sắc giới - Rupadhàtuh, Vô sắc giới - Arùdhàtuh),6 đường (Trời, Người, A Tu La, Địa Ngục, Ngã Quỷ, Súc Sinh). Bởi vậy dưới Hữu có Sinh.

Hữu, một chi nhân thứ ba và cũng là nhân cuối chót thuộc đời hiện tại.

(Trong khi ta đang mang nơi mình 5 chi: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thụ, (quả hiện tại) đã lại tạo luôn cho 3 chi: Ái Thủ, Hữu (nhân hiện tại) -, để rồi một thời gian sau phải hái lấy quả báo: Sinh và Lão tử ở vị lai).

11. SINH (Jàtih): Sinh mệnh con người có hai phần (tâm và sắc): gồm sinh lực, thể chất và tinh thần, sống còn trong khoảng thời gian dài, ngắn… đều do Hành Nghiệp quyết định. Vì Ái, Thủ, Hữu mà Sinh vào kiếp khác (nhân quả về sau trong các cõi thụ sinh). Sinh, nghĩa là “sống”, chỉ cho máu chạy, tim đập, ý nghĩ, trí biết của mỗi sinh vật do đời trước gây nhân lành hay dữ, tất nhiên Nghiệp Thức của mỗi loài đã tạo ranó sẽ phản ảnh lại:

- Tư tưởng hành vi của con người “thiện” sẽ tạo cho xã hội những hoàn cảnh đẹp.

- Tư tưởng hành vi của con người “ác” sẽ tạo cho xã hội những ảnh hưởng xấu.

Xã hội loài người tùy Nghiệp của mình đã tạo ra và luôn luôn chuyển biến, huân tập lấy chủng tử (Bijà) (hạt giống của mỗi vật thể có công năng sinh khởi ra nghiệp quả) để khi gặp cơ duyên thuận tiện sẽ phát khởi hiện hành (những hình tướng hiện thực và hành động). Ví dụ. - A quen thân với B là do trước kia sẵn có nhân duyên với nhau. Nhưng ít lâusau A không đủ hoàn cảnh sinh sống với B; nên A đã đi làm ăn nơi khác (nghĩa là, khi A chết sẽ thai sinh ở một kiếp nào khác…), Không bao lâu Bcũng bị túng thiếu không thể ở quê hương được nữa; B lại không quen ai hơn A - hai người rất có thiện cảm, đã từng chung sống và giúp đỡ nhau khi trước -, do đó B quyết định tìm đến chỗ A để nhờ vả (nghĩa là, B đã chết khi nghiệp thức đi đầu thai sẽ tìm đến chỗ nào, nơi nào… mà mình đãgây nhân duyên hợp với tâm lý, tình cảm và tập quán của một quá trình sống…

Trong vũ trụ có hằng hà sa số thế giới có những chủng loại y báo, chính báo khác nhau, nhưng cùng chịu chung một định luật: Thành, Trụ, Hoại, Không. Nghĩa là từ khi thế giới sơ thành tới khi tàn lụi (không còn là thế giới nữa); trong bốn thời kỳ dài dặc ấy tính có hằng bao nhiêu triệu triệu năm…

Gần đây, nhà bác học William THOMPSON (1824 - 1907) đã có những giả tưởng: “Sinh vật đầu tiên có trên địa cầu là do những sinh vật khác từ một vài tinh tú chuyển sang…”

Theo luật “thành, trụ, hoại, không” thì con người đã trải qua bao nhiêu hưng vong, thay đổi, lớp này chết lớp khác sinh, sinh sinh hóa hóamãi như thế, bây giờ làm sao tìm được cái dấu tích mà ta gọi là “con người nguyên thủy - dù các nhà nhân chủng học có cố nghiên cứu, tìm tòi mấy đi nữa cũng chỉ chứng minh cho lớp người về một thời gian nào đó mà thôi. Hiểu được định lý ấy rồi, ta mới không lấy làm lạ về những sự xảy ra trong lịch sử, hay những điều phát minh mới lạ mà người ta cho là thần thánh, thực ra không mấy quan tâm. Và cũng chẳng có gì đáng làm chota phải ngạc nhiên kinh hoảng?!

Sinh, một chi quả thứ nhất thuộc về vị lai.

12. LÃO TỬ (Jaràmaranam): cuối cùng đưa đến sự già, chết, khi thân thể con người đã suy yếu: một ngày nào đó sức lực đã kiệt vì già, ốm, tất nhiên con người phải chết. Vì chết nên phải lo âu, đã lo âu tất sinhra khổ não… và cứ thế theo công lệ nhân quả luân hồi do mình đã tạo. Nhưng có điều ta nên nhớ: Chết chỉ có nghĩa thay đổi hình tướng - từ hình tướng này chuyển sang một hình tướng khác - Thực ra, nghiệp thức con người chẳng mất đi đâu; khác nào như luồng điện sẽ qui về bản chất của nó - người chết - đến khi đủ nhân duyên, điện sẽ trở lại sáng - con người tái sinh -.

Sự sống và sự chết của người ta cũng như buổi hoàng hôn rồi dần lại tiếp buổi bình minh…

Vậy sống - chết là định luật tất nhiên. Có sinh phải có diệt. Tất cả hiện tượng trong trời đất cũng phải theo định luật ấy. Ta tạm lấy một vídụ để chứng minh: Anh A là người - Tất nhiên anh A phải có lúc chết - Vì, có sinh phải có diệt.

Lão tử, một chi quả thứ hai thuộc đời vị lai.

Mười Hai Nhân Duyên theo định luật nhân quả[52] ba đời: Vô Minh, Hành, hai chi nhân thuộc quá khứ để chiêu cảm năm chi quả hiện tại: Thức, Danh Sắc, Lục Nhập, Xúc, Thụ rồi do năm chi quả này khởi niệm ra: Ái, Thủ, Hữu làm nhân ở đời hiện tại. Và do ba nhân kia (Ái, Thủ, Hữu) chiêu cảm mà có hai chi quả: Sinh, Lão Tử thuộc đời vị lai.

Quả tạo ra Nhân, Nhân cảm thành Quả, ba đời nối tiếp nhau không bao giờ gián đoạn, như bánh xe xoay lăn, cho nên gọi là luân hồi[53]. Để giải thích về luân hồi (Samsàra), trong kinh Milindapanhà có ghi cuộc đối thoại giữa đức vua Milinda và thánh giả Nagasena như sau:

- “Thưa đại vương, nếu có người thắp một ngọn đèn, ngọn đèn ấy có thể cháy suốt đêm được không?

- Bạch Ngài, ngọn đèn có thể cháy đến sáng.

- Vậy ngọn đèn lúc canh một có phải chính là ngọn đèn lúc canh hai?

- Bạch Ngài, không.

- Ngọn đèn lúc canh hai với ngọn đèn lúc canh ba có phải cũng là một không?

- Bạch Ngài cũng không phải.

- Vậy thì, canh một có một ngọn đèn, canh hai có một ngọn đèn khác, và canh ba, một ngọn đèn nữa không?

- Bạch Ngài không phải thế, ánh sáng suốt đêm chỉ là do một cây đèn tỏa ra mà thôi.

- Thưa đại vương, sự cảm giác bất biến ở một con người hay ở một chúng sinh khác cũng như thế. Con người phút này sinh thì con người phútkhác diệt, nhưng con người ở phút sau không phải con người ở phút trước, nhưng cũng không phải khác với con người ở phút trước.” (phi nhấtphi dị)

Mười Hai Nhân Duyên theo vòng tròn tượng trưng bằng bánh xe nhân quả tương quan, như đồ biểu trang bên:

Dưới hình thức 12 nhân duyên còn có bộ ba: Hoặc - Nghiệp - Khổ[54]

Ví dụ: Anh B say rượu (Hoặc) ra đường gây chuyện đánh nhau với anh C (Nghiệp). Sau, anh C đem chuyện này trình nhà chức trách, anh B bị đòi hầu tòa về tội đánh người trái phép và bị xử phạt, ở tù, khổ sở (Khổ).

Sở dĩ chúng sinh vẫn mãi bị khổ đau, phiền não, sinh tử là do Vô Minh, mê tối, nên mới tạo Nghiệp vọng đọng (Hành, Thức) mà có thân ngũ uẩn (Danh, Sắc) rồi sáu căn (mắt, tai mũi, lưỡi, thân, ý) tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) (Lục Nhập) sinh cảm giác, lĩnh thụ (Thụ) thì nảy sinh lòng ham muốn, ưa thích (Ái), rồi ham muốn chấp giữ, tạo thành thói quen (Thủ) . Vì đã gây nhân tham ái phải nhận lấy quả báo (Hữu). Do có Ái, Thủ, Hữu sẽ phải sinh ra trong đời sau (Sinh) và tiếp tục nhận chịu những cảnh khổ, già và chết (Lão Tử).

Muốn thoát luân hồi sinh tử thì ta phải đi ngược lại mười hai nhân duyên. Nhưng làm thế nào để diệt. Vô minh và đoạn Sinh tử? - Không gây tội lỗi tức là diệt lòng tham ái, sân hận, si mê và tu theo Giới, Định, Tuệ. Vì biết rằng: tất cả sự vật đều do nhân duyên giả hợp tạo thành, nên không thực - đã không thực thì “tội lỗi mê vọng” cũng không có chỗ để tồn tại, tức Vô Minh hết; không khởi động Ái, Thủ, Hữu, thì trong cõisinh tử đều đoạn. Vô Minh diệt thì Hành diệt cho đến Lão Tử, ưu bi, khổnão cũng bị diệt. Có như thế cuộc sống của con người (ở cõi đời này và đời sau) mới vơi được nguồn đau khổ, và được an lạc, tự tại, giải thoát.

Tìm hiểu thêm

Sự cấu tạo hình thể con người và vạn hữu, theo thuyết lý Mười Hai Nhân Duyên, ở đây, tôi lược dẫn một đoạn trong bộ Kinh MAJJHIMA NIKAYA, tập 1: Ái Tập Đại Kinh (Mahàtanhãsankhàyasuttam XXXVIII):

“…Này các tỳ khưu, Ái lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấygì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Ái lấy thụ làm nhân duyên, lấy thụ làm tập khởi, lấy thụ làm sinh chủng, lấy thụ làm nguyên nhân. Này các tỳ khưu, Thụ lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thụ lấy xúc làm nhân duyên, lấy xúc làm tập khởi, lấy xúc làm sinh chủng, lấy xúc làm nguyên nhân. Này các tỳ khưu, xúc lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Xúc lấy lục nhập làm nhân duyên, lấylục nhập làm tập khởi, lấy lục nhập làm sinh chủng, lấy lục nhập làm nguyên nhân. Này các tỳ khưu, Danh sắc lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làmtập khởi, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Danh sắc lấy thức làm nhân duyên, lấy thức làm tập khởi, lấy thức làm sinh chủng, lấythức làm nguyên nhân .Này các tỳ khưu, thức lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập thể, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sinh chủng, lấyhành làm nguyên nhân. Này các tỳ khưu, Hành lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi, lấy gì làm sinh chủng, lấy gì làm nguyên nhân? Các Hànhlấy vô minh làm nhân duyên, lấy vô minh làm tập khởi, lấy vô minh làm sinh chủng, lấy vô minh làm nguyên nhân. Như vậy, này các tỳ khưu, vô minh duyên hành, Hành duyên thức, Thức duyên danh sắc, Danh Sắc duyên lục nhập, Lục nhập duyên xúc, Xúc duyên thụ, Thụ duyên ái, Ái duyên thủ,Thủ duyên hữu, Hữu duyên sinh, Sinh duyên Lão Tử, sầu, bi, khổ, ưu, nãohiện hữu. Đó là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn vậy.

Trước đã nói: “Sinh duyên lão tử” (do duyên sinh nên lão tử hiện khởi). Này các tỳ khưu, sinh duyên lão tử có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, sinh duyên lão tử. Như vậy đối với chúng con, (nghĩa) ở đây là thế: “Sinh duyên lão tử”. - Trước đã nói, “Hữu duyên sinh”. Này các tỳ khưu, hữu duyên sinh có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, hữu duyên sinh. Như vậy đối vớichúng con, (nghĩa) ở đây là thế: “Hữu duyên sinh” - Trước đã nói, “Thủ duyên sinh”. Này các tỳ khưu, thủ duyên hữu có phải vậy không? Hay ở đây(nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, thủ duyên hữu. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Thủ duyên hữu” - Trước đã nói, “Ái duyên thủ". Này các tỳ khưu, ái duyên thủ có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, ái duyên thủ. Như vậy đối với chúngcon, (nghĩa) ở đây là thế: “Ái duyên thủ - Trước đã nói, “Thụ duyên ái”. Này các tỳ khưu, thụ duyên ái có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn thụ duyên ái. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ởđây là thế: “Thụ duyên ái” - Trước đã nói, “Xúc duyên thụ”. Này các tỳ khưu, xúc duyên thụ có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - BạchThế Tôn, xúc duyên thụ. Như vậy đối với chúng con (nghĩạ) ở đây là thế:“Xúc duyên thụ” - Trước đã nói: “Lục nhập duyên xúc”. Này các tỳ khưu, lục nhập duyên xúc phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch ThếTôn, Lục nhập duyên xúc. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Lục nhập duyên xúc” - Trước đã nói: “Danh sắc duyên lục nhập”. Nàycác tỳ khưu, danh sắc duyên lục nhập có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? Bạch Thế Tôn, danh sắc duyên lục nhập. Như vậy, đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Danh sắc duyên lục nhập” - Trước đã nói: “Thức duyên danh sắc”. Này các tỳ khưu, thức duyên danh sắc có phảikhông? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, Thức duyên danh sắc. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Thức duyên danh sắc” - Trước đã nói: “Hành duyên thức”. Này các tỳ khưu, hành duyên thứccó phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, hành duyên thức. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Hành duyên thức” - Trước đã nói: “Vô minh duyên hành”. Này các tỳ khưu, vô minh duyên hành có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn,Vô minh duyên hành. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Vôminh duyên hành”.

Lành thay, này các tỳ khưu. Các người nói như vậy và Ta cũng nói như vậy: “Cái này có tên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh, như vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thụ, thụ duyên ái, ái duyên thủ,thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, nãocùng sinh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Do vô minh đoạn diệt xả ly một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do các hành diệt nên lục nhập diệt. Do lục nhập diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thụ diệt. Do thụ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sinh diệt. Do sinh diệt nên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậylà sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.

“Trước đã nói : “Do sinh diệt nên lão tử diệt”. Này các tỳ khưu, do sinh diệt nên lão tử diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào?” - Bạch Thế Tôn, do sinh diệt nên lão tử diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do sinh diệt nên lão tử diệt” - Trước đã nói: “Do hữu diệt nên sinh diệt”. Này các tỳ khưu, do hữu diệt nên sinh diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do hữu diệt nên sinh diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do hữu diệt nên sinh diệt” - Trước đã nói: “Do thủ diệt nên hữu diệt”. Này các tỳ khưu, do thủ diệt nên hữu diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do thủ diệt nên hữu diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây thế nào: “Do thủ diệt nên hữu diệt” -Trước đã nói: “Do ái diệt nên thụ diệt”. Này các tỳ khưu, do ái diệt nên thụ diệt có phải không?. Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do ái diệt nên thụ diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây làthế: “Do ái diệt nên thụ diệt” - Trước đã nói, “Do thụ diệt nên ái diệt”. Này các tỳ khưu, do thụ diệt nên ái diệt có phải không? Hay ở đây(nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do thụ diệt nên ái diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do thụ diệt nên ái diệt” Trước đã nói: “Do xúc diệt nên thụ diệt”. Này các tỳ khưu, do xúc diệt nên thụdiệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế tôn, do xúc diệt nên thụ diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do xúc diệt nên thụ diệt” - Trước đã nói: “Do lục nhập diệt nên xúc diệt”. Này các tỳ khưu, do lục nhập diệt nên xúc diệt có phải không? Hayở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế tôn, do lục nhập diệt nên xúc diệt. Như vậy, đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do lục nhập diệtnên xúc diệt” - Trước đã nói: “Do danh sắc diệt nên lục nhập diệt”. Nàycác tỳ khưu, do danh sắc diệt nên lục nhập diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do danh sắc diệt nên lục nhập diệt. Như vậy đối với chúng (nghĩa) ở đây là thế: “Do danh sắc diệt nên lục nhập diệt”. - Trước đã nói. “Do thức diệt nên danh sắc diệt”. Này các tỳ khưu, do thức diệt nên danh sắc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế tôn, do thức diệt nên danh sắc diệt. Nhưvậy đối với chúng con (nghĩạ) ở đây là thế: “Do thức diệt nên danh sắc diệt”. - Trước đã nói: “Do hành diệt nên thức diệt”. Này các tỳ khưu, dohành diệt nên danh sắc diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - Bạch Thế Tôn, do hành diệt nên thức diệt. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là như thế : “Do hành diệt nên thức diệt”. - Trước đã nói: “Do do vô minh diệt nên hành diệt”. Này các tỳ khưu, do vô minhdiệt nên hành diệt có phải không? Hay ở đây (nghĩa) như thế nào? - BạchThế Tôn, do vô minh diệt nên hành diệt”. Như vậy đối với chúng con (nghĩa) ở đây là thế: “Do vô minh diệt nên hành diệt”. Lành thay này cáctỳ khưu, các người nói như vậy Ta cũng nói như vậy: “Cái này không có nên cái kia không có; cái này diệt nên cái kia diệt, như vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt, thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên lục nhập, lục nhập diệt nên xúc diệt, xúc diệt nên thụdiệt, thụ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sinh diệt, sinh diệt nên lão tử, sầu bi khổ ưu não diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của “toàn bộ khổ uẩn này”.

Này các tỳ khưu, các người biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo lời quá khứ, và suy nghĩ: “Ta có mặt trong thời quá khứ hay không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta có mặt trong thời quá khứ?” – “Thưa không, bạch Thế tôn” - Này các tỳkhưu, các người biết như vậy, thấy như vậy, có còn chạy theo thời vị lai hay ta không có mặt trong thời vị lai. Ta có mặt trong thời vị lai như thế nào "Ta có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?” - “Thưa không, bạch Thế Tôn” - Này các tỳ khưu, các người biết như vậy, thấy nhưvậy, các ngươi có nghi ngờ gì về mình trong thời hiện tại: “Ta có mặt hay không có mặt. Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào?Hữu tình hay từ đâu đến? Và rồi sẽ đi về đâu?” - “Thưa không, bạch Thế Tôn.” - Này các tỳ khưu, các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươicó nói như sau: “Bậc Đạo Sư quá nặng nề[55] đối với chúng ta. Chúng ta nói vì chúng ta tôn trọng bậc Đạo Sư” – “Thưa không, bạch Thế Tôn” - Nàycác tỳ khưu, các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có nói nhưsau: “Một Sa Môn nói với chúng tôi như vậy, và còn chúng tôi không nói như vậy (?)” – “Thưa không, bạch Thế Tôn” - Này các tỳ khưu, các ngươi biết như vậy, thấy như vậy, các ngươi có tìm một vị Đạo Sư khác không? –“Thưa không, bạch Thế Tôn.” “Này các tỳ khưu, các người biết như vậy, các người có trở lui lại cái giới cấm, ế tự (?) đàn tràng của các tục tửSa Môn, Bà La Môn (và nghĩ rằng) chúng ta là căn bản không? – “Thưa không, bạch Thế Tôn” - Này các tỳ khưu, có phải các người chỉ nói những gì các người tự biết, yự thấy, tự ý thức được? - “Thưa vâng, bạch Thế Tôn” - Lành thay, này các tỳ khưu, các người đã được ta giới thiệu ChínhPháp, Pháp này tự chứng hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy,có khả năng hướng thuợng, được người trí tự thân giác hiểu. Này các tỳ khưu, Pháp này tự chứng hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự thân giác hiểu. “Tất cả những gì đã nói là do duyên này mà nói”.[56]

2. Giải Quyết Vấn Đề Sống, Một Mục Đích …

Dưới con mắt đạo Phật, ta thấy hai sự thật:

Thế Giới Là Vô Thường (anicca).
Chúng Sinh Là Vô Ngã (Anattà).

Theo nhận định trên, đó là biến tướng của Mười Hai Nhân Duyên (Dvàdasàngahpratityasamutpàdah) kết sinh tương tục, nên cuộc sống con người cũng chuyển dịch, biến hóa không ngừng, nếu con người không sớm giác ngộ cứ mãi sống triền miên trong mê vọng. Với tuổi thanh niên bồng bột, can đảm, đầy dục vọng, nếu người ta chỉ nhìn hạnh phúc không ngoài cơm, áo, nhà ở, sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, chơi bời cho phung phí, thu hẹp đời mình trong gang tấc, đến khi tuổi già sức kiệt, tinh thần uểoải, nhìn đời với cặp mắt yếm thế, bi quan, lãng mạn, buồn thảm… trông về trước, than ôi! “thời oanh liệt nay còn đâu?”; ngó lại sau, thấy toànlà đổ vỡ, sống không mục đích, không lý tưởng hướng dẫn, nên dễ bị cảnhvật cuốn lôi, thì nảy sinh tư tưởng tiêu cực hoài nghi…, chỉ còn chờ ngày xuôi tay, tắt hơi thở. Do đó, đã sinh ra quan niệm cho rằng con người chết rồi thì hết, nên lúc sinh thời, họ ăn chơi trác táng!. Ngược lại, có thuyết lại nói: Con người chết, nhưng “linh hồn” bất tử, và sẽ trở về chốn âm phủ. Ở đấy người ta sẽ được gặp lại bà con thân quyến…

(Những quan niệm như trên đều là sai cả. Theo đạo Phật, thì đó gọi là “tà kiến” hay “biên kiến” vậy).

Nếu cuộc sống con người chỉ quan niệm trong bấy nhiêu sự kiện, ăn mặc, ở và chơi bời phóng đãng, thử hỏi còn có nghĩa lý gì?! Nhưng, về một phương diện khác, cho ta thấy, con người nếu biết thức tỉnh, biết phụng sự cho một lý tưởng cao đẹp, biết quay lại với mình - một ý nghĩachân thật ngườI -, sống nhịp với bản thể vũ trụ bao la… Nghĩa là, chỉ khi nào người ta có được một quan niệm rộng rãi mới nhìn ra cuộc sống cao đẹp thường ẩn trong lòng sự vật và tràn đầy hy vọng vô biên …thì đó mới thực sự được gọi là cuộc sống có ý nghĩa. Thật ra, cuộc sống con người không phải chỉ đóng khuôn trong bảy, tám chục năm hay trong một đời, một kiếp; mà là vô hạn - Chết chỉ có nghĩa để lai sinh. Trong cuộc tiến hóa mình làm mình chịu. Hể có nhân là có quả. Chúng ta đừng bao giờbỏ lỡ cơ hội tốt nào. Hãy phấn đấu không ngừng. Phấn đấu để thắng dục vọng, thực chứng sự, lý giải thoát. Để khỏi phụ một đời làm người vậy.

Với tinh thần vô ngã, vị tha, đạo Phật khuyên con người đừng bao giờ trốn tránh cuộc đời để tìm nguồn phúc lợi cho riêng mình. Vì như vậy chỉlà ích kỷ, tạo cho mình một cuộc sống lẽ loi… Đừng tìm chân lý ở đâu xalạ. Chân lý ở ngay chung quanh ta. Tất cả sự sống, cách sống, lẽ sống, khuôn mẫu sống vẫn tiềm ẩn trong cuộc đời và đều bắt nguồn từ con người =Con người là sáng tạo. Tất cả… đều do con người đặt định mà có. Cho nêncuộc sống con người có được tốt đẹp hay không trách nhiệm trước sau vẫndo con người tự quyết định lấy.

Để điều hòa cuộc sống, điều kiện trước hết là cải hóa con người, là sự quân bình hóa giữa hai phương diện “vật chất” và “tinh thần”. Có vậy,cuộc sống của con người mới hoàn hảo và tiến ích.

Về Sự Sống Vật Chất

Những sản vật thiên nhiên là cái kho vô tận sẵn có cho con người khaithác, phát triển nguồn lợi để cung phụng đời sống được dồi dào, tốt đẹphơn. Thuở xưa, khi loài người còn sống từng bộ lạc, năm mười người qui tụ ở một khu rừng, trên một mảnh đất hoang vu, họ sinh kế bằng những nghề chài lưới, đốn củi, săn thú, đói đã có hoa quả, chim muông, rét lấylá cây che thân. Khi không muốn ở khu rừng này họ chuyển đi nơi khác. Sự sống thật giản dị. Về sau, loài người ngày càng sinh sản nhiều, thấy không thể sống đơn độc cô quạnh, họ rủ nhau về những miền đồng bằng và lập thành từng làng, có gia đình riêng. Cuộc sống hàng ngày càng thêm phức tạp: mỗi người đã biết dành dụm, giữ gìn của cải của mình; từ chế độ du mục chuyển sang chế độ tập quyền. Họ thấy cần phải thay đổi nghề nghiệp, lối sống như làm ruộng, trồng dâu, nuôi tầm, kéo kén để lấy tơ v.v.. Tùy thời tiến hóa, ngày nay nhân loại đã tổ chức thành xã hội có qui củ, lớn mạnh. Và như ta thấy, những thiết dụng cần cho đời sống hàngngày của con người: không ngoài giải quyết vấn đề cơm, áo, nhà ở cùng những nhu cầu của một xã hội văn minh.

Con người muốn đạt được những mục tiêu, trước hết, mỗi người phải biết hạn chế lòng tham, tình ích kỷ hẹp hòi - chúng tôi chưa muốn dùng hai chữ trừ diệt, vì e rằng có quá lý tưởng chăng - chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cho mình, cho đoàn thể mình, bỏ quên quyền lợi của tha nhân, của tập thể khác, do đó (mà) mọi mâu thuẫn phát sinh khiến cho cuộc đời đã rối loạn lại càng loạn thêm và chẳng bao giờ xã hội loài người được yên cả.

… Tất cả sự vật hiện hữu trên cỏi đời này đều quan hệ lẫn nhau, một người nghèo khó có ảnh hưởng đến kẻ giàu sang: làm cho mọi người an vui tức là mình được sung sướng. Với quan niệm rộng rãi ấy, đạo Phật khuyên con người đừng bao giờ chấp giữ một cái gì gọi theo từ ngữ Phật học là, “chấp ngã và chấp pháp”. Tại sao ta lại chấp "cái này” là của tôi, “cáikia” thuộc về tôi? Vì chấp mà phát sinh lòng tham lam, giận dữ, si mê. Sự thật thì tất cả sự vật hiện hữu ở đời đều huyễn hóa, vô thường, vô ngã. Khi ta đã hiểu như thế rồi, thì tự nhiên lòng mình thanh thản, chẳng còn chấp có mình, chấp có người[57]. Ta thấy ta và vũ trụ vạn hữu đều hòa nhập trong cùng một. Nguồn Sống Bản Thể Vô Biên và rất tương quan mật thiết với nhau, do đó con người sẵn sàng “cho” - xin hiểu chữ cho theo nghĩa rộng[58] - và cho với cả tấm lòng thành kính, tức là ta biết cách hành động hữu ích cho người, cho đời với hoài bão hàn gắng những vết thương đau rữa nát của xã hội người. Vậy “Cho” không có nghĩa là “thí bỏ cho kẻ khó” bằng đồng tiền, chén cơm, manh quần, tấm áo rồi khinh miệt, hắt hủi họ. “Cho” chỉ có nghĩa là san sẽ, giúp đỡ lẫn nhau -trong lúc mình có mà tha nhân không có - Người nào chẳng có lúc thiếu thốn (!). Vì giúp người tức là mình làm cho mình vậy. Và mọi người trongxã hội loài người lúc ấy sẽ kết tụ toàn bằng những tinh hoa: khôn, sáng, thật, vui, đẹp, và với lòng yêu thương rộng mở, con người ngắm nhìn vũ trụ thiên nhiên là kho tài nguyên vô tận tha hồ dùng vào công cuộc phát triển đã sống, để tiến hóa không ngừng…

Về Sự Sống Tinh Thần

Cuộc sống về vật chất tuy đã ổn định, song về mặt tinh thần con ngườicũng cần phải có thì cuộc sống mới thật hoàn hảo. Mà muốn vậy, con người phải siêng năng trau dồi học thức để mở mang trí tuệ, phát triển tài năng; để sống khác với loài muôn thú. Nếu không cuộc sống con người sẽ quá ư mộc mạc chẳng còn có nghĩa lý gì! Cây giác ngộ chỉ mọc ở đám đất đau khổ. Tinh thần được triển khai là do trí tuệ, một động lực vốn là kết quả của sự suy tư mà có. Các nghành văn chương, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học là những môn bổ ích cho tinh thần, giúp cuộcsống con người thêm tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Con người muốn làm chủ cuộc sống thì tự thân phải biết rèn luyện tâm thức sao cho mỗi ngày thêmmở mang, phát đạt. Hãy tỏ ra mình là người - một nhân phẩm cao thượng -, có đầy đủ đức tính: thành thật, lịch sự, đức hạnh, tài năng, can đảm và hết lòng… “Học” chỉ là tri thức; điều cần yếu phải có “Hạnh” mới gọi được là “chân thức”. Học vấn mà không lương tâm, không đức hạnh thì cái học ấy có khác gì bông hoa tuy có sắc mà thiếu hương thơm . Học vấn và đức hạnh cả hai là những vật trang sức cho con người thêm tươi đẹp. Trí tuệ, tài năng chỉ có thể thành đạt đối với những ai biết thuận theo Lẽ Phải, tôn trọng Sự Thật (chân lý), và người đức hạnh thì không bao giờ chỉ biết có mình, không bao giờ làm hại tha nhân, không bao giờ lợi dụnglòng tốt của bất cứ ai. Xã hội hiện tại chẳng thiếu gì những phần tử trá hình, giả nhân nghĩa, giả đạo đức, bề ngoài dáng vẽ đẹp đẻ, nhưng trong tâm địa thì lại xấu xa, độc ác; họ là những con vật mang hình ảnh nhân dạng. Đừng thấy đỏ ngỡ chín. Muốn hiểu con người có chân đạo đức hay không, ta cần phải gần họ, sống bên họ, để hiểu họ. Ta không thể nhẹdạ đặt tin tưởng một cách dể dãi vào bất cứ một ai, nếu ta chưa hiểu rõngười ấy, để khỏi mang lấy hối hận về sau. Nói tóm, sự sống về tinh thần gồm có hai mặt học vấn và đức hạnh. Tuy nhiên, ngoài các môn học ngoài đời như về triết học, khoa học v.v.. ta còn cần có học Phật, mới mong đạt tới đích giác ngộ và giải thoát toàn triệt. Đấy là những đảm bảo tốt đẹp cho cuộc sống của con người, ở hiện tại và tương lai.

“Hãy tinh tiến để tự giải thoát!”

3.Giá Trị Con Người

Đạo Phật với nguồn giáo lý cao diệu, bao hàm về cả ba phương diện: tình cảm, lý trí và hành xử, là đạo lấy CON NGƯỜI (Nhân Bản) làm cứu cánh và đối tượng chính để phục vụ và triển khai, bằng cách dạy cho con người thoát mọi ràng buộc khổ đau mê tối của nhân giới, tâm giới và nhiên giới; đồng thời đặt con người trước trách nhiệm của chính mình: Cuộc đời hay hay dở là do con người “Tự tác tự thụ”; chẳng có thần thánh nào can thiệp hay thưởng phạt cả. Đức Phật dạy: “Mọi người đều là những vị Phật trong tương lai, vì mọi người đều có Phật tính (Buhhdata) và có khả năng thành Phật”. Con người chỉ cần làm hiển lộ được Phật tính(chân lý) ấy, tức sẽ thành Phật.

Đạo Phật rất gần gủi với con người, và là đạo của con người, của xã hội loài người. Trong kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka sutra) chép: “Con người là hơn cả, vì có thể thực hiện được mọi sự tốt đẹp ở đời”. Đạo Phật xác quyết rằng: Con người là một trong các sinh động vật, như có tình cảm trong sáng, tư tưởng linh hoạt, hành động quả cảm, mặc dầu con người cũng mang trong mình bao thú tính = dục vọng, lầm lỡ, tội ác…, nhưng nếu xét theo khả năng và giá trị đặc biệt của nó thì, trong tất cảcác loài, con người đủ điều kiện trở thành ưu việt . “Hoàn cảnh con người không quá khổ như địa ngục, không quá vui như thiên đường, và không ngu si như các loài thú vật”[59]. Vì vậy, giá trị con người trong đạo Phật bao giờ cũng được đề cao, và được nhìn nhận là một chủng loại có đặc tính vạn năng.

a. Con Người Là Hơn Cả

Trong tất cả các loài, con người là hơn cả. Nhà bác học Pháp Alexis CARREL (giải Nobel 1912) viết trong cuốn L’Homme, cet inconnu = “…Ta không biết rõ giới hạn của con người trong không gian là chừng nào. Songta có lý do để tin rằng con người vượt ra ngoài cái xác thân. Hình như mỗi chúng ta lớn rộng hơn cái xác thân này nhiều”[60]. Tuy nhiên, nếu đứng trong phạm vi loài người để nhận xét thì, về phương diện tổ chức cơthể, con người có đầy đủ đức tướng của bậc trượng phu; Con người có mộtdáng vóc uy nghiêm, đĩnh đạt; nói năng linh lợi; đi, đứng, nằm, ngồi khoan thai, nhất cử nhất động đều hợp với tư cách đặc thù của nó, không dữ tợn, hình thù không xù xì như các loài muôn thú…; về phương diện sinhhoạt tâm linh, con người vẫn giàu khả năng tính hơn muôn loài - Con người là sáng tạo -[61] Vì, 1. Bản thể con người bản lai sáng suốt; 2. Con người là trung điểm của mọi vấn đề. Mọi vấn đề do con người phát sinh và đều phát sinh vì con người. “Con người là thước đo vạn vật = l’homme est la mesure de toute chose”. Con người với những đức tính như:

Đạo Đức thanh khiết,

Ý chí tự cường, tự lập.

Chỉ bấy nhiêu sự thể đủ nâng cao giá trị và địa vị con người vượt trên và ngoài tất cả. Có những đặc tính ấy con người sẽ dễ dàng tiến hóatrên nấc thang tu chứng, để tự giải phóng mình thoát khỏi mọi tù hãm vềtâm lý, tình cảm sâu kín…; đồng thời ý thức rõ được những hoàn cảnh phức tạp bao phủ chung quanh, để tự thắng trong tiến thắng vinh quang.

Trên lý thuyết cũng như trên thực tế, ảnh hưởng của xã hội hôm nay vàngày mai có được tốt đẹp hay không là do con người tự quyết định lấy:

Con người Thiện thì xã hội tốt đẹp;

Con người Ác sẽ tạo cho xã hội xấu xa, đổ nát.

“Đời sống con người vui tươi hay đau khổ, đều do con người tự quyết định và tạo lập lấy” – Mahaparinibbanasutta -

Chúng ta hãy mạnh dạn cải tạo đời sống mình, và cùng đứng cả dậy để tự cứu và cứu lấy giống nòi, cứu nhân loại. Chỉ có con người can đảm mớilàm nổi công việc vĩ đại ấy. Công cuộc tự cứu mình và giải thoát đời đòi hỏi nơi con người phải có: đó là tinh thần vô ngã, vị tha, NIETZSCHE, một triết học gia Đức, nổi danh ở hậu bán thế kỷ XIX, đã nói:“Bạn hãy trở thành người, mà bạn phải trở thành”. Nhà đạo học kiêm tư tưởng gia Ấn Độ Swami VIVEKANANDA cũng nói: “Con người cao cả hơn các loài vật, hơn các vị thiên thần. Con người cao quí hơn cả. Ngay đến các vị thiên thần cũng phải giáng sinh làm người mới mong chứng đạo giải thoát. Chỉ có con người mới đạt được sự hoàn toàn giác ngộ”._Con người khôn, sáng hơn các loài vật (Nhân vi vạn vật chí linh).

Giá trị con người quả là siêu việt hơn muôn loài…

b. Nhưng Phải Là Con Người Với Đầy Đủ Ý Nghĩa Của Nó

Đã biết con người là giá trị hơn cả, thì con người đừng bao giờ làm phá sản những khả năng sẵn có, phải luôn luôn nhớ: ta là người hằng sống trên mặt đất. Ta phải làm một việc gì hữu ích cho đời. Nếu không, cũng đừng bao giờ có ý niệm làm tổn thương đến tính mệnh, tài sản, danh dự của bất cứ ai trên cõi đời này. Không được như vậy, thì dù rằng con người ấy vẫn mang hình thể người, nhưng kỳ thực cái cốt cách trong con người họ đã mất đi tự bao giờ mà không còn là con người nữa. Aldous HUXLEY (1894 - 1963) đã phải thốt lên lời than vãn là: “Người ta xin chúng ta một điều là” “Trở nên người”. Một người mà ta nên nhớ, là khôngphải thần linh cũng không phải quỉ sứ”.

Đạo Phật rất kính trọng con người và từng khuyên con người hãy tự tiến lên, đừng bao giờ lùi xuống. “Một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại = Nhất thất nhân thân, vạn kiếp nan phục”. Đáng thương biết bao cho những ai thường giong ruổi chạy theo dục vọng ảo huyền, mê man trong trường danh lợi… tự dắt mình xuống hố sâu vực thẳm, chẳng tìm đượclối ra! Khi nào một con người bắt đầu tự khinh mình, thì con đường trụylạc của họ cũng bắt đầu. Đối với một quốc gia cũng thế. Trách vụ trước tiên là ta đừng tự khinh mình, vì muốn tiến thắng, ta phải tự tin ở ta. Con người là trung điểm của xã hội loài người. Tất cả hoạt động, tác động hiện có trong xã hội đều do con người quyết định. Nếu từ xưa đến nay, con người đều hiểu rằng: “Ta là người. Ta là một phần tử trong xã hội loài người, cũng sinh sống trên trái đất, cùng có một giá trị như nhau, và có sự quan hệ mật thiết với nhau về mọi mặt. Ta phải dạy bảo nhau, giúp đở nhau. Ta đem những tư tưởng sáng kiến của ta tạo thành những khí cụ phá rừng núi, khai khẩn hầm mỏ, điền địa, đem lại nguồn kinh tế sung túc cho xã hội. Ta chế tạo nhiều máy móc tối tân, để thay thế cho sức người bớt nặng nhọc, được hưởng sung sướng tự do…, nếu hiểu thế thì đâu còn nạn giai cấp đấu tranh, đâu còn lao tù khổ sở, đâu còn khí giới nguyên tử, khinh khí để giết hại, khiến cho sự chết chóc điêu linh quá sức tưởng tượng như ngày nay, mà vẫn cứ dám khoác màu áo: Dân chủ, Nhân Quyền, Hòa Bình, Tự Do, Hạnh Phúc?”

Con người là khí cụ sắc bén, rất “lợi” và cũng rất “hại”. Sự ích lợi (sẽ) trông thấy chỉ khi nào con người biết rèn luyện tâm trí, như: hiểu biết nghĩa vụ tôn trọng sự thật (chân lý) sáng suốt hành động. Nhưng sự tác hại của con người cũng sẽ rất ghê gớm, khi mà con người chỉ sống (bưng bít) trong những bức tường thành kiến, tập quán, di truyền hủ bại,đam mê thuốc xái, cờ bạc, rượu chè, chơi bời phung phí: đó là những người sống đời không lý tưởng, mục đích.

Giáo lý đạo Phật là dạy cho con người nhiều phương pháp làm người, vàchỉ có đạo lý Từ Bi, trí tuệ, bình đẳng, giải thoát và tự chủ mới xóa bỏ được mọi mê tối, khổ đau của cuộc đời phiền tạp, nhiểu nhương này.

c. Giá Trị Đặc Biệt Của Con Người Trong Xã Hội Loài Người

Giá trị con người là hơn muôn loài. Trong các kinh điển đức Phật từngnhắc đi nhắc lại nhiều lần câu: “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành” - Kinh Phạm Võng.

Để ra ngoài những giáo lý uyên áo, ở đây, ta chỉ xét nội câu nói trêncũng đủ diễn tả hết mọi khía cạnh giá trị và địa vị đặc biệt của con người nhưng con người lên ngang hàng với chư Phật. Sự bình đẳng tuyệt đối của đạo Phật là ở đó, chứ không như các tôn giáo khác, chỉ biết đặc tôn vị giáo chủ duy nhất mà mình thờ, ngoài ra không muốn cho một ai được ngang hàng với địa vị ấy. Họ cố ý dìm con người xuống, không muốn cho con người tiến lên. Quan niệm của đạo Phật rộng rãi hơn, đức Phật dạy: “Con người là hơn cả = nhân thị tối thắng!” Có con người là có tất cả. Muốn cải tiến xã hội, trước hết phải cải thiện con người. “Đời chỉ đáng sống nếu người ta có được một lý tuởng, nghĩa là có những ưu tư khác với chăm lo ăn cho ngon, uống cho thỏa và thụ hưởng cho nhiều lạc thú”.

Tư tưởng, ý chí và hành động của con người quyết định hết thảy. Con người tốt hay xấu, giàu hay nghèo, sang hay hèn, ngu tối hoặc thông minh, và xã hội có mở mang hay thoái hóa, nguyên nhân chính vẫn là con người. Chỉ e con người có làm chủ đuợc mình hay không? - “Muốn làm chủ được thời cuộc, phải làm chủ được người chung quanh. Muốn làm chủ người chung quanh, phải làm chủ lấy chính mình”. Thực ra, đời sống phức tạp trong xã hội không đáng kể; đáng kể là, khi con người có biết điều khiểnxã hội phức tạp hay không. Nếu con người biết cách điều khiển cuộc sốngmình, mọi việc sẽ tốt đẹp, khác nào như đợt sống trên sông ngòi, chỉ một cơn gió lốc thổi ào ạt cũng đủ đánh tan tất cả đợt sống nhỏ làm thành làn sống vĩ đại cuồn cuộn chảy về biển cả. Cũng như thế, nếu con người tách rời cuộc sống mình ra khỏi phạm vi xã hội loài người thì cuộcsống ấy quả là vô nghĩa, không đáng kể. Và như thế, con người ấy đã tự chối bỏ giá trị cũng như địa vị cao quí của mình trong cuộc sống hằng ngày… Giá trị nhân bản đích thực có tính cách vĩnh cửu, chỉ có thể biểu lộ ở những con người mang ý nghĩa toàn vẹn của nó. Đạo Phật khuyên chúngta hãy tự quên mình để được yêu vũ trụ rộng lớn, mà đạo lý “vô ngã, vị tha” là đọng cơ thúc đẩy con người dũng tiến trong công cuộc phụng sự nhân loại, phụng sự chúng sinh. Nên nhớ: sự biểu hiện cùng tận của lẽ sống là ở chổ hoạt động minh động và phát triển con người toàn vẹn. Hãy vương lên và làm việc.

Đó là giá trị đặc biệt của con người trong xã hội loài người.

[1] Bộ Kinh cổ nhất trong các bộ kinh thuộc Bà La Môn giáo có ở Ấn Ðộ.

[2] Quan điểm của tôn giáo này giống với Cơ Ðốc giáo: một bên thờ Brahma, vị chúa tể càn khôn, và một bên thờ Thiên Chúa. Tuy danh xưng cókhác, nhưng trên ý nghĩa là một.

[3] Tội Tổ Tông (Pêche Originel) là tín điều căn bản của Tôn giáo này.

[4] Vì sự tôn trọng tự do tín ngưỡng đối với các tôn giáo bạn, trongmục này, tôi chỉ nêu những nét chính, được rút ra từ Thánh kinh; không ngoài mục đích tìm hiểu sự cắt nghĩa cái vũ trụ nguyên sơ của tôn giáo này.

[5] PASTEUR, nhà bác học Pháp cuối thế kỷ XVIII, đã chứng minh một cách chắc chắn rằng: không có sinh vật nào bằng tự dưng mà có được. Sự tự sinh sản (generation spontanée) là một điều không có trong vũ trụ.

[6] Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

[7] Bốn tượng: Lão âm, Thiếu âm, Lão dương, Thiếu dương.

[8] Thành: nghĩa là thực. Người ta muốn thành tựu công việc gì, trướchết, mình phải thành thật với mình, có thành thật mới mong tiến hóa tứcđã có nghĩa là đi lên.

[9] Tam cương: Vua tôi, cha con, chồng vợ. Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

[10] Trong Ðạo Ðức Kinh (Tao The Ching) chép: “Ðạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh”. (Ðạo còn có thể gọi là đạo,thì không phải là chính đạo. Danh mà còn gọi là danh, thì vẫn chưa phảilà chính danh).

[11] Trong các thời đạ Tùy (589 – 618) Ðường (618 – 907) và thời Ngũ Ðại (Lương, Ðường, Tấn, Hán, Chu) từ 907 – 960…

[12] Theo PICHTA (1762 – 1814), cái bản ngã đã tạo ra vũ trụ, trong một quá trình với 3 bậc: 1. “Trước hết, cái tôi, tự nhận nó là một cái tôi. 2. “Ðồng thời cái tôi tạo ra những cái không phải tôi. 3. Sau hết, nó đặt rõ những giới hạn giữa hai thế giới ấy”.

[13] NIETZSCHE (1844 – 1900), một triết gia Ðức, đã quả quyết: “Thượng Ðế chết từ lâu rồi”. Ðây là một tuyên ngôn táo bạo và ngỗ nghịchnhất từ xưa đến nay chưa một triết nhân nào dùng tới.

[14] LAMARCK (1744 – 1829) tuyên bố: “Sở dĩ những sinh vật biến thể vì đã phải thích nghi với ngoại cảnh”. Ví dụ: Sống trong Sa mạc nên giống Lạc đà chịu được sức nóng. Ông nói: “Bộ phận nào người ta dùng đếnnhiều thì nở nang, còn bộ phận dùng ít thì tự tiêu”.

DARWIN (1731 – 1802) nói: “Vạn vật sở dĩ biến hóa, không phải vì ảnh hưởng của cảnh vật mà vì tranh đấu để sinh tồn”.

[15] Thuyết này gồm 3 trạng thái:

a. Trạng Trạng Thái Thần Học (état Théologique) tức thời kỳ con người dựa vào thần thoại để cắt nghĩa vũ trụ.

b. Trạng Thái Siêu Hình, (état métaphysique), thời kỳ ý thức con người đã vượt lên chỗ trừu tượng, nhằm thay đổi hẳn những gì có tínhcách thần thoại thuộc trạng thái trước.

c. Trạng Thái Thực Nghiệm (état positif) tức là trạng thái khoa học.

[16] Lịch sử hàng hải quốc tế xác nhận: từ thời tối cổ vùng Viễn Ðôngvà Thái Bình Dương đã là nơi có sự buôn bán phồn thịnh hàng hải rồi. Người Trung Hoa đã biết sử dụng địa bàn từ thời tiền sử khoảng XXX thế kỷ tr TL; hơn nữa, một phần phía nam Trung Hoa được đặt trong vùng ảnh hưởng gió mùa định kỳ. (Rất có thể) vào năm 1398 tr TL một người Trung Hoa tên Chien-Ho đã tiếp xúc với các phần đảo rải rác hoặc đã đặt chân lên vùng đất California, thuộc nước Mỹ. Chúng ta cũng cần chú ý là kỹ nghệ đóng thuyền viễn dương của Trung Hoa. Từ xưa loại thuyền buồm TrungHoa vẫn được nổi tiếng với thế giới. Năm 414 Tây lịch, thiền Sư Pháp Hiển. Fa Hsien – (Trung Hoa) đã dùng thuyền viễn dương rất đồ sộ chở được trên 200 người từ Java về Quảng Châu thuộc tỉnh Quảng thuộc tỉnh Quảng Ðông. Mà mãi đến năm 1492 Christophe Colomb mới đặt chân lên đất Mỹ. Không phải đợi đến thời thiền sư Pháp Hiển mới có sự thông thương bằng đường biển giữa Ấn Ðộ Dương với biển Trung Hoa. Sự thương mại bằng biển cổ thời giữa Ðịa Trung Hải, biển Baltique và Hắc Hải ở Âu Châu không có gió mùa mà còn được phát triển mạnh, huống hồ các nước lớn trong hệ thống gió mùa Ấn Ðộ Dương mà lại không thể phát triển được thương mại thì thực là phi lý, và lẽ dĩ nhiên là hệ thống gió mùa định kỳ đã đóng góp rất mạnh mẽ vào chương trình đi về một cách rất chính xác, giúp cho các thương nhân đỡ sức lao động, và do đó thuyền có thể rất lớn, chở nặng được.

Người Ấn Ðộ ngay từ hồi còn định cư ở lưu vực Indus, phía tây bắc Ấn Ðộ, đã có truyền thống thương mại hàng hải thuộc biển A Rập với các nướcÂu Châu rồi. Khoảng 300 năm tr TL, dưới triều đại Maurya, nước Magadha,đại đế Chandragupta trị vì một vương quốc rộng nhất thời bấy giờ. Ðến đời cháu đích tôn của đại đế, là thánh quân Asoka (268 – 282 tr TL), sự vinh quang của triều đại Maurya lên đến tuyệt đỉnh, biên cương được mở rộng thêm. Chính vì quan niệm mở mang bờ cõi, vua Asoka đã xua quân đánhchiếm xứ Kalinga, gây nên một cuộc huyết chiến vô cùng thảm khốc mà về sau này, chính vua (Aska) đã phải công khai sám hối. Hồi xâm lược Kalinga, vua Asoka chưa theo giáo pháp của Phật. Nhưng sau khi đã qui y Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng) rồi thì vua mới thật tình hối hận và cố gắng trở nên thánh thiện. Sự kiện này được ghi rõ trong một tấm bia: “… Tất cả nỗi thống khổ về nạn binh đao đã làm cho trẫm phải nặng lòng lo ngại.Dù cho số người bị sát hại đọa đày trong việc xâm chiếm xứ Kalinga nhiều đến thế mấy cũng không thể sánh bằng sự đau khổ của trẫm…

Trẫm mong cho tất cả chúng sinh đều biết tự chủ thân tâm, là lành lánh ác.

Ðối với trẫm, sự thắng trận cao cả hơn hết là sự thắng trận của chính Pháp…

Cuộc thắng trận của chính pháp là một thắng trận của toàn thể…

Kim ngôn này được khắc lên mặt đá để cho ngày sau con cháu của trẫm sẽ không còn nghĩ đến những cuộc thắng trận khác nữa, và chúng nó phải làm thế nào để thắng nổi trận giặc lòng…”

Khi thánh quân Asoka cho khắc bia này thì xứ Kalinga đã bị tiêu diệt mất mười vạn và bị lưu đày mười lăm vạn quân, đấy là chưa kể số thường dân bị sát hại, chết oan, cửa nhà đổ nát, cháy rụi. Ðấy là ta chưa kể sốquân bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và thường dân bị chết oan về phía vua Asoka (Magadha).

Vào buổi ấy, có phong trào di dân rất rộng, từ xứ Kalinga sang phươngđông và xuống phương nam. Có một số rất đông đi thuyền đi tới đảo Ấn-Hoa. Ta cũng nên nhớ rằng, vào khoảng hai thế kỷ cuối cùng trước kỷ nguyên Tây lịch, có một biến cố lớn xảy ra ở Ấn Ðộ. Ðó là con đường thương mại vàng bị cắt đứt; từ trước, Ấn Ðộ vẫn mua vàng tại Tây Bá Lợi Á. Các đoàn lữ hành vận tải vẫn thường dùng con đường Bactriane để thôngthương bị các phong trào quần chúng ở Trung Á nổi dậy ngăn chặn con đường thương mại này. Ấn Ðộ đành phải quay sang Tây phương để mua vàng, thuộc thế giới La Mã. Người Ấn mua các đồng tiền vàng về rồi nấu cho chảy ra để sử dụng theo ý mình; Do đó, hoàng đế Vespasien ngăn cản, không cho vàng chảy ra ngoại quốc nữa. Ấn Ðộ liền quay sang “Kim thổ” tức là sang bán đảo Ấn-Hoa. Như ta biết là kỹ thuật hàng hải viễn dương lúc ấy đã rất thuận tiện. Gió mùa đã được sử dụng. Các con đường buôn viễn dương có thể chở được 700 hành khách đã thấy xuất hiện trên các hảiđảo rồi. Và, làn sóng di dân có khuynh hướng lan rộng rõ rệt mỗi ngày dồn về phía Ðông mạnh hơn, bằng hai ngã đường bộ và đường thủy; Phía bắcẤn Ðộ, “con đường tơ lụa” sang tới Trung Hoa là con đường chính mà các nước thuộc vùng Thượng Huyền, vùng Trung Á và Ðịa Trung Hải buôn bán vớiViễn Ðông, thuộc Trung Hoa. Con đường này lại hay có nạn bị cướp, thường được các nước có truyền thống văn minh bản xứ lâu đời và hiếu chiến sử dụng. Còn con đường về phương Nam thông với Nam Á là con đường biển. Ðường biển có lợi là có thể chở được nhiều hàng, nhiều nước ngọt, lương thực và người trên những con thuyền lớn. Hơn nữa, con đường biển nhờ có hệ thống gió mùa định kỳ nên khách hàng có thể yên trí tính toán chương trình nhất định ngày đi về rất được chính xác. Còn một điều này nữa cũng cần để ý, đó là các dân tộc sử dụng “con đường tơ lụa” hay có tính bảo tồn bản chất văn hóa Ấn Ðộ; nhưng nếu sử dụng con đường này để đưa văn minh vào các nước Ðông Nam Á Châu thì kết quả mong đợi rất khác xa với kết quả thu được ở những nước do đường biển đưa tới. Những nước phía Ðông Nam Á Châu chịu ảnh hưởng bản chất Indonésien nhiều hơn là Mongolique. Do đó, văn minh Ấn Ðộ thẩm nhập vùng Ðông Nam Á Châu có vể nhộn nhịp hơn.

Phong trào di cư của người Ấn Ðộ về phía Ðông Nam Á có thể bắt đầu từthời vua Asoka, nhưng chỉ lẻ tẻ và nhiều đợt, phong trào trở thành rầm rộ thì vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch. Các phong trào này dùng đường biển nhiều hơn là đường bộ.

[17] Kim Tinh ta quen gọi là Sao Hôm (Etoil du berger) hay Sao Mai (Etoile du Matin) cũng là một.

[18] Cồi, chỉ cho các hình thể rất nhỏ như điện tử, nguyên tử và hạch tử (Electron, Atome et Noyau) tức là căn nguyên của vật chất - lời chú của người viết.

[19] Theo các nhà địa chất học (Géologie) khảo sát những thời kỳ biếnchuyển của địa cầu, đã công bố: khoáng vật có trước tiên, tiếp đến là thảo mộc, rồi mới đến súc vật và loài người – loài người xuất hiện trên địa cầu vào thời kỳ Ðệ Tam Thạch Hệ (Époque Tertiaire). Ðịa cầu được chia làm 5 thời kỳ:

- Thời Kỳ Thái Cổ.

- Thời Kỳ Ðịa Chất Thứ Nhất.

- Thời Kỳ Ðịa Chất Thứ Hai.

- Thời Kỳ Ðịa Chất Thứ Ba.

- Thời Kỳ Ðịa Chất Thứ Tư.

Mỗi thời kỳ có những lịch sử khác nhau. Và do sự khảo sát của các nhàvạn vật học (Sciences naturelles) về những thời kỳ biến chuyển của vạn vật, đã công bố: Sự hiện diện của chúng trên địa cầu là do những chất khí hóa, như: “thán khí” (Carbone), “khinh khí” (Hydrogène), “đạm khí” (Azote), “dưỡng khí” (Oxygèn2) và các “sinh tế bào” (Cellue vivante) kếthợp tạo thành. DARWIN nói “Khi chưa có con người chỉ có “Hạ đẳng vật” (những cây cỏ nhỏ và các loài côn trùng rất bé…) dần dần tiến lên “Trungđẳng vật” là những thực vật (cây cối) và động vật như con Vích, con ráicá và loài khỉ; qua thời kỳ này thì tiến tới “Thượng đẳng vật” (vạn vậtđã lớn, một số ít loài khỉ già đã thoát xác ra hình người, rồi sinh hóamãi ra…

[20] Ðoạn văn trên đây là phóng tác theo cuốn “Tinh Thần Khoa Học” của Thái A, do Tân Việt xb.

[21] Mới đây nhà khoa học phát kiến: Quả đất đi 30 cây số ngàn một giây từ đông qua tây, còn chiều nam bắc đứng nguyên.

[22] BOILEAU, một lý luận gia Pháp, thế kỷ XVII, cũng nói câu tương tự:

“Ce que l’on concoit bien s’enonce clairement.

Et les mots pour le dire arrivent aisément”.

[23] Xin xem định nghĩa chữ PHÁP trong phần chú thích ở Chương Một “Ðạo Phật là gì?”

[24] Chữ trong kinh Hoa Nghiêm: Nhất tức nhất, nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất, nhất thiết tức nhất thiết.

[25] Nhân Minh Học là một trong năm môn học căn bản của đạo Phật.

Tam Chi Luận gồm có:

a. Tôn: Tôn chỉ; hay đề giải, tức vấn đề sẽ được đem ra bàn giải.

b. Nhân: nguyên nhân, lý do, tức nguyên lý của sự vật.

c. Dụ: những dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề (mà ta) đã xác định là đúng.

[26] Riêng mục này, ở đây chỉ trình bày khái quát, muốn rõ hơn xin xem Nhân Sinh Quan.

[27] Một nghìn cõi Tiểu thiên hợp lại thành một cõi Trung thiên (1.000 x 1.000 = 1.000.000 thế giới nhỏ), và một nghìn cõi Trung thiên hợp lại thành ra cõi Ðại thiên (1.000.000 x 1.000 = 1.000.000.000 thế giới nhỏ). Cũng gọi là Tam thiên đại thiên thế giới – Trisàkarasramakakàsàhasro lokadhàtuh – ghi chú của người viết.

[28] Tuệ Quang - Nguồn Sáng Mới.

[29] Xin xem lại Vấn Ðề Nhận Thức.

[30] Nhược thử hữu tắc bỉ hữu

Nhược thử sinh tắc bỉ sinh

Nhược thử vô tắc bỉ vô

Nhược thử diệt tắc bỉ diệt.

[31] Bát Nhã Tâm Kinh có câu:

Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất tăng, bất giảm…

[32] “Không” = Sùnyatà”, chữ Không ở đây là chỉ cái “thể” vô hình, vô sắc của vũ trụ, chứ không phải là không có gì…

[33] Chữ “Không” này ở đây xin độc giả hiểu và coi như một phương pháp tỷ giảo, dẫn chứng, chứ chưa hẳn là bàn về triết lý của “Không” – ghi chú của người viết.

[34] Nguyên văn chữ Hán:

Tác hữu sa trần hữu

Vi không nhất thiết không

Hữu không như thủy nguyệt.

Vật trước thị không không.

Bản dịch 4 câu thơ trên trích dẫn của Phan Kế Bính trong “Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện” trang 126. Có truyền thuyết cho rằng tôn giả Huyền Quang, đời Trần, dịch.

[35] Chữ Tâm mà ta bàn đến ở đây không phải là “Chân Tâm” (I’Être infini) mà nó chỉ là “Vọng Tâm” (tâm sinh diệt: conscience inconnaissable). Tâm chia ra tâm vương (cittarãya) (chủ động) và tâm sở (caittas) (bị động), chữ “tâm” chữ tâm không viết hoa - chỉ là một bộ phận nhỏ trong cái Bản Thể (Chân Tâm) như trong Duy Thức Học đã giảng rõ.

[36] “Không trược” tức có nghĩa là tâm không bị vướng mắc ở một chỗ nào cả.

[37] “Ðại Ngã Thể” ví như một thân cây, có đủ các cành, lá, hoa, quả,(tức chỉ cái bản thể vũ trụ gồm chứa đựng tất cả tinh thần lẫn vật chất). Những cành lá hoa quả không ngoài thân cây mà có. Nói khác, tất cả vạn sự vạn vật ở trong thế gian đều từ trong Bản Thể ấy mà xuất hiện,nó bao hàm khắp pháp giới, hư không giới.

[38] Kinh Mahàsihanàdasuttam XII giải thích về bốn loài như sau:

a. Noãn sinh, là những loài hữu tình nào phá vỡ trứng, mà sinh.

b. Thai sinh, là những loài hữu tình nào phá màng da mỏng che chỗ kín mà sinh.

c. Thấp sinh, là những loài hữu tình nào sinh ra từ cá thối, từ xác chết thối, từ cháo cơm thối, hay trong hố nước dơ hay trong ao nước nhớp.

d. Hoá sinh, chư thiên, các chúng sinh ở địa ngục, một số thuộc loài người và một số thuộc đọa xứ.

[39] Chữ “Kiếp” (Calpa) có nghĩa là một thời gian (temps) trong đó lại chia làm 3 thời kỳ: Tiểu, Trung, Ðại. Một Tiểu kiếp có 16.800.000 năm, hai mươi tiểu kiếp là một Trung kiếp (16.800.000 x 20): 336 triệu năm. Bốn Trung kiếp là một Ðại kiếp (336 x 4): 1.344.000.000 (một nghìn ba trăm bốn mươi tư triệu năm).

[40] Nhà Khoa học nói: “Rien ne se crée, rien ne se perd”.

[41] Xin xem lại Vũ Trụ Luận

[42] Nguyên văn Pali:

Amasmĩm sati idam hoti imas uppada idam uppajjati…

[43] Chân Như là gì? Chân Như không phải là một vật thể ở ngoài chúngta, nó cũng không đối tượng với giác quan. Giác quan cũng ở trong sự tác động của “Chân Như”.

Chân Như---------Vạn Hữu

Vạn Hữu----------Chân Như

Chân Như tác động một cách thản nhiên (vô tri) do sự cọ xát giữa tâm lý và vật thể, nên nói rằng: Mê và Ngộ - Chân Như là một sự tác động không ngừng, nếu tác động theo “dòng Mê” là Vô Minh và đau khổ; nếu theo“dòng Tịnh” thì trong sạch sáng suốt.

Ta hãy hiểu sự kiện (Chân Như và Vô Minh) như sau:

- Tùy Duyên Bất Biến: giai đoạn chưa cải tạo.

- Bất Biến Tùy Duyên: giai đoạn đã cảI tạo.

Thí dụ: Nước (Bản Thể) đem pha các màu xanh, đỏ… nhưng tính “ướt” củanước vẫn không biến đổi (Bất Biến); các màu xanh, đỏ… là Tùy Duyên.

Nhưng làm thế nào để theo dòng Tịnh? Ta cần phải nhờ có lý trí tự chủ. Nghĩa là, phải biết các công năng tác động của Chân Như; gồm có hai tính cách:

a. Thô Tướng Phần (vật chất to lớn)

b. Tế Tướng Phần (tính thần và vật chất vi tế)

Trong sự tác động của Chân Như, lý trí là lập nhất và cùng với tế tướng phần thể nhập (S’identifier) thì gọi là Phật giác ngộ; nếu trái lại là Vô Minh vọng kiến của chúng sinh. Nhưng Vô Minh do đâu mà có?

Trong kinh giải thích: Vô Minh là khởi đầu của Chân Như, của Bản Thể.

- Chân Như là hoàn toàn Tĩnh.

- Vô Minh là hoàn toàn Ðộng.

Vô Minh là vô thủy hữu chung, sự khởi niệm của Vô Minh chỉ tương đối với thời gian; Chân Như là tự tác động phát khởi Vô Minh. Ví dụ: Chân Như là mặt nước, gió làm nước thành sóng, mặc dù nó Tĩnh, nhưng vẫn có tính chất Ðộng. Nếu nước không có tính chất thành sóng thì gió cũng không thể làm nước thành sóng được.

Tĩnh và Ðộng là hai tính cách có trong “Nước”. Cũng như Chân Như và Vô Minh là hai tính cách có ở trong “Bản Thể”.

Ðối tượng với chúng sinh vọng kiến mà nói là Vô Minh; nhưng Vô Minh với Chân Như chỉ là một Thể không sai khác.

- Vô Minh là: vô thủy; Chân Như; vô chung.

- Vô Minh là: Hữu chung; Chân Như; vô chung.

Nói rằng Vô Minh là vô thủy vì Vô Minh là “trạng thái”, những sự tác động sai lầm của nhân duyên sinh, chung quanh một vòng tròn biến hóa cùng thế gian vô cùng mãi mãi không tìm đâu được cái nghĩa đầu tiên của Vô Minh - Ðộng là một tác động của Chân Như cho đến Tĩnh và Vô Minh cũngở trong Chân Như. Vô Minh Hữu Chung – Vì nhân duyên sinh có thể chấm dứt được. Nói một cách khác, khi nào biến hóa nhân duyên không tác động nữa thì “Vô Minh” hết.

[44] Chữ “Trời” ở đây không có nghĩa chỉ ông trời như nhiều người ngộnhận. Trời, ta nên hiểu như là không gian, là hoàn cảnh, là người – conngười với đầy đủ ý nghĩa của nó.

[45] Tứ Ðại: “đất”: xương, thịt… “nước”: máu, đờm, rãi… “lửa”: khí nóng… “gió”: hơi thở…

[46] “Trời” theo đạo Phật, chỉ là những nhân vật có phúc báo hơn các loài khác, sống ở một thế giới tương đối có những phong cảnh đẹp, khí hậu lành, con người sống lâu… song vẫn phải luân hồi (samsàna) sinh tử, nếu không chịu tu và thực hành “Tam Qui, Ngũ Giới, Thập Thiện”.

28 cõi trời

Dục - giới (Kàmadhàtuh) có 6 cõi:

1. Tứ-thiên-vương có 4 ông vua và nhiều thần dân ở 4 mặt trên lưng chừng núi Tu – Di.

2. Tam - thập – tam – thiên - đế (Ðao - lợi) có 33 ông vua và nhiều thần dân ở đỉnh núi Tu – Di.

3. Tứ - diệm – ma

4. Ðâu - xuất – đà

5. Lạc - biến – hóa

6. Tha – hóa - tự - tại

(4 cõi trời này ở hư – không, cùng các loài trời ở Sắc - giới và Vô - sắc - giới).

(xem Surangama – sutra)

Sắc - giới (Rupadhàtuh) có 18 cõi:

Chia làm 4 tầng Thiền – thiên là:

1. Sơ - thiền

2. Nhị - thiền

3. Tam - thiền

4. Tứ - thiền

1. Sơ - thiền có 3 cõi: Phạm chúng, Phạm - phụ và Ðại- phạm (Brahma).

2. Nhị - thiền có 3 cõi: Thiều – quang, Vô - lượng – quang, Âm – quang.

3. Tam - thiền có 3 cõi: Thiều - tịnh, Vô - lượng - tịnh và Biến - tịnh.

4. Tứ - thiền có 4 cõi: Vô – vân, Phúc – sinh, Quảng - phổ, Vô - tưởng.

5. A – la – hán có 5 cõi: Ở chung với Ðệ - tứ - thiền: Vô - phiền, Vô - nhiệt, Thiện - kiến, Thiện - hiện, và Sắc - cứu – kính.

(5 cõi trời này của các vị tu Tiểu thừa sinh lên đây để tu cho thành A – la – hán và Bích – chi - Phật).

Vô - sắc - giới (Arùpyadhàtuh) có 4 cõi:

1. Không – vô – biên - xứ, nơi chỉ có sức thiền - định rỗng không.

2. Thức – vô – biên - xứ, nơi có thần lực.

3. Vô - sở - hữu - xứ, nơi chẳng dùng gì cả.

4. Phi - tưởng, Phi – phi - tưởng - xứ, nơi còn một chút vọng tưởng hình như không, hình như có.

GHI CHÚ: Bản đồ này phỏng theo trong kinh viết ra.

[47] Khoa học nói: La loi de I’évolution de I’universel.

[48] Những gì là Ngũ uẩn (Pànchaskhandha)?

1. Sắc (Rùpa) :hình thể và sắc chất (các hiện tượng vật lý)

2. Thụ (Védanà) : cảm giác (các cảm giác sinh lý)

3. Tưởng (Samjnà) : tưởng tượng (các khái niệm)

4. Hành (Samhkàra) : hành động (các tác động ý chí)

Ðối tượng bị nhận thức.

5. Thức (Vijnàna) : nhận thức (các tác động nhận thức)

chủ thể năng nhận thức.

[49] M.ii 310 giải thích Gandhabba là loài hữu tình vào trong bào thai… loài hữu tình sắp sửa nhập thai (tatrùpaka satta).- Chú thích của dịch giải.

[50] Trích Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Tập 1. Mahatãnhãsankhãyasuttam XXXVIII, trang 265 – 266a do Tỳ Khưu Th. Minh Châu dịch -

[51] 1. tiền tài; 2. sắc đẹp; 3. danh vọng; 4. ăn uống; 5. ngũ nghĩ.

[52] Loi de causalité

[53] Khi con người chết, tức cái “Nghiệp” (Karma) rời khỏi thân thể và theo luật tương ứng (Loi d’affinité) sẽ bị hút vào một cái thai khác,giống như Oxygène hút Hydorgène. Khoa học thì nói: “Pas de matière sansmouvement: không vật chất nào mà không chuyển động” – Vì là vật chất nên chuyển biến vô thường (Impermanence) và tất nhiên nó phải bị thay đổi hình sắc luôn. Mà thay đổi tức có nghĩa là “luân hồi”.

[54] - Hoặc: phiền não.

- Nghiệp: hành nghiệp, thức nghiệp.

- Khổ: khổ não.

Mười Hai Nhân Duyên

Hoặc 1. Vô minh

Nghiệp 2. Hành

2 chi nhân quá khứ

Khổ 3. Thức

4. Danh sắc

5. Lục nhập

6. Xúc

7. Thụ

5 chi quả hiện tại

(7 lớp nhân quả ở đời trước và đời này)

Hoặc 8. Ái

9. Thủ

Nghiệp 10. Hữu

3 chi nhân hiện tại

Khổ 11. Sinh

12. Lão tử

2 chi quả vị lai

(5 lớp nhân quả ở đời này và đời sau).

[55] M.I.II.209 nói rằng garu nghĩa là bhàrika, nặng nề, gánh nặng, theo một cách miễn cưỡng.

[56] Kinh dẫn thượng, trang 261 – 266A, Tỳ khưu Th. Minh Châu dịch.

[57] Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng – Kinh Kim Cương.

[58] Chữ “cho” theo Phạm ngữ gọi là Dhànam (Bố Thí) gồm có:

a. Tài thí, bố thí tài (tiền của, cơm áo, thuốc thang…)

b. Pháp Thí, bố thí pháp (nói pháp an lạc, giải thoát cho chúng sinh)

c. Vô Úy Thí, (cứu giúp người trong cảnh hoạn nạn, lo sợ… mà mình không sợ bị tai họa…)

[59] Kinh Ưu Bà Tắc.

[60] Nous ignorons òu se trouvent exactement ses frontiers spatialés et temporelles. Nous avons des raisons de croire que la personnalité s’étend hors du continuum physique. II semble que chacun de nous soit beaucoup plus vaste et plus diffus que son corps – Sách dẫn thượng, trang 312 - Bản chữ Việt của Thanh Vân, in trong cuốn Ðạo Phật.

[61] ARISTOTE nói: “L’homme est un animal raisonnable: người là một sinh vật có lý tính”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2024(Xem: 815)
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
19/10/2024(Xem: 670)
Tứ y pháp (四依法; S: Catuḥpratisaraṇa; E: The four reliances) là 4 pháp phương tiện quan trọng theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, với mục đích giúp hành giả rõ biết pháp nào nên hoặc không nên nương tựa, nhằm thành tựu giác ngộ, giải thoát.
14/10/2024(Xem: 1512)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 4021)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
27/05/2024(Xem: 994)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế. Chúng ta thường nghe nói, “Đời Là Bể Khổ.” Phật Giáo phân loại Khổ rất luận lý khoa học: Tam Khổ (Khổ khổ [sa. duḥkha-duḥkha,] Hoại khổ [sa. vipariṇāma-duḥkha,] và Hành khổ [sa. saṃskāra-duḥkha.] Ngoài ra còn có Bát khổ. Sinh – Lão – Bệnh – Tử gọi là tứ khổ. Cộng thêm 4 cái khổ khác nữa là: Ái biệt ly khổ - 愛別離苦(あいべつりく): Yêu nhau mà chia lìa nhau là khổ vậy. Cầu bất đắc khổ - 求不得苦(ぐふとくく): Cầu mà không được chính là khổ vậy. Oán tắng hội khổ - 怨憎会苦(おんぞうえく): Ghét mà phải ra vào gặp mặt hàng ngày là khổ vậy. Ngũ ấm xí thạnh khổ - 五蘊 盛苦(ごうんじょう): No cơm ấm cật quá cũng khổ.
30/04/2024(Xem: 2982)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3541)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3703)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7428)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]