Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Phật Giáo sau Thời Đại Vô Trước và Thế Thân

02/12/201018:37(Xem: 11750)
Chương 6: Phật Giáo sau Thời Đại Vô Trước và Thế Thân

 

ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN
Tác Giả: Kimura Taiken

Hán Dịch: Thích Diễn Bồi - Việt Dịch: Thích Quảng Độ
Xuất Bản: Viện Đại Học Vạn Hạnh 1969 - Phật Học Viện Quốc Tế, USA 1986

THIÊN THỨ NHẤT
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

CHƯƠNG THỨ SÁU
PHẬT GIÁO SAU THỜI ĐẠI VÔ TRƯỚC VÀ THẾ THÂN

(thế kỷ VI-VIII).

Nhờ có Vô-Trước và Thế-Thân mà nền Phật Giáo sau thời Long Thụ được hoàn chính một phần lớn. Song, như đã nói trên kia, nếu nói một cách triệt để thì về phương diện lý luận, vẫn còn nhiều điểm cần phải khảo cứu. Hơn nữa, Phật Giáo thuộc hệ thống Long Thụ, do những người thừa kế như Đề Bà (Aryadeva), La Hầu La (Rahulabha-dra), Thanh Mục (Pingalga), v.v…đã căn cứ vào luận Trung Quán để chỉ chuyên khai triển về mặt Không Quán, và để bổ túc cho Phật Giáo Không Quán đã khởi xướng Phật Giáo Duy Thức, do đó mà lập trường của Phật Giáo Long Thụ hệ đã trở thành bất đồng. Như vậy, Đại Thừa Phật Giáo sau thời đại Vô-Trước và Thế-Thân đã trở thành người thừa kế cái gọi là Trung Quán phái (Không Quán phái) của hệ thống Long Thụ, cùng với Du Già Phái (Duy Thức phái), thừa kế hệ thống Vô-Trước, Thế-Thân là hai phái chỉ dương giữa các trào lưu Như-lai-tạng hệ. Kết quả, do các trào lưu cùng nhau luận chiến mà trong đó, bất luận là phái Trung Quán, phái Du-Già hay phái Như Lai Tạng đều đã phân hóa rất nhiều và cũng nhờ đó các Đại Luận sư, Tiểu Luận sư kế tục nhau ra đời và đã nhiều tư tưởng đẹp nảy nở. Đứng về mặt luận lý mà nói, Phật Giáo đến đây đã gần như hoàn bị. Đó là cái trạng huống của Phật Giáo trong khoảng hai trăm năm sau Vô-Trước và Thế-Thân. Nhất là ngôi chùa Na Lan Đa. một Đại Học Phật Giáo tại tiểu bang Bihar (Ấn Độ) ngày nay đã được thành lập sau thời đại Vô-Trước và Thế-Thân không bao lâu, và tại đây tất cả tài năng và nỗ lực đã được tập trung vào việc nghiên cứu và phát huy học vấn.

Song, nếu xét ở một phương diện khác, vì sự nghiên cứu quá tinh vi nên Đại Thừa cũng đã lại mắc những khuyết điểm như Tiểu Thừa. Nghĩa là quá chú tâm vào việc nghiên cứu một cách quá chi ly mà làm cho Đại Thừa mất cái chân tinh thần hoạt bát của nó. Do đó mà Đại Thừa mất đi một phần nào tính cách thông tục, và trên phương diện tôn giáo thực tiễn, đã mất hiệu lực, đó là một sự thật hiển nhiên. Để cứu vãn tình thế này, tuy đã có một số kinh điển mới được kết tập, nhưng những kinh điển này đại khái chỉ bàn đến lý, chứ không có được cái phong thái ung dung, phóng khoát và hùng đại như các kinh Bát Nhã, Pháp-Hoa hay Đại Thừa Niết Bàn xưa kia.

Để bổ cứu cho mối quan tệ đó, và cũng để thích ứng với thời đại mới mà làm cho tinh thần hoạt bát của Phật Giáo sống lại, những kinh điển của Bí Mật Bộ được kết tập được kết tập. Những kinh điển này bao hàm tất cả những tư tưởng Đại Thừa từ trước đến nay, hơn nữa, lại còn thân nạp cả chủ nghĩa Tân-Bà-la-môn, tuy có vẽ hùng vĩ, tráng lệ đấy. Song thật ra thì phần lớn tư tưởng Tân-Bà-la-môn được thâu nạp vẫn chưa có hệ thống. Chân-Ngôn-Mật-Giáo tại Ấn Độ chưa đủ để thành lập.

Đề mục của chương thứ sáu này là thuyết minh những thứ tự đó nhưng vì vấn đề quá bao la nên ở đây chỉ nói một cách đại lược thôi.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/06/2013(Xem: 5407)
Nhiều năm về trước, tôi đã không đồng tình về nhiều dịch bản cũng như bình giải về bài kệ thơ “Thân như điện ảnh, hữu hoàn vô...” trước khi thị tịch của thiền sư Vạn Hạnh. Dường như chưa có dịch giả nào đào xới cái vỉa quặng giáo pháp ẩn giấu kín đáo dưới 28 con chữ cô đọng của bài thất ngôn tứ tuyệt ấy. Tôi chờ đợi. Và cứ chờ đợi mãi xem thử có ai giải mã nó không. Hằng năm. Hằng chục năm như thế. Vẫn tăm bóng. Nghĩ mình vốn liếng chữ Hán bỏm bẻm không có bao nhiêu,
21/06/2013(Xem: 6516)
Ở Việt Nam, người viết về triết gia Friedrich Nietzsche nhiều nhất là Phạm Công Thiện. Những hố thẳm triết lý mà Phạm Công Thiện nhắc tới là những hố thẳm tuyệt vọng của triết lý Tây Phương khi chưa tìm ra ngỏ thoát. Nhưng người nghiên cứu nghiêm chỉnh là Linh Mục Lê Tôn Nghiêm. Thái độ nghiêm chỉnh này đưa đến chuyện mất niềm tin vào một Thượng Đế giả định của lý trí. Lê Tôn Nghiêm có một phản ứng can đảm là trả áo vì không còn niềm tin của một người chăn chiên.
17/06/2013(Xem: 8030)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 6149)
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn... Hoang Phong
29/05/2013(Xem: 4291)
Thế nào là Tánh Không? Khi nói tới Tánh Không, chúng ta phải nhớ Tánh Không Duyên Khởi, khi nói tới Chân Không chúng ta phải nhớ Chân Không Diệu Hữu. Hai từ này nên nhận cho thật kỹ. Tánh Không là thể tánh của tất cả các pháp. Thể tánh của tất cả các pháp là không, do duyên hợp nên sanh ra muôn pháp. Vì vậy nói Tánh Không duyên khởi.
25/05/2013(Xem: 5049)
Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy tìm nguyên nhân đưa đến sự thịnh suy và tìm kiếm giải pháp để duy trì sự cường thịnh và tránh sự suy vong của Phật giáo là một việc đáng làm, nhất là trong giai đoạn Phật giáo đang đối mặt với nhiều thách thức mới.
16/05/2013(Xem: 16123)
Triết học Trung quán kêu gọi sự chú ý của chúng ta, như một hệ thống đã tạo nên cuộc cách mạng trong đạo Phật và qua đó, toàn lĩnh vực triết học Ấn Độ.
09/05/2013(Xem: 8971)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
05/05/2013(Xem: 9965)
Bộ là sự tập hợp các kinh luận dài ngắn, có nội dung quy về một chủ đề.Đó là các bộ: Bộ Bản duyên(tạng kinh), Bộ Thích kinh luận, Bộ A-tỳ-đàm(Tạng luận). BộBản duyênlà tập hợp các kinh dài, ngắn, vừa, có chung chủ đề là viết về lịch sử Đức Phật, tiền thân Phật, Bồ-tát, Pháp cú v.v… Bộ Thích kinh luận là tập hợp các luận dài ngắn,… có chung chủ đề là giải thích, luận giảng về kinh (tác giả là chư vị Bồ-tát, Luận sư của Phật giáo Ấn Độ, tác phẩm đã được Hán dịch. Nếu các tác phẩm giải thích, luận giảng về kinh luận do các Đại sư, học giả của Phật giáo Trung Hoa viết thì được tập hợp ở phần sớ giải). Bộ A-tỳ-đàmthì tập hợp các luận dài ngắn vừa thuộc mảng A-tỳ-đàm của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ, phần lớn do Pháp sư Huyền Trang dịch ra Hán ngữ (dịch lại hoặc dịch mới). Như các luận A-tỳ-đạt-ma lục túc, luận A-tỳ-đạt-ma phát trí, luận A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa, luận A-tỳ-đạt-ma câu-xá…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]